GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS
60 NĂM HIỆN HỮU

1 2 3 4 5 6 7 8

gxvnparis

 

 

CHƯƠNG 4

 

 

CÁCH LÀM VIỆC Ở GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS

Có một tuổi đời lục tuần, sức sống của Giáo Xứ Việt Nam Paris, xem ra càng ngày càng tươi mát, sức sống này không ǵ khác hơn là cách làm việc. Nó được múc ra từ những mạch mang lại một sinh lực đại bổ, làm cho giáo xứ được lớn lên măi và càng ngày càng phát triển thêm. Cách làm việc này, lấy nguồn gốc trước nhất là từ Phúc Âm, Giáo luật và lịch sử Giáo Hội ; sau là được cảm hứng từ những nguyên tắc quản trị Á Âu, cổ tân.

 

1. NGUYÊN TẮC QUẢN LƯ CĂN BẢN PHÚC ÂM

« Giáo xứ là một cộng đoàn tín hữu được thiết lập cách bền vững ở trong Giáo Hội địa phương, và việc săn sóc mục vụ được ủy thác cho Cha sở làm chủ chăn riêng, dưới quyền của Giám Mục giáo phận ». Cộng đoàn tín hữu này tạo thành một xă hội, một xă hội có tổ chức để đạt một lư tưởng.

Lư tưởng của Giáo xứ cũng như của Giáo Hội đă được người sáng lập là Đức Kytô vạch rơ qua bài giảng trên núi về tám mối phúc thật. Ở Giáo xú, từ Ban Giám Đốc, Ban Thường vụ, Hội Đồng Mục Vụ, cho đến các đại biểu của các Địa Điểm Mục Vụ và Hội đoàn mục vụ, ai ai cũng nhất chí lấy tám mối phúc thật làm nguyên tắc sống cho riêng ḿnh và cho sự quản lư các hoạt động chung của cộng đoàn.

Bài giảng trên núi về tám mối phúc thật đă được thánh sử Mat Thêu ghi lại như sau : Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dậy họ rằng :

1. Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, v́ nước trời là của họ.
2. Phúc cho những ai hiền lành, v́ họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp.
3. Phúc cho những ai đau buồn, v́ họ sẽ được ủi an.
4. Phúc cho những ai đói khát điều công chính, v́ họ sẽ được no thoả
5. Phúc cho những ai hay thương xót người, v́ họ sẽ được xót thương.
6. Phúc cho những ai có ḷng trong sạch, v́ họ sẽ được nh́n xem Thiên Chúa.
7. Phúc cho những ai ăn ở thuận hoà, v́ họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
8. Phúc cho những ai bị bách hại v́ lẽ công chính , v́ Nước Trời là của họ.
Phúc cho các con khi ngưới ta ghen ghét, bách hại các con và bởi ghét Thày, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hăy vui mừng hân hoan, v́ phần thưởng của các con sẽ trọng đại ở trên trời.

Thi hành nguyên tắc quản lư tám mối phúc thật là điều mà Giáo hội, và đặc biệt là hàng giáo phẩm, hằng áp dụng cho ḿnh và khuyến khích, nhắc nhở giáo dân. Những Công đồng, những Thông điệp, những thư chung của các giáo hoàng và giám mục đều nhằm mục đích ấy. Từ sự áp dụng nguyên tắc quản lư tám mối phúc thật, nảy sinh ra những sáng kiến, những hoạt động, cho toàn Giáo hội nói chung cũng như cho giáo xứ nói riêng. Để hướng dẫn những sinh hoạt của ḿnh, Giáo xứ thường t́m định hướng trong Giáo luật và xem xét những sinh hoạt chung của Giáo Hội.

