" MỪNG 25 NĂM TUYÊN PHONG
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT-NAM 1988-2013,
ĐỌC LẠI
«LỊCH SỬ CÔNG GIÁO VIỆT NAM BỊ CẤM VÀ BÁCH HẠI»

1 2 3 4 5 6

 

 

LTS : Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp bày tỏ ḷng mộ mến Các Thánh Tử Đạo Việt Nam một cách đặc biệt bằng cách cùng nhau tổ chức Đại Hội Lộ Đức từ 01 đến 05 tháng 08 năm 2013 để « Mừng 25 năm tuyên phong các thánh Tử Đạo Việt Nam - Sống Đức Tin theo gương tiền nhân »

Để góp phần chia sẻ long mộ mến này, chúng tôi xin giới thiệu loạt bài sau đây của Gs Trần Văn Cảnh.

"Mừng 25 năm tuyên phong các Thánh Tử Đạo Việt Nam 1988-2013,

đọc lại "Lịch sử Công Giáo Việt Nam bị cấm và bách hại "

a. Lịch sử những lư do và sắc chỉ cấm đạo_160713

b. Chính sách cấm đạo của vua Minh Mệnh_260713

c. Các Thánh Tử Đạo đích thực là tử đạo kytô hữu

d. Gương đốt sáng văn hóa Việt Nam của các Thánh Tử Đạo Việt Nam

e. Gương thăng hoa văn hóa Việt Nam của các Thánh Tử Đạo Việt Nam

f. Cộng sản quản lư Công Giáo Việt Nam thế nào? Công Giáo Việt Nam chinh phục Cộng Sản ra sao?

   

 

Bài 6 : Cộng sản quản lư Công Giáo Việt Nam hay công giáo Việt Nam đối thoại với Cộng Sản ?

Từ ngày vào Việt Nam năm 1533 đến nay, lịch sử Công Giáo Việt Nam đă tiến triển qua ba thời kỳ : Bảo Trợ (1533-1659), Tông Ṭa (1659-1960) và Chính Ṭa (1960-hôm nay) [1]. Thời kỳ Chính Ṭa khởi đầu với ngày 24/11/1960, khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Trong lịch sử Việt Nam, ngày này thuộc về giai đoạn lịch sử Hiện Đại, khởi đầu vào năm 1945, khi vua Bảo Đại (1926-1945), vị vua cuối cùng nhà Nguyễn, tuyên bố thoái vị ngày 30/08/1945, mở màn cho một thời kỳ mới, thời kỳ độc lập, với việc thành lập Chính phủ lâm thời (Hồ Chí Minh), Tuyên Ngôn Độc Lập và tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa ngày 02/09/1945. Nhưng tháng tám năm 1945 khi Nhật tuyên bố đầu hàng phe Đồng Minh th́ Pháp xúc tiến việc tái chiếm Đông Dương và lập lại Liên bang Đông Dương, tạo nên một cuộc chiến tranh mới, gọi là Chiến Tranh Đông Dương, cũng gọi là Kháng chiến chống Pháp, khởi đầu ngày 19/12/1946 (lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp) và kết thúc với hiệp định ngưng chiến Genève 20/07/1954, phân chia Việt Nam thành 2 miền : Bắc với chế độ cộng sản Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa ; Nam với chế độ quốc gia Cộng Ḥa Việt Nam. Khoảng 1 triệu người, đa số là Công Giáo Miền Bắc đă di cư vào Nam. Từ năm 1959, chính quyền Cộng Sản Miền Bắc hậu thuẫn cho tổ chức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, gây nên cuộc chiến Bắc đánh Nam và chiến thắng Sài G̣n ngày 30/04/1975, lập lại một nước Việt Nam thống nhất với tên là Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa, từ ngày 02/07/1976 [1]. Sau 10 năm bao cấp, Chính Phủ đă đổi hướng cai trị với chính sách Đổi Mới, quyết định trong Đại Hội Đảng lần thứ VI, từ 15/12 đến 18/12/1986. Từ đó, kinh tế, chính trị, xă hội và tôn giáo đă dần dà được cải tiến.

Ngày 24-11-1960, Đức Thánh Cha Gioan XXIII thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam; các giám mục hiệu toà trở thành CHÍNH T̉A với 3 toà Tổng giám mục ở Hà Nội, Huế và Sài G̣n. Thành lập thêm ba giáo phận Đà Lạt, Mỹ Tho và Long Xuyên trong giáo tỉnh Sài G̣n. Số các giáo phận tăng lên thành 20 : 10 ở giáo tỉnh Hà Nội, 4 ở giáo tỉnh Huế và 6 ở giáo tỉnh Sài G̣n. 50 năm sau, vào năm 2009, GHVN có 1 Hồng y tổng giám mục, 2 Tổng giám mục, 40 Giám mục ; 3000 linh mục triều ; 770 linh mục ḍng ; 15.750 tu sĩ nam nữ ; 57.000 giáo lư viên ; 6,2 triệu giáo dân ; 2.135 giáo xứ, giáo điểm, giáo họ ; 190 cơ sở xă hội, nhà trẻ, dạy nghề, lớp học, từ thiện, khám bịnh.

