KHÁM PHÁ TIN MỪNG MÁC-CÔ

1 2 3 4 5 6 7 8

MichelAnge

 

 

CHƯƠNG BỐN
MỘT CÁI NH̀N TỔNG QUAN
VỀ TIN MỪNG MÁC-CÔ.

 

 

CÂU HỎI GỢI Ư:

1. Mác-cô xây dựng cấu trúc sách Tin Mừng như thế nào?
2. Giải thích chỗ đứng và tầm quan trọng của đoạn 8. 27-30 đối với toàn bộ Tin Mừng Mác-cô.
3. Trước câu hỏi có tính quyết đinh sau đây của Đức Giê-su:”C̣n anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Bạn trả lời thế nào?

 

ĐIỂM BẢN LỀ CỦA TIN MỪNG MÁC-CÔ:
LỜI TUYÊN XƯNG CỦA PHÊ-RÔ (Mc 8,27-30).

Trong năm mươi năm qua, có rất nhiều nghiên cứu về Tin Mừng Mác-cô. Không ai có thể cho rằng các nghiên cứu ấy có cùng quan điểm về mọi chi tiết của Tin Mừng ấy. Nhưng có một điểm mà tất cả các nghiên cứu đều thống nhất, đó là 8,27-30, lời tuyên xưng của Phê-rô, là đoạn bản lề (turning point, pivotal point) của Tin Mừng Mác-cô. Có nghĩa là lời tuyên xưng của Phê-rô vừa được coi là phần kết của phần thứ nhất (Mc 1,1 - 8,26) vừa được coi là phần mở đầu của phần thứ hai (Mc 8,31 – 16,8) của Tin Mừng. Nói một cách hoàn hảo hơn: Phần thứ nhất củaTin Mừng được coi là phần chuẩn bị và dẫn đến lời tuyên xưng Đức Tin của Phê-rô, trong khi phần thứ hai diễn giải những ǵ chứa đựng trong chính lời tuyên xưng Đức Tin ấy. Hơn thế nữa, lời tuyên xưng Đức Tin của Phê-rô c̣n có thể được coi là một điểm móc nối, liên kết phần thứ nhất và phần thứ hai củaTin Mừng lại với nhau.

 

* Mc 8,27-30:

Đức Giê-su và các môn đệ của Người đi tới các làng xă vùng Xê-da-rê Phi-líp-phê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ:”Người ta nói Thầy là ai?.” Các ông đáp:”Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả, có kẻ th́ bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.” Người lại hỏi các ông:”C̣n anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ong Phê-rô trả lời:”Thầy là Đấng Ki-tô.” Đức Giê-su liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người

* 1. Khởi đi từ quan điểm chung vừa tŕnh bày ở trên của các nhà nghiên cứu Thánh Kinh, trước hết chúng ta phân tích vắn gọn lời tuyên xưng Đức Tin của Phê-rô. Rồi chúng ta đi từ lời tuyên xưng Đức Tin ấy đến phần đầu của Tin Mừng để xem Mác-cô đă sắp đặt những ǵ trước đoạn Mc 8,27-30 và tại sao ông lại sắp đặt như vậy? Nói cách khác, Mác-cô có những mối quan tâm về thần học và về mục vụ nào mà lại chọn lựa cách sắp đặt như thế? Sau đó, chúng ta sẽ quay trở lại với đoạn Mc 8,27-30 và cố gắng khám phá xem Mác-cô sắp đặt những ǵ sau lời tuyên xưng Đức Tin của Phêrô và một lần nữa chúng ta tự hỏi tại sao Mác-cô đă sắp đặt các chất liệu của ḿnh như thế?

2. Khi đi tới miền Xê-da-rê Phi-líp-phê Đức Giê-su đă hỏi các môn đệ,”Người ta nói Thầy là ai?” (Mc 8,27). Các môn đệ trả lời:”Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả; có kẻ th́ bảo là ông Ê-li-a; kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó” (Mc 8,28). Rồi Đức Giê-su hỏi họ: ”C̣n anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phêrô trả lời: ”Thầy là Đấng Ki-tô” (tức là Đấng Mê-si-a: Đấng được xức dầu) (8,29). Rơ ràng là lời tuyên xưng Đức Tin của Phê-rô đă được thực hiện thành hai đợt hay hai giai đoạn. Thoạt đầu, chúng ta có 3 câu trả lời của các môn đệ, cho thấy sự nhận biết c̣n mang tính mơ hồ và không đầy đủ về Đức Giê-su là ai. Sau đó Phê-rô cho một câu trả lời rơ ràng: “Thầy là Đấng Ki-tô.”

 

 

PHẦN THỨ NHẤT CỦA TIN MỪNG (Mc 1,1 – 8,26).