Mười lănh vực sinh hoạt hiện nay của Giáo Hội, được cha Michel LEMONNIER tóm lược trong cuón sách ‘Lịch sử Giáo Hộĩ’ đă từng là đề tài thảo luận hướng dẫn việc tổ chức các sinh hoạt tương lai cho cộng đoàn vào Đại Hội Mục Vụ trưởng thành toàn quốc tại Versailles từ 15 đến 18/05/1999. Mưới lănh vực đó là :
1. Tham dự vào mục vụ và phụng vụ trong tinh thần đổi mới của Công đồng Vatican II .
2. Tham dự vào các sinh hoạt văn hoá một cách tích cực trên căn bản đức tin công giáo.
3. Tham dự vào các phong trào công giáo tiến hành mới và những tu hội triều.
4. Khám phá đời sống cầu nguyện và đi t́m sự hiệp nhất của Giáo Hội.
5. Tham gia vào các sinh hoạt phục vụ người nghèo.
6. Phát triển vai tṛ giáo dân và phụ nữ.
7. Khẳng định vị trí của các giáo hội, các địa điểm mục vụ trẻ trung.
8. Thực hiện những sinh hoạt có tính cách quần chúng to lớn và rộng răi.
9. Tham gia phong trào đại kết tôn giáo.
10. Mở rộng đối thoại trên đường t́m chân lư mà tôn trọng tự do, công lư và hoà b́nh.

 

2. NGUYÊN TẮC QUẢN LƯ CĂN BẢN ISO 9000

Trong bất cứ một tổ chức nào, ngưới có trách nyhiện quản lư cũng đặt những câu hỏi này :

• ’Phải quản lư làm sao để trong mọi công việc, thực hiện được nhiều kết quả hơn mà không cần phải tốn thêm, hoặc được cũng ngần ấy kết quả mà có thể tốn ít hơn ?’

• Tại sao tổ chức này hữu hiệu hơn tổ chức kia ?

• Tại sao trong tổ chức này những người tham dự lại đông đảo và tích cực hơn hơn trong tổ chức kia ?

Các nhà quản trị, hoặc nghiên cứu quản trị đă phí tổn nhiều trí lực.

Ở phương đông, từ đời Xuân Thu, từ năm 722 đến năm 479 trước công nguyên, Quản Trọng (-? đến -645), đă đề ra chủ thuyết phú cường ; Tôn Tử đă soạn ‘Binh Pháp, mười ba thiên’, rồi Ngô tử soạn ‘Binh thư, sáu thiên‘,.. đều nhằm đưa ra những nguyên tắc quán trị căn bản. Trong Tôn Tử Binh Pháp, ở chương thứ nhất, nói về Thủy Kế , Tôn tử đưa ra 5 yếu tố phương pháp làm việc : đạo nghĩa để đặt mục tiêu cho chính đáng, thời trời để định hoàn cảnh cho chính xác, địa lợi để lượng t́nh huống cho cân xứng, chủ tướng để dùng nhân lực đúng tài năng và pháp chế để trị việc đúng phương pháp. Và ông đề nghị 7 câu hỏi mà bất kỳ chủ tướng hay lănh đạo nào cũng phải so đo, tính toán : Vua nào có đạo nghĩa ? Tướng nào có tài năng ? Ai được thiên thời địa lợi ? Ai thi hành được pháp lệnh ? Binh đội nào mạnh mẽ ? Sĩ tốt nào được tập luyện ? Bên nào biết thưởng phạt công minh ?

Ở phương tây, trong lănh vực kỹ nghệ và xí nghiệp, Fayol đă đưa ra những nguyên tắc quản trị, đặc biệt áp dụng cho ban giám đốc. Taylor phân tích các tác động căn bản và đề ra những nguyên tắc quản trị, đặc biệt được áp dụng trong các xưởng sản xuắt. Drucker tŕnh bày nguyên tắc quản lư theo mục tiêu kết quả,..

Ở Giáo xứ, một số nguyên tắc quản lư đă được nhận thấy và áp dụng. Vô t́nh hay hữu ư, những nguyên tắc này rất gần với những nguyên tắc của Tổ Chức Thế Giới Tiêu Chuẩn, ISO 9000. Những nguyên tắc ấy như sau :

1. Nhu cầu của giáo dân phải là nguồn gốc, nền tảng và mục tiêu của mọi hoạt động trong giáo xứ.

2. Ban Giám Đốc lănh đạo bằng cách xướng xuất ra những mục tiêu, những đường hướng, rồi cùng Ban Thường Vụ và Hội Đồng Mục vụ đưa ra ngững chương tŕnh và kế hoạch thực hiện, để từ đó, mỗi người và mọi người tự nguyện chấp hành và thực hiện.

