CHỨNG TỪ ƠN GỌI - bài 5

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

HolyFamily

 

 

 

Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến

 

 

 

Paris. Chủ nhật 19.04.2009, tại Giáo Xứ Việt Nam, chị Marie Đào Kim Phượng (1), giáo dân tận hiến « Nữ Trợ tá tông đổ », nói chuyện với cộng đoàn về đề tài : « Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến ».

Đây là đề tài học hỏi thứ năm trong chương tŕnh « chứng từ ơn gọi », được thực hiện vào mỗi chủ nhật thứ hai mỗi tháng, trong « Năm cầu cho ơn gọi 2009 » tại GXVN Paris. Chứng từ ơn gọi, bài 1, đă được cha Nguyễn B́nh chia sẻ vào chủ nhật 14.12.08 về vấn đề «Làm sao biết Chúa gọi ḿnh» ? Bài 2, đă được cha Phan Tấn Khánh chia sẻ vào chủ nhật 11.01.2009 về đề tài « Tự do trong đời sống tận hiến ». Bài 3, đă được chị Maria Vũ Thị Minh chia sẻ vào chủ nhật 08.02.2009 về đề tài « Đời sống siêu nhiên của người tận hiến ». Bài 4, đă được thầy Nguyễn Quốc Tuấn, Ḍng Tên, chia sẻ vào chủ nhật 15.0302009 về đề tài : « Vấn đề tiền bạc trong đời sống tận hiến ».

Mời bạn đọc trước hết nghe chứng từ ơn gọi của chị Marie Đào Kim Phương, rồi sau đó t́m hiểu đôi chút về đời sống giáo dân tận hiến “Nữ Trợ tá tông đồ », đời sống mà chị Phượng đă quyết định dấn thân một cách dứt khoát 27 năm qua, từ 1982.

 

1. Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến

Sau Phúc Âm, theo lời mời của Đức Ông Mai Đức Vinh, chị Marie Đào Kim Phương lên chia sẻ với cộng đoàn về đề tài « Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến ».

Chị Phượng nói : « Kính thưa Đức Ông, quí Cha, quí Thầy, quí ông bà, quí bác, quí anh chị và quí bạn trẻ,

Vâng lời Đ. Ô. hôm nay con xin chia sẻ với cộng đoàn vài nét về sự độc thân trong đời sống tận hiến. Đời sống tận hiến ở đây bao gồm những người đi tu và những người giáo dân tận hiến.

Nhưng trước hết, tưởng cũng nên nói vài lời về hai chữ « độc thân » trong sự đối chiếu với đời sống lứa đôi (hay đời sống vợ chồng). Người Việt nam ḿnh hay nói nôm na là : con người ta lớn lên, một là đi tu, hai là lập gia đ́nh. Nhưng trong cách nói đó đôi khi có cái tiêu cực như : đi tu v́ không lấy được ai, hay không tu được th́ kiếm ai mà lấy. Nói như vậy th́ cả hai đàng đều là không có tự do và không có hứng thú. Trong khi cả hai bậc sống đều là tốt đẹp cả và đều đáng cho người ta hâm mộ và đeo đuổi.

Thưa quí bác và quí anh chị ở đây, có ai trong chúng chẳng từng nghe hoặc nói : « cô này đẹp vậy mà đi tu, uổng quá » (làm như chỉ có những người xấu xí mới nên đi tu), hay bậc cha mẹ là người công giáo siêng năng đi nhà thờ, thấy một anh chàng thanh niên đẹp trai, học giỏi, có thể là bác sĩ, kỹ sư mà đi tu th́ thay v́ mừng cho Giáo Hội, lại tiếc thầm ḿnh chưa kịp gả con gái. Hai câu chuyện trên đây không phải là chuyện tiếu lâm để giải sầu cho quí vị mà để nói lên phần nào cái nh́n không đúng đắn của một số người.