Lịch sử Công Giáo thời kỳ Chính Ṭa (1960-Ngày nay), cũng gọi là thời kỳ Trưởng Thành của Giáo Hội Việt Nam, đă được in dấu với 12 dữ kiện quan trọng : 1- 760.000 giáo hữu cùng với trên dưới 800 linh mục và 6 giám mục đă di cư vào Nam từ năm 1954 ; 2- Khâm sứ Ṭa thánh, các giám mục và thừa sai nước ngoài bị trục xuất hết khỏi miền Bắc trong 2 năm 1959-1960 ; 3- Thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam ngày 24-11-1960 với ba Giáo Tỉnh Hà Nội, Huế và Sài G̣n ; 4- Thành lập thêm 9 giáo phận mới, nâng tổng số các giáo phận lên 26 trên toàn quốc. 5- Các phong trào công giáo tiến hành phát triển mạnh trong Nam ; 6- Các hoạt động văn hóa giáo dục và xă hội của Giáo Hội cũng phát triển rầm rộ trong Nam ; 7- Nhiều giáo sĩ Việt Nam tham gia vào giáo triều Roma và đi làm mục vụ trên khắp thế giới từ 1975 ; 8- Thành lập Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ngày 01.05.1980 ; 9- Giáo hội phong hiển thánh cho 117 vị tử đạo ở Việt Nam ngày 19/06/1988 ; 10- Tổ chức Đại Hội Dân Chúa năm 2010 ; 11- Tâm thức Việt Nam của Giáo dân Việt Nam và 12- Sự quản lư các tôn giáo đă được Ban Tôn Giáo Chính Phủ đảm trách từ 1955.

Sau 300 năm bị đàn áp dữ dội, sau loạn Văn Thân, Giáo hội tương đối được b́nh an trong một thời gian, 1888-1933, và tiếp tục phát triển mạnh [2].

Trong thời gian tranh đấu đ̣i độc lập 1941-1945, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là một trong những thành phần đóng góp một cách rất tích cực. Năm 1945, Nhật bại trận. Trước âm mưu tái chiếm Việt Nam của thực dân Pháp, nhiều sĩ phu công giáo hồ hởi liên kết với các đảng phái khác để chống lại. Thành lập Việt Nam độc lập Đồng Minh (gọi tắt là Việt Minh) vào ngày 19-5-1941, Hồ Chí Minh dấu khéo ư đồ Cộng Sản, đă thu hút được nhiều nhân sĩ, đảng phái và tôn giáo tham gia, trong đó có Công Giáo. Năm 1945, khi tướng Leclerc dự tính tái lập thống trị thực dân Pháp ở Việt Nam, các giám mục Việt Nam đă viết một thơ cho các kytô hữu toàn thế giới, xin họ giúp đỡ dân tộc Việt Nam dành lại độc lập. Ngày 2-9-1945, tuyên ngôn độc lập và ra mắt quốc dân đồng bào, chính phủ lâm thời, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, đă có nhiều người Công Giáo tham gia, đặc biệt có Đức cha Lê Hữu Từ làm cố vấn. Nhưng dần dần, từ năm 1949, khi cuộc chiến chống Pháp thành khốc liệt hơn, bộ mặt thật cộng sản lộ diện dần. Năm 1950 họ thành lập Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo. Các đảng phái quốc gia ái quốc không cộng sản bị dần dà loại trừ. Năm 1951, các Giám Mục Đông Dương biên một thơ chung cấm người công giáo cộng tác với cộng sản. Sự xung khắc giữa Cộng Sản và Công Giáo thành rơ rệt.

Năm 1954, với Hiệp Định Genève, đất nước Việt Nam bị chia đôi làm hai miền. Miền Bắc ở dưới chế độ Cộng Sản, rất đông giáo dân và giáo sĩ đă bỏ làng xóm lánh nạn Cộng Sản, di cư vào miền Nam t́m tự do. Những người ở lại gặp nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần. Trong Miền Nam, từ 1954 đến 1975, dưới chế độ Cộng Ḥa, sự phát triển vật chất và tinh thần đă tiếp tục. Nhiều đoàn thể Công Giáo Tiến Hành đă được thành lập. Các sinh hoạt văn hóa, giáo dục và xă hội phát triển. Các ứng viên linh mục được thu nhận và truyền chức tự do. Giáo Hội Công Giáo đă tiến tới trưởng thành và các giáo phận trở thành chính ṭa từ năm 1960. Nhiều giám mục đi tham dự Công Đồng Vatican II. Rồi các tài liệu Công Đồng đă được dịch thuật, phổ biến và học hỏi. Theo đường hướng của Công Đồng, giáo sĩ hướng dẫn giáo dân học hỏi, trở về nguồn thánh kinh và đào sâu giáo lư.

