KHÁM PHÁ TIN MỪNG MÁC-CÔ

1 2 3 4 5 6 7 8

MichelAnge

 

 

CHƯƠNG BA
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TIN MỪNG MÁC-CÔ

 

 

CÂU HỎI GỢI Ư:

1. Tin Mừng Mác-cô có những đặc điểm ǵ về lời văn? về bố cục, và về nội dung thần học?
2. Từ những đặc điểm ấy, chúng ta có thể nói ǵ thêm về Tin Mừng Mác-cô?

 

I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ LỜI VĂN CỦA TIN MỪNG MÁC-CÔ.

1. Tin Mừng Mác-cô là sách được viết sớm nhất.

2. Tin Mừng Mác-cô là Tin Mừng ngắn nhất (vỏn vẹn có 660 câu) trong bốn sách Tin Mừng của Tân Ước.

3. Tin Mừng Mác-cô là nguồn tư liệu quan trọng cho hai Tin Mừng Mát-thêu và Lu-ca (Tin Mừng Mát-thêu có 600/660 câu là của Mác-cô và dùng 51% các từ của Mác-cô; Tin Mừng Lu-ca có khoảng ½ số câu của Tin Mừng Mác-cô và dùng 53% các từ của Mác-cô).

4. Tin Mừng Mác-cô được viết theo văn kể chuyện, để đọc lớn tiếng và đọc một mạch từ đầu đến cuối. Lời văn sống động và cụ thể. Nhịp độ dồn dập: đưa Đức Giê-su di chuyển từ nơi nay sang nơi khác rất nhanh. Đối thoại vắn gọn và sắc bén.

5. Trong Tin Mừng Mác-cô từ ngữ có vẻ nghèo về số lượng, nhưng lại được vận dụng với tất cả sức diễn dạt phong phú. Thực tế và cụ thể, thích những con số xác định, những từ giảm nhỏ: chó con (7,27tt); con cá nhỏ (8,7); có bé (5,41; chiếc thuyền nhỏ (3,9).

6. Tin Mừng Mác-cô không quan tâm đến thời gian (liên từ và…thường được dùng trong nhiều nghĩa khác nhau) mà quan tâm nhiều đến không gian là những nơi Đức Giê-su thi hành sứ vụ. Ga-li-lê được quan tâm đặc biệt: Đức Giê-su khởi đầu và kết thúc sứ vụ đều ở Ga-li-lê: Sau khi phục sinh Đức Giê-su gặp lại các môn đệ tại Ga-li-lê (Mc 16,7).

7. Tin Mừng Mác-cô tường thuật lại sứ vụ của Đức Giê-su từ ngày Người chịu Phép Rửa từ tay Gio-an Tẩy Gỉa đến ngày Người Chết và Phục sinh (những biến cố xẩy ra trong khoảng những năm 30-33 sau Công Nguyên). Khung này phù hợp với lời rao giảng của các Tông Đồ (từ năm 33 đến năm70 sau Công Nguyên). Hội Thánh lúc đó chưa quan tâm đến các biến cố xẩy ra trong đời Đức Giê-su trước đó (câu chuyện Truyền Tin, Giáng Sinh, đời sống ẩn dật ở Na-da-rét).

 

II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ BỐ CỤC CỦA TIN MỪNG MÁC-CÔ.

Càng ngày các nhà nghiên cứu càng khám phá ra tài năng của tác giả Tin Mừng Mác-cô. Ong là người rất thông thạo cách tŕnh bày của văn chương cổ và đă sử dụng một cách tài t́nh, làm nổi bật trọng tâm giáo lư của sách Tin Mừng của ông. Sau đây là những đặc điểm đáng chú ư nhất trong bố cục.

1. Nh́n tổng thể, Tin Mừng Mác-cô có thể được chia thành hai phần, dài gần ngang nhau: phần thứ nhất là Mc 1,1-8,26 tương ứng với sứ vụ Đức Giê-su thực hiện ở Ga-li-lê và phần thứ hai là Mc 8,31-16,8 tương ứng với sứ vụ Đức Giê-su thực hiện ở Giê-ru-sa-lem. Đoạn ở giữa hai phần ấy, Mc 8,27-30, được coi là cái trục hay như cái bản lề phân chia hai phần. Nói chính xác hơn Mc 8,27-30 kết thúc phần thứ nhất và khởi đầu phần thứ hai. Suốt từ đầu Tin Mừng cho đến 8,26 câu hỏi vang vọng trong Tin Mừng là:”ÔNG NÀY LÀ AI?”. Câu hỏi ấy do nhiều người đặt ra, từ đám đông quần chúng đến các nhà lănh đạo, thậm chí cả ma quỉ, và kể cả các môn đệ cũng đều thắc mắc:”NGƯỜI LÀ AI?” Nên phần thứ nhất nhằm trả lời câu hỏi ấy cũng là câu hỏi mà cuối cùng Đức Giê-su đă đặt ra cho các môn đệ: “NGƯỜI TA BẢO THẦY LÀ AI?”…..“C̉N ANH EM, ANH EM BẢO THẦY LÀ AI?”. Khi đă xác định được “THẦY LÀ AI” rồi, th́ công việc phải làm tiếp theo là “PHẢI LÀM G̀ ĐỂ THEO THẦY?” Phần thứ hai Tin Mừng Mác-cô trả lời cho câu hỏi”Muốn theo Thầy th́ phải làm ǵ?” bằng cách tŕnh bày con đường của Thầy và cũng là của những ai muốn theo Thầy: con đường từ bỏ, con đường Tử Nạn Thập Giá để đi đến Phục Sinh.

