MỤC VỤ HÔN NHÂN GIA Đ̀NH
GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

 

 

HolyFamily

 

CHƯƠNG 1

 

 

Mục vụ gia đ́nh theo
« Tông huấn Gia Đ́nh »

Trong phiên họp thành lập nhóm Mục Vụ Gia Đ́nh tối ngày 27.10.1995, cha Mai Đức Vinh đă mang giới thiệu với các thành viên một loạt thư mục về gia đ́nh. Đồng thời ngài cũng sơ lược tŕnh bày những nguyên tắc căn bản về mục vụ gia đ́nh, rút từ Tông huấn Gia đ́nh (Familiaris Consortio), làm nền sinh hoạt cho nhóm.

Từ ngày thành lập 1995 cho đến hôm nay 2007, trong những hoàn cảnh cụ thể địa phương của một giáo xứ ngoại kiều ở Paris, Nhóm Mục Vụ Gia Đ́nh đă sinh hoạt đều đặn và vẫn theo sát những nguyên tắc mục vụ gia đ́nh do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă chỉ dậy. Một vài thành viên trong nhóm đă tóm tắt bản văn Tông Huấn và học hỏi với nhau. Trước khi tŕnh bày những sinh hoạt mục vụ gia đ́nh đă được thực hiện trong thực tế, chúng tôi xin giới thiệu bản tóm tắt này.

Tông huấn Mục vụ Gia đ́nh (Familiaris Consortio), được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công bố ngày 22 tháng 11 năm 1981, là thủ bản đầy đủ về mục vụ gia đ́nh. Tông huấn gồm một nhập đề xác định ư nghĩa và vai tṛ của mục vụ gia đ́nh (số 1-3), một kết luận bày tỏ ư muốn thu hút sự chú ư của tất cả mọi người về những trách nhiệm của gia đ́nh Ki-tô hữu, và lời nài xin sự bảo trợ của Thánh Gia Na-da-rét (số 86) và 4 phần.

• Phần I : Ánh sáng và bóng tối nơi gia đ́nh ngày nay (số 4-10) • Phần II : Ư định của Thiên Chúa về hôn nhân gia đ́nh (số 11-16) • Phần III : Những bổn phận của gia đ́nh kytô hữu (số 17-64) • Phần IV : Mục vụ gia đ́nh : các giai đoạn, các cơ cấu, những người hữu trách và các hoàn cảnh đặc thù (số 65-85)

Nh́n qua nội dung này, một ư tưởng tự nhiên sẽ hiện ra là cấu trúc của tông huấn đă được thiết kế theo dàn bài dự án, đi qua bốn vấn nạn căn bản :

• Gia đ́nh hiện nay t́nh trạng ra sao ? Câu trả lời được tŕnh bày qua nhận định thực tại ở phần 1 về « Ánh sáng và bóng tối nơi gia đ́nh ngày nay » • Gia đ́nh phải được định hường thế nào ? Câu trả lời được tŕnh bày qua hướng đi phải theo ở phần 2 về « Ư định của Thiên Chúa về hôn nhân gia đ́nh » • Gia đ́nh phải làm những việc ǵ ? Câu trả lời được tŕnh bày qua chương tŕnh hành động ở phần 3 về « Những bổn phận của gia đ́nh kytô hữu » • Mục vụ gia đ́nh phải được tổ chức làm sao ? Câu trả lời được tŕnh bày qua tổ chức việc làm phải thực hiện ở phần 4 về « Mục vụ gia đ́nh : các giai đoạn, các cơ cấu, những người hữu trách và các hoàn cảnh đặc thù ».

Chúng ta hăy khởi đầu bằng việc xác định ư nghĩa và vai tṛ của mục vụ gia đ́nh.

 

1. Mục vụ gia đ́nh là ǵ ?

Mục vụ là một danh từ công giáo, bao gồm những công việc liên hệ đến trách nhiêm ba mặt của Hội Thánh, là 1- rao giảng lời Chúa, 2- cử hành các bí tích hoặc 3- phục vụ bác ái [4], nhằm chăm sóc và nuôi dưỡng đàn chiên giáo dân (đă hay chưa theo đạo) của mục tử, đặc biệt là mục tử giám mục và những người được ủy quyền chính thức của giám mục như các linh mục quản xứ, hoặc các linh mục, các tu sĩ và các giáo dân khác.

Mục vụ gia đ́nh là những công việc mục vụ liên quan đến gia đ́nh, do các thành phần dân chúa khác nhau, từ giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân đảm nhiệm, nhằm giúp các thành viên của gia đ́nh chuẩn bị và thực hiện tốt được những sứ mệnh, chức năng và bổn phận của ḿnh. Theo Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, gia đ́nh có bốn bổn phận chính, là : 1. Đào tạo một cộng đồng các ngôi vị; 2. Phục vụ sự sống; 3. Dự phần vào việc phát triển xă hội; 4. Dự phần vào đời sống và sứ mạng của Hội Thánh. Mục vụ gia đ́nh được thực hiện bằng lời nói và việc làm. Lời nói để thông cảm và việc làm đề giúp đỡ.

Câu nói sau đây có thể được coi là một định nghĩa về mục vụ gia đ́nh của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô, viết trong Tông Huấn Gia Đ́nh (Familiaris Consortio) rằng : “V́ biết rằng hôn nhân và gia đ́nh là một trong những điều thiện hảo quư giá nhất của nhân loại, Giáo Hội muốn ngỏ lời và đem lại sự nâng đỡ cho những người đă biết được giá trị của hôn nhân cũng như gia đ́nh và đang cố gắng sống trung thành với giá trị đó, cho những người đang sống trong ngập ngừng âu lo và đang đi t́m chân lư, cho những người đang bị ngăn cản cách bất công, không được tự do sống những dự phóng của gia đ́nh họ. Trong khi đem lại sự nâng đỡ cho nhóm thứ nhất, ánh sáng cho nhóm thứ hai và sự trợ giúp cho nhóm người thứ ba, Hội Thánh muốn đem thân phục vụ mọi người đang bận tâm lo lắng cho số phận của hôn nhân và gia đ́nh.

Giáo Hội đặc biệt ngỏ lời với các bạn trẻ đang chuẩn bị dấn thân trên con đường hôn nhân và gia đ́nh, ngơ hầu mở ra cho họ những chân trời mới bằng cách giúp họ khám phá ra vẻ đẹp và sự cao cả của ơn gọi sống t́nh yêu phục vụ cho sự sống ”[5].

Trong ít hàng sau, cũng một định nghĩa đă được đề nghị một cách rơ ràng hơn rằng : Mục vụ gia đ́nh là “Bận tâm mục vụ của Hội Thánh không phải chỉ giới hạn vào các gia đ́nh Ki-tô hữu gần nhất, nhưng bằng cách mở rộng chân trời theo tầm trái tim của Đức Ki-tô, Hội Thánh sẽ tỏ ra c̣n tích cực hơn đối với toàn thể các gia đ́nh nói chung và cách riêng là các gia đ́nh đang sống trong những t́nh cảnh khó khăn và ngoại lệ. Đối với tất cả mọi gia đ́nh ấy, Hội Thánh sẽ là một lời nói của sự thật, của nhân hậu, của cảm thông, của hy vọng, của sự chia sẻ sâu xa với những khó khăn lắm khi bi đát của họ: Hội Thánh muốn cống hiến cho tất cả mọi gia đ́nh một sự giúp đỡ vô vị lợi để họ có thể đến gần với mẫu gia đ́nh mà Đấng Tạo Hoá đă muốn ngay từ "khởi đầu" và Đức Ki-tô đă canh tân bằng ân sủng cứu chuộc của Người [6].