 

1. Đức Giê-su chữa người mù ở Bết-xai-đa (Mc 8,22-26)

Ngay trước lời tuyên xưng Đức Tin của Phê-rô, Mác-cô đă đặt câu chuyện Đức Giê-su chữa người mù ở Bết-xai-đa. Đây là câu chuyện rất độc đáo (Mát-thêu và Lu-ca đă bỏ qua không kể lại câu chuyện này). Trong toàn bộ Tân Ước, đây là phép lạ duy nhất mà Đức Giê-su được tường thuật lại là đă chữa lành một người bằng hai đợt đặt tay. Sau khi Đức Giê-su đặt tay lần thứ nhất, anh mù chỉ thấy lờ mờ (Mc 8,24) rồi sau khi Người đặt tay lần thứ hai, anh ta mới “thấy tỏ tường mọi sự” (Mc 8,25). Rơ ràng là Mác-cô chủ ư xếp câu chuyện Đức Giê-su chữa lành anh mù bằng hai đợt đặt tay này ngay trước lời tuyên xưng Đức Tin của Phê-rô, lời tuyên xưng cũng được thực hiện thành hai đợt. Hai đợt hay hai giai đoạn của hai câu chuyện ăn khớp với nhau: vào giai đoạn đầu, việc anh mù nh́n thấy lờ mờ tương ứng với ba câu trả lời mập mờ của dân chúng về Đức Giê-su là ai; c̣n cái nh́n tỏ tường của anh mù th́ tương ứng với với câu trả lời rơ ràng của Phê-rô. Câu chuyện này làm cho câu chuyện kia thêm phong phú ư nghiă. Chuyện anh mù được chữa lành xẩy ra trước khi Phê-rô tuyên xưng Đức Tin khiến chúng ta phải hiểu ra rằng: nếu Phê-rô có thể tuyên xưng Đức Tin:”Thầy là Đấng Ki-tô” th́ là v́ Đức Giê-su đă mở mắt cho ông nh́n ra điều đó. Và lời tuyên xưng Đức Tin của Phê-rô xẩy ra ngay sau chuyện anh mù được chữa lành th́ điều đó khiến chúng ta phải hiểu rằng vấn đề ở đây không chỉ thuần túy là vấn đề mù về mặt thể lư và sự chữa lành ở đây có liên quan tới thứ ánh sáng giúp người ta nhận ra Đức Giê-su là ai.

 

2. Đức Giê-su làm cho bánh hóa nhiều lần thứ hai (Mc 8,1-10).

Chuyện chữa lành anh mù ở Bết-xai-đa là đoạn cuối cùng trong một đoạn văn được bắt đầu với phép lạ làm cho bánh hóa nhiều lần thứ hai. Phép lạ làm cho bánh hóa nhiều lần thứ hai tự nhiên khiến chúng ta phải nghĩ đến phép lạ làm cho bánh hóa nhiều lần thứ nhất.

 

3. Đức Giê-su làm cho bánh hóa nhiều lần thứ nhất (Mc 6,30-44).

Phép lạ bánh hóa nhiều lần thứ nhất và lần thứ hai trùng lắp với nhau. Hơn nữa, cũng giống như câu chuyện bánh hóa nhiều lần hai, câu chuyện bánh hóa nhiều lần thứ nhất cũng là khúc mở đầu của một đoạn văn được kết thúc bằng sự chữa lành một người vừa điếc vừa ngọng.

 

4. Đức Giê-su chữa người vừa điếc vừa ngọng (Mc 7,31-37).

Chuyện chữa lành người vừa điếc vừa ngọng chiếm một chỗ và mang một h́nh thái song song với chuyện chữa lành anh mù ở Bết-xai-đa.

 

5. Tổng kết.

Nh́n vào những ǵ chúng ta đă đề cập cho đến lúc này, điều rơ ràng là để nhắm tới lời tuyên xưng Đức Tin của Phêrô, Mác-cô đă sắp đặt hai câu chuyện song song, mỗi chuyện đều bắt đầu bằng việc hóa bánh ra nhiều và kết thúc bằng một chuyện chữa lành (người vừa điếc vừa ngọng và người mù ở Bết-xai-đa). Do đâu mà Mác-cô đă nghĩ ra được cách tŕnh bày chất liệu của ḿnh như thế ? Câu trả lời chỉ có thể t́m thấy trong một khung cảnh hơi “mầu nhiệm” mà chúng ta t́m thấy ở đoạn giữa câu chuyện bánh hóa nhiều lần thứ hai và chuyện chữa lành người mù ở Bết-xai-đa, đó là diễn từ về men của Đức Giê-su.

 

6. Diễn từ về men Pha-ri-sêu và men Hê-rô-đê(Mc 8,14-21).

Sau phép lạ làm cho bánh hóa nhiều lần thứ hai, Đức Giê-su và các môn đệ vượt qua hồ và trong khi ở trên thuyền, Đức Giê-su cảnh cáo các môn đệ phải đề pḥng men, tức đề pḥng về ảnh hưởng tiêu cực của nhóm Pha-ri-sêu và nhóm Hê-rô-đê (Mc 8,15). Nhưng các môn đệ nghĩ rằng Đức Giê-su có ư ám chỉ việc các ông quên không mang theo bánh trong khi đi đường (Mc 8,16). Biết suy nghĩ ấy của các môn đệ, Đức Giê-su răn bảo các ông về chuyện các ông chưa hiểu thấu ư Người và trong khi nói với các ông, Người dùng lời của ngôn sứ I-sai-a 6,9-10:”Anh em có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe?” (Mc 8,18). Đó là lời mượn của I-sai-a và lời đó đă khiến Mác-cô nầy ra ư tưởng sắp xếp ở đây câu chuyện chữa lành người vừa điếc vừa ngọng và câu chuyện chữa lành người mù. Một lần nữa, rơ ràng là chúng ta không đứng trước việc chữa lành tật điếc và mù về thể lư, mà là tật điếc và mù tâm linh.