Nhưng, với sự phổ biến văn hóa vật chất, chủ trương tự do phóng túng, với những dồi dào của kinh tế và tiện nghi vật chất, hấp dẫn của thú vui hưởng thụ, một môi trường mới đang quyến dũ, cám dỗ người tín hữu, lôi kéo họ theo bả quyền lực, phú quí, vinh hoa, bất chính, bất lương. Môi trường mới này hại đạo một cách tinh vi hơn, khó biết hơn. Vượt được những thử thách này sẽ làm cho tín hữu trưởng thành hơn và giáo hội phát triển hơn !

Đối với các chính quyền Việt Nam, các vị chủ chăn và các nhà nghiên cứu đều nói đến Chính Quyền Cộng Sản, qua 2 tên gọi : Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa từ 1945 và Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam từ năm 1976 ; Và đặc biệt nói đến ba giai đoạn : Giai đoạn 1954-1975 chuyên chính vô sản tại Miền Bắc, Giai Đoạn 1975-1986 thống nhất bao cấp toàn quốc và giai đoạn 1986-Ngày nay Đổi Mới [3].

 

Trong hai thập niên 1954-1975, « Nhà Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa quản lư Giáo hội Miền Bắc ».

Năm 1955, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà căn cứ vào ư kiến của Hội đồng Chính phủ đă ra Nghị định số 566/NĐ-TTg ngày 2/8/1955 về việc thành lập Ban Tôn giáo trực thuộc Phủ Thủ tướng (tiền thân của Ban Tôn giáo Chính phủ ngày nay) có nhiệm vụ “nghiên cứu kế hoạch thi hành những chủ trương chính sách của Chính phủ về vấn đề tôn giáo, giúp Thủ tướng phối hợp với các ngành ở Trung ương và theo dơi hướng dẫn, đôn đốc các địa phương trong việc thực hiện những chính sách của Chính Phủ về vấn đề tôn giáo và liên hệ với các tổ chức tôn giáo”. Từ đó, ngày 2 tháng 8 hàng năm là ngày truyền thống ngành Quản lư nhà nước về tôn giáo [4]. Quản lư hiểu theo nghĩa là định hướng và kiểm soát. Định hướng là chỉ đường phải đi, việc phải làm, cấm đường không được đi, việc không được làm và cho biết những đường đi và việc làm có điều kiện ; Kiểm soát là theo dơi để biết đă làm đến đâu, làm những ǵ, theo dơi những đồng thuận và nhất là những bất đồng, những chống đối, những thiếu sót để kiểm thảo và xử phạt.

Trên nguyên tắc và lư thuyết, quyền tự do tín ngưỡng được bảo đảm. Điều 1, Sắc lệnh số 223/SL ngày 14/06/1955 của Chủ Tịch (Hồ Chí Minh) Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa viết : « Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm đến quyền tự do ấy. Mọi người Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào ».

Các nhà tu hành được tự do giảng đạo tại các cơ quan tôn giáo (như nhà thờ, chùa, thánh thất, trường giáo lư, v.v...) ».

Nhưng ngay sau đó, cũng trong điều 1, các giới hạn và khó khăn đă lập tức được nêu rơ. Các điều tiếp theo khác đều cho chi tiết những giới hạn và khó khăn [5].

Trong cụ thể và thực hành, sự quản lư các tôn giáo đă được tiên liệu, định hướng, kiểm soát và đàn áp, có tổ chức và phương pháp. Tài liệu Missio [6] nêu ra 25 biện pháp đă được xử dụng, trong đó có nhiều điều đă được trích từ bản báo cáo năm 1965, để kỷ niệm 10 năm ban hành luật tự do tôn giáo :

1. Chính quyền Cộng Sản Bắc Việt đă đương đầu chống lại những người tổ chức cho dân di cư vào Nam, theo dơi, cầm tù, thậm chí thanh toán trong một số trường hợp.

2. Việc đào tạo các linh mục bị cản trở một cách có hệ thống bằng hàng loạt các nghị định và quy chế pháp luật khác nhau.

3. Nhận các ứng viên và truyền chức linh mục đều phải có sự chấp thuận của chính quyền và của đảng.

4. Nhiều chủng sinh mới đă bị gửi đi lính trong một thời gian nghĩa vụ quân sự dài hoặc bị những kiện cáo lôi thôi cản trở khiến họ không thể tiếp tục chương tŕnh học tập được.

5. Các linh mục không được tự do đi thăm viếng những người ốm đau hay sinh th́.

6. Các linh mục chỉ có thể cử hành các nghi lễ tang ma ở trong nhà thờ và không được cử hành trong các bệnh viện.

7. Các linh mục cũng bị cấm không được giảng phúc âm cho người ngoại đạo, v́ hành động gây ảnh hưởng trên tư duy của người khác như vậy bị coi là xáo trộn b́nh an, hiệp nhất và an ninh xă hội nội địa.