Nói có sách mách có chứng, chúng ta thử lật xem Thánh Kinh nói ǵ về đời sống độc thân v́ Nước Trời. Ngay những trang đầu Thánh Kinh, sau khi Thiên Chúa sáng tạo trời đất, chúng ta thấy : « Đức Chúa là Thiên Chúa phán : « Con người ở một ḿnh th́ không tốt, Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó. Đức Chúa là Thiên Chúa lấy đất nặn ra mọi dă thú… Con người đặt tên cho mọi súc vật, mọi chim trời và mọi dă thú, nhưng con người không t́m được một trợ tá tương xứng. .. Đức Chúa là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đă rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. » (ST 2, 18-22). Vài câu sau đó chúng ta lại đọc thấy : « Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và TC phán với họ : « Hăy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất ». » (ST 1,28). Rơ ràng con người phải lập gia đ́nh th́ mới sinh sôi nảy nở và làm đầy mặt đất.

Như vậy, vào thuở ban đầu con người ta có nam, có nữ, có vợ, có chồng, có con có cái. Thế th́ hôm nay tại sao trong Giáo Hội lại có những người sống độc thân tận hiến ?

Nhân năm nay là Năm Thánh Phaolô, chúng ta hăy thử tham khảo các thư của ngài xem ư kiến và những lời khuyên dạy của vị thánh tông đồ này ra sao.

1Co 7 : « 1Bây giờ, tôi đề cập tới những điều anh em đă viết cho tôi : đàn ông không gần đàn bà là điều tốt. Nhưng để tránh hiểm họa dâm ô, th́ mỗi người hăy có vợ có chồng. 2 Với những người độc thân và quả phụ, tôi nói thế này : họ cứ ở vậy như tôi th́ tốt cho họ. Nếu không tiết dục được, họ cứ kết hôn, v́ thà kết hôn c̣n hơn bị thiêu đốt… »

25 « Về vấn đề độc thân, tôi không có chỉ thị nào của Chúa, nhưng tôi chỉ khuyên nhủ anh em với tư cách là người - nhờ Chúa thương – đáng được anh em tín nhiệm. 26 Vậy tôi nghĩ rằng : v́ những nỗi thống khổ hiện tại, ở vậy là điều tốt. Phải, tôi nghĩ rằng đối với người ta, như thế là tốt. 27 Bạn đă kết hôn với người đàn bà ư ? Đừng t́m cách gỡ ra. Bạn chưa kết hôn với người đàn bà ư ? Đừng lo kiếm vợ. 28 Nhưng nếu bạn cưới vợ, th́ cũng chẳng có tội ǵ. Và nếu người con gái lấy chồng, th́ cũng chẳng có tội ǵ…. »

32 « Tôi muốn anh chị em không phải bận tâm lo lắng điều ǵ. Đàn ông không có vợ th́ chuyên lo việc Chúa : họ t́m cách làm đẹp ḷng Người. 33 C̣n người có vợ th́ lo lắng việc đời : họ t́m cách làm đẹp ḷng vợ, 34 thế là họ bị chia đôi. Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ th́ chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người cả hồn lẫn xác. C̣n người có chồng th́ lo lắng việc đời : họ t́m cách làm đẹp ḷng chồng ».

Nhưng đời sống độc thân ở đời này - ở trần gian này - đối với con người bằng xương, bằng thịt như chúng ta là một dấu hỏi lớn, nếu không nói là một ngờ vực, đối với những người đi tu. Làm sao để sống độc thân ? Nói trắng ra là làm sao để sống một ḿnh trong sự thiếu vắng « một bóng người » (hay một « bóng hồng ») ? Trái tim của người muốn sống đời tận hiến cũng tiềm tàng t́nh phụ tử hay t́nh mẫu tử. Làm sao để khỏa lấp cái trống vắng quá lớn đó ? Khi người ta ví vợ hay chồng ḿnh là « một nửa của tôi » (ma moitié), vậy th́ người độc thân tận hiến là một sự « bất toàn » hay sao ? Cái giá phải trả có quá đắt không ?

