MỤC VỤ HÔN NHÂN GIA Đ̀NH
GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

 

 

HolyFamily

 

CHƯƠNG 9

 

 

TẠM KẾT LOẠT BÀI
« GIÁO XỨ VIỆT NAM PARIS 60 NĂM HỒNG ÂN »

 

 

Xin chân thành cám ơn quí độc giả đă theo dơi loạt bài « Giáo Xứ Việt Nam Paris : 60 năm Hồng ân », khởi đăng từ ngày thứ năm 15.02.2007, giáp tết ĐINH HỢI trên http://www.giaoxuvnparis.org/home.htm và http://vietcatholic.net/news/. Từ ngày ấy, 37 bài chính, mô tả đời sống của giáo xứ theo mô h́nh tổ chức mục vụ cổ điển trong những lănh vực văn hoá, xă hội, … đă được liên tục gởi đến bạn đọc vào mỗi thứ năm. Thêm vào đó, 35 bài phụ, tường thuật những lễ hội trong năm. Đề tài sinh hoạt mục vụ của một giáo xứ nói chung và của một giáo xứ việt nam, như giáo xứ Paris, nói riêng rất phong phú. Ba mươi bảy bài chính và ba mươi lăm bài phụ, vị chi tất cả 72 bài, chỉ mới là một sơ thảo, chỉ mới mô tả được một khía cạnh. Nhưng thời gian có hạn. Năm 2007 sẽ chấm dứt trong vài tuần lễ nữa. Đó là lư do khiến người viết xin phép độc giả được ngưng loạt bài chính vào hôm nay, thứ năm 13.12.2007. Nhưng trước khi chấm dứt, người viết xin thân thưa đôi lời tạm biệt.

 

1. Như một giáo dân của Giáo xứ

Trong bài 1, ngày 15.02.2007, người viết đă xác định hoàn cảnh và vị thế của ḿnh. Đó là hoàn cảnh mừng 60 năm thành lập Giáo Xứ và trong bầu khí lễ hội “Năm Hồng Ân” của giáo xứ. Vị thế là vị thế của một giáo dân trong giáo xứ :

« Ngày 01/10/1947 Giáo Xứ Việt Nam Paris đă được Giáo quyền Pháp chính thức công nhận dưới danh hiệu Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp. Đến nay, 2007, Giáo xứ đă tṛn 60 năm tuổi đời.

Mở đầu ĐẠI HỘI MỤC VỤ kỳ II-2007 vào Chúa Nhật 17.12.2006, Đức Ông Mai Đức Vinh, Giám Đốc Giáo Xứ, đề nghị với Cộng Đoàn đặt tên cho năm 2007, năm mà Giáo Xứ Việt Nam Paris hiện diện vừa chẵn 6O năm, là năm HỒNG ÂN và một chương tŕnh mục vụ gồm 9 sinh hoạt quan trọng.

Trong dịp kỷ niệm quan trọng này, như một thành phần của Giáo Xứ, vui mừng v́ Giáo Xứ của ḿnh đă nhờ HỒNG ÂN mà tồn tại được 60 năm trong đời sồng đức tin vững mạnh và đă hội nhập đức tin công giáo vào văn hoá Việt Nam, xin mời bạn vào thăm loạt bài « Giáo Xứ Việt Nam Paris : 60 năm Hồng Ân ».

Người viết giáo dân này là một người hành động hơn là một nhà nghiên cứu hay một người giảng dậy. Nhà nghiên cứu , như lời Đức Cha Bùi Tuần, th́ phải có một kiến thức nền tương đối vững, một kiến thức mở tương đối rộng và một kiến thức mới tương đối rơ (GM Bùi Tuần, Viết luận án tiến sĩ, Vietcatholic.net, ngày 16.11.2007). Vai tṛ nhà nghiên cứu là phải mở ra một kiến thức mới rơ. Người viết loạt bài này không hề có tham vọng mang ra một kiến thức mới nào về giáo xứ. Giáo xứ đă và sẽ làm việc ấy, qua hai tác phẩm « Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, 1947-1997 », đă xuất bản năm 1997 và « Giáo Xứ Việt Nam Paris » sẽ xuất bản.

