GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS
60 NĂM HIỆN HỮU

1 2 3 4 5 6 7 8

gxvnparis

 

 

CHƯƠNG 7

 

 

NHỮNG LIÊN HỆ CỦA GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS

Giáo Xứ không phải là một tổ chức biệt lập. Giáo Xứ không thể tự sống một ḿnh, mà có rất nhiều liên hệ đến các cộng đoàn khác : cộng đoàn giáo phận Paris, cộng đoàn công giáo Việt Nam hải ngoại, cộng đoàn Giáo Hội Mẹ Việt Nam.

Trong tập Kỷ Yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ 1947-1997, tôi đă có dịp tŕnh bày về ‘Những tương quan của Giáo xứ Paris với các cộng đoàn khác’ một cách vắn gọn rằng : (trang 58-61)

Giáo Xứ là một thể chế của Giáo Hội, là đơn vị căn bản của cộng đoàn tín hữu. Để tồn tại, lớn lên và phát triển, Giáo Xứ được nuôi dưỡng bằng ‘đức mến Chúa và ḷng yêu người’. Ḷng yêu người biểu hiệu những tương quan giữa các tín hữu của Giáo Xứ với nhau và những tương quan của Giáo Xứ với các Cộng Đoàn khác. Kể từ ngày được chính thức thành lập với danh hiệu lá Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1946-1952), lớn lên với danh hiệu là Tổ Chức Truyền Giáo Việt Nam tại Pháp (1952-1977), và trưởng thành với danh hiệu Giáo Xứ Việt Nam vùng Paris (1977...), Giáo Xứ, qua các ban chấp hành vá Giám Đốc khác nhau, vẫn luôn luôn lưu tâm đến những tương quan với các thẩm cấp và Cộng Đoàn khác của Giáo Hội. Theo giáo luật hiện hành ở hai khoản 515,1 và 518, ba mối tương quan lớn hằng thắt chặt Giáo Xứ với Giáo Hội là :

• Tương quan của Giáo Xứ với các giáo phận và giáo xứ Pháp, nhất là Tổng Giáo Phận Paris.

• Tương quan của Giáo Xứ với các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam khác nhau ở hải ngoại.

• Tương quan của Giáo Xứ với Giáo Hội Mẹ Việt Nam.

 

1. Những liên hệ của Giáo Xứ Việt Nam với Tổng Giáo Phận Paris

Theo Giáo Luật hiện hành ‘khoản 515,1’, Giáo Xứ là một Cộng Đồng tín hữu được thiết lập một cách bền vững ở trong Giáo Hội địa phương mà việc săn sóc mục vụ được ủy thác cho Cha sở làm chủ chăn riêng, dưới quyền của giám mục địa phận.

Qua định nghĩa này, bổn phận căn bản của Giáo Xứ là xây dựng và phát triển Cộng Đồng tín hữu của Giáo Xứ dưới sự săn sóc của Cha sở. Đó là điều hiển nhiên. Nhưng một sứ mệnh khác không kém quan trọng cũng được nêu ra, đó là mối liên hệ của Giáo Xứ với giáo phận mà Giáo Luật dùng chữ Cộng Đồng bền vững ở trong Giáo Hội địa phương. Vậy tương quan đầu tiên của Giáo Xứ Việt Nam vùng Paris là với Giáo Phận Địa Phương Paris.

Trước năm 1977, dẫu không trực thuộc Tổng Giáo Phận Paris, nhưng Giáo Xứ có những tương quan mục vụ tốt đẹp với Giáo Hội Pháp.

• Bản điều lệ Liên Đoàn làm ngày 01.04.1946, sửa đổi ngày 05.04.1947, đă được Đức Cha Henri Chappoulie, TỔng Thư Kư Hàng Giám Mục Pháp duyệt và chuẩn y ngày 01.10.1947.