8. Chính quyền tịch thâu các tài sản của Giáo Hội

9. Cấm phát hành báo chí tôn giáo

10. Tịch thâu và thế tục hóa tất cả các trường học tôn giáo

11. Các bài học giáo lư chỉ có thể được dậy trong khuân viên nhà thờ.

12. Các cuộc phá cuối các lễ nghi tôn giáo do các nhóm trẻ đều được công an bao che và dung thứ mà không bị án phạt nào.

13. Nhiều ṭa giám mục trống ngôi nhiều năm và việc bổ nhiệm giám mục bị làm chậm trễ bất tận, thậm chí c̣n bị Ban Tôn Giáo cấm cản.

14. Đức Khâm Sứ Gioan Dooley đă phải bỏ Việt Nam v́ lư do sức khỏe. Vị đại diện ngài đă buộc phải rời Bắc Việt ngày 17/08/1959.

15. Chính quyền muốn chia rẽ Giáo Hội, đă cho lập Hội những người Công Giáo yêu nước vào năm 1955, nhưng không được giáo hữu tham gia tích cực , v́ các giám mục cấm các giáo sĩ và giáo dân gia nhập Ủy ban Liên lạc Công giáo.

16. Ủy Ban Liên Lạc đă bị hoàn toàn cô độc trong Giáo Hội, nhưng vẫn được Chính Quyền coi là đại diện chính thức công giáo.

17. Làm giảm sút hẳn sự liên lạc giữa Công Giáo Bắc Việt với Ṭa Thánh Rôma.

18. Trong suốt hai thập niên 69 và 70, sự liên lạc giữa Giáo Hội Công Giáo Miền Bắc với thế giới bên ngoài thâu hẹp đến nỗi hầu như không có ǵ.

19. Không một giám mục nào đă được phép đi tham dự Công Đồng Vatican 2 (1962-1965).

20. Trong rất nhiều năm, không ai có thể in ấn, phổ biến, hoặc thực hành các quyết định của Công Đồng trong miền đất Bắc Việt này.

21. Chiến tranh Việt Nam đă là những đề tài lớn về thời sự quốc tế ; nhưng những bài tường thuật chỉ nh́n dưới góc độ Miền Nam, mà không hề bao giờ có một đè tài nói về Giáo Hội hay giáo dân Miền Bắc.

22. Sự liên lạc của Giáo Hội Miền Bắc chỉ duy nhất được giữ với Tổ Chức Bác Ái Thế Giới, mà vị chủ tịch là Georg HÜSSLER đă đến thăm nhiều lần.

23. Tổ chức Bác Ái Misereor cũng đă có những liên lạc với Bắc Việt Nam và giúp đỡ nhân đạo.

24. Năm 1974, ít ngày trước thống nhất, Đức cha Trịnh Văn Căn, lúc đó là Gm Hà Nội, đă được phép xuất ngoại tham dự Hội Nghị Giám Mục tại Rôma.

25. Nhưng ngược lại, Chính Quyền cấm Hội Đồng Giám Mục Bắc Viêt làm thành viên « Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu » (FABC), được thành lập từ 1971.

 

Trong thập niên bao cấp 1975-1986, «Nhà Nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quản lư Giáo Hội Việt Nam ».

Với biến cố 30/4/1975, Cộng Sản Việt Nam đă chiếm trọn miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước dưới chế độ Cộng Sản. Nhà nước Cộng Sản đặc biệt lưu tâm đến việc quản lư các tôn giáo, nhất là Công Giáo. Những việc ǵ đă được thực hiện để quản lư Giáo Hội Việt Nam ? Cũng một chính sách quản lư được áp dụng ở Miền Bắc 1954-1975 đă được mang ra áp dụng cho toàn quốc Việt Nam kể từ 1975 đến 1986.

Trên nguyên tắc và lư thuyết, Nghị Quyết Số : 297-CP, ngày 11 tháng 11 năm 1977 của Hội Đồng Chính Phủ lặp lại bảo đảm tự do tôn giáo đă được ghi trong Sác Lệnh số 234-SL ngày 14 tháng 06 năm 1955. Ở Phần I về « Những Nguyên tắc chung », 5 khoản đă được viết như sau :

«1. Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của nhân dân.

2. Các nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo đều được hưởng mọi quyền lợi và phải làm mọi nghĩa vụ của người công dân.

3. Các tôn giáo và mọi công dân theo đạo hoặc không theo đạo đều b́nh đẳng trước pháp luật.

4. Các tôn giáo phải tuân theo Hiến pháp, pháp luật và chủ trương, chính sách, thể lệ của Nhà nước trong mọi lĩnh vực hoạt động của ḿnh.

5. Những kẻ lợi dụng tôn giáo để phá hoại nền độc lập của Tổ quốc, chống lại chế độc xă hội chủ nghĩa, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, chống lại các chính sách và pháp luật của Nhà nước sẽ bị pháp luật nghiêm trị » [7].