Người viết bản thân là một nhà giáo, nhưng chỉ là nhà giáo ở trường đời, dậy các học sinh hay sinh viên về những môn trần thế. Trong lănh vực tôn giáo, thần học, mục vụ, người viết chỉ là một người giáo dân chập chững đi t́m chân lư, loạng quạng thực hành đức tin, vấp ngă trên đường tu đức. Biết ḿnh như vậy, người viết chỉ với ḷng thành, muốn nghe theo tiếng gọi của chủ chăn, góp sức, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, xây dựng cho cộng đoàn và nói theo lời của Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Ḥa, trả món nợ đức tin mà ḿnh đă nhận (ĐC Phaolô Nguyễn Văn Ḥa chia sẻ Lời Chúa lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, tại Giáo Xứ Việt Nam Paris, Vietcatholic.net, ngày 19.11.2007).

Nhưng, v́ gốc là người nghiên cứu và là nhà giáo, người viết cũng biết rằng những kinh nghiệm sống thực tế dẫu tản mạn, những sinh hoạt cụ thể dẫu thiếu sót, chắc chắn sẽ là những chất liệu mà nhà nghiên cứu cần đến để tổng hợp hầu tạo thành một kiến thức mới và nhà giảng dậy xử dụng để thảo ra những nguyên tắc tổng quát. Người viết trong thực tế, xác nhận ḿnh là một người có ít nhiều thực hành mục vụ dưới sự hướng dẫn của các giáo sĩ trong Ban Giám Đốc và trong sự bày vẽ cộng tác huynh đệ của các bằng hữu giáo dân trong tổ chức của Giáo Xứ, từ Ban Thường Vụ, Ban Cố Vấn, đến các Địa Điểm và Đơn Vị Công Giáo Tiến Hành.

Với tiếp cận thiên về hành động như vậy, người giáo dân này viết loạt bài « Giáo Xứ Việt Nam Paris 60 năm Hồng Ân » trong một tinh thần tích cực, xậy dựng và học hỏi. Tích cực, v́ người viết biết rằng giáo xứ vẫn có nhiều điều bất toàn, nhưng giáo xứ cũng có những điều tích cực, những kết quả đáng được khuyến khích, đặc biệt là 1- tương quan thân thiết với Giáo Hội Mẹ Việt Nam, 2- sống đức tin và 3- hội nhập đức tin công giáo vào văn hoá việt nam. Đó là lư do khiến người viết dám « Hy vọng rằng qua loạt bài này, bạn đọc sẽ khám phá ra tương quan thân thiết giữa Giáo xứ Việt Nam Paris và Giáo Hội Việt Nam. Bạn đọc cũng sẽ có dịp thấy được sự nhiệt t́nh hăng say và sự tỉnh thức liên tục của giáo sĩ và giáo dân việt nam paris trong việc sống, bảo tŕ và phát triển đức tin cũng như việc hội nhập đức tin công giáo vào văn hoá việt nam,.. »

Với tinh thần xây dựng, người viết tuyệt đối cấm ḿnh phê b́nh và chỉ trích, v́ biết rằng xây dựng th́ rất khó mà phê b́nh chỉ trích th́ rất dễ. Vả nữa những phê b́nh chỉ trích, đa số, chỉ làm thoả măn tác giả mà không giúp ích ǵ được cho cộng đoàn. Ấy là chưa nói đến việc chỉ trích chỉ gây ra hận thù chia rẽ, chỉ đưa đến ganh tương, phá rối. Đă quá dủ những khó khăn, những phá rối đến từ bên ngoài, nếu từ bên trong lại thêm những chia rẽ, phá rối, ganh tương, hận thù nữa, th́ e rằng giáo xứ khó bề phát triển !