 

2. Gia đ́nh hiện nay t́nh trạng ra sao ?

Ba lư do cụ thể thúc đẩy Đức Gioan Phaolô II viết thông điệp về mục vụ gia đ́nh. Thứ nhất là để làm theo lời đề nghị của các nghị phụ Thượng Hội Đồng Giám Mục, họp từ ngày 26.9 đến 25.10 1981, tại Rô-ma. “Các nghị phụ đă đồng thanh yêu cầu tôi đứng ra diễn giải cho nhân loại biết mối ưu tư sống động của Hội Thánh đối với gia đ́nh và nêu lên những định hướng thích hợp để canh tân mục vụ trong lănh vực này, một lănh vực căn bản của đời sống con người và của sinh hoạt Hội Thánh. Tôi thi hành trách vụ ấy bằng cách công bố Tông huấn này, như một phương thức đặc biệt để chu toàn tác vụ tông đồ đă được trao phó cho tôi ”[7]. Thứ hai là v́ ư thức của Hội Thánh về sứ mệnh mục vụ gia đ́nh của ḿnh : “Hội Thánh, v́ biết rằng lợi ích của xă hội và lợi ích riêng của ḿnh đều được liên kết mật thiết với lợi ích của gia đ́nh, nên đă ư thức một cách mạnh mẽ và bức thiết rằng, ḿnh có sứ mạng công bố cho mọi người biết ư định Thiên Chúa về hôn nhân và gia đ́nh, bằng cách bảo đảm cho hôn nhân và gia đ́nh có được sức sống tràn đầy cũng như sự thăng tiến về phương diện nhân bản cũng như Ki-tô giáo, và như thế là góp phần vào việc canh tân xă hội và canh tân Dân Thiên Chúa. (số 3). Thứ ba là v́ t́nh cảnh hiện nay của các gia đ́nh. T́nh cảnh ấy “là một sự pha trộn giữa bóng tối và ánh sáng [8].

Ngài đặc biệt lưu tâm đến lư do thứ ba về hoàn cảnh hiện nay của các gia đ́nh, vừa có những khía cạnh tích cực vừa có những khía cạnh tiêu cực.

Tích cực, là những khía cạnh cho thấy ơn cứu độ của Đức Ki-tô đang tác động trong thế gian :

• một ư thức sống động hơn về tự do cá nhân,

• một sự chú ư nhiều hơn đến phẩm chất của các tương quan liên vị trong hôn nhân, đến sự nâng cao phẩm giá phụ nữ, đến sự sinh sản có trách nhiệm, đến việc giáo dục trẻ em;

• ư thức về nhu cầu phải phát triển những liên hệ giữa các gia đ́nh để giúp đỡ lẫn nhau về mặt tinh thần và vật chất,

• khám phá lại sứ mạng Hội Thánh riêng biệt của gia đ́nh và trách nhiệm của gia đ́nh trong việc xây dựng một xă hội công b́nh hơn

Tiêu cực là những khía cạnh cho thấy sự chối từ của con người chống lại t́nh thương của Thiên Chúa :

• một quan niệm sai lầm trên lư thuyết và thực hành về sự độc lập giữa hai vợ chồng,

• những mập mờ rất trầm trọng về tương quan uy quyền của cha mẹ đối với con cái,

• những khó khăn cụ thể trong việc lưu truyền các giá trị như nhiều gia đ́nh đă cảm nghiệm,

• con số các vụ ly dị gia tăng,

• vết thương về sự phá thai, việc dùng các phương pháp tuyệt sản ngày càng nhiều, việc h́nh thành một năo trạng đích thị là năo trạng chống thụ thai.

Ba nguyên nhân căn bản gây nên những hiện tượng tiêu cực của gia đ́nh đă được Đức Gioan Phaolô II nêu ra. Đó là sự suy đồi trong quan niệm và trong kinh nghiệm về tự do, sự thiếu thốn về vật chất và tinh thần trong các nước thuộc thế giới thứ ba, và óc hưởng thụ ích kỷ trong các nước giàu có.

Trước t́nh trạng này, rất nhiều việc khẩn thiết phải làm :

Trước nhất, “Tất cả Hội Thánh có bổn phận phải suy tư và dấn thân sâu xa để nền văn hoá mới đang ló dạng được thấm nhuần Tin Mừng cách thâm sâu, để các giá trị chân thật được nh́n nhận, để các quyền của người nam người nữ được bảo vệ và để công lư được thăng tiến ngay trong các cơ cấu của xă hội ”[9].

Sau nữa, “Hội Thánh đi t́m chân lư, mà chân lư không phải bao giờ cũng trùng hợp với quan niệm của số đông. Hội Thánh nghe theo lương tâm chứ không nghe theo quyền lực và bằng cách đó, Hội Thánh bảo vệ những người nghèo và những người bị khinh dễ. Hội Thánh có thể dựa vào việc nghiên cứu xă hội và thống kê khi việc ấy tỏ ra hữu ích để hiểu được bối cảnh lịch sử, trong đó Hội Thánh phải thi hành việc mục vụ, và để biết rơ sự thật hơn; nhưng đừng nghĩ rằng việc nghiên cứu ấy đă là sự diễn tả cảm thức Đức tin ”[10].

Nhưng căn bản và quyết liệt hơn cả là “trước hết và thật chính đáng, xem xét đến nơi đến chốn dự án nguyên thuỷ của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đ́nh [11] . Đâu là hướng đi mà Thiên Chúa đă xếp đặt cho gia đ́nh ? Và theo hướng đi ấy, gia đ́nh phải làm những việc ǵ ?

 

3. Gia đ́nh phải được định hướng thế nào ?

Thực tại gia đ́nh hiện nay có những khía cạnh tích cực và tiêu cực. Trong những khía cạnh tích cực cấn phát triển hơn, « người ta thấy có một ư thức sống động hơn về tự do cá nhân và một sự chú ư nhiều hơn đến phẩm chất của các tương quan liên vị trong hôn nhân, đến sự nâng cao phẩm giá phụ nữ, đến sự sinh sản có trách nhiệm, đến việc giáo dục trẻ em ; thêm vào đó là ư thức về nhu cầu phải phát triển những liên hệ giữa các gia đ́nh để giúp đỡ lẫn nhau về mặt tinh thần và vật chất, cũng như khám phá lại sứ mạng Hội Thánh riêng biệt của gia đ́nh và trách nhiệm của gia đ́nh trong việc xây dựng một xă hội công b́nh hơn »[12].

Những khía cạnh tiêu cực được nh́n ra qua những triệu chứng rơ rệt như quan niệm sai lầm về sự độc lập giữa hai vợ chồng, sự mập mờ rất trầm trọng về tương quan uy quyền của cha mẹ đối với con cái, những khó khăn cụ thể trong việc lưu truyền các giá trị luân lư, con số các vụ ly dị gia tăng, vết thương về sự phá thai, việc dùng các phương pháp tuyệt sản ngày càng nhiều, việc h́nh thành một năo trạng đích thị là năo trạng chống thụ thai.

Phân tích kỹ những hiện tượng tiêu cực trên, người ta thấy ba nguyên nhân căn bản là sự suy đồi trong quan niệm và trong kinh nghiệm về tự do, sự thiếu thốn về những nhu cầu cơ bản vật chất và tinh thần trong các nước thuộc thế giới thứ ba, và óc hưởng thụ ích kỷ trong các nước giàu có.

Để giảm thiểu những khía cạnh tiêu cực, phải loại trừ những nguyên nhân của chúng. Mỗi nguyên nhân đều có những phương dược trị liệu. Nhưng trị liệu tổng quát, căn bản và quyết liệt hơn cả là “xem xét đến nơi đến chốn dự án nguyên thuỷ của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đ́nh [13]. Đó là nội dung đă được phần thứ hai của Tông Huấn Gia Đ́nh đề cập đến để xác định rơ rệt hướng đi của mục vụ gia đ́nh là : ” Ư ĐỊNH CỦA THIÊN CHÚA VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA Đ̀NH ”[14]

Ư định của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đ́nh đă được biểu lộ qua nhiều hoàn cảnh và diễn tả khác nhau :

1. Con người, h́nh ảnh của Thiên Chúa t́nh yêu. Thiên Chúa đă tạo dựng con người theo h́nh ảnh Ngài, giống như họa ảnh của Ngài. Khi v́ yêu thương mà kêu gọi con người bước vào cuộc sống, Ngài cũng đồng thời mời gọi họ sống cho t́nh yêu [15]

2. Hôn nhân và sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người. Sự hiệp thông yêu thương giữa Thiên Chúa và loài người, tức nội dung căn bản của mặc khải và của kinh nghiệm sống đức tin nơi dân Ít-ra-en, được diễn tả cách đầy ư nghĩa trong giao ước ngày cưới giữa người nam và người nữ [16].