Trong cụ thể và thực hành, tài liệu « Giáo Hội Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản, ở chương II, nói về « Hai miền Nam Bắc thống nhất, cả nước đều bị rơi vào tay Cộng Sản » [8], đă cho biết rằng "Hơn nửa triệu giáo dân Việt Nam phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để trốn thoát khỏi sự đàn áp của Cộng Sản, và t́m đến một bến bờ tự do tại các trại ti nạn quanh vùng Đông Nam Á và sau đó định cư ở xứ lạ quê người: Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu, Âu Châu....

Nhưng không một giám mục nào đă bỏ nước ra đi. Để quản lư những giáo dân c̣n kẹt lại tại Việt Nam, người ta đọc được 23 công việc mà Nhà Nước đă dùng :

1. Những người c̣n kẹt lại tại Việt Nam, rất nhiều người bị đày đi kinh tế mới, bị đưa đi cải tại, tạo nên những cảnh vợ chồng cách biệt, gia đ́nh ly tán...

2. Hơn 100 Linh Mục Tuyên Úy Công Giáo bị bắt đi tù cải tạo, và một số Linh Mục dân sự khác bị bắt giam,

3. nhiều vị đă bị chết trong tù v́ chế độ quá gian khổ và thiếu đủ mọi điều kiện.

4. Hầu hết các cơ sở của Giáo Hội ở miền Nam như các trường học, các tu viện, các cơ sở xă hội như nhà thương, trại cùi... đều bị nhà nước tịch thu.

5. Nhà nước cũng tổ chức nhóm Linh Mục "quốc doanh" để ủng hộ cho những hoạt động của đảng Cộng Sản, và nhóm này xuất bản tờ báo "Công Giáo và Dân Tộc" để làm công tác tôn giáo vụ theo đường hướng của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

6. Với sự hậu thuẫn của nhóm Công Giáo và Dân Tộc, nhà nước Việt Nam đă đuổi Đức Khâm Sứ Ṭa Thánh Henri le Maitre ra khỏi nước,

7. bắt giam Đức Tổng Giám Mục Phó Sàig̣n, Đức Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận,

8. và chống đối việc Phong Thánh cho 117 vị Tử Đạo tại Việt Nam.

9. Trong nhóm "quốc doanh" này, có Linh Mục Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan, trước kia ủng hộ "Cách Mạng" nay chống đối công khai, các ngài đă tách ra khỏi nhóm quốc doanh và can đảm nói lên lập trường của Giáo Hội nhất là trong vụ phong hiển thánh cho 117 vị Tử Đạo tại Việt Nam.

10. Trong t́nh thế khó khăn như vậy, người Công Giáo trong Nam cũng như ngoài Bắc đă củng cố đức tin của ḿnh theo gương của Đức cố Hồng Y Trinh Như Khuê và Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền, họ làm bổn phận truyền giáo một cách hăng say:

11. từ năm 1975 đến nay, các cha Ḍng Chúa Cứu Thế Việt Nam đă âm thầm đào tạo từng ngh́n giáo lư viên cho Giáo Hội.

12. Tại Tây Nguyên dưới sự d́u dắt của các cha ḍng, từng chục buôn Thượng xin chịu phép rửa tội tập thể.

13. tại Tây Sơn, 4,000 người thiểu số xin theo đạo.

14. Sự sống đạo của người giáo dân Việt Nam trong những lúc khó khăn vẫn tiếp tục gia tăng, và luôn sẵn sàng theo gương các bậc anh hùng tổ tiên là các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

15. Dưới thời chế độ Cộng Sản, tất cả các chủng viện và ḍng tu đều bị cấm chỉ hoạt động.

16. Việc phong chức linh mục hoặc việc Ṭa Thánh muốn bổ nhiệm các giám mục đều phải qua sự duyệt xét của nhà nước.

17. Nhiều giáo phận, đă phải qua một thời kỳ hơn 15 năm không phong thêm được một tân Linh Mục nào.

18. Nhiều Ṭa Giám Mục vẫn bị trống ngôi hoặc nhiều giám mục đă ở tuổi quá già v́ những người được Ṭa Thánh bổ nhiệm để thay thế đă không không được nhà nước chấp thuận.

19. Sự thiếu sót trầm trọng các linh mục ở nhiều giáo phận.

20. Hầu hết các linh mục đều đă ở tuổi già.

21. Măi đến thời kỳ cởi mở của nhà nước, cả nước chỉ được 4 Liên Đại Chủng Viện được phép mở cửa: Hà Nội, Vinh Thanh, Saig̣n, Cần Thơ, và về sau này thêm đại chủng viện Nha Trang,

22. nhưng số chủng sinh được nhập học nhà nước chỉ giới hạn với một con số rất là ít,

23. và tất cả các chủng sinh này đều phải thông qua những cuộc phỏng vấn điều tra lư lịch của công an địa phương mới được vào nhập học.