Qua loạt bài « Giáo Xứ Việt Nam Paris 60 năm Hồng Ân », người viềt học hỏi được rất nhiều. V́ những thắc mắc đặt ra khi viết, người viết bắt buộc phải t́m đọc về giáo lư, về giáo luật, về giáo sử, về các tài liệu công đồng và giáo hoàng và lịch sử Giáo Hội nói chung. Nhờ những gặp gỡ, những đối thoại, những sách đọc, người viết khám phá được nhiều điều ḿnh chưa biết về tổ chức giáo xứ, về giáo hội việt nam, về giáo hội Á châu.

Tiếp cận hành động, tinh thần học hỏi, người viết đă đặc biệt xử dụng phương pháp mô tả. Mô tả trước hết và duy nhất là mô tả những sự kiện, thực sự đă xẩy ra. Nhiều cách thức mô tả đă được xử dụng : theo thời gian, giai đoạn ; theo đề tài, khía cạnh ; theo yếu tố cấu tạo ; theo dụng cụ xử dụng ; theo nguyên nhân, kết quả ; theo tiến tŕnh dự án « xem hiện tại, xét tương lai, làm lại bây giờ ». Đôi khi có xen vào một vài cảm tưởng, một vài nhận xét, nhưng chính yếu là mô tả sự kiện. Sư mô tả này có nhiều bất toàn đến từ khả năng thậu nhận giới hạn, đến từ trí nhớ mau quên, đến từ cá tính chủ quan, nhưng nó luôn luôn được thúc đẩy bới một cố gắng làm tốt hơn.

Phương pháp mô tả có thể đưa đến những kết quả rất bất ngờ, nhất là trong tiến tŕnh quyết định và hành động. Trong bài « Sứ mệnh của Hội Đồng mục vụ », người viết đă mô tả 7 kết quả mà những mô tả tư vấn có thể đưa đến cho người có trách nhiệm phải quyết định và hành động. « Những công việc tư vấn này cũng đă được các vị trong Ban Cố Vấn thực hiện cho Ban Giám Đốc, Ban Thường Vụ và cho Hội Đồng Mục Vụ :

1. chỉ lắng nghe, quyết định tự khắc nh́n ra ;
2. lắng nghe và gợi ư phân tâm, quyết định tụ khắc t́m ra ;
3. đặt vấn đề, cho thông tin, hoặc tạo dịp quan sát vấn đề và từ từ hướng đến một quyết định ;
4. giúp thảo luận nhóm, để nhóm tự t́m lấy quyết định ;
5. quyết định gần như đă lấy, nhưng c̣n nghi ngại, giúp nh́n ra vấn đề minh bạch, giúp lấy quyết định rơ rệt và t́m ra cách hành động hữu hiệu ;
6. quyết định đă lấy, nhưng mục tiêu không xác định rơ rệt, chương tŕnh không minh bạch, tiêu chuẩn không xác định, phương tiện, phương pháp và dụng cụ không đầy đủ, tóm lại không biết làm làm sao, chỉ bày cho làm, đào tạo người làm ;
7. quyết định đă lấy, nhưng không biết làm, không có người làm và cũng không có giờ làm, xin làm giùm.

Nói ra lời thân thưa tạm biệt thứ nhất này, người viết chỉ muốn bày tỏ cái giới hạn của ḿnh để xin bạn đọc thông cảm và tha thứ những sai sót, mà vô t́nh ḿnh đă gây ra.