Đây có thể là một sự lo lắng của cha mẹ có con muốn đi tu và cũng có thể là một đắn đo của chính đương sự. Sự đắn đo, suy nghĩ này rất chính đáng và cần thiết v́ con người đó là một con người b́nh thường chứ chưa là thiên thần. Người tận hiến không phải là người không có t́nh cảm, không có rung cảm, không có trái tim, không biết yêu thương hay không cần được yêu thương. Và dĩ nhiên là trong mỗi bậc sống đều có Ơn Chúa, nhưng Ơn Chúa không miễn cho con nguời sự suy nghĩ, cân nhắc trước khi đi đến quyết định chọn đời sống « một ḿnh » trong tự do và ư thức – ư thức từ khước T́nh Yêu con người và một mái ấm gia đ́nh.

Vâng, người quyết định chọn đời sống tận hiến là người chọn « đời sống một ḿnh » (solo) nhưng chữ « một ḿnh » này không đồng nghĩa với « cô đơn trường kỳ ». Cái đời sống không có « bóng hồng » (hay « hoàng tử của ḷng em ») mà tôi vừa nêu trên đây có một « khoảng trống đợi chờ » nhưng đợi chờ được một T́nh Yêu bao la của Thiên Chúa lấp đầy. Nó là một thửa đất mà Thiên Chúa sẽ làm nên mầu mỡ, sinh hoa kết trái ra những đứa con tinh thần thay cho những đứa con xác thịt mà họ không thể có. Đời sống độc thân trong ơn gọi tận hiến không phải là một g̣ bó, ràng buộc, thiếu thốn mà là một khả năng yêu thương rộng mở, sẵn sàng, để họ không thuộc về riêng ai nhưng thuộc về tất cả, v́ Chúa và với Ơn Chúa. Không có Ơn Chúa th́ việc đó thật là ngoài sức con người.

Trong đức tin Công giáo, chúng ta tin là con người từ Thiên Chúa mà đến và ơn gọi của con người là trở về với Thiên Chúa. Cuộc đời của con người ở trần thế chỉ là một cuộc hành hương tiến về Nước Trời nơi con người sẽ được chia sẻ đời sống viên măn và vĩnh cửu là hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa. Đó là cùng đích và hy vọng của nhân loại. Nơi đó không c̣n là nơi « dựng vợ, gả chồng » nữa.

Và đời sống độc thân tận hiến là một tiên báo, một dấu chỉ cho cuộc sống đó. Thiên Chúa sẽ là tất cả cho tất cả. Giáo Hội quả quyết đời sống độc thân tận hiến là một ơn Chúa ban cho Giáo Hội và cho nhân loại. Người độc thân tận hiến không những sẽ hoàn toàn thuộc về Chúa ở đời sau mà ngay từ đời này. Amen.

An b́nh
Đào-Kim-Phượng, AA Giáo xứ VN Paris, 19-04-2009

 

2. Giáo dân tận hiến « Nữ Trợ tá Tông đồ »

Sau tên ḿnh, chị Đào Kim Phượng thường hay thêm hai chữ AA hoa. Đó là viết tắt của hai chữ tiếng pháp « Auxiliaire de l’Apostolat », nghĩa là Nữ Trợ tá Tông đồ, đời sống giáo dân tận hiến mà chị Phượng đă dứt khoát dấn thân. Nữ Trợ Tá Tông Đồ không phải là một nữ tu, nhưng là một giáo dân, một giáo dân tận hiến, tận hiến để giúp việc tông đồ của giám mục địa phận.