Trong bài viết « Tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước tại Việt Nam » [9], Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đă mượn lời góp ư của hai Tổng Giám Mục để kết luận về hai giai đoạn 1954-1975 và sau 1975. Đức TGM Nguyễn Kim Điền, đă góp ư ngày 22.04.1977 rằng « Chỉ có tự do tín ngưỡng trên văn bản, chứ không có trong thực hành ». Đức TGM Nguyên Văn B́nh, hai tháng trước ngày qua đời (01/07/1995), đă bộc bạch : « Thú thực, trước đây v́ nghe và đọc thấy là ở Liên Xô và Đông Âu cũng như ở Trung Quốc và Miền Bắc xưa kia, Công Giáo gặp khó khăn, tôi tự nhiên cũng rất sợ Cộng Sản ». Và khi được hỏi « sau 20 năm (1975-1995) hoạt động dưới chế độ Cộng Sản, cụ c̣n sợ Cộng Sản nữa không ? », ngài thẳng thắn trả lời : « Vẫn c̣n sợ ». Thế rồi ngài cho biết nguyên nhân của nỗi sợ này là do : « Lời nói và việc làm không đi đôi, có nhiều điều thấy dễ ở cấp cao nhưng khó ở cấp dưới, một số vụ việc « được xử lư quá mức cần thiết ».

Dưới khía cạnh tôn giáo, những khó khăn do chính quyền gây ra không bao giờ thành công trong việc thuyết phục bỏ đạo. Ngược lại càng nhiều khó khăn, càng nhiều ḷng tin. Khó khăn càng lớn và dữ tơn, tàn ác, ḷng tin càng kiên trung, anh hùng. Đó là kinh nghiệm của Giáo Hội Việt Nam trong thời Tông Ṭa 1659-1960. Trước những khổ h́nh dă man của vua quan Việt Nam, nhất là dưới thời nhà Nguyễn do ba vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức và do Phong Trào Văn Thân, các anh hùng tử đạo thật là đông đảo, 130000 vị, và thật kiên hùng ! Trong bài giảng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Giáo Xứ Việt Nam Paris, ngày 18.11.2007, Đức cha Nguyễn Văn Ḥa đă gọi việc cấm đạo của các vua nhà Nguyễn là một tội hồng phúc, v́ nhờ đó mà Giáo Hội Công GiáoViệt Nam đă có 117 Thánh Tử Đạo. Và ngài đă cám ơn các vua quan cấm đạo.

Dưới thời Chính Quyền Cộng Sản, ở Bắc Việt 1954-1975 cũng như toàn nước Việt Nam sau 1975, gương kiên trung và oai hùng của cha chính Vinh [10], của ĐHY Thuận [11] và của biết bao tín hữu khác trong số 443.360 người ra tŕnh diện đi học tập ở Sài G̣n, theo lệnh Ủy Ban Quân quản Sài G̣n ban bố ngày 5-5-1975 [12]. Trong thánh lễ kỷ niệm 27 năm ngày 30/04/2002, cha Mathêu Lê Minh Châu, giáo xứ Hiển Linh, Sài G̣n đă phác ra một bản tổng kết rất tích cực về việc sống đức tin trong những năm đầu thời Cộng Sản từ 1975. Theo cha, « việc Cộng Sản chiếm quyền ở Miền Nam, dẫu có khó khăn và bắt bớ, đă là một dịp may cho người Công Giáo Việt Nam, để họ tập trung tâm trí vào điều cốt yếu của đức tin, mà bỏ bớt được những gánh nặng tổ chức trường học, nhà thương hay là những cơ sở khác của giáo hội. Ngài c̣n nói thêm rằng, dẫu có hằng ngàn người đă vượt biển, rời bỏ quê hương, Giáo Hội Công Giáo vẫn c̣n có nhiều khả năng, theo ḍng thời gian, để lo cho con người. Theo lời ngài, th́ thời gian khó khăn đi cải tạo trong các trại lao động đă chẳng những không làm nản ḷng các linh mục và tu sĩ, mà trái lại c̣n cho họ một đà mới để sống ơn gọi một cách hiệu quả và sâu đậm hơn. Kinh nghiệm làm việc chân tay cực nhọc, kèm thao đói, nghèo, quả thực là một bài học khắc nghiệt, nhưng hữu ích và có hiệu quả để làm cho sứ mệnh của giáo hội được lan rộng đến người nghèo, khiến họ biết được những ư tưởng mới. Nhờ kinh nghiệm đi cải tạo, ḷng tin của họ được chín chắn, và các liên hệ gặp gỡ với cán bộ cộng sản đă cho họ dịp may được nhận biết tâm tư của những người không tin và vô thần » [13].

 

Trong ba thập niên đổi mới 1986-2013, « Giáo hội Công Giáo Việt Nam đang dần dà chinh phục Cộng Sản hay Cộng sản đang thay đổi chiến lược?».