3. Đức Giê-su Ki-tô hôn phu của Hội Thánh và bí tích hôn nhân. Sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và con người được hoàn tất vĩnh viễn nơi Đức Giê-su Ki-tô, vị Hôn Phu yêu thương và hiến ḿnh làm Đấng cứu độ nhân loại bằng cách kết hiệp nhân loại với Người như chính thân ḿnh Người. Người mặc khải sự thật nguyên thuỷ của hôn nhân, sự thật của "thuở ban đầu" và khi giải phóng con người khỏi tâm hồn chai đá, Người làm cho con người có khả năng thực hiện sự thật này một cách trọn vẹn [17].

4. Con cái, ơn huệ rất quư báu của hôn nhân. Theo ư định của Thiên Chúa, hôn nhân là nền tảng cho một cộng đoàn rộng lớn hơn, tức là gia đ́nh, v́ chính định chế hôn nhân và t́nh yêu vợ chồng đều quy hướng về việc truyền sinh và giáo dục con cái, làm nên triều thiên cho định chế và t́nh yêu ấy [18].

5. Gia đ́nh, cộng đoàn hiệp thông những ngôi vị. Ngay giữa ḷng cuộc sống hôn nhân và gia đ́nh, toàn bộ những tương quan liên vị được dệt nên - những tương quan về t́nh vợ chồng, t́nh phụ mẫu, t́nh con thảo, t́nh anh em - qua những tương quan ấy, mỗi ngôi vị được dẫn đưa vào trong "gia đ́nh nhân loại" và "gia đ́nh Thiên Chúa" là Hội Thánh [19].

6. Hôn nhân và trinh khiết. Sự trinh khiết và độc thân v́ Nước Thiên Chúa, không làm giảm bớt chút nào phẩm giá của hôn nhân, ngược lại, chúng giả thiết phải có phẩm giá ấy và củng cố nó. Hôn nhân và sự trinh khiết là hai cách thức để diễn tả cùng một mầu nhiệm duy nhất về giao ước giữa Thiên Chúa với Dân Ngài. Ở đâu không có sự kính trọng đối với hôn nhân, cũng không thể nào có được sự trinh khiết tận hiến. Ở đâu người ta không nh́n tính dục con người như là ân sủng lớn lao của Đấng Tạo hoá, th́ ở đó việc từ bỏ tính dục v́ Nước Trời cũng mất đi ư nghĩa của nó [20].

Tóm kết lại, điếu căn bản và quan trọng của ư định của Thiên Chúa về hôn ngân là “Nhờ tính cách bí tích của hôn nhân, đôi bạn được liên kết với nhau một cách chặt chẽ không thể tháo gỡ được. Khi người này thuộc về người kia, họ thực sự biểu lộ tương quan giữa Đức Ki-tô với Hội Thánh Ngài, qua dấu chỉ bí tích ”[21]. Nói khác đi, "T́nh yêu vợ chồng bao gồm một toàn thể tính trong đó có đủ mọi yếu tố cấu tạo nên ngôi vị : tiếng gọi của thân xác và của bản năng, sức mạnh của cảm năng và của ḷng yêu mến, khát vọng của tinh thần và của ư chí; t́nh yêu ấy nhắm đến một sự hiệp nhất sâu xa về ngôi vị, một sự hiệp nhất, vượt qua sự kết hợp thành một thân xác, đưa đến chỗ chỉ c̣n một trái tim, một linh hồn ; t́nh yêu ấy đ̣i hỏi sự bất khả phân ly và sự trung thành trong việc trao hiến cho nhau một cách dứt khoát, mở ngơ cho việc sinh sản [22]. Nhưng trong thực tế đa tạp hàng ngày, một câu hỏi luôn được đặt ra cho gia đ́nh và các phần tử của nó : cụ thể phải làm ǵ ?

 

4. Gia đ́nh phải làm những việc ǵ?

Theo ư định nguyên thủy của Thiên Chúa, hôn nhân đi về hướng t́nh yêu toàn thể của vợ chồng”, t́nh yêu này, v́ là t́nh yêu bất khả phân ly và trung thành, trong đó, vợ chồng trao hiến cho nhau một cách dứt khoát và mở ngơ ra cho việc sinh sản, tức là tạo lập ra một gia đ́nh kitô hữu. Theo ư định đó, « không những gia đ́nh khám phá ra "căn tính" của nó, cái nó "là", mà c̣n khám phá ra "sứ mạng" của nó, cái nó có thể và phải "làm".

Căn tính của gia đ́nh là « theo ư định của Thiên Chúa, gia đ́nh kết thành "cộng đoàn thân mật của sự sống và t́nh yêu", nên gia đ́nh có sứ mạng phải mỗi lúc một trở nên cái nó là, nghĩa là một cộng đoàn của sự sống và t́nh yêu đang vươn lên và sẽ hoàn tất trong Nước Thiên Chúa - như mọi thực tại được sáng tạo và cứu chuộc ».

Từ căn tính « t́nh yểu » ấy, bốn bổn phận của gia đ́nh đă được đưa ra ánh sáng : 1. Đào tạo một cộng đồng các ngôi vị; 2. Phục vụ sự sống; 3. Dự phần vào việc phát triển xă hội; 4. Dự phần vào đời sống và sứ mạng của Hội Thánh.

 

41. Đào tạo một cộng đồng các ngôi vị [23]

Với căn tính t́nh yêu, « Gia đ́nh, được thiết lập do t́nh yêu và được sinh động cũng do t́nh yêu, là một cộng đồng các ngôi vị : đôi bạn là nam và nữ, cha mẹ và con cái, họ hàng ». Trên nền tảng « là một cộng đồng các ngôi vị, gồm đôi bạn nam nữ, con cái, cha mẹ họ hàng » gia đ́nh có những việc chính yếu sau đây phải làm :

• trung thành sống thực tại của sự hiệp thông

• sụ hiệp thông vợ chồng là sự hiệp nhất không thể phân ly

• một sự hiệp thông mở rộng gia đ́nh giữa cha mẹ và con cái, giữa những anh chị em trong nhà với nhau, giữa những người bà con gần và những thành phần khác của gia đ́nh

• một sự chú ư đặc biệt cho người phụ nữ, cho các quyền lợi và vai tṛ của họ trong gia đ́nh và xă hội

• sự b́nh đẳng về quyền lợi và phẩm giá giữa người nam và người nữ trong sinh hoạt Hội Thánh

• loại bỏ hẳn những kỳ thị xúc phạm đến phẩm giá phụ nữ

• người nam được mời gọi sống sự tự hiến của ông trong vai tṛ là chồng và là cha

• một sự chú ư đặc biệt cho đứa con, quí chuộng sâu xa đối với phẩm giá ngôi vị của nó, kính trọng thật to lớn đối với những quyền lợi của nó

• một sự kính trọng đặc biệt và một t́nh yêu thương to lớn đối với những người cao niên

 

42. Phục vụ sự sống [24]

Sang sứ mệnh thứ hai, « mà mục tiêu căn bản của gia đ́nh là phục vụ cho sự sống, là thực hiện trong lịch sử lời chúc lành của Thiên Chúa lúc khởi nguyên, thực hiện bằng việc thông truyền h́nh ảnh Thiên Chúa từ người này sang người khác trong hành động truyền sinh »[25], hai lănh vực quan trọng cần lưu ư : lănh vực truyền sinh và lănh vực giáo dục. Trong lănh vực truyền sinh, những việc sau đây cần phải làm :

• bảo vệ sự sống, để ư định của Thiên Chúa được thể hiện ngày một trọn vẹn hơn

• xây dựng mối liên hệ bất khả phân ly giữa sự kết hợp và truyền sinh, như là Thiên chúa đă muốn và con người không thể tự ư bẻ găy, trong cái nh́n toàn vẹn về con người và về ơn gọi của nó

• Hội Thánh không mỏi mệt trong việc loan truyền quy tắc luân lư nhằm hướng dẫn sự truyền sinh có trách nhiệm, đặc biệt cho những người phối ngẫu đang gặp khó khăn

• Hội Thánh ngày nay cần phải cố gắng để khơi dậy những xác tín và cống hiến một sự trợ giúp cụ thể cho những ai muốn sống việc làm cha làm mẹ một cách thật sự có trách nhiệm.

