NHỮNG LỜI CÒN MÃI ...

1 2 3 4 5

Thánh Gia

 

 

Dẫn nhập

  Bác Lãm và các bác kính mến,

Vào chiều tối, trước ngày định mệnh 30 tháng 8 năm 1975, ngày các cha giáo sư kính yêu vĩnh viễn rời xa Giáo Hoàng Học Viện, một số anh em đến từng phòng các cha giáo ghi âm những lời phát biểu của các ngài.Ngay sau đó được đánh máy và in ronéo chuyền cho tất cả anh em trong nhà. Tập " tài liệu " này ghi đầu đề " NHỮNG LỜI CÒN MÃI" mà tôi còn giữ lại cho tới hôm nay. Đây là những tâm tình chân thành của các cha giáo bộc lộ cho các môn sinh trước khi các ngài vĩnh viễn rời xa họ. Tôi nghĩ đây là "tài liệu qúi giá", nên tôi tuần tự chuyển đến bác tập 'tài liệu" này ghi lại những tâm tình của các ngài (theo thứ tự trong tập tài liệu):

1. José Ramón De Diego
2. Mathias Ch'en Wen Wu
3. Roger Champoux
4. Ferdinand Lacretelle
5. Joseph Krall
6. Paul Deslierres
7. Felipe Gómez
8. Joseph Ch'en Chung Linh
9. Enrique San Pedro
10. Nillus Guillemette
11. Paul Lachance
12. Và một lá thư các cha giáo đề ngày 2.9.1975, gởi từ Sàigòn trước khi rời Việtnam.

Đề nghị: LƯU LẠI TRONG KỶ YẾU 50 năm GHHV

 

 

 

[6]


 

 

Các thầy rất thân mến,

Nhờ thầy doyen mời tôi cho các cha nói một vài lời ngắn. Thứ nhất là để cám ơn các thầy về buổi thân mật trước khi đi tối nay. Cám ơn các thầy nhiều lắm tỏ ra lòng mến biết ơn đối với các Cha. Cái đó an ủi chúng ta nhiều lắm. Khi buồn sắp đi như một cha linh hướng thì có lẽ nhắc lại một lời khuyên, tức là tôi khuyên hai điểm mà thôi:

Thứ nhất là mời các thầy tin cậy nhiều vào Chúa bất cứ trường hợp nào. Chúa cứ là Cha yêu dấu của chúng ta, của các thầy. Chúa là Cha toàn năng và mến chúng ta, cho nên luôn luôn sẽ lo lắng, sẽ bảo vệ và giúp đỡ. Và theo một kinh nghiệm tôi có là mỗi lần Chúa đòi hỏi một hy sinh lớn, những lần Chúa cho thử thách đặc biệt xảy ra, tôi cũng cảm thấy rõ ràng Chúa cũng ban một ơn thánh rất lớn hay là lúc đó hay là một chút trước để dọn tâm hồn hay là sau đó để an ủi giúp đỡ. Cho nên phải tin cậy nhiều vào Chúa như con cái yêu dấu của Ngài.

Sic Deus dilexit mundum. Dieu a tant aimé le monde qu’il a donné son Fils unique après avoir tant donné, est-ce qu’il nous abandonnera ?  JAMAIS ! Donc, CONFIANCE.