Công Đồng Vatican 2 có một ảnh hưởng sâu rộng trên Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đặc biệt trên các giám mục Miền Nam, những người đă trực tiếp tham dự Công Đồng, hay đă học hỏi các tài liệu Công Đồng. Trong nhiều tài liệu khác nhau [14], các Giám Mục Miền Nam « kêu gọi thiện chí của chính quyền hai miền Nam và Bắc hăy cùng nhau kiến tạo ḥa b́nh » : thông điệp ngày 05.01.1968, thư luân lưu 1969, thông cáo tháng 07/1971, thư chung ngày 03/02/1973, và tuyên ngôn ngày 01/01/1974. Và kêu gọi giáo dân cộng tác với chính quyền xây dựng quê hương, « Sống Phúc Âm giữa ḷng Dân Tộc và góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc.» : Tâm thư ngày 01/04/1975 của ĐTGM Nguyễn Kim Điền, thư luân lưu ngày 12/06/1975 của ĐTGM Nguyễn Văn B́nh và nhất là Thư mục vụ ngày 01/05/1980 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được thành lập trong cuộc hop chính thức từ ngày 24/04 đến 01/05/1980 tại Hà Nội và Thư chung hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 gửi toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa Việt Nam, ngày 01/05/2011 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (câu số 33). Thái độ cởi mở, ḥa hợp, yêu nước và cộng tác của các Giám Mục Việt Nam có lẽ đă hơn một lần đánh động tâm hồn người cộng sản.

Rồi những chứng kiến về thái độ chân thực và nhân bản của các tù nhân học tập miền Nam, trong đó có nhiều giáo dân, linh mục, giám mục đă làm cảm kích nhiều cán bộ, có khi trở lại đạo, như trường hợp ông Nguyễn Hoàng Đức, nhà phê b́nh văn học, trước đây từng là công an, đă gặp gỡ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, trong thời kỳ ngài bị tù và quản chế 1975-1988 và đă lănh nhận phép rửa tội [15].

Từ năm 1986 có nhiều thay đổi đă được Chính Quyền Cộng Sản thực hiện, mà thay đổi đầu tiên, lớn nhất và quyết định nhất là thay đổi chính sách do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đưa ra trong Đại Hội Đảng lần thứ VI, từ 15/12 đến 18/12/1986, gói ghém trong 4 chữ « Đổi Mới » và « Cởi Trói ». Đổi mới về chính trị và kinh tế, Cởi trói về văn hóa và tư tưởng. Tiếp theo đó, năm 1995, trong một thơ gửi Bộ Chính Trị, Thủ Tướng Vơ Văn Kiệt đă nêu ra những yêu cầu chính yếu sau đây : 1- Thừa nhận những đặc trưng của luật thị trường và đừng áp chế chúng bằng những nguyên tắc ư thức hệ chính trị ; 2- Phải đưa vào Việt Nam khái niệm pháp quyền mà Nhà Nước và Đảng phải tôn trọng ; 3- Những cán bộ lănh đạo cần phải được tuyển chọn theo khả năng công việc hơn v́ là đảng viên [16].

Cùng với chính sách Đổi Mới tổng quát về chính trị, kinh tế, văn hóa và tư tưởng trên đây, nhiều thay đỗi cũng đă được thực hiện trong chính sách và quản lư tôn giáo. Theo ghi nhận của Ông Nguyễn Khắc Huy, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ban Tôn giáo Chính phủ, th́ « Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, trước sự phát triển của đất nước, t́nh h́nh tôn giáo ở Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Nhiều quan điểm, chủ trương về công tác tôn giáo thể hiện trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp chỉ đạo giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ này đă được ban hành. Thể chế các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, pháp luật về tôn giáo không ngừng được xây dựng, sửa đổi bổ sung và hoàn thiện. Chỉ trong ṿng hơn 10 năm, hàng trăm văn bản đă được Nhà nước Việt Nam ban hành có nội dung điều chỉnh lĩnh vực tôn giáo » [17]. GS, TS. Đỗ Quang Hưng, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, có cùng một ghi nhận và cho chi tiết những cải thiện trong chính sách tôn giáo trong hơn hai thập kỷ qua. Điểm đổi mới đầu tiên, trong Nghị quyết số 24 NQ-TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị khóa VI về “Tăng cường công tác tôn giáo trong t́nh h́nh mới”, là đổi mới mang tính đột phá về nhận thức, với hai luận điểm « : « Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và tôn giáo có những giá trị văn hóa đạo đức phù hợp với chế độ mới ». Sau đó, hàng loạt các văn bản pháp lư đă thể hiện sinh động sự đổi mới về chính sách Tôn giáo, mà chung qui hướng vào ba điểm sau đây : 1- mối quan hệ giữa Nhà nước và các tôn giáo đă được cải thiện căn bản theo hướng pháp quyền. 2- mối quan hệ giữa “hoạt động tôn giáo” và “công tác tôn giáo” cũng được giải quyết tốt hơn bằng cách khai thác các điểm tương đồng, đồng thuận xă hội có ư nghĩa lớn “Giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc v́ dân giàu, dân chủ, văn minh” ; 3- vận dụng kinh nghiệm của lịch sử dân tộc và quốc tế về Luật pháp tôn giáo, để sự thể chế hóa về quyền hạn và nghĩa vụ của toàn dân, trước hết là cộng đồng các tôn giáo ngày càng thích hợp hơn. Có thể nói, « xu hướng tôn giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc và CNXH là không thể đảo ngược ». Tiếp theo những ghi nhận về quá khứ, Gs Hưng đưa ra 4 đề nghị cho tương lai : 1- Tiếp tục đổi mới tư duy về tôn giáo và công tác tôn giáo ; 2- Tiếp tục hoàn thiện luật pháp tôn giáo, triển khai có hiệu quả hơn đường lối chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước ta ; 3- Giải quyết tốt hơn quan hệ quốc tế của các tôn giáo ; 4- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và quản lư về tôn giáo [18].