Cuối chiến tranh thế giới thứ nhất, vào năm 1917, Hồng y MERCIER, tổng giám mục giáo phận Malines-Bruxelles, Bỉ, muốn phát triển công việc tông đồ trong giáo phận ḿnh, đă kêu gọi những phụ nữ muốn dấn thân đời ḿnh, tận hiến cho Chúa, hăy tham gia vào công việc tông đồ trong giáo phận của ngài. Nhiều phụ nữ đă nghe theo lời kêu gọi này. Họ sống đời tận hiến, chiêm niệm "như một nữ tu ḍng kín". Nhưng hoạt động xă hội tông đồ ngoài đời như một giáo dân, theo chỉ dẫn của giám mục địa phận ḿnh. Đây là một h́nh thức ơn gọi tông đồ mới. Ơn gọi này, ngày nay lan ra khắp nơi. Hơn 350 giám mục trên khắp thế giới đă mời những nữ giáo dân dấn thân làm Nữ Trợ Tá Tông Đồ trong các giáo phận của ḿnh. Các nữ trợ tá tông đồ có mặt trên các giáo phận Pháp, cũng như ở nhiều giáo phận Việt Nam : Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh,…

Theo lời gọi của giám mục, Nữ Trợ Tá Tông Đồ hứa dấn thân :

• Yêu mến Giáo Hội, đặc biệt là giáo hội địa phương ḿnh phục vụ
• Sống đời độc thân, tận hiến cả đời ḿnh cho Chúa, cả tâm hồn, cả thân xác, cả ư chí, cả trí tuệ, cả con tim
• Chấp nhận mọi sứ mệnh tông đồ mà giám mục trao phó
• Dâng hiến con người ḿnh, thời giờ ḿnh, tài sản ḿnh để phục vụ giáo hội
• Theo học những khóa tŕnh đào tạo do giám mục đề nghị
• Lấy sáng kiến và đảm nhận trách nhiệm trong các công việc : hoặc trong lănh vực nghề nghiệp, hoặc trong những lănh vực khác.

An b́nh
Ban Cố cấn và Ban Thường Vụ của Hội Đồng Mục Vụ GXVN với ĐHY Mẫn

Để đáp lại lời gọi của giám mục, Nữ Trợ Tá Tông Đồ có ba chặng đường phải đi qua trong tiến tŕnh dấn thân.

Chặng đào tạo đầu tiên kéo dài khoảng 3 năm, trong đó nữ giáo dân thấy có ơn gọi tận hiến sẽ được đào tạo về tu đức, về thần học, về đời sống giáo hội hiện tại, về chuyên nghiệp, công dân, văn hóa, xă hội,…

Chặng đáp tạm, kéo dài khoảng 6 năm, qua hai giai đoạn. Giai đoạn tạm 1 năm, lập lại 3 lần (1x3). Rồi giai đoạn tạm 3 năm, đáp một lần (3x1).

Chặng đáp dứt khoát. Sau khi đă đáp tạm 6 năm, tức sau 9 năm đào tạo, nếu nữ giáo dân vẫn thấy ơn gọi tận hiến hấp dẫn ḿnh và muốn theo đuổi và đáp lại lời gọi này đến cùng, th́ có thể đáp dứt khoát (définitif).

Trong những chặng học hỏi dấn thân tận hiến trên và suốt cuộc đời ḿnh, người Nữ Trợ Tá Tông Đồ sống bằng t́nh yêu Chúa Cha, kết hiệp và bén rễ trong Chúa Con Kitô, yêu mến thế giới nhân trần và suy ngắm về hoạt động của Chúa Thánh Linh trong thế giới ấy.

Chị luôn luôn học hiểu để sống cho Thiên Chúa trong Đức Tin. Điều này có nghĩa là :

• Nhờ cầu nguyện (một giờ mỗi ngày), Chị t́m được ư nghĩa và sức mạnh cho hoạt động của ḿnh
• Chị gắng sức thường xuyên tham dự thánh lễ càng nhiều càng tốt
• Chị năng chịu bí tích giải tội
• Để thêm nguồn sức mạnh, mỗi tháng chị dành một ngày để cầu nguyện thinh lặng, và mỗi năm làm một cấm pḥng.