Et deuxièmement, cha khuyên các thầy là cũng ý thức nhiều về lễ Misa mọi ngày. Các thầy khi làm thầy hay là khi làm linh mục rồi thì sẽ có thể tham dự lễ hay là làm lễ Misa mỗi ngày. Cái đó là một ânhuệ rất lớn của Chúa ban cho các thầy. Lễ mỗi ngày thì là dịp để ý thức về ý nghĩa của đời sống chúng ta, dâng mình lại cho Chúa hoàn toàn trí óc, tâm hồn, ý chí, tình cảm, thân xác, hành động, tương lai, dâng tất cả cho Chúa cha với Chúa Giêsu đang dâng mình trong lễ Misa, mà chắc như vậy thì đẹp lòng Chúa nhiều và ngày đó thì được một orientation hoàn toàn đối với Chúa và nhắc lại ý nghĩa của đời sống. Đời sống thuộc về Chúa. Sống vì Chúa, sống với Chúa, sống cho Chúa. Và sau đó cuối lễ thì Chúa Cha ban cho chúng ta chính Chúa Con. Khi chịu lễ thì nhận được Chúa Giêsu Kitô. Với Chúa Giêsu Kitô, với sức thiêng liêng mà Chúa Kitô đem theo thì mỗi ngày mỗi người chúng ta chắc có đủ sức để trung thành với Chúa đến ngày mai. Chỉ sống ngày nay nhờ sức của Chúa Kitô đến ngày mai. Như vậy thì lễ Misa phải cố gắng sống: Vivre notre messe et vivre de notre messe. Cái đó là một tinh thần rất thích hợp với linh mục.

Cho nên chỉ nhắc lại tất cả mà các thầy biết là cha bắt đầu già vì nói dài. Năm nay thì bài gẫm là dài hơn năm trước, năm trước là dài hơn năm trước, cho nên thì có lẽ Chúa cho phép rằng bây giờ thì bị trục xuất để khỏi các thầy ngã lòng nghe lâu qúa. Cho nên cuối cùng cha rất buồn, tự nhiên mà muốn cho khỏi khóc và đáng lẽ ngày mai đặc biệt, mặc dầu sẽ làm lễ cuối cùng với nhóm tháng linh thao thì cũng sẽ cầu nguyện cho các thầy GHHV. Và chắc mỗi lễ sẽ nhớ chung chung GHHV.

Các thầy bây giờ và các cha và các người đã ra rồi để kết hợp với nhau trong tinh thần biết ơn đối với Chúa. Ở trong tinh thần tin cậy vào Chúa vì tương lai. Xin Mẹ Maria mà các thầy kính trọng tôn sùng nhiều bảo vệ các con cái. Như một cha linh hướng thì bỏ các con cái và trao phó cho Chúa và cho Mẹ Maria thì tất bình tĩnh không lo, mà tin cậy vào lòng nhân từ của Chúa, vào lòng yêu mến của Chúa, và vào lòng tốt đẹp, bảo vệ của Mẹ Maria.

Xin nhớ cầu nguện cho cha. Thỉnh thoảng như cha sẽ không quên được ai mà đã biết ở GHHV mà sống hơn mười bảy năm rất vui vẻ, rất đơn sơ và với nhiều an ủi thiêng liêng khi gặp các linh hồn mà…..đã gặp.

Cám ơn các thầy. Chào các thầy. Au revoir khi Chúa muốn ở chỗ mà Chúa muốn mà chắc, chắc chắn sẽ gặp lại, ít nhất là để không bao giờ đi nữa. Cám ơn.

Paul Deslierres

 

 

 

[7]

 

 

Thôi, các anh thân mến.

Nói gì nữa để diễn tả tâm trạng này. Chúa biết là đủ rồi. Phải chi chúng ta gặp lại ở ViệtNam!

Còn có chút hy vọng. Nếu không được phúc như thế, thì vẫn có đại hy vọng kia: Quê hương thật đang chờ đợi tất cả, nhà Cha Cả sẵn có chỗ cho hết thảy chúng ta. Tôi sẽ nhớ mãi mãi từng anh em một, quên làm sao được.

Hãy cầu nguyện cho chúng tôi, là những kẻ không xứng đáng cùng chịu khổ với Giáo Hội ViệtNam các thử thách tương lai. Phúc cho các anh vì Chúa ở với các anh cách đặc biệt: Chúng ta càng cần, Chúa càng gần gũi trong ta. Xin thôi. Tôi đi ngủ để mai làm lễ sớm trước khi đi. Đi đâu ? với ai ? lúc nào ? Chúa biết và đó là đủ.