 

2. Đă tŕnh bày một số bài viết

Cũng trong bài 1, người viết đă nêu ra một dự án bốn khía cạnh mục vụ. Đó là Mục vụ Văn hoá, mục vụ giáo dục, mục vụ xă hội và mục vụ thiêng liêng :

« Qua loạt bài này, hai khía cạnh sẽ được giới thiệu. Khía cạnh thứ nhất đề cập đến « Sống đức tin » và khía cạnh thứ hai đề cập đến « Hội nhập đức tin công giáo vào văn hoá việt nam ». Ở mỗi khía cạnh, một số sinh hoạt sẽ được tŕnh bày. Mục vụ văn hoá, Muc vụ giáo dục, Mục vụ xă hội, Mục vụ thiêng liêng. Sự tŕnh bày sẽ không nhất thiết theo thứ tự trên, nhưng sẽ theo từng cụm, từng nhóm vấn đề. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng mục vụ văn hoá, và cụ thể qua những sản phẩm văn hoá đă thực hiện của Giáo xứ, như báo chí, sách vở,… »

Cụ thể và chi tiết, dự án đă được xây dựng trên 6 phần với những mô tả sự kiện như sau

 

Phần I : Giới thiệu tổng quát về cộng đoàn giáo xứ Paris

1. Chương tŕnh « Năm Hồng Ân 2007 », mừng 60 năm thành lập
2. Lịch sử GXVN Paris
3. Hiện tại ở GXVN Paris
4. Cách làm việc ở GXVN Paris
5. Công việc của Ban Giám Đốc giáo xứ
6. Sứ mệnh của Hội Đồng Mục Vụ
7. Những liên hệ của GXVN Paris

 

Phần II : Mục vụ Văn hoá

8. Chính sách mục vụ văn hoá
9. Thuyết tŕnh
10. Báo chí
11. Thư liệu
12. Tu thư tập thể
13. Sách KỶ YẾU 50 NĂM THÀNH LẬP GXVN PARIS
14. Sách ĐƯỜNG VÀO T̀NH YÊU
15. Sách VĂN HOÁ VÀ ĐỨC TIN
16. Sách VĂN HOÁ GIA Đ̀NH
17. Sách TÂN LỊCH SỬ GIÁO HỘI
18. Mạng lưới www.giaoxuvnparis.org
19. Tổng kết về Mục Vụ Văn Hoá

 

Phần III : Mục vụ xă hội

20. Mục vụ Xă hội 1 : thời Liên đoàn
21. Mục vụ Xă hội 2 : thời Tổ chức Truyền Giáo
22. Mục vụ xă hội 3 : thời GXVN cuối thế kỷ XX
23. Mục vụ xă hội 4 : thời GXVN đầu thế kỷ XXI
24. Mục vụ Liên đới Nghề Nghiệp 1 : Lư do thành lập
25. Mục vụ Liên đới Nghề Nghiệp 2 : Chuẩn bị thành lập
26. Mục vụ Liên đới Nghề Nghiệp 3 : Thành lập
27. Mục vụ Liên đới Nghề Nghiệp 4 : Sinh hoạt từ ngày thành lập
28. Mục vụ Liên đới Nghề Nghiệp 5 : Một dự án tương lai
29. Mục vụ gia đ́nh 1 : Tông huấn gia đ́nh
30. Mục vụ gia đ́nh 2 : Tông huấn gia đ́nh
31. Mục vụ gia đ́nh 3 : Tông huấn gia đ́nh
32. Mục vụ gia đ́nh 4 Thành lập Lớp chuẩn bị hôn nhân
33. Mục vụ gia đ́nh 5 Sinh hoạt Lớp chuẩn bị hôn nhân
34. Mục vụ gia đ́nh 6 : Khánh nhật kỷ niệm hôn nhân
35. Mục vụ gia đ́nh 7 : Ngày gia đ́nh cho gia đ́nh trẻ
36. Mục vụ gia đ́nh 8 : Khánh nhật thượng thọ
37. Mục vụ gia đ́nh 9 : Kết quả Mục Vụ Hôn Nhân Gia Đ́nh
38. Tổng kết về Mục Vụ Xă Hội
39. Tạm kết loạt bài

 