3. Tất cả mọi giáo dân, mọi phần tử trong cộng đoàn, ai ai cũng được mời gọi để góp tài, góp lực, góp công, góp của vào các công việc mà BGĐ và HĐMV đă đề ra.

4. Tất cả mọi công việc to nhỏ đều được quản lư theo qui tắc tiến tŕnh và chuẩn bị kỹ lưỡng.

5. Tất cả mọi công việc to nhỏ đều được quản lư theo nguyên tắc tổ chức hệ thống nhiệm thể của Giáo xứ, theo đó, Giáo xứ là một thân thể mà mỗi đơn vị, mỗi giáo dân là một chi thể liên đới và tuỳ thuộc lẫn nhau.

6. Tất cả mọi công việc to nhỏ đều được thực hiện theo tiêu chuẩn cải thiện và cầu tiến liên tục.

7. Mọi quyết định đều phải được lựa chọn theo những dữ kiện, thư liệu và tin tức khách quan.

8. Tất cả những ai gần xa tham dự vào công việc đều có quyền được chia phần kết quả.

 

3. MỘT THÍ DỤ LÀM VIỆC : ĐẠI HỘI MỤC VỤ

Mỗi năm hai lần, đă thành thông lệ, giáo xứ tổ chức Đại hội mục vụ kỳ nhất vào trước hè, khoảng tháng sáu, và kỳ nh́ vào cuối năm, khoảng tháng 12 ; kỳ nhất phúc tŕnh và bàn thảo tổng quát về các sinh hoạt của giáo xứ và của các địa điểm mục vụ ; kỳ nh́ đặc biệt phúc tŕnh và thảo luận về tổ chức giáo xứ và tổ chức các hội đoàn.

Một bản tóm lược Đại hội mục vụ mà tôi đă có dịp ghi lại, cho thấy rơ cách làm việc khoa học và sức sống tươi mát của giáo xứ việt nam Paris .

‘Lạy Chúa xin ban xuống trên chúng con Thần khí tác tạo của Chúa ? Người đổi mới tâm can, đổi mới muôn ḷng’.

Sau kinh khai mạc này, ông tổng thư kư Trần Khắc Đạt đă nhường lời cho Ls Lê Đ́nh Thông điều khiển chương tŕnh của Đại Hội Mục Vụ kỳ thứ nhất, ngày 4.6.2000. Ba mươi bảy (37) đại diện có mặt tham dự đại diện cho 35 đơn vị mục vụ, hội đoàn đă lần lượt giới thiệu và đă tích cực tham dự đại hội qua bốn phần chính :

 

A. PHÚC TR̀NH CỦA ĐỨC ÔNG GIÁM ĐỐC

Tám điểm đă được Đức Ông đề cập đến :

1. Các đơn vị mục vụ. Hiện có 5 đîa điểm mục vụ, 5 hội đoàn, 21 nhóm và 5 nhóm ngành nghề mới được thành lập trong chương tŕnh Liên đới nghề nghiệp năm 2000. Tổng cộng, hiện nay giáo xứ có cả thảy 35 đơn vị mục vụ đang sinh hoạt.

2. Mặt xă hội. Một tin vui cho giáo xứ là chị Maria Nguyễn Kim Thoa, thuộc tu hội Thánh Tâm Chúa Giêsu đă được bề trên cho phép về làm việc cho giào xứ tại pḥng xă hội kể từ tháng 9.2000. Đức ông cũng xin bà Mai Hương và bà Khánh Huệ tiếp tục cộng tác.

3. Sinh hoạt Bí Tích. Năm 1999, có 73 trẻ em và người lớn được rửa tội, 252 em học lớp giáo lư và tiếng việt, 23 em rước lễ lần đầu, 32 đôi hôn phối và 57 người lănh phép thêm sức.