Felipe Gómez

 

 

 

 

[8]

 

 

 

 

Chers frères et amis,

Je me rappelle Confucius, le grand maitre a dit ceci: Dans sa vie il y a trois choses qui lui faisaient plaisir, pour la première c’était d’avoir de bons disciples à enseigner. S’il est insensé de ma part de me comparer à ce grand sage, je l’avoue avec toute la simplicité que vous êtes vraiment de bons disciples à enseigner. J’ai passé 15 ans d’enseignement au Collège Pontifical, je vous trouve tous bons disciples à enseigner, aimables, diligents, intelligents qui me faisaient un grand plaisir dans l’enseignement. Je veux vous rendre cetémoignage: j’avais enseigné pendant 8 ans aux Philippines dans une communauté très internationale. Franchement je n’avais pas trouvé de bons disciples comme vous tous. Ceci dit dans la circonstance actuelle, des circonstances de nos pays, circonstance de notre Église, circonstance dans laquelle nous devons partir ou quitter.

Nous sentons tous une profonde tristesse, une profonde douleur, une angoisse intense. Cela n’est pas un péché, cela n’est pas une imperfection.C’est humain, c’est naturel, c’est voulu par le Bon Dieu lui-même, parce que c’est Lui qui nous a donné la nature humaine. NotreSeigneur est Dieu. Oui, nous Le croyons fermement, et notre Seigneur est un homme aussi. Il a souffert, Il a eu de l’angoisse, Il a eu tristesse, Il avait pleuré à la mort de son ami Lazarre, et dans le jardin des oliviers avant sa mort Il était triste non seulement Il était triste, Il était triste jusqu’à la mort. Par conséquent sentir la tristesse, sentir la douleur, sentir l’angoisse, ce n’est pas un péché ni une imperfection.Cela n’impêche pas du tout que nous sommes parfaits. Quand quelqu’un qui nous frappe avec un bâton et vous dites que vous ne sentez pas la douleur. Ceci ce n’est pas la vertu. C’est un mensonge. Mais la vertu et la perfection consistent que malgré les douleurs, malgré la tristesse, malgré tout je tiens à faire la volonté du Bon Dieu avec toute ma force. C’est là la vertu. C’est là la perfection.

Présents dans notre circonstance actuelle nous disons que cela vient de la méchante volonté des hommes, de ces causes, de l’autre cause. Non.En dernier lieu, nous devons dire que cela c’est la volonté de notre Père. Acceptons-le. Avez-vous confiance ? Nous souffrons, c’est nature, nous devons souffrir. N’oublions jamais, frères que l’Église est fondée sur la mort de notre Seigneur. Notre Seigneur a sauvé le monde avec la croix. S’il y avait d’autre moyen meilleur que la croix, notre Seigneur l’aurait choisi. Nous ne pouvons pas prétendre être apôtres, être fondateurs de l’Église à notre très cher VietNam sans avoir être crucifiés avec notre Seigneur. Soyons unis le plus intimement possible avec notre Seigneur crucifié.

Mais la croix, c’est le premier chapitre, après la croix il y a la résurrection. Maintenant nous souffrons avec le Christ, nous sentons que l’avenir est menacé. Soyez assurés toutes nos souffrances, nos angoisses, notre tristesse, si le Bon Dieu le veut prison, mort, tout cela ce serait utile. C’est participation au mystère de la croix et c’est cela qui va fonder l’Église. Évidemment ce qui est le plus terrible pour nous, c’est que nous ne voyons pas le résultat de nos souffrances de notre croix, de nos sacrifices. Mais nous sommes humains. Nous voyons la chose sur une échelle humaine, échelle humaine nous aurons une génération, c’est 25 ans, mais notre Seigneur a une autre échelle. Toutes nos souffrances, toutes nos croix y compris la souffrance de nos chrétiens, y compris les souffrances des bons paiens, tout cela sera utile, et même nécessaire pour la fondation de l’Église à notre cher pays. Soyons convaincus, soyons confiants, l’avenir est de notre côté.