 

7. Đoạn văn nói về bánh (Mc 6,30 – 8,26).

Hai đoạn văn song song, mỗi đoạn đều bắt đầu bằng chuyện bánh hóa nhiều và kết thúc bằng chuyện chữa lành có mối liên quan tới phần nói về bánh. Để hiểu rơ hơn ư nghĩa của đoạn văn này, chúng ta nên tập trung chú ư vào hai chuyện làm cho bánh hóa nhiều là những chuyện dường như thống lĩnh toàn bộ phần này của Tin Mừng. Điều rơ ràng là đối với Mác-cô và độc giả ngày xưa của ông cũng như đối với chúng ta ngày nay, các chuyện bánh hóa nhiều này khiến cho chúng ta nhớ tới Bữa An cuối cùng và việc cử hành Lễ Tạ Ơn trong Cộng đoàn Ki-tô tiên khởi (So sánh Mc 6,41: “Người cầm lấy… ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho” và Mc 14,22:” Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho”). Thật là tự nhiên đối với những người đă cử hành Thánh Thể một số năm. Nhưng chúng ta có thể tự hỏi những dấu chỉ đó có ư nghĩa ǵ đối với những người hiện diện khi Đức Giê-su thực hiện những dấu ấy. Những người này không thể nh́n thấy trong các dấu ấy sự ám chỉ về Phép Thánh thể, v́ lúc đó phép ấy chưa được thiết lập. Vậy những dấu ấy có ư nghĩa ǵ đối với các cử tọa của Đức Giê-su?

MichelAnge

Để trả lời được câu hỏi trên, chúng ta phải nh́n vào Cựu Ước là nguồn đầu tiên để cắt nghĩa những dấu chỉ của Đức Giê-su, và đặc biệt là nh́n vào Đệ nhị luật 8,3 (bản văn được nhắc đến trong Mt 4,4 và Lc 4,4 và bản văn ấy rất được các Cộng Đoàn Ki-tô tiên khởi biết đến):”ngơ hầu làm cho anh (em) nhận biết rằng người ta không chỉ sống nhờ cơm bánh, nhưng c̣n sống nhờ mọi lời miệng Đức Chúa phán ra.”

Trong Thánh Kinh, cơm bánh không chỉ có nghĩa là “cơm bánh”, mà c̣n có nghĩa là “lương thực”, là tất cả những ǵ mà một người cần đến để sống, hàm chứa cả “sự sống đời đời” mà Gio-an nhắc đến, tức sự sống của Đấng Vĩnh Hằng Duy Nhất, sự sống thần linh. Đệ nhị luật 8,3 có thể được viết lại như sau:”Người ta không chỉ sống bằng bánh mà thôi, mà c̣n bằng “bánh” là lời của Thiên Chúa.” V́ thế cho nên Đức Giê-su làm cho bánh hóa nhiều là để nói với dân chúng rằng Người là Đấng ban phát bánh từ miệng Thiên Chúa, tức bánh Lời Thiên Chúa. Người chia sẻ mặc khải xuất phát từ Thiên Chúa. Người chính là Đấng Mặc Khải.

Đức Giê-su mặc khải Nước Thiên Chúa đă gần (Mc 1,14-15) và cùng lúc, Người mặc khải sứ mệnh của ḿnh trong Nước Thiên Chúa đang đến đó và Người cũng mặc khải Người là ai. Trong quá tŕnh mặc khải ấy Người cũng cho thấy Người là Đấng mở tai (Mc 7,31-37) và mở mắt (Mc 8,22-26) để làm cho người ta có thể đón nhận mặc khải trên.

 