Phần IV : Mục vụ giáo dục

40. Giới thiệu tổng quát về mục vụ giáo dục
41. Tiến tŕnh tổ chức giáo dục ở GXVN
42. Lớp tiếng Việt cho ấu thiếu
43. Lớp giáo lư cho ấu thiếu
44. Lớp chuận bị trưởng
45. Lớp huấn luyện trưởng
46. Lớp trại hè tiếng việt
47. Khoá tŕnh tổng quát thanh niên
48. Khoá tŕnh chuyên biệt thanh niên : phụng ca
49. Khoá tŕnh chuyên biệt thanh niên : cầu nguyện và sống đạo
50. Khoá tŕnh chuyên biệt thanh niên : t́m hiệu ơn gọi tận hiến
51. Khoá tŕnh chuyên biệt thanh niên : chuẩn bị hôn nhân
52. Khoá tŕnh đào tạo liên tục đức tin
53. Khoá tŕnh đào tạo liên tục cán bộ mục vụ
54. Khoá tŕnh đào tạo liên tục văn hoá

 

Phần V : Mục vụ thiêng liêng

55. Giới thiệu tổng quát về mục vụ thiêng liêng
56. Ba bậc sống : giáo dân, tu sĩ, giáo sĩ
57. Trau dồi giáo lư
58. Tham dự phụng tự thánh lễ
59. Kinh sách, Nhắm nguyện,
60. Chầu thánh thể, Đi đàng thánh giá
61. Tĩnh tâm
62. Lănh nhận bí tích : rửa tội, thêm sức, thánh thể, giải tội, hôn phối, chức thánh.
63. Cộng tác truyền giáo
64. Đạo binh Đức Mẹ
65. Cursillo

 

Phần VI : Giới thiệu những sinh hoạt chính hằng năm

66. Tháng 9 : Khai giảng, khai công
67. tháng 10 : Cầu nguyện, đối thoại liên tôn, hành hương
68. tháng 11 : Lễ các thánh tử đạo VN ; khoá mục vụ hôn nhân 2
69. tháng 12 : Đại hội mục vụ 2 ; thi hang đá, lễ Giáng Sinh, thượng thọ
70. tháng 01 : giao thừa, đón xuân, tết
71. tháng 03 : Gia đ́nh trẻ
72. tháng 04 : Ngày văn hoá, diễn nguyện thánh ca, khoá mục vụ hôn nhân, lễ phục sinh
73. tháng 05 : Mục vụ giới trưởng thành, Liên đới nghề nghiệp, ngày thân hữu GX
74. tháng 06 : Đại hội mục vụ 1
75. tháng 07 : Ngày vượt biển tỵ nạn
76. tháng 08 : Hành hương, đại hội

 

Phần VII : Gioi thiệu những sinh hoạt đặc biệt trong năm « Hồng Ân »

77. Thi hang đá
78. Lễ thượng thọ
79. Ngày bệnh nhân
80. Diễn nguyện thánh ca « Hồng Ân »
81. Thánh lễ tạ ơn năm Hồng Ân với Đức Khâm Sứ Toà Thánh
82. Tiệc tiếp tân mừng năm Hồng Ân
83. Triển lăm mừng năm Hồng Ân
84. Thánh lễ tạ ơn với cha Đại Diện các tuyên Úy Việt Nam tại Pháp
85. Tọa đàm 25 năm thành lập HĐMV
86. Thánh lễ tạ ơn với Đức Cha Nguyễn Văn Ḥa
87. Thánh Lễ bế mạc năm Hồng Ân, niềm vui chung của cộng đoàn
88. Văn nghệ « Triều Dâng Ơn Phước cả », kết thúc năm Hồng Ân

 

Trong dự án trên, Năm phần đă được thực hiện và giới thiệu với bạn đọc qua 37 bài viết chính ở ba phần dầu và 35 bài viết phụ cho hai phần sau. Đó là các phần :

Phần I : Giới thiệu tổng quát về cộng đoàn giáo xứ Paris

Phần II : Mục vụ Văn hoá

Phần III : Mục vụ xă hội

Phần VI : Giới thiệu những sinh hoạt chính hằng năm

Phần VII : Giới thiệu những sinh hoạt đặc biệt trong năm « Hồng Ân » 2007

Phần IV về Mục Vụ Giáo Dục đă được viết, nhưng cần sữa chữa và tu bổ.