Trong lănh vực giáo dục, những công việc phải làm cũng không kém phần quan trọng :

• Quyền và bổn phận giáo dục của cha mẹ

• Giáo dục theo chiều hướng các giá trị chính yếu của đời người : giáo dục t́nh yêu, giáo dục tính dục, giáo dục đức khiết tịnh

• Sứ mạng giáo dục và bí tích hôn nhân : giáo dục cho con cái một nhân cách theo quan điểm Ki-tô giáo và Hội Thánh

• cha mẹ là những người đầu tiên loan báo Tin Mừng cho con cái.

• Tương quan và cộng tác với các cấp giáo dục khác, cả về phía dân sự lẫn phía Hội Thánh

• Phải tuyệt đối bảo đảm cho cha mẹ được quyền chọn một nền giáo dục phù hợp với đức tin của họ.

• Phục vụ sự sống bằng nhiều h́nh thức : mở ḷng ra quảng đại đón nhận những đứa con của các gia đ́nh khác, trông nom những trẻ em mất cha mẹ hoặc bị cha mẹ bỏ rơi

 

43. Dự phần vào việc phát triển xă hội [26]

Trong sứ mệnh thứ ba, theo đó, « v́ bản chất và ơn gọi của nó, thay v́ đóng khung trên chính ḿnh, gia đ́nh rộng mở đến những gia đ́nh khác và đến xă hội, và chu toàn vai tṛ xă hội của ḿnh »[27], Đức Gioan Phao lô đă nêu ra những công việc phải làm sau đây :

• Đời sống gia đ́nh : tiếp đón nồng nhiệt, gặp gỡ và đối thoại, quảng đại sẵn sàng phục vụ vô vị lợi và tương trợ sâu xa

• Vai tṛ xă hội : phải dấn thân cho nhiều công cuộc phục vụ xă hội, cách riêng là lo cho những người nghèo và trong mọi trường hợp, lo cho những người và những t́nh cảnh mà các tổ chức từ thiện và cứu tế công cộng không thể lo hết được.

• Can thiệp chính trị: chính các gia đ́nh là những kẻ đầu tiên phải làm sao để các luật lệ và cơ chế của nhà nước không những đừng làm tổn thương các quyền lợi và bổn phận của gia đ́nh, nhưng c̣n nâng đỡ và bảo vệ chúng một cách tích cực.

• Xă hội không được thiếu sót trong bổn phận nền tảng của nó là tôn trọng và thăng tiến gia đ́nh

• Hội Thánh công khai và mạnh mẽ đứng ra bảo vệ các quyền của gia đ́nh đă soạn ra một "hiến chương những quyền lợi của gia đ́nh"

• Ân sủng và trách nhiệm của gia đ́nh Ki-tô hữu : gia đ́nh Ki-tô hữu được mời gọi làm chứng cho mọi người thấy sự tận tâm quảng đại và vô vị lợi của ḿnh đối với những vấn đề xă hội, mà ưu tiên là lo cho những người nghèo và những người bị bỏ rơi.

• Phải cộng tác để thực hiện một trật tự quốc tế mới, v́ chỉ có qua sự liên đới toàn cầu người ta mới có thể nhắm tới và giải quyết được những vấn đề khổng lồ và bi thảm về công b́nh trên thế giới, về tự do của các dân tộc, về hoà b́nh của nhân loại.

 

44. Dự phần vào đời sống và sứ mạng của Hội Thánh[28]

« Giữa các trách nhiệm căn bản của gia đ́nh Ki-tô hữu, có một trách nhiệm có thể nói là có tính cách Hội Thánh, v́ trách nhiệm này đặt gia đ́nh vào chỗ phục vụ cho việc xây dựng Nước Thiên Chúa trong lịch sử, bằng cách dự phần vào cuộc sống và sứ mạng của Hội Thánh. ..Gia đ́nh này trở thành một "Hội Thánh thu nhỏ" (Ecclesia domestica), đến nỗi, theo cách của nó, gia đ́nh là một h́nh ảnh sống động và là một biểu hiện lịch sử của chính mầu nhiệm Hội Thánh »[29]. Đó là sứ mệnh thứ tư của gia đ́nh, mà nếu lấy Đức Kitô làm qui chiếu, trong ba tư cách của Ngài, là tiên tri, là tư tế và là vua, gia đ́nh kitô hữu, v́ là kitô hữu, phải thực hiện những ǵ hàm chứa trong ba tư cách ấy. Nói như vậy, gia đ́nh Ki-tô hữu phải là :

• Cộng đồng tin và loan báo Tin Mừng : vai tṛ tiên tri gia đ́nh kitô. Gia đ́nh có nghĩa vụ tạo môi trường cho Tin Mừng được truyền đạt ; trở thành chủng viện đầu tiên và tuyệt hảo cho ơn gọi sống đời tận hiến v́ Nước Thiên Chúa ; từ bên trong, gia đ́nh đă có thể chu toàn được một h́nh thức hoạt động thừa sai cho những thành phần chưa tin ; và với bên ngoài, ít ra là trong một thời gian nào đó, đi tới các miền truyền giáo để loan báo Tin Mừng bằng cách phục vụ con người với t́nh yêu của Đức Giê-su Ki-tô.

• Cộng đồng đối thoại với Thiên Chúa : vai tṛ tư tế thánh hoá của gia đ́nh kitô. Gia đ́nh Ki-tô hữu được mời gọi tự thánh hoá và thánh hoá cộng đồng Hội Thánh và thế giới ; có một linh đạo hôn nhân và gia đ́nh thật đích thực và sâu xa; linh đạo này được gợi hứng từ các chủ đề về sáng tạo, giao ước, thập giá, phục sinh và dấu chỉ bí tích ; "B́nh thường bí tích Hôn Nhân phải được cử hành trong thánh lễ" ; Bí tích Thánh Thể chính là nguồn mạch của hôn nhân Ki-tô giáo ; Thực hành bí tích hoán cải và giao hoà ; Kinh nguyện gia đ́nh ; cha mẹ Ki-tô hữu có bổn phận đặc biệt phải giáo dục đức tin cho con cái ; Kinh nguyện phụng vụ chung với Hội Thánh và kinh nguyện riêng trong gia đ́nh ; kinh nguyện là phần thiết yếu của đời sống Ki-tô hữu, nhưng không chạy trốn các trách nhiệm thường ngày

• Cộng đồng phục vụ con người : vai tṛ vương đế của gia đ́nh kitô. Gia đ́nh Ki-tô hữu được luật mới của Thánh Thần sinh động, hướng dẫn và được mời gọi sống "thừa tác vụ" v́ t́nh yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân trong sự hiệp thông mật thiết với Hội Thánh là dân tộc vương đế ; Được lệnh truyền mới của t́nh yêu sinh động và nâng đỡ, gia đ́nh Ki-tô hữu tiếp đón, kính trọng, phục vụ mọi người, luôn luôn nh́n mọi người trong phẩm giá của họ như những ngôi vị và như con cái Thiên Chúa.

Tóm kết lại, những việc mà các phần tử của gia đ́nh và gia đ́nh, trong tính cách tập thể của nó, phải làm th́ rất đa tạp và phong phú. Nhưng chúng có thể qui tụ vào bốn nhóm công việc, cũng là bốn nhóm trách nhiệm và sứ mệnh của gia đ́nh : 1- Đào tạo một cộng đồng các ngôi vị, 2- Phục vụ sự sống, 3- Dự phần vào việc phát triển xă hội và 4- Dự phần vào đời sống và sứ mạng của hội thánh, như là một cộng đồng tin và loan báo Tin Mừng, một cộng đồng đối thoại với Thiên Chúa và một cộng đồng phục vụ con người.

Làm sao giúp các gia đ́nh thoát khỏi những hoành hành hiện nay là : 1- sự suy đồi trong quan niệm và trong kinh nghiệm về tự do, 2- sự thiếu thốn về vật chất và tinh thần trong các nước thuộc thế giới thứ ba và 3- óc hưởng thụ ích kỷ trong các nước giàu có ? Làm sao giúp các gia đ́nh nhận ra đường hướng nguyên thủy của Thiên Chúa, hoàn tất được sứ mệnh của ḿnh, và thực hiện được những công việc phải làm ? Đó là những vấn nạn mà Mục Vụ Gia Đ́nh phải t́m ra câu trả lời !