• Hai năm sau, cũng Đức Cha Henri Chappoulie, gởi thư cho Cha Trần Văn Hiến Minh khuyên các tuyên úy và ban trị sự liên đoàn ‘đến gặp Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Paris và bàn với Đức Cha Beaussart và Cha Rupp, coi sóc người ngoại quốc, về việc xác định đîa vị Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam đối với các phong trào công giáo tiến hành khác’.

• Trong ba ngày 2, 3, 4 tháng tám 1946, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp có tổ chức cho anh em công giáo Việt Nam cuộc đi dự ba ngày học hỏi của Thanh Lao Công Pháp mở tại Angers. Phái đoàn Việt Nam gồm hai anh lính thợ Nguyễn Vi Nhuần và Bùi Thùy và ba nhân viên trung ưöng của Liên Đoàn, các anh Trương Công Cừu, Trần Hữu Phương và Cha Cao Văn Luận.

Từ năm 1977, trực thuộc theo giáo luật vào giáo phận Paris và được nâng lên hàng Giáo Xứ theo tự sắc ‘Mục Vụ Ngoại Kiều’, Giáo Xứ Việt Nam Paris có những tương quan cơ cấu hơn với địa phận Paris

Những sự kiện cụ thể sau đây nói lên mối tương quan chặt chẽ của Giáo Xứ Việt Nam với Giáo Phận Paris :

1. Cha sở và Ban Giám Đốc thường xuyên gặp gỡ và dự các buổi họp của Giáo Phận hay của Hạt Ngoại Kiều.
2. Có nhiều giáo dân tham gia các Hội Đồng Mục Vụ, hoặc tham gia vào việc dậy giáo lư ở cấp giáo xứ hay địa phận. Các giáo dân Việt Nam này đa số rất được ái mộ.
3. Giáo Xứ tham dự các lễ đặc biệt tổ chức cho các cộng đoàn ngoại kiều như ‘lễ các quốc gia và các sắc tộc’.
4. Ngay khi mới về Paris nhận chức, Đức Hồng Y Jean Marie Lustiger, chủ nhật 01.09.1991 đă đến thăm cộng đoàn, dâng lễ và ban phép rửa tội cho 15 em nhỏ.
5. Hàng năm giáo phận Paris giúp quỹ điều hành của Giáo Xứ gần 200.000 Frs.
6. Hàng năm Giáo Xứ nộp lên địa phận bản báo các mục vụ và bản báo cáo tài chánh.
7. Hàng năm Giáo Xứ nộp lên địa phận sổ rửa tội và sổ hôn phối.
8. Hàng năm Đức Cha phụ Tá đặc trách Ngoại Kiều đến ban phép rửa tội cho anh chị em tân ṭng vào ngày lễ Phục Sinh.
9. Đặc biệt Cha Mai Đức Vinh và Chị Đào Kim Phượng đă đại diện cho Giáo Xứ trong công nghị của Giáo Phận Paris (synode de l’Eglise de Paris) kéo dài một năm, 10.1994-10.1995.
10. Chủ nhật 21.01.1995 tất cả ban Thường Vụ cùng với Cha Giám Đốc dự ngày họp mặt ‘các Hội Đồng Mục Vụ của các Giáo Xứ thuộc Tổng Giáo Phận Paris.
11. Ngoài ra Giáo Xứ luôn có tương quan tốt đẹp với các Giáo Phận (Pontoise, Nanterre, Saint Denis...) hay các Giáo Xứ Pháp (Ermont, Sarcelles...) liên hệ.

 

2. Những liên hệ của Giáo Xứ Việt Nam với các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại

Tiếp theo khoản 515, giáo luật khoản 518 cho phép thành lập những Giáo Xứ ṭng nhân (paroisse personnelle), dựa trên ngôn ngữ hay quốc tịch của các tín hữu. Giáo Xứ Việt Nam Paris được thành lập dựa theo khoản giáo luật này. Không lạ ǵ khi GXVN Paris đă và đang duy tŕ những tương quan chặt chẽ với các cộng đoàn công giáo Việt Nam khác tại Pháp và với Giáo Hội Mẹ Việt Nam.