De ma part, je voudrais vous assurer que malgré les distances spatiales, physiquement, passiblement, je suis, je serai loin de vous, mais mon coeur reste avec vous. Je participerai intimement avec vous tous, vos angoisses, vos croix, vos sacrifices. Je serai intimement uni avec vous et je vous promets que chaque jour pendant la sainte Messe, après la consécration, je tiendrai le Seigneur dans mes mains et je prierai pour vous tous, tous nos anciens, vous tous, nos évêques, nos prêtres, nos chrétiens, l’Église au VietNam et l’avenir du VietNam.

Frères, il est certain que vous aurez des moments difficiles, vous aurez des moments où vous sentez désespérés, dans ces moments-ci rappelez-vous qu’il y a des pères qui vous ont connus qui vous soutiendraient de toutes leurs forces votre courage.

Pour terminer, frères, rappelez ce soir, le beau discours du père Recteur: Aimons notre Seigneur passionnément, soyons fidèles à l’Église. Tout cela ne peut pas se faire sans une longue prière. Soyonsfidèles, passons des heures devant notre Seigneur. Quelquefois nous disons: Je n’ai rien à dire au Seigneur. Eh bien ! Il est possible que vous n’aurez rien à dire, mais allez à la chapelle, asseyez-vous devant Lui, ensemble avec Lui. Alors c’est cela vous allez voir que vous aurez bien des choses à dire à notre Seigneur. Aimons notre Seigneur passionnément. Soyons fidèles à l’Église.

Joseph Ch’en Chung Ling

† RIP (+ 21-10-1987)

 

 

Anh em và bạn hữu của tôi thân mến,

Tôi nhớ là đức Khổng Tử đã nói như sau: Trong cuộc đời có ba điều làm cho ngài hài lòng, và điều thứ nhất là có nhiều đệ tử tốt để dạy dỗ. Thật điên rồ khi tôi dám so sánh với nhà hiền triết này, nhưng tôi phải đơn sơ nhìn nhận rằng anh em đúng là những học trò tốt để tôi truyền dạy. Tôi đã trải qua 15 năm dạy ở Giáo hòang học viện này, tôi thấy rằng anh em đều là những học trò tốt, dễ thương, chăm chỉ, thông minh, làm cho tôi rất hài lòng khi dạy dỗ. Tôi muốn nói với anh em chứng tá này: tôi đã dạy tám năm tại Philippines trong một cộng đòan rất quốc tế. Thú thật ở đó tôi chưa tìm thấy những học trò tốt như tất cả anh em ở đây. Tôi nói điều đó trong hoàn cảnh hiện nay, hoàn cảnh của các nước, hòan cảnh của Giáo hội, hòan cảnh trong đó chúng tôi phải ra đi hoặc rời đi.

Chúng tôi cảm thấy có nỗi buồn sâu sắc, một nỗi đau xé lòng, một sầu phiền mãnh liệt. Đây không phải là tội lỗi, cũng không phải là sự khiếm khuyết. Nhưng đó là nhân sinh, là tự nhiên, là được chính Chúa muốn, bởi vì Chúa ban cho chúng ta bản tính con người. Chúa chúng ta là Chúa Trời. Vâng, chúng ta tin mạnh mẽ vào Người, và Chúa chúng ta cũng là con người thật. Chúa đã đau khổ, Chúa đã sầu buồn, Chúa đã buồn bã biết bao, Chúa đã khóc khi người bạn Lazarô qua đời, và trong Vườn cây dầu trước khi chịu nạn, Chúa đã buồn sầu, không những buồn sầu, mà còn buồn sầu đến chết được. Do đó, cảm nhận sầu buồn, cảm nhận đau khổ, cảm nhận buồn phiền, không phải là một tội, cũng không phải là sự khiếm khuyết. Điều này không ngăn cản việc chúng ta là trọn lành. Khi ai dùng dậy đánh chúng ta và anh em nói rằng anh em không cảm thấy đau. Đó không phải là nhân đức, mà là nói dối. Nhưng nhân đức và sự trọn lành nằm ở chỗ, dù đớn đau, dù buồn sầu, dù gì chăng nữa, tôi vẫn thực thi ý Chúa với mọi sức lực của tôi. Đó mới là nhân đức. Đó mới là trọn lành.