8. Kết luận.

Phần nói về bánh (Mc 6,30 – 8,26) là phần chót của cả một quá tŕnh được khởi đầu bằng thứ nhất của Tin Mừng và có liên quan tới câu hỏi “NGƯỜI LÀ AI?”. Câu hỏi này xuất hiện lần đầu tiên trong chương đầu của Tin Mừng khi ở trong hội đường thành Ca-phác-na-um dân chúng phản ứng trước sự giảng dạy và chữa lành của Đức Giê-su “Thế nghĩa là ǵ? Giáo lư th́ mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ong ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh” (Mc 1,27). Và c̣n rơ hơn trong chuyện Đức Giê-su dẹp tan sóng gió:” Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?” (Mc 4,41). Có thể nói câu hỏi”NGƯỜI LÀ AI?” thống lĩnh toàn bộ phần thứ nhất Tin Mừng Mác-cô (Mc 1,1 – 8,26). Lời đáp cho câu hỏi đó chỉ được t́m ra từ từ. Lời đáp thứ nhất là từ thần ô uế:”Tôi biết ông là ai rồi, ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Mc 1,24). “Lạy ông Giê-su, Con Thiên Chúa tối cao, chuyện tôi can ǵ đến ông?” (Mc 5,7). Thứ đến là Đức Giê-su được người mà Người chữa lành nhận ra, nhưng không trước lúc Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông (Mc 7,37) hoặc ở bên ngoài làng (Mc 8,23). V́ vậy, các lời tuyên xưng trên là các lời tuyên xưng có tính cách riêng tư. Chỉ với lời tuyên xưng của Phê-rô chúng ta mới có lời tuyên xưng công cộng về Đức Giê-su là ai, và v́ thế mà Mc 8,27-30 là câu trả lời cho câu hỏi đă thống lĩnh toàn bộ phần thứ nhất của Tin Mừng,”NGƯỜI LÀ AI?”-” THẦY LÀ ĐẤNG KI-TÔ!”

 

 

 

PHẦN THỨ HAI CỦA TIN MỪNG (Mc 8,31-16,8).

 

1. Đức Giê-su loan báo cuộc Thương Khó và Phục Sinh (Mc 8,31; 9,31; 10,32-34).

Ngay sau lời tuyên xưng Đức Tin của Phê-rô, Đức Giê-su bắt đầu làm sáng tỏ những ǵ chứa đựng trong lời tuyên xưng Đức Tin ấy, bằng các lời loan báo cuộc Thương Khó lần thứ nhất (Mc 8,31), rồi lần thứ hai (Mc 9,310), rồi lần thứ ba (Mc 10,32-34). Trong các lời báo trước ấy, Đức Giê-su giải thích những ǵ chứa đựng trong lời tuyên xưng Đức Tin của Phê-rô có liên quan tới Người:” Con Người sẽ phải đau khổ…”(Mc 8,31). Chúng ta có thể quan sát thấy có một sự tiến triển trong các lời tiên báo ấy (giống như sự tiến triển trong các câu trả lời về câu hỏi”Người là ai?” trong phần thứ nhất của Tin Mừng): lời loan báo càng ngày càng rơ nét hơn. Đặc biệt lời loan báo lần thứ ba rất chi tiết (Mc 10,32-34). Nhưng cũng có thể ghi nhận điều này là Đức Giê-su không hề đề cập đến việc sẽ bị đóng đinh thập giá trong một lời loan báo nào cả.

 

2. Đức Giê-su giáo huấn về người môn đệ (Mc 8,34-38; 9,33 tt; 10,35-44).

Ba lời loan báo cuộc Thương Khó đều đi kèm với những lời giáo huấn về người môn đệ trong đó Đức Giê-su giải thích những điều chứa đựng trong lời tuyên xưng Đức Tin của Phê-rô làm như có liên hệ đến các môn đệ của Người:”Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính ḿnh, vác thập giá ḿnh mà theo” (Mc 8,34). V́ các lời loan báo về cuộc Thương Khó của Đức Giê-su không đề cập ǵ đến việc bị đóng đinh thập giá, chúng ta có thể tự hỏi không biết từ “Thập Giá” (cross) có phải là từ đă được dùng lúc ban đầu hay không? Có lẽ Đức Giê-su đă nói:”phải từ bỏ ḿnh, vác gánh nặng (burden) của ḿnh mà theo” (xem Mt 11,30; Lc 11,46; Gl 6,5). Nhưng v́ kinh nghiệm của Hội Thánh tiên khởi -Phê-rô và một số người đă bị đóng đinh thập giá- mà Mác-cô đă thay từ “gánh nặng” bằng từ “Thập Giá”.

 

3. Hai người con ông Dê-bê-đê (Mc 10,35-45).

Từ Mc 8,34 Đức Giê-su không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng nếu ai muốn làm môn đệ Người th́ hăy vác thập giá ḿnh. Giờ đây chúng ta được kể lại rằng hai con ông Dê-bê-đê đến với Đức Giê-su để đưa ra một yêu cầu:”Xin cho hai anh em chúng tôi, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang” (Mc 10,37). Mác-cô đă có thể cho thấy hai môn đệ này (đại diện cho tất cả các môn đệ) chẳng hiểu tí ǵ về những điều mà Đức Giê-su đă dạy trước đó. V́ thế Mc 10,35-45 tạo nên một bức tranh trái ngược hẳn với câu chuyện anh chàng mù Bác-ti-mê tách ra khỏi bối cảnh kia. Thực ra th́ cả trong hai câu chuyện Đức Giê-su đặt cùng một câu hỏi như nhau:”Anh muốn tôi làm ǵ cho anh?” (Mc 10,36 và 10,51); chi tiết đó muốn gợi ư với chúng ta rằng Mác-cô có ư mời chúng ta hăy so sánh hai câu chuyện ấy với nhau.

