NHỮNG LỜI CÒN MÃI ...

1 2 3 4 5

Thánh Gia

 

 

Dẫn nhập

  Bác Lãm và các bác kính mến,

Vào chiều tối, trước ngày định mệnh 30 tháng 8 năm 1975, ngày các cha giáo sư kính yêu vĩnh viễn rời xa Giáo Hoàng Học Viện, một số anh em đến từng phòng các cha giáo ghi âm những lời phát biểu của các ngài.Ngay sau đó được đánh máy và in ronéo chuyền cho tất cả anh em trong nhà. Tập " tài liệu " này ghi đầu đề " NHỮNG LỜI CÒN MÃI" mà tôi còn giữ lại cho tới hôm nay. Đây là những tâm tình chân thành của các cha giáo bộc lộ cho các môn sinh trước khi các ngài vĩnh viễn rời xa họ. Tôi nghĩ đây là "tài liệu qúi giá", nên tôi tuần tự chuyển đến bác tập 'tài liệu" này ghi lại những tâm tình của các ngài (theo thứ tự trong tập tài liệu):

1. José Ramón De Diego
2. Mathias Ch'en Wen Wu
3. Roger Champoux
4. Ferdinand Lacretelle
5. Joseph Krall
6. Paul Deslierres
7. Felipe Gómez
8. Joseph Ch'en Chung Linh
9. Enrique San Pedro
10. Nillus Guillemette
11. Paul Lachance
12. Và một lá thư các cha giáo đề ngày 2.9.1975, gởi từ Sàigòn trước khi rời Việtnam.

Đề nghị: LƯU LẠI TRONG KỶ YẾU 50 năm GHHV

 

 

 

[10]

On raconte que le vieux St. Jean ne pouvait plus faire de longs discours et on devait le transporter à l’Église, soutenu par deux jeunes gens et alors rendu à l’Église il avait déjà près de cent ans à ce moment-là. Eh bien ! lorsqu’on lui demandait à parler, il disait simplement ceci: “Aimez-vous les uns les autres

Aimez-vous les uns les autres” de sorte que finalement on s’est impatienté un jour, voyons, et on dit à St. Jean: "Mais vous n’avez pas un autre message différent, un peu ou varié à votre prédication." Et alors St. Jean a répondu selon la tradition: "Non, cela suffit, aimez-vous les uns les autres."

Cela suffit et il n’y a rien qui soit nécessaire à part cela. Je voudrais que mon dernier message soit celui-là: “Aimez-vous les uns les autres”, celui de St. Jean et sutout celui de Jésus le soir avant sa mort. C’est la chose la plus difficile au monde, tellement difficile qu’elle est impossible à l’homme et que même dans les idéologies du plus élevé, du plus noble on ne trouve pas une certaine qualité d’amour qu’on trouve seulement dans le Christianisme, un amour qui soit totalement désintéressé, qui n’est pas pour base l’amibilité de son objet, on n’aime pas parce que l’autre est aimable, mais qui est suffisamment désintéressé simplement parce qu’il est fils de Dieu, frère de Jésus et c’est cela, cet amour désintéressé qui finalement le transforme et le rend aimable même à nos yeux.

Mais un tel amour demande une pureté de coeur, une force de coeur que seul Esprit- Saint peut donner, et seulement imitation du Christ peut donner, que seule la force du Père peut donner. C’est pourquoi Jésus pouvait dire à la fin de sa vie: "C’est à l’amour que vous aurez les uns pour les autres qu’on vous reconnaitra pour mes disciples." Car un amour réel, un amour sans condition de son frère, de qui que ce soit parce que le frère atteint tous les hommes.

Un tel amour ne peut pas ne pas être inspiré par le Christ. C’est pourquoi un tel amour est vraiment la marque distinctive des disciples du Christ. Seuls les disciples du Christ peuvent atteindre à un tel amour des hommes.