2. Đi sâu hơn nữa vào cấu trúc Tin Mừng Mác-cô chúng ta sẽ thấy tác giả dùng một kiểu diễn tả của văn chương cổ xưa mà nội dung một câu, một đoạn hay cả một cuốn sách được sắp xếp theo cấu trúc A B B’A’ (He went to the theater, but home went she: Anh ta đến rạp hát, c̣n cô ấy về nhà). Hai vế A A’ và B B’ đối xứng với nhau từng cặp một. Phát triển thêm một bước nữa th́ tác giả sẽ sắp xếp một ư vào giữa hai vế ấy đối xứng A B B’A’. Khi đó dạng A B B’A’ sẽ biến thành dạng A B C B’A’ và C chính là trung tâm của câu, của đoạn văn hay của cả cuốn sách. Mác-cô đă phối hợp cách diễn tả nội dung với việc xác định các “không gian” để tŕnh bày Tin Mừng của ḿnh. Chúng ta có bố cục toàn Tin Mừng Mác-cô như sau:

(A). Hoang địa (Mc 1,2-13)

(B). (Thi hành sứ vụ ở) Ga-li-lê (Mc 1,14 - 8,26)

(C). Con đường (của Con Người) (Mc 8,27-10,52)

(B’). (Thi hành sứ vụ ở) Giê-ru-sa-lem (Mc 11,1 –15,41)

(A’). Ngôi Mộ (Mc 15,42 -16,8).

Phát triển thêm một bước nữa trong cách tŕnh bày theo dạng đối xứng và tập trung vào tâm điểm của tác phẩm, chúng ta c̣n thấy bố cục Tin Mừng Mác-cô được cấu trúc theo mô h́nh (A) (y1) (B) (z1) (C) (z2) (B’) (y2) (A’) mà C là trung tâm, là cao điểm, là điều quan trọng nhất:

Tựa đề Tin Mừng (Mc 1,1).

(A) Trong hoang địa (Mc 1,2-13).

             (y1) bản lề thứ nhất (Mc 1, 14-15).

    (B) Tại Ga-li-lê (Mc 1,16 - 8,21).

             (z1) mù được thấy (Mc 8,22-26).

                         (C) Trên đường (Mc 8,27 -10,45).

            (z2) mù được thấy (Mc 10,46-52).

    (B’) Tại Giê-ru-sa-lem (Mc 11,1 – 15,39).

            (y2) bản lề thứ hai (Mc 15,40-41).

  (A’) Trong mộ (Mc 15,42 – 16,8).

 

Một ví dụ khác về cách cấu trúc ư văn kiểu trên được t́m thấy trong Mc 3,20-35. Nhưng ở đây có chút khác biệt là điều quan trọng nhất (tức nút thắt của vần đề) được xếp vào giai đoạn chót của quá tŕnh lư luận, đối xứng với phần khởi đầu là nơi xuất phát vấn đề:

  A Gia đ́nh Đức Giê-su t́m cách bắt Người: 3,20-21.

     B Lời buộc tội đầu tiên: Đức Giê-su bị Bê-en-dê-bun ám:3,22a.

          C Lời buộc tội thứ hai: Đức Giê-su dựa thế quỷ vương:3,22b.

                 D Đức Giê-su nói về Xa-tan:3,23-26.

         C’ Đáp lại lời buộc tội thứ hai:3,27.

     B’ Đáp lại lời buộc tội đầu tiên: 3,28-29.

  A’ Gia đ́nh đích thực của Đức Giê-su: 3,31-35.

 

III. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG THẦN HỌC.

(Đọc CHƯƠNG BẨY: NHỮNG THÔNG ĐIỆP HAY GIÁO HUẤN CỦA TIN MỪNG MÁC-CÔ)

 

Thành phố Hồ Chí Minh
Những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 1999.

Người biên soạn
GIÊRÔNIMÔ NGUYỄN VĂN NỘI

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.