 

4. Anh mù Bác-ti-mê ở Giê-ri-khô (Mc 10,46-52).

Sau ba lần loan báo cuộc Thương Khó và tương ứng có những giáo huấn về người môn đệ, chúng ta lại có một chuyện chữa lành một người mù nữa mà chắc hẳn Mác-cô muốn chúng ta so sánh với chuyện chữa lành người mù ở Bết-xai-đa (Mc 8,22-26). So sánh với chuyện chữa lành trước, chuyện chữa lành này ḥa hợp không chút khó khăn ǵ, và khác với người mù ở Bết-xai-đa, anh chàng mù Bác-ti-mê tỏ ra rất mong muốn được chữa lành (Mc 10,47-48). Tại sao? tại v́ theo như cách sắp xếp các chất liệu của Mác-cô, anh chàng mù Bác-ti-mê, khác với anh mù ở Bết-xai-đa, có thể tận dụng những giáo huấn mà Đức Giê-su đă tŕnh bày trong thời gian trước đó (Mc 8,31 – 10,45). Một lần nữa vấn đề không phải thuần túy chỉ là việc chữa lành về mặt thể lư, như có thể nh́n thấy từ công thức:”Và Đức Giê-su đứng lại và nói: gọi anh ta lại đây” Và người ta gọi anh mù và bảo:”Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!” (Mc 10,49). Đây là câu chuyện về ơn gọi, về ơn gọi làm môn đệ. Và đúng là như vậy v́ kết thúc là anh chàng Bác-ti-mê “đi theo Người trên con đường Người đi” (Mc 10,52), mà nhờ Mc 11,1 chúng ta biết rằng con đường Người đi đây là con đường lên Giê-ru-sa-lem. Và sau đó là đến Thập giá. Bác-ti-mê, một người ở bên lề (đường), đă trở thành người đầu tiên thực thi lời giáo huấn của Đức Giê-su (!). Vậy th́ điều được nhấn mạnh ở đây là một người ở ngoài lề (“ngồi bên vệ đường”) và không thuộc Nhóm Mười Hai lại đă hiểu và theo Đức Giê-su như một môn đệ. Như đă lưu ư ở trên, Mác-cô chủ ư đặt sự tương phản giữa Bác-ti-mê và các con ông Dê-bê-đê là “những người theo Chúa chuyên nghiệp”. (Một số nhà chuyên môn Kinh Thánh coi đoạn văn bắt đầu với người mù ở Bết-xai-đa (Mc 8,22-26) và kết thúc với câu chuyện anh chàng mù Bác-ti-mê là phần trung tâm của Tin Mừng Mác-cô, v́ nhấn mạnh đến tính môn đệ).

MichelAnge

 

5. Lời tuyên xưng Đức Tin của viên đại đội trưởng (Mc 15,39).

Giống như chuyện chữa lành người mù ở Bết-xai-đa được tiếp theo bằng chuyện chữa lành một người mù khác, lời tuyên xưng Đức Tin của Phê-rô kéo theo một lời tuyên xưng Đức Tin khác. Và giống như chuyện chữa lành lần sau có sự tiến bộ so với chuyện chữa lành lần trước, lời tuyên xưng Đức Tin lần thứ hai cũng là lời tuyên xưng Đức Tin Ki-tô hoàn hảo hơn so với lời tuyên xưng Đức Tin của Phê-rô.”Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Giê-su, thấy Người tắt thở như vậy liền nói:’Quả thật, người này là Con Thiên Chúa!’” (Mc 15,39).

Chúng ta có thể đặt câu hỏi là làm sao mà một sĩ quan Ro-ma có trách nhiệm trong việc đóng đinh Đức Giê-su lại có thể có lời tuyên xưng Đức Tin Ki-tô hoàn hảo như thế? Điều đáng ghi nhận là trong Lc 23,47 cũng người sĩ quan ấy đă có lời tuyên xưng Đức Tin y trang như thế và vào cùng một lúc như thế:” Người này đích thực là người công chính!”. Nhưng chúng ta không được quên rằng khi Mác-cô viết Tin Mừng, th́ đă là bốn mươi năm sau cái chết của Đức Giê-su, và trong bốn mươi năm ấy “Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô” đă được công bố và được đón nhận bởi hàng ngàn người như viên đại đội trưởng, tức là những người dân ngoại sau khi nghe biết sứ điệp Tin Mừng đă tán đồng bằng một lời nói tương tự “Quả thật người này là Con Thiên Chúa!” V́ thế lời tuyên xưng Đức Tin của viên đại đội trưởng đại diện cho sự đáp trả của Dân Ngoại đối với thông điệp Tin Mừng. Cũng thế, Mác-cô 15,39 “Quả thật người này là Con Thiên Chúa” là tiếng dội của Mác-cô 1,1 ”Khởi đầu Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa”. Hai câu trên tạo nên cái khung, cái sườn cho toàn bộ Tin Mừng.