4. Văn hóa. Ba hoạt động dáng được lưu ư :
• Xuất bản ba cuốn sách : HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ XXI, FATIMA và ĐƯỜNG VÀO T̀NH YÊU.
• Luận hội với 4 đề tài : ‘Mạn đàm về thơ’, ‘Chữ t́nh và chữ yêu’, ‘Sự nghiệp văn hóa của Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn’ có văn nghệ, ‘Những vấn đề của cuộc sống gia đ́nh’.
• Văn nghệ : do nữ nghệ sĩ Bích Thuận vào tết, Thiếu Nhi vui tết và văn nghệ trong ngày Thân hữu của Giới trẻ, ca đoàn Trinh Vương và ca đoàn Vào Đời cùng tŕnh diễn

5. Cơ sở. Nhóm Xây Dựng đă làm một đồ án liệt kê các việc phải làm, như làm thêm cửa sắt, sửa lại hệ thống giây điện... Công việc đang tiến hành tốt đẹp.

6. Tương quan với các gia đ́nh trong chung cư. Kể từ tháng 8.1999, tương quan tốt đẹp hơn : một gia đ́nh hay đặt vấn đề đă bỏ chung cư. Nhiều gia đ́nh khác đă đến tham dự hai ngày thân hữu.

7. Tài chánh. Quĩ điều hành :
• Số chi : 1.026.849 frs
• Trong khi chỉ thu được : 999.584 frs
• Tức là hụt : 27.265 frs

Trong chiến dịch ngũ niên, năm 1999 thâu thêm : 90.550 frs. Vị chi thâu tổng quát của chiến dịch đă được 497.607 frs. Về chương mục trên ṭa Tổng giám mục, tổng kết chúng ta đă có số tiền : 5.079.058 frs. Riêng hai ngày thân hữu, chỉ kiếm được : 63.085 frs, thua năm 1999 (được 72.669frs).

8. Qua bảy sự kiện trên, Đức ông giám đốc đề nghị một đường hướng hoạch định cho tương lai, chung quanh ba mục tiêu :
• Nâng cấp học hỏi Thánh Kinh và phát triển sinh hoạt liên đới nghề nghiệp
• Thực hiện những điều cần thiết cho an ninh cơ sở.
• Tiếp tục chương tŕnh ngũ niên và lo bù đắp các thất thu.

 

B. PHÚC TR̀NH CỦA BÁC SĨ CHỦ TỊCH HĐMV

Với đề tài ‘Đi vào thế kỷ XXI, bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh nêu ba điểm son đặm của các sinh hoạt giáo xứ trên đường vào thế kỷ XXI : Chương tŕnh mục vụ qua các lứa tuổi măng non thiếu niên, tráng niên và thượng thọ. Chương tŕnh liên đới nghề nghiệp đi t́m Chúa nơi Đất Thánh. Sau đó, đi vào chi tiết, ba khía cạnh được đề cập :

1. Đối ngoại. Ba loại hoạt động chính đă được thực hiện :
• Liên đới với Giáo Hội quê nhà bằng cách tiếp đón các giám mục Việt Nam và gửi tiền yểm trợ về Việt Nam : 50.000 frs cho các chủng viện 35.000 frs cho băo lụt miền trung vừa qua.
• Tham gia các hoạt động tôn giáo với giáo phận Paris : nghi lễ ‘gọi chính thức’ các dự ṭng tại Notre Dame de Paris, Thứ Tư tuấn thánh ở Bercy, hành hương tại vương cung thánh đường Sacré Coeur, Montmartre.
• Tổ chức các cuộc hành hương : Roma, Đất Thánh, Montligeon, Lisieux.

2. Đối nội.
• Họp hàng tháng giữa ban Giám đốc và ban Thường Vụ HĐMV để theo dơi và tổ chức các sinh hoạt.
• Cùng với các hội đoàn và ban giám đốc, tổ chức các sinh hoạt, như : Lễ tiếp nhận các tân ṭng, Lễ các Thánh Tử đạo VN, Lễ kỷ niệm hôn nhân của các phụ huynh vào lễ Thánh Gia. Lễ mừng Thượng Thọ, Lễ Rửa tội cho các em nhỏ, Thi làm hang đá, Lễ mừng Chân phước Anrê Phú Yên, Hai ngày thân hữu, Bữa cơm thân hữu, Đại hội Liên đới nghề nghiệp.