Tương quan giữa trung ương Paris và các địa phương được xác định như sau trong bản nội qui 01.04.1946.

điều 5 : Mỗi tháng địa phương phải làm tờ tŕnh về tinh thần và t́nh h́nh anh em địa phương cho ban trị sự trung ương.

điều 6 : Mỗi kỳ ba tháng, ban trị sự trung ương phải làm tờ tŕnh các công việc cho hội đồng quản trị.

Các tương quan ấy được xác định rơ qua điều hai nói về mục đích của liên đoàn :

• Giúp đỡ hội viên là người công giáo giữ tṛn phận sự người giáo hữu và biết làm tông đồ Chúa.

• Huấn luyện hội viên về các phương diện : đạo lư, luân thường, công dân và xă hội.

• Gây t́nh bằng hữu mật thiết giữa anh chị em bên lương và bên giáo.

• Trợ giúp các hội viên và đồng bào về phần xác và phần hồn, khi đau ốm, lúc cùng khốn và khi qua đời.

• Cầu nguyện chung cho nhau, cho Đạo Thánh và cho nước nhà và tổ chức các cuộc du lịch bổ ích về đường đạo và xă hội. Từ 1975, với số người Việt Nam tại Pháp đông hơn, số các cộng đoàn mục vụ cũng tăng hẳn lên. Theo bản điều tra của tuyên úy đoàn, năm 1991 có 26 sở tuyên úy và 68 cộng đoàn trên 94 giáo phận tại Pháp. Tuyên úy đoàn hiện nay gồm 28 linh mục, 2 thầy phó tế, 1 sư huynh và 5 nữ tu (xem lịch phụng vụ của Giáo Xứ phát hành mỗi năm). Tương quan của Giáo Xứ Việt Nam Paris với các cộng đoàn công giáo Việt Nam khác tại Pháp đi vào tổ chức hơn.

•- Ở lănh vực tuyên úy có cuộc họp hàng năm của các tuyên úy Việt Nam tại Pháp.

•- Ở cấp quốc gia Pháp, Giáo Xứ Việt Nam Paris tham gia vào ba tổ chức của các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp : Ủy ban mục vụ giới trẻ, Ủy ban mục vụ giới trưởng thành và quỹ tương trợ cộng đoàn.

•- Không phải là lănh đạo, nhưng v́ là một đơn vị kỳ cựu nhất tại Pháp và ở hải ngoại, là một đơn vị duy nhất độc lập cho người tín hữu Việt Nam có tính chất thể nhân của một Giáo Xứ, và là một cộng đoàn đông đảo nhất về nhân lực, Giáo Xứ Việt Nam đă góp phần tích cực trong các hoạt động cụ thể của cộng đồng Việt Nam tại Pháp.

•- Các cuộc huấn luyện cán bộ công giáo tiến hành được tổ chức từ 1991 ở Lyon là nơi mà các ban đại diện mục vụ Paris thắt chặt sự cộng tác và t́nh huynh đệ với các đại biểu của các cộng đoàn bạn công giáo Việt Nam khác.

•- Các cuộc hành hương, đặc biệt là hành hương quốc gia Lộ Đức 1995, đă là dịp để các giáo dân Giáo Xứ Việt Nam Paris gặp gỡ các giáo dân Việt Nam khác tại Pháp để cầu nguyện cùng Đức Mẹ cho quê hương Việt Nam.

•- Ở cấp vùng Paris, hàng năm Giáo Xứ Việt Nam Paris cùng các cộng đoàn Việt Nam khác tổ chức chung lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và Lễ Lá.