Sống trong hòan cảnh hiện nay, chúng ta nói rằng điều này xảy đến từ ý muốn xấu của con người, của lý do này, của lý do khác. Không. Nói cho cùng, chúng ta phải nói rằng điều đó là ý muốn của Cha chúng ta. Hãy chấp nhận nó. Anh em có tin cậy không? Chúng ta đau khổ là chuyện tự nhiên, chúng ta phải đau khổ. Anh em thân mến, anh em đừng bao giờ quên rằng Giáo hội được thành lập trên cái chết của Chúa chúng ta. Chúa chúng ta đã cứu thế giới với thập giá của Người. Nếu đã có phương tiện nào tốt hơn cây thập giá, chắc là Chúa đã chọn rồi. Chúng ta không thể tuyên xưng là tông đồ, là người lập ra Giáo hội trên đất nước Việt Nam thân yêu này mà không chịu đóng đinh cùng với Chúa chúng ta. Hãy sống hiệp nhất một cách thân mật nhất với Chúa chịu đóng đinh.

Nhưng thập giá, là chương đầu tiên, sau thập giá còn có sự sống lại. Giờ đây chúng ta đau khổ cùng với Chúa Kitô, chúng ta cảm nhận rằng tương lai đang bị đe dọa. Anh em hãy tự tin về mọi đau khổ, mọi lo lắng và sầu buồn, vì nếu Chúa muốn có tù đày, chết chóc, tất cả sẽ là hữu ích cho anh em. Đó là sự tham dự vào mầu nhiệm thập giá và chính việc này sẽ thành lập Giáo hội. Lẽ tất nhiên điều kinh khủng nhất cho chúng ta, chính là chúng ta không nhìn thấy kết quả của nỗi đau khổ chúng ta ở thập giá, ở các hy sinh của mình. Nhưng chúng ta là người. Chúng ta nhìn thấy sự việc trên tầm vóc con người, tầm vóc của một thế hệ con người, tức khỏang 25 năm, nhưng Thiên Chúa có tầm vóc khác. Mọi đau khổ của chúng ta, mọi thập giá của chúng ta, kể cả thập giá của anh em Kitô hữu, và mọi khổ đau của anh em ngọai giáo tốt lành, tất cả đều sẽ hữu ích, và cần thiết cho việc thiết lập Giáo hội ở đất nước thân yêu của chúng ta. Anh em hãy tin chắc, hãy tin cậy, tương lai thuộc về chúng ta.

Về phần tôi, tôi muốn đoan chắc với anh em rằng mặc dầu không gian trắc trở, tôi xa anh em, sẽ xa anh em về thể lý, nhưng tâm hồn tôi vẫn ở với anh em. Tôi sẽ tham dự cách thân thiết cùng với tất cả anh em trong mọi nỗi lo lắng, thập giá và các hy sinh của anh em. Tôi sẽ kết hiệp cách thân thiết với anh em và hứa với anh em rằng mỗi ngày sau khi truyền phép trong Thánh lễ, tôi sẽ cầm Chúa trong tay và sẽ cầu nguyện cho tất cả anh em, mọi cựu học viên, các giám mục, linh mục, Kitô hữu, Giáo hội Việt Nam và tương lai đất nước Việt Nam.