3. Tài chánh. Bác sĩ Đỉnh tiếp lời Đức ông giám đớc đă nêu lên hai nố thất thu : trong bữa cơm thân hữu và trong hai ngày thân hữu.

 

C. PHÚC TR̀NH CỦA 5 ĐỊA ĐIỂM MỤC VỤ

1. Cergy Pontoise. Ông Phạm Kim Tiến cho biết, có khoảng 200 gia đ́nh công giáo VN sống đức tin dưới sự d́u dắt của Cha Giuse Đinh Đồng Thượng Sách. Một ban đại diện gồm 7 người được bầu lên với nhiệm kỳ 2 năm Ca đoàn Bảo Lộc giúp cộng đoàn tham dự hai thánh lễ trong tháng. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Têrêsa sinh hoạt đều đặn và một tiểu đội Đạo Binh Đức Mẹ. Ngoài ra có nhiều người đă tham gia phong trào Cursillo. Địa điểm mục vụ Cergy Pontoise phát hành bản tin Sóng Đạo và tổ chức các lễ Giáng sinh, tết, rước kiệu troang tháng hoa. Giáo dân VN Pontoise tham dự tích cực vào các hoạt động của giáo phận,của giáo xứ địa phương và Giáo xứ VN Paris.

2. Marne La Vallé. Ông Nguyễn Long Nhan phúc tŕnh tóm tắt : ‘Chúng tôi chỉ có khoảng 20 gia đ́nh do cha Giuse Trần Anh Dũng làm tuyên úy. Có ban đại diện gồm 4 người, mỗi tháng có hai tháng lễ, với khoảng 60 người tham dự. Có ca đoàn Vào Đời, Đạo Binh Đức Mẹ, Cursillo, Bản Tin Liên Lạc hàng tháng’. Ông Nhan nêu lên mối ưu tư lớn : Sự vắng mặt của giới trẻ từ 18 đến 25 tuổi v́ thiếu hiểu tiếng việt, lo lắng cho sự nối tiếp giữa các thế hệ.

3. Sarcelles. Ông Nguyễn Tấn Thiệp cho biết Sarcelles có ban Mục vụ, có nhóm ca đoàn, có hội Bà Mẹ Công Giáo, có hai lớp tiếng việt cho trẻ em nhỏ từ 6 đến 10 tuổi, và các em thiếu nhi từ 12 đến 16 tuổi. Để góp ư vào việc thất thâu, ông đề nghị làm các băng nhạc và xuất bản sách, bán lấy tiền.

4. Villiers Le Bel. Ông Nguyễn Văn Ân cho biết dầu ít người, nhưng Villiers Le Bel cũng có một ban đại diện, có ba tháng lễ trong tháng, có ca đoàn. Đặc biệt Villiers Le Bel tham dự nhiều vào các hoạt động của giáo xứ địa phương. Đích thân ông điều khiển ca đoàn cho giáo xứ địa phương, các trẻ em VN thường theo học giáo lư trong giáo xứ Pháp.

5. Ermont. Đức ông Mai Đức Vinh chuyển lời cáo lỗi của ban đại diện Ermont v́ phải tham dự một sinh hoạt khác cùng lúc của địa phương Pháp. Ermont rất ít người công giáo VN, khoảng 40 đến 60 người. Dạu vậy, cũng có ban đại diện, một tiểu đội Đạo Binh.