 

5. Phải tổ chức mục vụ gia đ́nh làm sao ?

Để chấn chỉnh những khía cạnh tiêu cực và thăng tiến những khía cạnh tích cực của gia đ́nh hiện nay, Hội Thánh nhận thấy nhu cầu phải cấp bách can thiệp mục vụ để nâng đỡ gia đ́nh, « v́ chắc chắn trong tương lai, việc loan báo Tin Mừng phần lớn tùy thuộc nơi Hội Thánh tại gia đ́nh ». Đó là lư do khiến Tông huấn Gia Đ́nh đưa ra một kế hoạch hành động gọi là mục vụ gia đ́nh, mà đường hướng và mục tiêu là thực hiện dự án nguyên thuỷ của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đ́nh và chương tŕnh bao gồm những hành động đă được chất chứa trong căn tính và trong các sứ mệnh của gia đ́nh.

Kế hoạch này « không phải chỉ giới hạn vào các gia đ́nh Ki-tô hữu gần nhất, nhưng bằng cách mở rộng chân trời theo tầm trái tim của Đức Ki-tô, Hội Thánh sẽ tỏ ra c̣n tích cực hơn đối với toàn thể các gia đ́nh nói chung và cách riêng là các gia đ́nh đang sống trong những t́nh cảnh khó khăn và ngoại lệ. Đối với tất cả mọi gia đ́nh ấy, Hội Thánh sẽ là một lời nói của sự thật, của nhân hậu, của cảm thông, của hy vọng, của sự chia sẻ sâu xa với những khó khăn lắm khi bi đát của họ: Hội Thánh muốn cống hiến cho tất cả mọi gia đ́nh một sự giúp đỡ vô vị lợi để họ có thể đến gần với mẫu gia đ́nh mà Đấng Tạo Hoá đă muốn ngay từ "khởi đầu" và Đức Ki-tô đă canh tân bằng ân sủng cứu chuộc của Người »[30].

Kế hoạch này nhấn mạnh đến bốn khía cạnh của mục vụ gia đ́nh : giai đoạn, cơ cấu, người trách nhiệm và hoàn cảnh đặc thù.

 

51. Các giai đoạn MVGĐ

Gia đ́nh tiến triển theo ba giai đoạn : chuẩn bị của thời kỳ đính hôn, cử hành bí tích hôn phối và bước đường hằng ngày tiến tới việc thực hiện tuần tự các giá trị và bổn phận của hôn nhân. Mục vụ gia đ́nh cần có một kế hoạch hành động theo ba giai đoạn tiến triển ấy : mục vụ chuẩn bị hôn nhân, cử hành bí tích hôn phối và mục vụ sau hôn lễ.

 

511. Mục vụ chuẩn bị hôn nhân [31]

Nhận thấy rằng nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống gia đ́nh đă xuất phát từ sự kiện các bạn trẻ không c̣n nhận ra được phẩm trật đúng đắn của các giá trị, không c̣n những tiêu chuẩn chắc chắn để xử thế, và do đó, họ không c̣n biết làm sao để đương đầu và giải quyết các khó khăn trong đời sống gia đ́nh. Đàng khác, kinh nghiệm cho thấy được rằng, các bạn trẻ được chuẩn bị chu đáo cho đời sống gia đ́nh, cách chung sẽ thành công hơn các bạn khác. Bởi vậy, việc chuẩn bị hôn nhân là cần thiết và phải được xem xét và thực hiện theo một tiến tŕnh tuần tự và liên tục. Tiến tŕnh này gồm ba giai đoạn chính: chuẩn bị xa, chuẩn bị gần và chuẩn bị liền trước bí tích.

Việc chuẩn bị xa bắt đầu từ thời thơ ấu ghi khắc cho các em ḷng quí chuộng đối với mọi giá trị nhân bản đích thực, và đặc biệt đối với các Ki-tô hữu, c̣n phải có một sự đào tạo vững chắc về đời sống thiêng liêng và giáo lư, để hiểu được rằng hôn nhân là một ơn gọi và là một sứ mạng đích thực, nhưng vẫn không loại trừ khả năng tận hiến cho Thiên Chúa trong ơn gọi linh mục hoặc tu sĩ.

Việc chuẩn bị gần gồm một sự chuẩn bị chuyên biệt về các bí tích, một sự chuẩn bị cho đời sống lứa đôi và một sự chuẩn bị cho công cuộc tông đồ gia đ́nh, cho t́nh huynh đệ và sự cộng tác với các gia đ́nh khác, cho việc tích cực hội nhập vào các nhóm, các hiệp hội, các phong trào và các sáng kiến có mục đích đem lại thiện ích nhân bản và Ki-tô giáo cho gia đ́nh.

Việc chuẩn bị liền trước cuộc cử hành bí tích phải diễn ra trong nhiều tháng và nhất là trong những tuần cuối trước lễ cưới, mà nội dung là đi vào việc đào sâu về mầu nhiệm Chúa Ki-tô và Hội Thánh, về ư nghĩa của ân sủng và của trách nhiệm gắn liền với hôn nhân Ki-tô giáo, đó là chưa kể tới việc chuẩn bị để tham dự tích cực vào nghi lễ phụng vụ hôn phối. Sự chuẩn bị này nên thực hiện qua những « khoá chuẩn bị », trong đó phải xác định những yếu tố cần thiết không thể thiếu được về nội dung, về thời lượng và về phương pháp, tạo quân b́nh cho những khía cạnh khác nhau có liên hệ tới hôn nhân - như giáo lư, sư phạm, luật pháp, y học - và xếp đặt thế nào để giúp cho những người sắp lập gia đ́nh, không những chỉ được đào sâu thêm về hiểu biết, mà c̣n cảm thấy được thúc đẩy để hội nhập một cách tích cực vào trong cộng đồng Hội Thánh.

 

512. Cử hành bí tích hôn phối [32]

Hôn nhân Ki-tô giáo đ̣i hỏi phải theo luật cử hành phụng vu, để diễn tả tính cách xă hội và cộng đồng, nơi bản chất Hội Thánh và bí tích của khế ước hôn nhân giữa hai người đă rửa tội. Xét như dấu chỉ, việc cử hành phụng vụ phải diễn ra thế nào để ngay cả trong thực tế bên ngoài của nó, có thể kết thành một sự công bố Lời Chúa và một sự tuyên xưng đức tin của cộng đồng các tín hữu. Xét như hành vi bí tích của Hội Thánh, việc cử hành phụng vụ hôn phối phải lôi cuốn được cả cộng đồng Ki-tô hữu, với sự tham dự trọn vẹn, tích cực và có trách nhiệm của mọi người đang hiện diện, tùy theo chỗ đứng và vai tṛ của ḿnh : đôi bạn, linh mục, các nhân chứng, cha mẹ, bạn hữu, các tín hữu khác, nói tắt là mọi thành phần của một cộng đoàn đang biểu lộ và sống mầu nhiệm Đức Ki-tô và của Hội Thánh Ngài.

Cử hành bí tích hôn phối và Phúc Âm hoá những người đă rửa tội nhưng chưa có ḷng tin. Ḷng tin của những người thỉnh cầu Hội Thánh chúc lành cho hôn nhân của họ, có thể ở nhiều mức độ khác nhau, cho nên các chủ chăn có bổn phận trước hết phải giúp họ khám phá lại đức tin, nuôi dưỡng đức tin và đưa đức tin đến chỗ trưởng thành. Có những người đính hôn thỉnh cầu cử hành lễ cưới ở nhà thờ v́ những nguyên do xă hội hơn là tôn giáo thực sự.