Anh em thân mến, chắc chắn rằng anh em sẽ có những thời điểm khó khăn, sẽ có những lúc anh em cảm thấy thất vọng, trong những thời điểm ấy anh em hãy nhớ rằng anh em có những linh mục đã quen biết anh em, và các vị sẽ nâng đỡ lòng can đảm của anh em với tất cả sức lực của các vị ấy.

Để kết thúc, anh em thân mến, hãy nhớ đến bài nói chuyện tốt đẹp của cha Giám đốc tối nay: hãy yêu mến Chúa hết sức và hãy trung thành với Giáo hội. Tất cả điều này không thể thực hiện được nếu không có cầu nguyện lâu dài. Hãy trung thành, hãy ngồi lâu giờ trước mặt Chúa. Đôi khi chúng ta nói: Tôi không có gì để dâng lên Chúa. Này! Có thể anh em sẽ không có gì để nói, nhưng hãy cứ đến nhà thờ, hãy ngồi trước mặt Chúa, hãy có giờ chung với Chúa. Khi ấy, anh em sẽ thấy anh em có vô vàn điều muốn thưa với Chúa. Hãy yêu mến Chúa nồng nàn hết sức. Và hãy trung thành với Giáo hội.

Joseph Ch’en Chung Ling

 

 

[9]

 

 

Chers séminaristes,

Un petit mot seulement, ce n’est pas d’adieu comme vous le savez, c’est un au-revoir. Un au-revoir que nous espérons sera encore au Vietnam mais sinon serait un au-revoir éternel dans le ciel.

Aujourd’hui la fête du martyre de St Jean -Baptiste me fait penser à la mission du prêtre. Nous comme Lui, nous avons une double mission, celle d’abord d’être témoins du Christ. Jean Baptiste a été témoin du Christ de plusieurs manières: Il a témoigné déjà du ventre de sa mère la joie que le Messie nous porte avec sa venue. Il a témoigné dans sa vie austère le besoin d’une conversion pour pouvoir recevoir le Christ qui nous annonce lui aussi la pénitnence comme nécessaire pour nos oublis à Dieu. Lui a témoigné ce même besoin qu’avec sa prédication ardente, lui a témoigné avec son doigt pour ainsi dire en montrant du doigt l’Agneau de Dieu venu pour sauver le monde. Il a témoigné aussi avec son courage pour proclamer les commandements de Dieu devant le roi, devant le puissant du monde, même si cela lui allait côuter la liberté et la vie. Et finalement Il a témoigné justement avec sa propre vie. Témoignage de silence mais le plus précieux. Ca c’est peut être, nous pourrons toujours accomplir même si elle est seulement comme ce dernier témoignage de Jean Baptiste fait dans le silence, dans le sacrifice de notre vie.

Mais il y a aussi une autre mission indiquée déjà: c’est celle de montrer le Christ au monde. Nous devons, nous prêtres, être d’une certaine manière comme l’Ancien Testament, comme la loi que nous dit St Paul , être le “poidagogos en Christon”. L’esclave qui porte l’homme au Christ. Demandons cette grâce, c’est si facile de vouloir se mettre devant, de vouloir attirer sur nous l’attention tandis que tout notre travail, notre rôle en tant que prêtre, c’est de disparaitre, d’ouvrir les âmes au Christ sans qu’elles se rendent même compte que nous sommes là. Heureux nous si un jour le Christ nous dit: “Serviteur fidèle”, tu as bien rempli le travail que je t’ai confié, tu as été un serviteur fidèle qui a bien su faire ce travail, tu n’as pas voulu être toi-même, celui qui prenait même les consolations du travail, tu te oubliais complètement, tu as disparu pour me laisser que la grâce agit dans les coeurs des hommes.

Chers séminaristes, que Dieu vous bénisse et vous garde dans son Fils.