 

6. Kết luận:

Trong phần thứ hai của Tin Mừng (Mc 8,31 – 16,8) Mác-cô tŕnh bày những điều chứa đựng trong lời tuyên xưng Đức Tin của Phê-rô. Có thể tổng kết trong câu hỏi này:”Lời tuyên xưng Đức Tin đó chứa đựng điều ǵ?”. Và chúng ta có thể tóm tắt toàn bộ Tin Mừng Mác-cô trong 3 câu:

- Người là ai?

– Người là Đấng Ki-tô!

– Điều đó chứa đựng điều ǵ?

 

 

ĐẨY XA SUY TƯ.

Đối với Mác-cô, vấn đề trung tâm của đời sống một người môn đệ là câu hỏi:”C̣n anh em, anh em bảo Thầy là ai?” và câu trả lời mà người đó đáp lại câu hỏi đó. V́ coi vấn đề ấy là vấn đề chính của Tin Mừng, nên Mác-cô đă đặt vấn đề ấy vào trung tâm Tin Mừng, coi đó là điểm bản lề củaTin Mừng.

 

1. Tin Mừng Mác-cô được viết cho ai?

Nếu quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy rằng một nửa sách Tin Mừng Mác-cô nói về cuộc Thương Khó và Tử Nạn. Thật vậy, Tin Mừng có 16 chương và từ chương 8, câu 31 đă tập trung vào cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Đức Giê-su. Ngay từ rất sớm tức ở Mc 3,6 chúng ta đă đọc được: ”Ra khỏi đó, nhóm Pha-ri-sêu lập tức bàn tính với phe Hê-rô-đê, để t́m cách giết Đức Giê-su”. V́ thế cho nên, chắc chắn là Tin Mừng tập trung vào cuộc Thương Khó và Tử Nạn, v́ đó là một phần kinh nghiệm quan trọng của những người mà sách Tin Mừng ấy nhắm tới.

Khám phá này có thể đưa chúng ta đi xa hơn nữa không? Thưa có thể! Điều hiển nhiên là Mác-cô nhắc đi nhắc lại đến cuộc Bách Hại (Mc 4,17; 10,30; so sánh 13,11). Điều này cũng có cái ǵ đó liên quan đến các độc giả của Tin Mừng. Có một cuộc Bách Hại Hội Thánh trong thời gian đầu mà ai nấy chúng ta đều biết: đó là cuộc Bách Hại Cộng Đoàn Ki-tô hữu ở Rô-ma do Hoàng Đế Nê-rô sau vụ thành Rô-ma bị cháy vào năm 64 sau Công Nguyên. Thế mà Tin Mừng Mác-cô vẫn thường được xem là đă được viết cho Cộng Đoàn Ki-tô hữu Rô-ma, vào khoảng sau năm 64 và trước năm 70 sau Công Nguyên (là năm xẩy ra cuộc tàn phá Giê-ru-sa-lem mà Mác-cô không hề đả động ǵ tới, trong khi Mát-thêu và Lu-ca th́ có).

Vả lại, trong những năm gần đây, th́ vấn đề được nhấn mạnh là Mác-cô đă tỏ ra có mối quan tâm đặc biệt đến xứ Ga-li-lê (Ví dụ Mc 16,7), có thể v́ đó là quê hương bản quán của ông. Đồng thời người ta cũng khám phá ra một cuộc Bách Hại dữ dội đă nhắm vào các Cộng Đoàn Ki-tô hữu Ga-li-lê vào những năm trước khi xẩy ra cuộc tàn phá thành Giê-ru-sa-lem năm 70 sau Công Nguyên. V́ thế càng ngày càng có nhiều nhà chuyên môn Thánh Kinh bênh vực lập trường cho rằng Tin Mừng Mác-cô được viết cho các Ki-tô hữu sống trong xứ Ga-li-lê, tức là cho những người Ga-li-lê.

 

2. Những người Ga-li-lê.

Nếu như chúng ta đúng khi cho rằng Tin Mừng Mác-cô đă được viết cho người Ga-li-lê, th́ chúng ta có thể đẩy xa suy tư hơn nữa, v́ chúng ta biết những người Ga-li-lê là những người như thế nào. Chúng ta chỉ cần nh́n vào cách ứng xử của Nhóm Mười Hai (ví dụ Lc 9,54:” Thưa Thầy,Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?”) th́ đủ biết những người Ga-li-lê là những người như thế nào. Một trong số họ được Mác-cô và Mát-thêu nhắc đến là “Si-môn người Ca-na” nhưng Lu-ca th́ lại nhắc đến ông “Si-môn này là người thuộc nhóm Quá Khích” (Lc 6,15). Điều có có nghĩa là ông này đă có một thời là thành viên của Nhóm Quá Khích, một Phong Trào Cách Mạng tại Pa-lét-tin thời đó (Một số người cho rằng Phong Trào này chỉ được tổ chức hoàn hảo vào thời chiến tranh Do Thái năm 66-70 sau Công Nguyên). Một môn đệ khác, tên là Giu-đa có biệt danh là Ít-ca-ri-ốt, có thể có nghĩa là “một người rất giỏi chơi dao”! Những người Ga-li-lê là những người gây rối bẩm sinh. Chúng ta đừng ngạc nhiên về chuyện Phi-la-tô có mặt tại Giê-ru-sa-lem để theo dơi sát sao những người Ga-li-lê này trong thời gian có Lễ Vượt Qua.