Dựa trên mức độ đức tin của những người đính hôn để cho phép hay không cho phép cử hành hôn phối ở nhà thờ, điều đó có thể đưa đến những nguy cơ trầm trọng : trước hết là nguy cơ có những phê phán thiếu cân nhắc hoặc kỳ thị; rồi nguy cơ tạo ra những sự nghi ngờ về tính cách thành sự của nhiều cuộc hôn nhân đă cử hành, và như thế, không phải là không gây thiệt hại nặng nề cho các cộng đồng Ki-tô hữu, rồi c̣n gây nên những âu lo không chính đáng cho lương tâm các đôi bạn. Người ta cũng sẽ rơi vào mối nguy phủ nhận hoặc hoài nghi tính cách bí tích của rất nhiều cuộc hôn nhân nơi những anh em không hiệp thông trọn vẹn với Hội Thánh.

Ngược lại, nếu sau khi đă cố gắng hết cách mà các người đính hôn vẫn công khai và rơ ràng phủ nhận những điều Hội Thánh muốn thực hiện khi cử hành hôn nhân cho những người đă rửa tội, th́ vị chủ chăn các linh hồn không được chấp nhận cử hành hôn lễ cho họ.

 

513. Mục vụ sau hôn lễ [33]

Trong việc mục vụ sau hôn lễ, ưu tư đặc biệt hướng về các gia đ́nh hợp lệ mà ta gọi chung là các gia đ́nh trẻ. Hội Thánh phải quan tâm giáo dục cho họ biết sống t́nh yêu vợ chồng cách hữu trách, trong tương quan với các đ̣i hỏi về hiệp thông và phục vụ sự sống, cũng như dạy cho họ biết hoà hợp t́nh thân mật của tổ ấm gia đ́nh với trách nhiệm quảng đại chung của mọi người trong việc xây dựng Hội Thánh và xă hội nhân loại. Khi có con cái, đôi bạn trở thành một gia đ́nh theo nghĩa tṛn đầy và chuyên biệt, lúc đó Hội Thánh vẫn c̣n phải gần gũi hai cha mẹ để giúp đỡ họ đón nhận con cái và yêu mến chúng như ân huệ sự sống được lănh nhận từ Thiên Chúa, vui vẻ chấp nhận vất vả để phục vụ cho chúng lớn lên về mặt nhân bản và Ki-tô giáo

 

52. Những cơ cấu của MVGĐ [34]

Mục vụ gia đ́nh - một h́nh thức mục vụ đặc thù và chuyên biệt - t́m thấy nơi chính Hội Thánh, nguyên tắc hoạt động và khuôn mẫu trách nhiệm, qua các cơ cấu chính yếu sau đây :

Cộng đồng Hội Thánh và cách riêng giáo xứ : mỗi cộng đồng giáo xứ, phải ư thức mạnh mẽ về ân sủng và trách nhiệm đă nhận được từ Chúa để cổ vơ mục vụ gia đ́nh. Mọi chương tŕnh mục vụ được tổ chức, ở mọi cấp độ, không bao giờ được lướt bỏ mục vụ gia đ́nh. Một trong những sáng kiến đáng khuyến khích là việc thành lập những nhóm nghiên cứu các vấn đề gia đ́nh và các khoá đào tạo về thần học và mục vụ gia đ́nh, mở ra cho các linh mục , tu sĩ và giáo dân với phần đóng góp nghiệp vụ của họ trong việc giúp đỡ các gia đ́nh (về y khoa, luật pháp, tâm lư, xă hội, giáo dục).

Gia đ́nh : Qua hôn nhân được nâng lên hàng bí tích của những người đă được rửa tội, Chúa Kitô trao cho các đôi bạn Ki-tô hữu một sứ mạng tông đồ riêng biệt, để sai phái họ như những người thợ trong vườn nho của Người, và một cách đặc biệt, trong cánh đồng gia đ́nh.

Họ chu toàn việc tông đồ này trước hết trong gia đ́nh riêng của họ, bằng cách làm chứng qua một đời sống đúng theo luật Chúa dưới mọi khía cạnh, bằng việc đào tạo về mặt giáo lư Ki-tô giáo cho con cái, giúp chúng trưởng thành trong đức tin, giáo dục đức khiết tịnh, chuẩn bị cho chúng vào đời, săn sóc để chúng tránh những nguy hiểm về ư thức hệ và luân lư mà chúng đang bị đe dọa, giúp chúng hội nhập cách tiệm tiến và hữu trách vào cộng đồng Hội Thánh và cộng đồng dân sự, giúp đỡ và góp ư cho chúng trong khi chọn lựa ơn gọi, giúp đỡ lẫn nhau giữa các phần tử trong gia đ́nh để cùng được lớn lên về mặt nhân bản và Ki-tô giáo và nhiều điều khác nữa.

Ngoài ra, việc tông đồ gia đ́nh c̣n được triển nở dưới h́nh thức những công tác bác ái về tinh thần cũng như vật chất đối với các gia đ́nh khác, cũng như đối với những người đau ốm, già cả, tàn tật, mồ côi, goá bụa, những người chồng, những người vợ bị bỏ rơi, những người mẹ độc thân và những người mẹ trong t́nh huống khó khăn, đang bị cám dỗ loại bỏ đứa con c̣n trong bào thai, v.v...

Các Hiệp Hội gia đ́nh nhằm phục vụ các gia đ́nh : Đó là các cộng đồng Hội Thánh, các nhóm và rất nhiều phong trào đang dấn thân vào mục vụ gia đ́nh theo những cách thế khác biệt và với những danh hiệu và mức độ khác nhau, để ư rằng mỗi tổ chức đều có những đặc điểm, mục tiêu, cách kết nạp và phương pháp riêng.

Vai tṛ của những hiệp hội này là làm dấy lên nơi các tín hữu một ư thức bén nhạy về sự liên đới, là tạo điều kiện thuận lợi cho một nếp sống được gợi hứng do Tin Mừng và do đức tin của Hội Thánh, là đào tạo cho lương tâm của mọi người biết theo giá trị Ki-tô giáo chứ không theo các tiêu chuẩn của ư kiến đám đông, là khuyến khích các công cuộc bác ái đang hướng về việc giúp đỡ lẫn nhau hay hướng về người khác với một tinh thần cởi mở có sức làm cho các gia đ́nh Ki-tô hữu trở thành thật sự là nguồn sáng đích thực và là men lành mạnh cho các gia đ́nh khác.

Rất đáng ước mong rằng, với một ư thức mạnh mẽ về công ích, các gia đ́nh Ki-tô hữu cũng tích cực dấn thân ở mọi mức độ, vào những hiệp hội khác không thuộc Hội Thánh. Một số trong các hiệp hội này nhằm bảo vệ, thông truyền và cứu văn các giá trị luân lư, văn hoá đích thực của dân tộc mà họ là thành phần, nhằm phát triển ngôi vị con người, bảo vệ các bà mẹ và trẻ em về mặt y khoa, pháp luật và xă hội, thăng tiến chính đáng các phụ nữ, gia tăng t́nh liên đới tương trợ, hiểu biết những vấn đề gắn liền với việc điều hoà sinh sản có trách nhiệm theo những phương pháp tự nhiên phù hợp với phẩm giá con người và giáo lư của Hội Thánh. Một số hiệp hội khác lại nhằm kiến tạo một thế giới công b́nh và nhân bản hơn, cổ vơ những luật pháp công b́nh tạo thuận lợi cho một trật tự xă hội thích hợp có sự kính trọng trọn vẹn phẩm giá cũng như mọi quyền tự do chính đáng của cá nhân và của gia đ́nh, trên b́nh diện quốc gia cũng như quốc tế, hoặc nhằm cộng tác với học đường và các tổ chức bổ túc cho việc giáo dục trẻ em, và nhiều hiệp hội khác.

 

53. Những người có trách nhiệm trong MVGĐ [35]

Ngoài chính gia đ́nh - vừa là đối tượng vừa là chủ thể trước hết của mục vụ gia đ́nh - c̣n phải nhắc đến những người hữu trách chính yếu khác trong ngành mục vụ đặc biệt này.

Các Giám Mục và các Linh Mục : Người chịu trách nhiệm đầu tiên về mục vụ gia đ́nh trong giáo phận chính là Giám mục. Như một người cha và chủ chăn ngài phải đặc biệt lo lắng cho ngành này, chắc chắn là ngành ưu tiên của mục vụ. Các Giám mục được giúp đỡ cách đặc biệt do các linh mục mà trách nhiệm của họ - như THĐGM đă chính thức nhấn mạnh - tạo thành một phần cốt yếu trong tác vụ của Hội Thánh đối với hôn nhân và gia đ́nh. Cũng phải nói thế về các phó tế khi họ được trao nhiệm vụ về ngành mục vụ này.