Enrique San Pedro

† RIP (+ 17-07-1994)

 

 

Anh em đại chủng sinh thân mến,

Tôi chỉ nói một chữ mà thôi, đó là không phải sự từ biệt như anh em biết, mà là sự tạm biệt. Một sự tạm biệt mà chúng tôi hy vọng sẽ có ngày trở lại Việt Nam, và nếu không sẽ là sự tạm biệt để hẹn nhau trên trời.

Hôm nay lễ kính thánh Gioan Tẩy Giả chịu tử đạo làm cho tôi nghĩ đến sứ mạng của linh mục. Chúng ta cũng như thánh Gioan, chúng ta có sứ mạng đôi, trong đó sứ mạng trước tiên là làm chứng nhân cho Chúa Kitô. Thánh Gioan Tẩy Giả là chứng nhân của Chúa Kitô trong nhiều cách thức: từ trong bụng thân mẫu, ngài đã làm chứng niềm vui mà Đấng Thiên sai mang đến cho chúng ta, khi Người đến trần gian. Trong cuộc sống khắc khổ, ngài đã làm chứng cho nhu cầu hóan cải để có thể đón tiếp Chúa Kitô, Đấng cũng loan báo sự sám hối là cần thiết cho những điều chúng ta quên sót với Chúa. Thánh nhân làm chứng nhu cầu này với lời rao giảng nhiệt thành, làm chứng bằng việc chỉ tay khi ngài chỉ tay vào Chiên Thiên Chúa đã đến cứu độ trần gian. Ngài cũng làm chứng với lòng can đảm để công bố các giới răn của Chúa trước mặt nhà vua, trước người quyền thế của thế gian, cho dầu điều này buộc ngài phải trả giá bằng sự tự do và cuộc sống của mình. Và cuối cùng, ngài đã làm chứng với chính mạng sống của mình. Một chứng tá thinh lặng nhưng quý gía nhất. Và điều này chúng ta có thể làm chứng, dầu nó chỉ là chứng tá cuối cùng của thánh Gioan Tẩy Giả trong linh lặng, đó là chúng ta làm chứng trong sự hy sinh của đời mình.

Nhưng còn có một sứ mạng khác như đã gợi ra trên đây: đó là trình bày Chúa Kitô với thế giới này. Là linh mục, chúng tôi phải là một cách nào đó như trong Cựu Ước, như trong luật mà thánh Phaolô đã nói, là “poidagogos en Christon”. Đó là người nô lệ mang con người đến cho Chúa Kitô. Chúng ta hãy xin ơn này, bởi vì thật dễ khi muốn đặt mình đứng trước người khác, khi muốn lôi kéo sự chú ý về chúng ta, trong khi công việc và vai trò của linh mục phải là biến mất, mở các linh hồn ra cho Chúa Kitô đến nỗi họ không còn biết chúng ta hiện diện ở đó nữa. Phúc cho chúng ta nếu một ngày nào đó Chúa Kitô nói với chúng ta: “Hỡi đầy tớ trung tín, con đã chu toàn tốt công việc cha giao cho con, con là đầy tớ trung tín biết làm tốt công việc này, con không muốn là chính con, con không muốn lấy niềm an úi từ chính công việc, con tự quên con hoàn toàn, con đã biến mất để nhường cho cha làm cho ân sủng hoạt động trong tâm hồn những người khác”.

Anh em đại chủng sinh thân mến, xin Chúa chúc lành cho anh em và gìn giữ anh em trong Con chí ái của Người.

Enrique San Pedro

 

 

Tài liệu do Rev Giuse Nguyễn Việt Huy, khóa XII, 1969-1977, cung cấp.

Chuyển ngữ: anh Nguyễn Trọng Đa

 

 


 

Mời đọc :

1 2 3 4 5

Xem các bài viết khác trong Rev Giuse Nguyễn Việt Huy, Khoá 12 GHHV Đà Lạt Việt Nam.