Những người Ga-li-lê này có thể rất chân thành đối với một chính nghĩa hay với một vị lănh tụ, thậm chí hơi cuồng tín, nếu như người mà họ đang theo khiến họ kỳ vọng. Những người Ga-li-lê này chắc chắn có khuynh hướng nghiêng về quyền lực và vinh quang. Họ sẽ mất nhiều thời gian để có thể chấp nhận một thông điệp của Tin Mừng nói về Đau Khổ và Thập Gía. Lư do chính (không phải là tất cả) là họ bị lôi cuốn bởi uy quyền của Đức Giê-su, được thể hiện trong các phép lạ và trong vinh quang của Đấng Phục Sinh (trong các lần hiện ra).

Trong ánh sáng ấy, một số điều của Tin Mừng Mác-cô trở nên sáng tỏ hơn. Trước hết, Mác-cô thường xuyên giảm nhẹ các phép lạ của Đức Giê-su. Ong cho thấy Đức Giê-su không xử dụng các phép lạ để quảng cáo. Nếu các người Ga-li-lê bị cuốn hút một cách mănh liệt bởi quyền năng được thể hiện trong các phép lạ, th́ chúng ta có thể hiểu tại sao Mác-cô chủ ư hạn chế tầm quan trọng của các phép lạ.

Hơn nữa, nếu như những người Ga-li-lê dễ dàng chỉ nghĩ đến vinh quang của Đức Giê-su đă được bộc lộ trong những lần hiện ra sau Phục Sinh, th́ chúng ta có thể hiểu tại sao Mác-cô tự giới hạn vào câu chuyện t́m thấy ngôi mộ (trống) và vào lời công bố Tin Mừng Phục Sinh:”Người đă sống lại rồi” (Mc 16,6) và tại sao Mác-cô không kể lại một cuộc hiện ra nào của Đức Ki-tô Phuc Sinh cả. (Mc 16,9-20, thường được gọi là “đoạn kết dài” hay phụ trương của Tin Mừng là phần được thêm vào sau này, dựa vào các chuyện kể về Phục Sinh trong các Tin Mừng khác).

Vậy là Mác-cô, v́ biết rằng các Ki-tô hữu Ga-li-lê dễ để ư hơn đến các phép lạ và sự Phục Sinh, nên đă quyết định dành cho những khía cạnh ấy của thông điệp Tin Mừng một tầm quan trọng nhỏ hơn, trong khi nhấn mạnh đến những khía cạnh mà họ có khuynh hướng lăng quên: đó là cuộc Thương Khó và Tử Nạn.

 

3. Nhu cầu của hoàn cảnh.

V́ thế, Mác-cô nhấn mạnh đến những điều mà nhu cầu của hoàn cảnh và quan điểm của những người mà ông nói với đ̣i hỏi. Từ việc đọc Mác-cô, chúng ta rút ra được điều này là Tin Mừng được công bố cùng với sự nhấn mạnh về Đau Khổ và Cái Chết có thể là v́ Mác-cô đă có chủ ư như thế. Mác-cô quyết định nhấn mạnh các khía cạnh ấy của thông điệp Tin Mừng bởi v́ trong sự đánh giá mục vụ về hoàn cảnh của ḿnh, ông xác tín rằng đó là những điều mà người ta cần. Nhưng gỉa như Mác-cô viết Tin Mừng cho một Cộng Đoàn Ki-tô hữu đă quan tâm cách đặc biệt đến cuộc Thương Khó và Tử Nạn của Đức Giê-su (như Cộng Đoàn Ki-tô hữu ở Phi-lip-pin chẳng hạn), th́ tôi nghĩ rằng ông sẽ viết Tin Mừng ấy với phần kể về cuộc Thương Khó ngắn hơn và với rất nhiều chuyện kể về Phục Sinh!

 

4. Nh́n toàn bộ Tin Mừng bằng một cái nh́n khác.

Đến đây có thể là rất thú vị nếu chúng ta nh́n toàn bộ Tin Mừng bằng một cái nh́n khác. Chúng ta đă nói rằng phần thứ nhất của Tin Mừng có liên quan tới câu hỏi “Người là ai?” và câu hỏi ấy chỉ được trả lời từ từ. Tiến tŕnh ấy đi đôi với một số trường hợp trong đó Đức Giê-su cố gắng giữ kín căn tính của ḿnh bằng cách làm cho người ta không chú ư vào việc Người chữa lành và bằng cách cấm họ không được nói cho người khác biết (Bí mật Mê-si-a sẽ được tŕnh bày ở ngay phần sau). Xem ra như Đức Giê-su sợ rằng dân chúng có thể đi đến kết luận trước th́ họ sẽ nh́n sự vật đúng và có câu trả lời đúng.