Chị mở tâm trí ra tiếp nhận mọi thực tại nhân loại.

Mọi ơn huệ mà Chúa đă ban cho chị, chị dùng để phục vụ con người và thế giới.

Đời sống của chị trong tất cả những khía cạnh của nó sẽ là nơi mà giám mục gọi chị.

 

LỜI KẾT

Giáo hội Việt Nam đang hồ hởi chuẩn bị cử hành NĂM THÁNH 2010, kỷ niệm 50 năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Chính Ṭa Việt Nam (1960-2010). 50 năm đầy hồng ân Chúa, nhưng cũng là 50 năm mà công việc tông đồ truyền giáo có chiều không tăng mà lại giảm. Phải chăng đây là dịp để giáo sĩ và giáo dân việt nam nh́n lại để dấn thân hơn và hữu hiệu hơn trong công việc tông đồ ? Phải chăng đây là lư do thức đẩy các giám mục lưu tâm nhiều hơn đến việc truyền giáo ? thúc đẩy các giáo dân dấn thân hơn để trợ giúp các giám mục trong việc tông đồ ?

Năm 1533, Theo « Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục », vào tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ I (1533), một người Âu Châu tên là Inêkhu lén đến truyền giáo ở làng Ninh Cường, huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ thuộc giáo phận Bùi Chu, tỉnh Nam Định ngày nay (2). Năm 1533 được các nhà làm sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam coi là năm đầu tiên Công Giáo đi vào xă hội Việt Nam, mở đầu cho thời kỳ gọi là BẢO HỘ, 1533-1659. Kết quả, nhờ sự giảng đạo của các cha Đaminh, Phanxicô và nhất là Ḍng Tên, đặc biệt là cha Đắc Lộ, vào năm 1659, Giáo Hội Việt Nam, chưa có giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng sinh, nhưng có khoảng 100.000 tín hữu, 20.000 trong Nam và 80.000 ngoài Bắc (3) , với 265 nhà thờ (4). Cùng với các thừa sai khác, cha Đắc Lộ đă khai sinh ra Chữ Quốc Ngữ.

Ngày 09.09.1659 ĐTC Alexandre VII ban sắc lệnh thiết lập 2 giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam : ĐC François Pallu được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Ṭa Đàng Ng̣ai, thêm quyền cai quản 5 tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và Tứ Xuyên của Trung Quốc và nước Lào ; và ĐC Pierre Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Ṭa Đàng Trong, thêm quyền cai quản các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và Đảo Hải Nam của Trung Quốc và gồm luôn cả Chiêm Thành. Từ đây, ngày 09.09.1659 được coi là ngày mở đầu cho thời kỳ thứ hai trong lịch sử truyền giáo ở Việt Nam : thời kỳ TÔNG T̉A (5). Kết quả là 300 năm sau, vào năm 1960, Giáo hội Việt Nam có 17 giáo phận, có 130.000 người tử v́ đạo, trong đó 117 vị đă được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II Tuyên Phong Hiển Thánh tại Rôma ngày 19/06/1988, có 23 giám mục, 1.914 linh mục, 5.789 tu sĩ, 1.530 đại và tiểu chủng sinh, có 2.096.540 tín hữu, trên tổng số 29.200.000 dân, chiếm tỷ số 7.17% dân số (6). Số giáo hữu tăng gấp 21 lần. Giáo Hội, dẫu không ngừng bị bách hại bởi chính quyền, đă tạo ra một nền văn học quốc ngữ mới cho Việt Nam, đă tham gia tích cực vào việc xây dựng và cải tiến văn hóa, giáo dục và xă hội cho Việt Nam.