Donc, aimons-nous les uns les autres, aimons-nous de tout notre coeur malgré nos faiblesses, malgré nos petitesses, malgré nos limites. Demandons au Seigneur de prendre son coeur de le mettre dans le nôtre afin que nous puissions êtres transformés et grâce à Lui par son amour même, par son propre coeur à Lui, que nous puissions voir notre propre coeur et s’élargir aux dimensions du Ciel et accepter et inviter tous les hommes à y pénétrer. Que nous ayons un coeur de frère universel qui enveloppe toutes les races, toutes les couleurs, toutes les langues, toutes les cultures, toutes les idéologies même, parce que ce ne sont pas des hommes abstraits que nous aimons, ce sont des hommes concrets indépendemment de ce qu’ils pensent, de ce qu’ils veulent, de ce qu’ils aiment, nous les aimons tels qu’ils sont, parce qu’ils sont fils de Dieu et frères du Christ et surtout ayons un amour de préférence pour nos frères en sacerdoce.

"Aimons les uns les autres comme Lui nous a aimés," dit St. Jean . "Car Dieu est Amour. Celui qui aime connait Dieu et est connu de Dieu."

Nil Guillemette

 

 

Người ta kể rằng thánh Gioan lúc về gìa không thể giảng dài, và người ta phải đưa ngài đến nhà thờ, với hai thanh niên đỡ hai bên vai, và khi ngài đến nhà thờ như thế, ngài đã gần trăm tuổi rồi. Thế nhưng! Khi người ta xin ngài nói, ngài chỉ nói câu này: “Anh em hãy yêu thương nhau",

 "Anh em hãy yêu thương nhau”, đến nỗi có ngày người ta bực mình và nói với thánh Gioan: “Cha không có sứ điệp nào khác sao, hơi khác hoặc khác với lời giảng của cha trước đây cũng được?”. Và theo lời kể lại, thánh Gioan đã trả lời: “Không, từng đó là đủ rồi, anh em hãy yêu thương nhau.

Từng đó là đủ, và không còn gì cần thiết hơn thế nữa.” Tôi cũng muốn nói rằng sứ điệp cuối cùng của tôi cũng là như thế: “Anh em hãy yêu thương nhau”, như thánh Gioan đã nói và nhất là Chúa Giêsu đã nói đêm trước ngày Ngài chịu nạn. Đó là điều khó nhất trần gian này, khó đến nỗi nơi nhân lọai và trong các ý thức hệ cao thượng nhất, cao cả nhất, người ta không thể tìm thấy tình yêu thương cao qúy mà chỉ có trong Kitô giáo, một tình thương hoàn tòan vô vị lợi, không lấy sự thân thiện với đối tượng làm nền tảng, người ta không yêu vì người khác là dễ thương, nhưng tình yêu ấy là vô vị lợi bởi vì người kia là con của Thiên Chúa, anh em của Chúa Giêsu và vì thế, tình thương vô vị lợi sẽ biến đổi người ấy và làm cho người ấy nên dễ thương trước mắt chúng ta.

Nhưng một tình thương như thế đòi hỏi một tâm hồn thanh sạch, một sức mạnh con tim mà chỉ có Chúa Thánh Thần ban cho, chỉ có sự noi gương Chúa có thể ban cho, và chỉ có sức mạnh của Chúa Cha ban cho mà thôi. Vì vậy Chúa Giêsu có thể nói vào cuối đời Ngài: chính vì anh em yêu mến nhau, người ta mới biết anh em là môn đệ Thầy. Bởi vì đó là một tình thương thật sự, một tình thương đối với anh em không điều kiện, dù người ấy là ai, vì anh em đến với mọi người.

Một tình thương như vậy không thể không được linh hứng từ Chúa Kitô. Chính vì thế, tình thưong này là dấu phân biệt rõ ràng cho các môn đệ của Chúa Kitô. Chỉ có các môn đệ Chúa Kitô mới có thể đạt đến tình thương người như thế.

