KHÁM PHÁ TIN MỪNG MÁC-CÔ

1 2 3 4 5 6 7 8

MichelAnge

 

 

CHƯƠNG BẨY

 

 

THÔNG ĐIỆP HAY GIÁO HUẤN CỦA TIN MỪNG MÁC-CÔ

 

 

CÂU HỎI GỢI Ư:

1. Tin Mừng Mác-cô mang đến cho người nghe, người đọc Tin Mừng thông điệp hay giáo huấn ǵ?
2. Tin Mừng Mác-cô c̣n tính thời sự đối với chúng ta ngày nay không?

 Như chúng ta đă thấy trong chương hai, Mác-cô đă dùng cách tŕnh bày của người xưa được mô h́nh hóa thành dạng A B C B’A’. Nh́n vào bố cục ấy chúng ta biết ngay điểm trung tâm và cũng là điểm chính yếu của Tin Mừng Mác-cô là: con đường làm môn đệ Đức Giê-su. Nhưng trước khi đi vào con đường làm môn đệ Đức Giê-su th́ chúng ta phải biết Người là Ai đă chứ? - “Đức Giê-su Ki-tô là Con Thiên Chúa” và “Làm môn đệ Đức Giê-su là phải đi vào con đường thập giá” đó là hai chủ đề chính, là tất cả nội dung và thông điệp của Tin Mừng Mác-cô. Hai chủ đề ấy liên kết mật thiết với nhau một cách xuyên suốt từ đầu đến cuối.

 

I. THÔNG ĐIỆP (HAY GIÁO HUẤN) THỨ NHẤT CỦA TIN MỪNG MÁC-CÔ:
ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ LÀ CON THIÊN CHÚA (BÍ MẬT MÊ-SI-A)

1.1 Ngay ở câu mở đầu Tin Mừng, Mác-cô đă viết: ”Khởi đầu Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa” (Mc 1,1).

1.2 Nhưng phải nói là Mầu Nhiệm Đức Giêsu Ki-tô Con Thiên Chúa được bộc lộ cách từ từ, tiệm tiến ngay từ trang đầu của Tin Mừng Mác-cô chứ không chỉ ở những cao điểm nêu trên. Người ta đă đón nhận “mặc khải” ấy một cách rất khác nhau: quỉ dữ th́ công khai nh́n nhận Ngài:”Ngài là Con Thiên Chúa”, nhưng Đức Giê-su cấm ngặt không cho chúng nói; dân chúng th́ ngỡ ngàng và ngưỡng mộ; nhà cầm quyền Do-Thái lại gán cho Ngài là công cụ, là tay sai của quỷ vương; thân nhân th́ cho rằng Ngài là người mất trí; các môn đệ th́ vừa thắc mắc vừa t́m hiểu “Người này là ai?”, nhưng quả các ông là những người chậm hiểu. Phê-rô môn đệ trưởng đă thay mặt anh em long trọng nói lên lời tuyên xưng vào một thời điểm quyết định: “Thầy là Đấng Ki-tô” (Mc 8,29).

1.3 Mầu nhiệm Đức Giê-su chỉ được bày tỏ một cách đầy đủ, trọn vẹn trong cuộc Thương Khó và trên thập giá. Trước Thượng Hội Đồng Do Thái, Đức Giê-su đă long trọng xác nhận câu hỏi của vị thượng tế:

”Ông có phải là Đấng Ki-tô, Con của Đấng đáng chúc tụng không?”


Đức Giê-su trả lời:

”Phải, chính thế! Rồi các ông sẽ thấy Con Người ngự bên hữu Đấng Toàn Năng và ngự giá mây trời mà đến” (Mc 14,61-62).

Và cao điểm của mạc khải về Mầu Nhiệm Đức Giê-su Ki-tô Con Thiên Chúa là lời tuyên xưng của viên đại đội trưởng quân đội Rô-ma là một người “ngoại”, khi ông chứng kiến Đức Giê-su tắt thở trên thập giá:

”Quả thật, người này là Con Thiên Chúa” (Mc 15,39).

 

II. THÔNG ĐIỆP (GIÁO HUẤN) THỨ HAI CỦA TIN MỪNG MÁC-CÔ: CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI LÀM MÔN ĐỆ ĐỨC GIÊ-SU: CON ĐƯỜNG THẬP GIÁ.

Trong khi kể chuyện Đức Giê-su, để đưa người nghe vào mầu nhiệm của Người, Mác-cô cũng đưa ra những mẫu người, cũng đơn sơ mộc mạc như các thính gỉa của Mác-cô, đă được Đức Giê-su dẫn vào trong mầu nhiệm của Người. Cách Đức Giê-su dẫn dắt và dạy dỗ bộc lộ cho người nghe con đường để trở thành môn đệ của Đức Giê-su. Con đường ấy có thể chia thành hai giai đoạn.

 

* Giai đoạn thứ nhất:

đời sống môn đệ được đánh dấu bằng ba biến cố và xuyên qua ba bước:

 

A. Ba biến cố:

1o) Đức Giê-su gọi bốn người chài lưới để đi chinh phục người ta (Mc 1,16-20);

2o) Đức Giê-su chọn mười hai ông để ở lại với Người và để Người sai các ông đi (Mc 3,13-19);

3o) Và chính việc Người sai các ông đi (Mc 6,7-13).

 

B. Ba bước:

Bước 1: (Mc 1,16 – 3,6): Các ông không làm ǵ hơn là ở bên cạnh Đức Giê-su và Người bênh vực các ông;

Bước 2: (Mc 3,7 – 6,6): Các ông được đặt tương phản với những người thù ghét Đức Giê-su cũng như những người thân thuộc của Đức Giê-su, và tách khỏi đám đông: được dậy bảo riêng (Mc 4,1-34), được chứng kiến những phép lạ đặc biệt hơn (Mc 4,35-5,43).

Bước 3: Nhóm Mười Hai được sai đi rao giảng rồi được tham gia việc nuôi đám đông. Nhưng sự chậm hiễu và cứng tin của các ông như đi ngược chiều với những cố gắng của Đức Giê-su (Mc 4,13; 6,52; 7,18; 8,14-21), càng lúc đầu các ông càng đặc lại. Phép lạ Đức Giê-su chữa người mù (Mc 8,22-26) có tác dụng làm mẫu và mở mắt cho các ông trước khi Người hỏi các ông một câu quyết liệt.

 

* Giai đoạn thứ hai:

ba lần Đức Giê-su loan báo cuộc Thương Khó-Phục Sinh và dạy về những đ̣i hỏi của đời môn đệ. Trước giáo huấn về thập giá các ông vẫn tỏ ra chậm hiểu, chậm tin. Giai đoạn này cũng kết thúc bằng việc Đức Giê-su chữa người mù và anh ta đi theo Người. Chỉ có Chúa là Đấng có quyền năng mở con mắt thể xác, mới có quyền năng mở con mắt linh hồn cho các ông.

Chỉ sau Phục Sinh Đức Giê-su bắt đầu lại với các ông ở Ga-li-lê, các ông mới được biến đổi thật sự.

Con đường của Thầy là con đường Thập Giá-Phục Sinh th́ người môn đệ cũng không có con đường nào khác ngoài con đường Thập Gía và Phục Sinh mà Thầy đă đi!

 

Thành phố Hồ Chí Minh
Những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 1999.

Người biên soạn
GIÊRÔNIMÔ NGUYỄN VĂN NỘI

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.