Ngày 24-11-1960, Đức Thánh Cha Gioan XXIII thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam; các giáo phận hiệu toà trở thành CHÍNH T̉A với 3 toà Tổng giám mục ở Hà Nội, Huế và Sài G̣n. Thành lập thêm ba giáo phận Đà Lạt, Mỹ Tho và Long Xuyên trong giáo tỉnh Sài G̣n. Số các giáo phận tăng lên thành 20 : 10 ở giáo tỉnh Hà Nội, 4 ở giáo tỉnh Huế và 6 ở giáo tỉnh Sài G̣n. Sau 50 năm Chính Ṭa (1960-2010), « Tính đến 31-12-2007, Giáo hội Công giáo Việt Nam có 26 giáo phận : 10 ở Giáo tỉnh Hà Nội, 6 ở Giáo tỉnh Huế và 10 ở Giáo Tỉnh TP-HCM, 2 Hồng y, 2 Tổng Giám mục, 38 giám mục, 3.510 linh mục, 14.968 tu sĩ nam nữ, 6.087.659 tín hữu trên tổng số 85.154.900 người, chiếm 7,15% dân số. Trong gần 50 năm qua, GHCGVN đă có thêm 6 giáo phận mới, số tín hữu tăng gấp 3, số linh mục tu sĩ tăng gấp đôi » (7). Nhưng tỷ số sút 0.02%. Đây là một vấn đề lớn mà Giáo Hội Việt Nam hôm nay phải đặt ra cho ḿnh. Kết quả truyền giáo chẳng những không tăng, mà c̣n giảm, tại sao ?

 

 

Trần Văn Cảnh

Paris, ngày 26 tháng 04 năm 2009

 


Ghi Chú

(1). Chị Marie Đào Kim Phượng là thứ hai trong một gia đ́nh tin lành, có 7 chị em. Từ tấm bé, được đào tạo trong tinh thần tông đồ, chị đă muốn hiến đời ḿnh làm thừa sai. Sang Pháp từ 1975, gia đ́nh chị cư ngụ gần Toulouse. Sau tú tài, chị học chuyên về vi tính. Tốt nghiệp năm 1981, chị làm việc ở Lộ Đức. Ở đây, chị được dịp tham dự Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế năm 1981, được quen biết các chị Nữ Trợ Tá Tông Đồ và được dịp gặp một linh mục, trao đổi và học đạo với ngài. Chị đă trở lại đạo công giáo và lănh bí tích thêm sức năm 1982. Đầu niên học 1982, quyết định dấn thân gia nhập cộng đoàn các Nữ Trợ tá Tông Đồ, chị lên Paris và bắt đầu giai đoạn đầu tiên trong cộng đoàn này, giai đoạn đào tạo 3 năm. Tính đến nay, 2009, chị đă là Nữ Trợ Tá Tông Đồ được 27 năm.

Sống ở Paris, chị tham gia vào nhiều sinh hoạt của Giáo Xứ Việt Nam. Không kể những sinh hoạt cơ bản trong các đoàn, ban, nhóm công giáo tiến hành, chị Đào Kim Phương đặc biệt tận tâm trong việc giáo dục thanh thiếu niên và dậy giáo lư cho họ cũng như đă đảm trách lớp đào tạo giáo lư viên tại GXVNP (2006-2008).

Chị cũng rất hăng hái tham dự Hội Đồng Mục Vụ của Giáo Xứ, trong nhiều chức vụ khác nhau :

• Phó thủ quĩ 1987-1990,
• Phó chủ tịch, đặc trách văn hóa và tuổi trẻ 1990-1994,
• Tổng thơ kư 1994-1997
• Phó Chủ Tịch 2001-2003, 2008-

(2). Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, q. XXXIII, tập II, tr.301, Viện Sử học, NXB Giáo dục 1998

(3) HĐGMVN, Giáo hội Công giáo Việt Nam, Niên giám 2004, tr. 189

(4) Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ, Sài G̣n : Đường mới, 1972, tr. 129

(5) Trần Văn Cảnh, http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=13&ia=641

(6) HĐGMVN, sđd, tr. 199

(7) Lm Nguyễn Ngọc Sơn http://www.vietcatholic.org/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=65180

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.