Vì vậy, chúng ta hãy yêu thương nhau, hãy yêu mến nhau hết tâm hồn, dù chúng ta còn nhiều yếu đuối, nhiều nhỏ nhặt và nhiều mặt hạn chế. Hãy xin Chúa đưa con tim của Ngài vào trong con tim chúng ta, để chúng ta có thể được biến đổi và nhờ Ngài qua tình yêu của Ngài, nhờ con tim của Ngài, chúng ta có thể nhìn thấy con tim chúng ta và mở rộng chiều kích Nước Trời, cùng đón nhận và mời gọi mọi người vào Nước này. Xin cho chúng ta có con tim của người anh em phổ thế, ôm lấy mọi sắc tộc, mọi màu da, mọi ngôn ngữ, mọi văn hóa, và cả mọi ý thức hệ, bởi vì chúng ta không yêu thương những con người trừu tượng, nhưng yêu những con người cụ thể độc lập với những gì họ suy nghĩ, những gì họ muốn, những gì họ yêu thương, chúng ta yêu mến họ như họ là chính họ, bởi vì họ đều là con cái của Chúa và là anh em của Chúa Kitô, và nhất là chúng ta hãy có lòng yêu mến anh em trong hàng linh mục.

Chúng ta hãy yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta, thánh Gioan đã nói. Bởi vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Người nào yêu mến người khác thì sẽ biết Chúa và được Chúa biết rõ mình.

Nil Guillemette

 

 

 

[11]

 

  Alors mes chers frères,

C’est la dernière fois que j’ai l’occasion de vous parler, si nous avions pu poursuivre cette étude de la grâce que nous avons commencée ensemble nous aurions vu qu’il est nécessaire pour l’homme qui est dans le Christ de grandir dans le Christ et le meilleur temps pour grandir et rapidement c’est encore l’épreuve, une épreuve change l’homme, on ne sort pas d’une épreuve exactement comme on était avant qu’elle ne commence: ou l’épreuve nous détruit, ou l’épreuve nous grandit avec la grâce du Christ.

Actuellement vous avez une occasion extraordinaire de pouvoir grandir dans le Christ. Il ne faut pas se laisser détruire par l’épreuve et voilà un signe des temps et que cette épreuve soit l’occasion pour vous de devenir un adulte dans le Christ, de grandir dans le Christ et d’obtenir la maturité chrétienne, ce qui veut dire que dans une situation pénible comme celle où vous vous trouvez, vous pouvez l’analyser en pleine lucidité sans vous laisser perdre par la sensibilité ou l’imagination, surtout en essayant de prévoir tous les malheurs possibles futurs.

Une grande lucidité pour analyser la situation actuelle et se sentir avec le Christ capable de réagir positivement et avoir le courage et la constance pour continuer à construire, même si la situation n’est pas aussi favorable du moins humainement que celle qu’on a connue dans le passé.

Il y a un autre élément que je veut signaler: il est très important dans une épreuve surtout quand elle se prolonge de conserver la sentimentale et je crois que pour vous, le meilleur moyen c’est de développer cette valeur humaine et chrétienne qu’on appelle la fraternité. Plus que jamais vous ne pouvez pas vous isoler, vous renfermer dans votre solitude. Vous devez vous rapprocher les uns les autres pour former une union fraternelle forte et chaleureuse.

Et alors je crois et j’ai fortement confiance que vous pourrez dans cette nouvelle situation progresser, grandir dans le Christ et Le suivre, Lui qui a été d’abord un signe de contradiction comme vous serez peut-être appelés à le devenir vous-mêmes. Vous pourrez Le suivre et coopérer avec Lui avec sa grâce. Pourque la volonté de Dieu soit parfaite, que le royaume de Dieu s’étende ici même au ViệtNam dans la situation actuelle. Gardons l’union de pensée, l’union des coeurs et soyez assurés que demain je m’éloignerai mais je ne serai jamais loin de vous.

J’avoue que je pars un peu gêné du ViệtNam. Pour venir ici j’ai fait des sacrifices sachant que je recevrai beaucoup et j’ai la ferme conviction que j’ai beaucoup…. recu que j’ai donné. Et pour moi ce court séjour dans votre merveilleux pays est une grande grâce que Dieu m’a donnée par son Fils.

Au revoir, j’espère que nous avons l’occasion de nous rencontrer de nouveau. Bonjour.