Phần V về Mục Vụ Thiêng Liêng chưa được viết.

 

Nêu ra dự án, những bài đă viết và những bài chưa viết để nói lời thân thưa tạm biệt thứ hai này, người viết chỉ muốn bày tỏ ḷng biết ơn của ḿnh với hết những ai đă giúp đỡ để loạt bài được thực hiện. Lới biết ơn trước nhất gởi đến bạn đọc đă được nói ở đầu bài. Nhưng xin lập lại một lần nữa. Xin cám ơn các bạn đọc đă theo dơi, đă phản ứng và đă khích lệ. Nếu không có những bạn đọc ấy th́ loạt bài « Giáo Xứ Việt Nam Paris 60 năm Hồng Ân » đă chẳng được thực hiện. Trong số những bạn đọc này, đặc biệt phải nhắc đến rất nhiều bạn đọc ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, v́ hàng tuần, trong những lần gặp gỡ tại giáo xứ họ đă cho người viết những nhận xét rất khích lệ.

Trong số những bạn đọc ấy, ba bạn đọc chăm chú và công phu nhất là kư giă Nguyễn Long Thao ở Vietcatholic.net và Ông Nguyễn Ngọc Cẩn cũng như thầy sáu Phạm Đ́nh Chung ở giaoxuvnparis.org. V́ đây là ba người đă đọc lại bài, sửa lỗi chính tả và đưa lên mạng. Bới đó lời biết ơn thứ hai xin đặc biệt gới đến ba độc giả đặc biệt này ; Đồng thời đến hai cơ quan truyền thông là mạng lưới Vietcatholic.net và Giaoxuvnparis.org. Nếu không có hai mạng lưới này th́ khó ḷng mà những bài đă viết đă được đến tay bạn đọc.

Người viết cũng xin chân thành cám ơn ba bạn đọc đặc biệt và ba ba cơ quan truyền thông khác, không chỉ v́ họ đă đọc lại bài viết, sửa lỗi chính tả, đă bỏ công tŕnh bày bài viết với nhiều chăm lo nghệ thuật, mà c̣n đă góp phần gợi ư, đề nghị đề tài. Đó là cha Trần Cao Tường ở Mạng lưới dũng lạc dunglac.net, anh Khang ở Mạng lưới Giáo Hoàng Học Viện Piô X http://ghhv.quetroi.net/GHHV.html và anh Hai Đang ở Mạng lưới Công Giáo Việt Nam http://www.conggiaovietnam.net/.

Lới cám thứ ba xin gởi đến những người bạn văn chẳng những đă khuyến khích mà c̣n giúp tài liệu, đặc biệt là những người trong giáo xứ, như Đức Ông Mai Đức Vinh, Cha Đinh Đồng Thượng Sách, thầy Phạm Bá Nha, luật sư Lê Đ́nh Thông, Giáo Sư Tạ Thanh Minh Khánh, Bác sĩ Tạ Thanh Minh, hai nhà văn B́nh Huyên,…

Xin cám ơn các bạn đọc, các mạng lưới truyền thông và các văn hữu.

Xin tạm biệt trong loạt bài « Giáo Xứ Việt Nam Paris 60 năm Hồng Ân ».

Xin hẹn gặp trong loạt bài mới về « Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, 350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam 1658-2008 »

 

 

Paris, ngày 13 tháng 12 năm 2007
Trần Văn Cảnh

 

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.