Về phần cuối của phần thứ nhất, trong phần nói về bánh (Mc 6,30 – 8,26) Đức Giê-su được mô tả như là Đấng Mặc Khải và đồng thời cũng là Đấng có thể mở mắt mở tai người ta trước câu hỏi”NGƯỜI LÀ AI?”. Đàng khác, Mác-cô gợi ư rằng Đức Giê-su mất nhiều thời gian để mở mắt các môn đệ – cũng được hiểu là các môn đệ của Mác-cô và các môn đệ của thời đại chúng ta- , v́ Người cần đến hai lần “đặt tay” để mở mắt người mù! Điều đáng ghi nhận là những câu chuyện về người vừa điếc vừa ngọng và về người mù ở Bết-xai-đa được viết với những từ rất mơ hồ:”Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su” (Mc 7,32); “Người ta dẫn một anh mù đến với Đức Giê-su…” (Mc 8,22). Trong khi anh chàng mù Bác-ti-mê được nhắc đến tên đàng hoàng th́ anh mù ở Bết-xai-đa không hề có tên. Dường như Mác-cô có ư mời các độc giả xưa cũng như nay hăy gọi nhân vật ấy bằng chính tên ḿnh: các bạn cũng mất rất nhiều thời gian để nhận biết Đức Giê-su là ai. Đó là chuyện dành cho các bạn và là chuyện của các bạn. Hơn nữa hai người con ông Dê-bê-đê tượng trưng cho các môn đệ xưa cũng như nay. Bằng nhiều cách khác nhau và với nhiều lư do khác nhau, các môn đệ thời nay thường vẫn nghiêng về việc được ngồi bên tả bên hữu Đức Giê-su , mà không nghe thấy những lời Người nói phải vác thập giá (hay gánh nặng) ḿnh. Và chuyện vẫn thường xẩy ra là những kẻ ở bên lề lại nhận ra Đức Giê-su và đi theo Người trước cả những người vẫn được gọi là môn đệ nhận ra và đi theo Người. Anh chàng Bác-ti-mê của ngày hôm nay có thể là ai?

Những người chỉ nghĩ hay ưu tiên nghĩ về quyền lực và vinh quang th́ chỉ có một bức tranh phiến diện về Đức Ki-tô và cần phải bổ túc phần c̣n thiếu trong bức tranh ấy. Đối với những người có lập trường như thế, Mác-cô nói rằng họ chỉ có bức tranh toàn cảnh khi họ ngước mắt nh́n thẳng lên Thập Giá. Đó chính là lư do khi Mác-cô viết: ”Khi thấy Người tắt thở như vậy” có nghĩa là chỉ sau khi đă nh́n thẳng lên Thập Gía th́ viên đại đội trưởng mới có thể tuyên xưng Đức Tin: ”Quả thật, người này là Con Thiên Chúa”. Chỉ từ vị trí ấy người ta mới có thể đứng vững và trả lời được câu hỏi ”C̣n anh em, anh em bảo Thầy là ai?”

 

BÍ MẬT MÊ-SI-A.

Những điều bí ẩn lớn nhất trong Mác-cô là điều được gọi là ‘Bí mật Mê-si-a”. Cho dù Đức Giê-su là Con Thiên Chúa và là người chữa bệnh và là thày dậy có quyền năng, đôi khi Người vẫn ra lệnh cho dân chúng phải giữ im lặng. Đề tài này dẫn đến câu chuyện một người phong hủi được Đức Giê-su chữa lành, đă không vâng lời Đức Giê-su mà rao truyền và tung tin khắp nơi (Mc 1,40-45). Các môn đệ cũng được lệnh giữ im lặng về cuộc biến đổi h́nh dạng (Mc 9,9). Cả những lời giảng dạy của Đức Giê-su xem ra cũng là cái ǵ khó hiểu và các môn đệ phải mất nhiều thời gian mới hiểu (Mc 4,10-13). Ch́a khóa của bí ẩn này nằm ở đoạn giữa Tin Mừng. Phê-rô nh́n nhận rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa và ngay lập tức được lệnh không được nói điề ấy cho một ai biết (Mc 8,27-30). Lư do của sự im lặng ấy phải có mối tương quan với những ǵ diễn ra tiếp sau đó. Đức Giê-su đă cố gắng giải thích cho các môn đệ về vai tṛ của Người là một Mê-si-a phải chịu đau khổ và phải chết (Mc 8,31-33). “Bí mật Mê-si-a” tập trung ở mối mâu thuẫn của việc Đức Giê-su vừa là người Con quyền năng của Thiên Chúa vừa là người sẽ phải chết trên Thập Gía.

 

Thành phố Hồ Chí Minh
Những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 1999.

Người biên soạn
GIÊRÔNIMÔ NGUYỄN VĂN NỘI

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8

Xem các bài viết khác trong Lớp Ngôn sứ , Khoá 15 GHHV Đà Lạt Việt Nam.