Paul Lachance

 

 

Anh em rất thân mến,

Đây là lần cuối tôi có dịp nói chuyện với anh em. Nếu chúng ta có thể tiếp tục cuộc nghiên cứu về hồng ân Chúa mà chúng ta đã bắt đầu với nhau, chúng ta sẽ thấy rằng điều cần là con người ở trong Chúa Kitô phải lớn lên trong Chúa Kitô, và thời giờ tốt nhất để lớn lên cách nhanh chóng đang còn thử thách, một thử thách làm thay đổi con người. Người ta không đi ra khỏi cuộc thử thách giống như lúc chưa có thử thách: hoặc thử thách tiêu diệt chúng ta, hoặc thử thách làm cho chúng ta trưởng thành trong ơn Chúa Kitô.

Hiện nay chúng ta có một cơ hội lạ thường để có thể lớn lên trong Chúa Kitô. Đừng để bị tiêu diệt bởi thử thách và đó là dấu chỉ thời đại, và sự thử thách này cần là cơ hội cho anh em trở nên người trưởng thành trong Chúa Kitô, lớn lên trong Chúa Kitô, và có sự trưởng thành Kitô giáo. Điều này muốn nói rằng trong một tình hình khó khăn như tính hình anh em đang sống, anh em có thể phân tích nó một cách sáng suốt mà không rơi vào tình cảm hoặc óc tưởng tượng, nhất là bằng cách cố gắng tiên liệu các bất hạnh có thể đến trong tương lai.

Cần có sự sáng suốt mạnh để phân tích tình hình hiện nay và đồng cảm với Chúa Kitô có thể phản ứng một cách tích cực, và hãy có lòng can đảm và kiên nhẫn để tiếp tục xây dựng, dù cho tình hình không thuận lợi ít là về mặt nhân bản như ngày trước anh em đã biết.

Có một yếu tố khác mà tôi muốn nêu rõ: thật là quan trọng trong một thử thách nhất là khi thử thách kéo dài khó bảo vệ tình cảm, tôi tin rằng phương cách tốt nhất cho anh em là hãy phát triển giá trị nhân bản và Kitô giáo này, mà người ta gọi đó là tình huynh đệ. Bao lâu anh em càng sống cô lập, anh em càng sẽ thấy đơn côi và cô độc. Anh em phải đến gần nhau để tạo nên một tình đoàn kết huynh đệ mạnh mẽ và nồng ấm.

Và lúc ấy tôi tin và tôi rất tin rằng anh em có thể phát triển trong tình hình mới, có thể lớn lên trong Chúa Kitô và đi theo Người, vì chính Người lúc ban đầu là một dấu chỉ của mâu thuẫn, nên anh em cũng được mời gọi trở nên giống Người. Anh em có thể đi theo Người và hợp tác với Người qua ân sủng của Người. Để cho ý Chúa được trở nên trọn vẹn, xin cho Nước Chúa mở rộng ở Việt Nam trong tình thế hiện nay. Chúng ta hãy hiệp nhất trong tư tưởng, hiệp nhất cõi lòng và hãy đoan chắc rằng ngày mai tôi sẽ xa anh em, nhưng lòng tôi không hề xa đâu.

Tôi thú thật rằng tôi phải đành đoạn mà rời Việt nam.. Để đến nơi đây, tôi đã hy sinh nhiều, biết là mình sẽ nhận rất nhiều và tôi xác tín rằng tôi đã nhận nhiều hơn là…cho đi. Đối với tôi, thời gian sống ngắn ngủi trong đất nước tuyệt vời của anh em là một hồng ân lớn Chúa đã ban cho tôi qua Con của Người.

Tạm biệt anh em, tôi hy vọng chúng ta sẽ có dịp gặp nhau nữa. Xin chào.

Paul Lachance

 

 

 

 

Tài liệu do Rev Giuse Nguyễn Việt Huy, khóa XII, 1969-1977, cung cấp.

Chuyển ngữ: anh Nguyễn Trọng Đa

 

 


 

Mời đọc :

1 2 3 4 5

Xem các bài viết khác trong Rev Giuse Nguyễn Việt Huy, Khoá 12 GHHV Đà Lạt Việt Nam.