 

D. PHÁT BIỂU VÀ THAM LUẬN

Sau khi đă nghe ba loạt bài thuyết tŕnh, đại hội đă chuyển sang phần thứ tư để các đại biểu thảo luận và trao đổi ư kiến. Hai vấn đề đă đánh động các cử tọa :

Vấn đề tài chánh. Ls Lê Đ́nh Thông xin các đại biểu t́m phương thức để bớt thất thâu. Ông Trần Khắc Đạt đề nghị tăng giá bữa cơm thân hữu tết và bán nhiều vé hơn. Ông Nguyễn Văn Tài đề nghị tổ chức văn nghệ trả tiền. Bà Đặng Sự đua ư kiến cổ động giáo hữu đóng góp tích cực hơn và xin góp 3.000 frs. Để có kế hoạch hơn và có tổ chức hơn, Gs Trần Văn Cảnh đề nghị Ban Giám đốc và Ban thường vụ HĐMV nghiên cứu và tổ chức một Hội đồng Tài chánh. Cha Sách, Bs. Đỉnh, Ls Thông, kỹ sư Đặng Mạnh Đĩnh, anh Nguyễn Sơn ủng hộ ư kiến của Gs Cảnh.

Vấn đề giới trẻ và cộng đoàn. Bao gồm các khía cạnh dậy tiếng Việt, sự đóng góp của giới trẻ, sự nối tiếp các thế hệ. Ư kiến của anh Đỗ Anh Sĩ, đoàn trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể xem ra cụ thể hơn. Anh đề nghị các địa điểm mục vụ cố gắng lập đoàn TNTT. Các huynh trưởng trung ương ở Giáo Xứ Việt Nam Paris sẽ được đoàn gửi đến địa phương để huấn luyện và giúp đỡ lúc đầu. Gs Cảnh góp ư xin Giáo Xứ phát động một chiến dịch để gây ư thức cho toàn thể giáo dân về sự cần thiết của tiếng Việt trong sự nối tiếp thế hệ Việt Nam tại Pháp.

Cuộc thảo luận rất hào hứng và phong phú. Nhưng Ls Thông xin đại hội chấm dứt ở đây v́ đă 5 giờ và xin tất cả cùng đùng lên hát bài kết thúc : Lạy Chúa, Chúa muốn con làm ǵ ? Chúa muốn con làm ǵ ? Lạy Chúa, con đây !

 

LỜI KẾT

Đọc qua những ḍng trên đây, điều hiển nhiên mà ai cũng nh́nh thấy là cách làm việc ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, cũng như cách làm việc ở bất cứ một xứ đạo nào trong Giáo Hội, Việt Nam, Pháp, Mỹ, hay Tầu,… đều giống nhau về những nguyên tắc căn bản của tổ chức « giáo xứ », v́ tất cả đều được xác định bởi một bộ giáo luật chung, lấy nguồn từ thánh kinh và tông truyền của Giáo Hội. Nguyên tắc căn bản để làm việc là nguyên tắc phẩm trật giáo hội, mà vai tṛ lănh đạo và gương sáng của giáo sĩ, linh mục trong ban giám đốc thật là quan trọng và quyết định. Đặc biệt là vai tṛ của cha sở, v́ "Cha sở là chủ chăn riêng của giáo xứ đă được giao phó, và thi hành việc săn sóc mục vụ của cộng đoàn được ủy thác dưới quyền của Giám Mục giáo phận, v́ được gọi thông phần với Giám Mục vào tác vụ của Đức Kitô, ngơ hầu chu tất nhiệm vụ giảng dậy, thánh hóa và quản trị đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác của các Linh mục khác hoặc với các Phó tế và cả sự hợp lực của các giáo dân, theo qui tắc luật định ". Một câu hỏi sẽ được đặt ra là « Ban Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris gồm bao nhiêu người, những ai và lănh đạo như thế nào ? »

 

 

 

Paris, ngày 08.03.2007
Trần Văn Cảnh

 


Ghi Chú

5- Code de Droit Canonique, khoản 515

6- Mt, 5, 1-12

7- Michel LEMONNIER, OP; Histoire de l’Eglise ; Montréal : Mediaspaul Paulines institut st-gaetan ; 1983

8- Trần Đông Nam, Lê Xuân Mai ; Tôn Ngô binh pháp ; Thanh Hoá : Nhà xuất bản Thanh Hoá ; 1996, tr. 24-25

9- Giáo Xứ Việt Nam, số 166, tháng 10.2000, tr. 4-6.

10- Code de Droit Canonique, khoản 519.


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8

Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.