Trách nhiệm của các vị ấy không những mở rộng trên các vấn đề luân lư và phụng vụ, nhưng c̣n cả trên các vấn đề cá nhân và xă hội. Các vị phải nâng đỡ gia đ́nh trong các khó khăn và đau khổ của nó, bằng cách đứng bên cạnh các phần tử của gia đ́nh, giúp họ biết nh́n cuộc sống dưới ánh sáng Tin Mừng.

Nam Nữ Tu Sĩ : Nam nữ tu sĩ, và những người tận hiến nói chung, có thể góp phần vào công tác tông đồ gia đ́nh, đặc biệt là vấn đề quan tâm tới các trẻ em, nhất là những trẻ em bị bỏ rơi, không được chấp nhận, mồ côi, nghèo khổ hay tàn tật; và họ có thể làm điều đó bằng cách thăm viếng các gia đ́nh và săn sóc bệnh nhân; tạo những tương quan đầy kính trọng và bác ái với những gia đ́nh thiếu vắng, đang gặp khó khăn hoặc phân tán; tŕnh bày giáo huấn và đưa ra những lời khuyên để chuẩn bị cho các bạn trẻ bước vào hôn nhân, và giúp cho các đôi bạn trong vấn đề truyền sinh thật sự có trách nhiệm; giúp đỡ các gia đ́nh mở cửa đón nhận người khác một cách giản dị và chân t́nh, để các gia đ́nh có thể gặp được ở đó cảm thức về Thiên Chúa, sự ham thích cầu nguyện và hồi tâm, tấm gương cụ thể về một đời sống trong t́nh bác ái và niềm vui huynh đệ giữa các thành phần trong đại gia đ́nh Thiên Chúa.

Những giáo dân chuyên môn : Các giáo dân chuyên môn (y sĩ, luật gia, tâm lư gia, các trợ tá xă hội, các cố vấn v.v.) có thể hỗ trợ các gia đ́nh với tính cách cá nhân, hoặc trong công tác của những hiệp hội hay các tổ chức khác nhau, để góp phần soi sáng, cố vấn, định hướng và nâng đỡ.

Những người sử dụng và nhân viên truyền thông xă hội : Những phương tiện truyền thông xă hội "thường tác động sâu xa trên t́nh cảm và trí tuệ, luân lư lẫn tôn giáo của những người sử dụng", nhất là các người trẻ. Chúng có thể tạo một ảnh hường hữu ích cho đời sống và những thói quen của gia đ́nh cũng như cho việc giáo dục trẻ em, nhưng đồng thời chúng cũng giấu ẩn "những cạm bẫy và nguy hiểm mà người ta không thể coi thường",và chúng cũng có thể trở nên phương tiện - đôi khi thật đáng tiếc được vận dụng một cách khéo léo và có hệ thống như vẫn xảy ra trong nhiều nước trên thế giới - để chuyên chở những ư thức hệ phá hoại hay những nhăn quan lệch lạc về cuộc sống, gia đ́nh, tôn giáo, luân lư, khinh thường phẩm giá và định mệnh con người.

V́ thế Hội Thánh cũng có bổn phận phải không ngừng dành mọi quan tâm cho các hạng nhân viên ấy, đồng thời khuyến khích và nâng đỡ những người công giáo cảm thấy ḿnh được kêu gọi và có khả năng để dấn thân vào các ngành tế nhị này.

Về vấn đề này, Đức Phao-lô VI đă viết: "Các nhà sản xuất phải nhận biết và tôn trọng những đ̣i hỏi của gia đ́nh. Điều đó giả thiết đôi khi họ phải rất can đảm và lúc nào cũng phải ư thức trách nhiệm rất cao. Thật vậy, họ phải tự ngăn cấm ḿnh về... tất cả những ǵ có thể làm tổn thương đến gia đ́nh trong sự hiện hữu, bền vững, quân b́nh và hạnh phúc; v́ mọi điều phương hại đến các giá trị căn bản của gia đ́nh - dù là tự do luyến ái hay những sự bạo hành, biện hộ cho sự ly dị hay những thái độ chống xă hội của người trẻ - đều là một sự phương hại cho thiện ích đích thực của con người.

 

54. MVGĐ trong những hoàn cảnh khó khăn [36]

Những hoàn cảnh đặc thù : Chẳng hạn như gia đ́nh di dân t́m việc làm, gia đ́nh những người bị bó buộc phải vắng mặt lâu ngày, như quân nhân, thuỷ thủ, du mục đủ loại, gia đ́nh tù nhân, những người tị nạn hay bị lưu đầy; những gia đ́nh giữa đô thị mà thực tế lại sống bên lề; các gia đ́nh không nhà cửa; các gia đ́nh không đầy đủ, chỉ có cha hoặc chỉ có mẹ; những gia đ́nh có con bị tàn tật hay nghiện ma tuư; những gia đ́nh có người nghiện rượu; những gia đ́nh bị tách khỏi môi trường văn hoá và xă hội của họ, hay có nguy cơ mất môi trường ấy; những gia đ́nh bị kỳ thị v́ chính trị hay v́ những lẽ khác; những gia đ́nh bị xâu xé v́ ư thức hệ; những gia đ́nh không thể dễ dàng tiếp xúc với giáo xứ; những gia đ́nh bị bạo hành hay bị ngược đăi v́ đức tin; những gia đ́nh vị thành niên; những người già cả không hiếm khi phải sống trong cô đơn và thiếu những phương tiện cần thiết để sinh sống.

Nh́n chung, đó là gia đ́nh đang đối đầu với những khó khăn thật sự, thường ngoài ư muốn và do những đ̣i hỏi đủ loại. Mục vụ gia đ́nh ở đây không chỉ là cần trợ giúp nhưng c̣n cần một hành động hiệu quả trên dư luận quần chúng và nhất là trên cơ cấu văn hoá, kinh tế, luật pháp nhằm loại bỏ tối đa những nguyên cớ sâu xa gây khó khăn cho họ.Trong tất cả những t́nh cảnh ấy, đừng bao giờ sao nhăng kinh nguyện là nguồn mạch ánh sáng và sức mạnh, đồng thời cũng là lương thực nuôi dưỡng niềm hy vọng Ki-tô giáo.

Các cuộc hôn nhân hỗn hợp : Có ba trường hợp :

Hôn nhân giữa người Công giáo và người đă rửa tội trong các hệ phái khác : Các cuộc hôn nhân giữa những người công giáo và những người được rửa tội trong các hệ phái khác, mặc dù mang một sắc thái đặc biệt, vẫn có nhiều yếu tố cần được tôn trọng và phát huy, hoặc v́ giá trị nội tại của chúng hoặc v́ chúng có thể góp phần cho phong trào đại kết.

Hôn nhân giữa người công giáo và người chưa rửa tội nhưng có tuyên xưng một tôn giáo : người phối ngẫu không rửa tội có tuyên xưng một tôn giáo, những xác tín của người ấy phải được kính trọng, theo những nguyên tắc trong tuyên ngôn "Nostra Aetate" của Công Đồng Va-ti-ca-nô II về các tương quan với các tôn giáo ngoài Ki-tô giáo.

Hôn nhân giữa người công giáo và người chưa rửa tội và lại không tuyên xưng một tôn giáo nào khác : Đối với những cuộc hôn nhân này, các Hội Đồng Giám Mục và các Giám Mục cần liệu những phương sách mục vụ thích đáng, nhằm bảo đảm việc bảo vệ đức tin của người phối ngẫu công giáo và bảo vệ việc tự do thể hiện đức tin, nhất là về bổn phận người ấy phải làm hết sức để con cái được rửa tội, và giáo dục theo đức tin công giáo. Người phối ngẫu công giáo cũng phải được nâng đỡ mọi cách để biết cố gắng đem lại chứng tá đích thực về đức tin và đời sống công giáo ngay trong gia đ́nh Ki-tô hữu.

