Câu Chuyện Phụng Vụ (10)

Choir

 

Trước công đồng Vaticanô II (1962-1965), linh mục, đại diện cho giáo dân, làm lễ đọc sách nguyện bằng tiếng La-tinh, quay lưng xuống phía giáo dân. Linh mục ‘làm lễ’, giáo dân ‘xem lễ’. Với cuộc canh tân phụng vụ, linh mục chủ tế, quay mặt về phía giáo dân và cùng ‘dâng lễ’, với một số người ‘thừa tác phục vụ cộng đoàn’. Hiến chế của công đồng về Phụng vụ có xác định mời gọi tất cả phải làm sao cho việc cử hành trở nên ‘tích cực, sống động với cộng đoàn tham dự đầy đủ.’ (số 11). Tuy nhiên mỗi người có một chỗ đứng, một nhiệm vụ mà người khác không nên hoặc không thể thay thế. Như thế cũng có nghĩa rằng khi thừa tác viên hành động nhân danh cộng đoàn thì cộng đoàn phải chú ý thông công, và không có một hành động nào khác do một thừa tác viên khác. Nói cách khác: không nên dẫm chân nhau.

Một tiểu tiết nên có trong khi cử hành phụng vụ đó là thời gian chuyển tiếp từ phần này tới phần kia. t.d. từ kinh nguyện đầu lễ tới bài đọc 1, từ bài đọc 1 tới đáp ca, từ đáp ca tới bài đọc 2, từ bài đọc 2 tới tiền xướng phúc âm v.v... từ kinh tin kính tới lời nguyện giáo dân. Thiết tưởng ít giây phút thinh lặng sau mỗi phần sẽ giúp phần chuyển tiếp dễ dàng hơn. ‘Đọc kinh nhanh như đi ăn cướp’ có lẽ áp dụng đúng vào trường hợp này. Người đọc bài 1 có thói không đẹp di chuyển trong khi chủ tế đọc lời nguyện, hoặc người đọc lời nguyện giáo dân đợi chủ tế đọc lời dẫn nhập xong mới lững thững đi lên và rút trong túi áo ra lời cầu xin. Nếu sắp xếp sao để các thừa tác viên Lời Chúa ở gần bàn thờ hoặc giảng đài thì thuận tiện hơn nhiều.

 

L.m. Anthony Vũ Hùng Tôn
vuhungton@hotmail.com
281-458-4558.

 


 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.