 

3. Những liên hệ của Giáo Xứ Việt Nam với Giáo Hội Mẹ Việt Nam

Ở buổi đầu, từ những năm 40 đến 75, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam và Thừa Sai Công Giáo Việt Nam đều trực tiếp tùy thuộc hàng Giáo Phẩm của Giáo Hội Việt Nam. Ngày 26.03.1951, các Cha tuyên úy và 60 hội viên liên đoàn đă biên thơ ‘tỏ ḷng thành kính cùng các Đức Cha và xin các Đức Cha ban phép lành’.

•- Theo thơ đề ngày 28.04.51, Cha Trần Thái Đỉnh, chánh văn pḥng ṭa giám mục Bùi Chu biên cho Cha tuyên úy Trần Thanh Giản, ‘việc kiếm các Cha tuyên úy cho việt kiều Ba Lê sẽ được giải quyết trong kỳ hội đồng các Giám Mục tại Hà Nội đầu tháng 5 dưong lịch 1951’.

•- Thời Cha Nguyễn Quang Toán làm giám đốc, nhiều việc tương trợ bác ái giúp các nạn nhân băo lụt và chiến tranh đă được thực hiện, đặc biệt cho địa phận Huế.

•- Từ ngày lập, nhất là từ 1975 và hiện nay, Giáo Xứ là địa điểm đi lại của các giám mục, linh mục và tu sĩ Việt Nam khi các ngài có dịp qua Pháp. Đă có lần (vào năm 1995) có tới cả chục Đức Cha đến đồng tế cùng cầu nguyện với các giáo dân tại Giáo Xứ.

•- Từ năm 1990, Giáo Xứ Việt Nam Paris đă lập hội yểm trợ ơn gọi để góp phần cầu nguyện và tài chánh giúp các chủng viện tại Giáo Hội Mẹ Việt Nam.

•- Ngoài ra ấn hành và phổ biến sách vở công giáo cũng là việc mà Giáo Xứ Việt Nam Paris góp phần trực tiếp với Giáo Hội Mẹ Việt Nam trong việc ‘làm cho Hội Thánh phổ quát nên hữu h́nh tại địa sở của ḿnh’ (Hiến chế Hội Thánh, số 28B).

 

LỜI KẾT

Qua dụ ngôn về « Cây nho đích thật » [23 ], Chúa Giêsu đă hứa « việc thành sự » và « việc sai hoa kết quả » cho những ai ở trong Ngài. Ơ trong Chúa Giêsu, cụ thể là ở trong Giáo Hội, ở trong Địa Phận, ở dưới sự chỉ dẫn của Giám Mục, ở với Cộng đoàn Dân Chúa.

Giáo Xứ Việt Nam, từ ngày thành lập, quả thật đă và đang sinh sống và phát triển mạnh mẽ trong sự liên lạc mật thiết với Giáo Hội. Với một lịch sử 60 tuổi đời, Giáo Xứ đang đi vào tuổi trưởng thành. Với một sức sống luôn vươn lên, Giáo Xứ Việt Nam Paris luôn tươi mát, luôn cải tiến với những sinh hoạt dồi dào, theo sát những chỉ dẫn của Tổng Giáo Phận Paris. Giáo Xứ Việt Nam biết suy nghĩ, t́m ṭi để đưa cho ḿnh một tổ chức hữu hiện và đơn sơ, thực tế mà trong sáng, góp phần liên hệ với các cộng đoàn địa phương mà không quên nguồn gốc văn hóa Âu Lạc, Bách Việt, và tam giáo Á châu. Xin Chúa là Mục Tử Nhân Lành hướng dẫn Giáo Xứ để Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Paris luôn đi đúng đường, đi theo cửa chính, để luôn « được sống và sống dồi dào [24] ».

 

 

 

Paris, ngày 29 tháng 3 năm 2007
Trần Văn Cảnh

 


Ghi Chú

23- Phúc Âm Thánh Gioan, XV, 1-27

24- Phúc Âm Thánh Gioan, X,10


Mời đọc

1 2 3 4 5 6 7 8

Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.