Hoạt động mục vụ trong một vài hoàn cảnh trái qui tắc. Giữa những thay đổi nhanh chóng về văn hoá ngày nay, thật đáng tiếc những chuyện trái qui tắc này đang lan tràn ngay cả giữa những người công giáo, gây một thiệt hại nghiêm trọng cho cơ chế gia đ́nh và xă hội mà gia đ́nh là tế bào căn bản. Năm hoàn cảnh đă được tŕnh bày :

a. Hôn nhân thử : Hội Thánh không thể chấp nhận loại kết hợp này. Hôn nhân giữa hai người đă rửa tội là biểu tượng thực sự cho việc kết hợp giữa Đức Ki-tô và Hội Thánh, một sự kết hợp không thể nào có tính cách tạm bợ hay "để thử", nhưng là trung tín đời đời; như thế, giữa hai người đă rửa tội, chỉ có thể có một hôn nhân bất khả phân ly

b. Những vụ chung sống không hôn nhân : Đây là trường hợp lôi cuốn sự chú tâm của các vị chủ chăn. Phải chú tâm tới những yếu tố khác biệt đưa tới t́nh trạng ấy, để nhờ tác động trên những yếu tố nguyên nhân để có thể giảm bớt được các hậu quả. Từng trường hợp một; phải để tâm, với sự kín đáo và tôn trọng, t́m cách đến với những người đang chung sống như thế, kiên nhẫn khai sáng cho họ, đón nhận họ với t́nh bác ái, đem lại cho họ một chứng tá về gia đ́nh Ki-tô hữu, nói cách khác là làm tất cả những ǵ có thể đưa họ tới chỗ hợp thức hoá t́nh cảnh của họ.

c. Những người công giáo kết hôn mà chỉ có hôn phối dân sự : Hội Thánh vẫn không thể chấp nhận t́nh trạng ấy. Hoạt động mục vụ nhằm giúp cho người ta chấp nhận rằng nhất thiết phải có sự đi đôi giữa sự chọn lựa đời sống và đức tin họ tuyên xưng, mục vụ cũng phải cố gắng làm tất cả những ǵ có thể làm được để đưa người ấy tới chỗ hợp thức hoá t́nh cảnh của họ theo các nguyên tắc Ki-tô giáo.

d. Những người ly thân và những người ly dị không tái hôn : cCứng tích của họ về sự trung thành và về sự ăn khớp của ḿnh với đời sống Ki-tô hữu có một giá trị thật đặc thù đối với thế giới và Hội Thánh hơn bao giờ hết, Hội Thánh phải đem lại cho họ một sự giúp đỡ đầy khích lệ ưu ái, và cho họ tham dự các bí tích, không một cản trở nào

e. Những người ly dị tái hôn : Hội Thánh không thể bỏ mặc những người, đă được kết hợp trong dây bí tích hôn phối, nay lại muốn cưới người khác. Nên Hội Thánh phải cố gắng không biết mỏi mệt để đem các phương tiện cứu rỗi của ḿnh cho họ sử dụng. Bằng một ḷng bác ái rộng lớn, tất cả sẽ làm thế nào để họ không cảm thấy bị ĺa xa Hội Thánh, v́ là những người đă được rửa tội, không những họ có thể mà c̣n phải dự phần vào đời sống Hội Thánh.

Những người không gia đ́nh. Trong thế giới hiện nay có một số đông người thật bất hạnh v́ không thể có liên hệ ǵ với cái mà ta quen gọi là gia đ́nh đúng nghĩa. Đối với những người đang sống trong sự nghèo khổ cùng cực, đến nỗi không thể có gia đ́nh, phải hành động thật can đảm để t́m ra cả trên b́nh diện chính trị, những cách giải quyết có thể giúp họ vượt lên khỏi t́nh trạng liệt nhược phi nhân bản ấy. Đối với những người không có gia đ́nh tự nhiên, th́ càng phải mở rộng hơn nữa các cánh cửa của đại gia đ́nh Hội Thánh. Đại gia đ́nh này mang một khuôn mặt cụ thể, trong gia đ́nh giáo phận và giáo xứ, trong các cộng đồng căn bản và trong các phong trào tông đồ. Trong thế giới ngày nay không ai vô gia đ́nh: Hội Thánh là nhà và gia đ́nh của tất cả mọi người, cách riêng là của những ai "đang lao đao và gánh nặng".

 

Kết luận

Để kết luận Tông Huấn, Đức Gioan Phaolô II đă bày tỏ ư muốn thu hút sự chú ư của tất cả mọi người về những trách nhiệm của gia đ́nh Ki-tô hữu, và nài xin sự bảo trợ của Thánh Gia Na-da-rét. Ngài viết : « Tương lai của nhân loại sẽ đến qua gia đ́nh. Thế nên thật trọng yếu và cấp bách, tất cả mọi người thiện chí đều phải hết sức ḿnh để bảo vệ và thăng tiến các giá trị và các đ̣i hỏi của gia đ́nh… Đặc biệt các con cái Hội Thánh phải nỗ lực một cách đặc biệt cho vấn đề này. Trong đức tin, họ đă được hiểu biết đầy đủ về ư nghĩa kỳ diệu của Thiên Chúa, nên họ càng có lư do để lưu tâm tới thực tế gia đ́nh, trong thời đại của chúng ta, thời đại thử thách và ân sủng. ..Họ phải yêu mến gia đ́nh một cách đặc biệt hơn cả. Đó là một mệnh lệnh cụ thể và gắt gao. Yêu mến gia đ́nh nghĩa là quí chuộng các giá trị và khả năng của gia đ́nh, luôn t́m cách thăng tiến các giá trị và khả năng ấy…Ngoài ra, các Ki-tô hữu c̣n có bổn phận phải loan báo cách vui tươi và xác tín, "Tin Mừng" về gia đ́nh, v́ một cách tuyệt đối, gia đ́nh đang c̣n và măi măi vẫn c̣n cần nghe và cần hiểu ngày càng sâu sắc hơn, những lời đích thực mặc khải cho gia đ́nh biết chân tính của nó, những tiềm năng và tầm quan trọng sứ mạng gia đ́nh trong xă hội loài người và trong Hội Thánh Thiên Chúa… Sau cùng tôi tha thiết kêu gọi tất cả Ki-tô hữu hăy thật ḷng và can đảm cộng tác với tất cả những người thiện chí đang thể hiện trách nhiệm của họ đối với các gia đ́nh.

Kết luận sứ điệp mục vụ này, một sứ điệp muốn thu hút sự chú ư của tất cả mọi người về những trách nhiệm, tuy nặng nề nhưng lôi cuốn, của gia đ́nh Ki-tô hữu, giờ đây tôi tha thiết nài xin sự bảo trợ của Thánh Gia Na-da-rét »[37].

 

 

Paris, ngày 18 tháng 10 năm 2007
Trần Văn Cảnh

 


Ghi Chú

4- ĐGH Bênêđictô XVI, Thông điệp “Thiên Chúa là t́nh yêu“, ngày 25.12.2005, số 25a

5- ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn gia đ́nh, ngày 22.11.1981, số 1

6- Ibidem, số 65.

7- Ibidem, số 2

8- Ibidem, số 6

9- Ibidem, số 8

10- Ibidem, số 9

11- Ibidem, số 10

12- ĐGH Gioan Phaolô II, Tông Huấn Gia Đ́nh, ngày 22.11.1981, số 6

13- Ibidem, số 10

14- Ibidem, số 11-16

15- Ibidem, số 11

16- Ibidem, số 12

17- Ibidem, số 13

18- Ibidem, số 14

19- Ibidem, số 15

20- Ibidem, số 16

21- Ibidem, số 13

22- Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Sự sống con người, 1968, số 9

23- Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, sđd, số 18-27

24- Ibidem, số 28-41

25- Ibidem, số 28

26- Ibidem, số 42-48

27- Ibidem, số 42

28- Ibidem, số 49-64

29- Ibidem, số 49

30- ĐGH Gioan Phaolô II, Tông huấn gia đ́nh, ngày 22.11.1981, số 65

31- Ibidem, số 66

32- Ibidem, số 67-68

33- Ibidem, số 69

34- Ibidem, số 70-72

35- Ibidem, số 73-76

36- Ibidem, số 77-85

37- Ibidem, số 86.

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.