Những đổi mới trên đây phải chăng là dấu hiệu cho thấy Công Giáo Việt Nam đang dần dà chinh phục Chính Quyền Cộng Sản ? Năm 2002, Cha Mathêu Lê Minh Châu đă nhận định rằng : « Về phía họ, những vị đại diện Đảng và Nhà Nước, theo ḍng thời gian, họ đă có phần nào thay đổi ư kiến của họ về Giáo Hội, về các linh mục, về các tu sĩ và về các giáo dân công giáo, bởi họ đă công nhận rằng người công giáo đă thực hiện những việc hữu ích cho xă hội » [19]. Trong Hiệp Thông, Bản tin của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, số 75, tháng 3&4/2013, Đức cha Nguyễn Thái Hợp cũng đă có một nhận định tương tự. Trong « một sơ thảo về mối tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước tại Việt Nam từ giữa thế kỷ XX đến nay », sau khi đă phân tích đường hướng «Giáo Hội mở cửa ra thế giới », rồi những « Biến chuyển về nhận thức nơi người Công Giáo Việt Nam » (từ 1954 đến 1975) và « Một biến cố (30/04/1975) nhiều ư nghĩa tương phản », Đức cha Chủ Tịch Ủy Ban Công Lư và Ḥa B́nh của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đă đề cập đến thời kỳ Đổi Mới từ 1986 đến nay qua một tựa đề thẳng thắn « Mở cửa kinh tế, nhưng chưa đổi mới chính trị ». Cụ thể là « cơ chế chính trị, luật pháp và xă hội của (Chính Quyền Cộng Sản) Việt Nam vẫn chưa cập nhật với thời đại ». Bảy bất cập đă được nêu ra :

1- Không cho phép các tôn giáo trong nước tham gia trực tiếp vào lănh vực Y Tế và Giáo Dục ;

2- Quyền tự do tôn giáo vẫn c̣n nhiều hạn chế, phân biệt đối xử và ngăn cản trong sinh hoạt tôn giáo ;

3- Vẫn c̣n nhiều qui định coi thẻ đảng viên là tiêu chuẩn đầu tiên cho nhiều chức vụ và nhiệm vụ trong xă hội Việt Nam hôm nay ;

4- Vẫn c̣n những luật lệ thành văn và nhất là bất thành văn giới hạn quyền công dân của các tín đồ tôn giáo ;

5- Luật đất đai c̣n tính chất bất hợp lư và giáo điều, gây nên nhiều vụ án tham nhũng, nhiều khiếu nại và xung đột, trong đó có căng thẳng về đất đai và cơ sở tôn giáo ;

6-Cơ chế « xin-cho », trong thực tế đă biến thành cơ chế « cho-cho », bất hợp lư, tạo nên tham nhũng, bất công và hố sâu cách biệt giầu nghèo (5% dân số giầu hưởng 75% công quỹ và 95% dân số nghèo chỉ được hưởng 25% c̣n lại) ;

7- C̣n những giải quyết xung đột bằng bạo lực và thiếu trung thực về thông tin đại chúng. Nhưng bên cạnh những « lấn cấn » đó, Đức cha không dấu được niềm phấn khởi khi thấy rằng « bất chấp những khó khăn và giới hạn nói trên, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đă biểu lộ sức sống và tính năng động như chưa từng thấy ».

Rồi ngài kể ra 5 biểu lộ sức sống của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam : « Thật vậy,

1-chưa bao giờ Giáo Hội Việt Nam có con số giám mục, linh mục, chủng sinh, tu sĩ, giáo l‎í viên… nhiều như hiện nay.

2-Hầu hết các thánh đường và cơ sở cũ đă được trùng tu.

3-Nhiều thánh đường và cơ sở mới đang tiếp tục mọc lên.

4-Các khó khăn và giới hạn về việc tuyển sinh của các Ḍng, các Đại Chủng viện cũng như việc thụ phong linh mục… trên cơ bản đang được giải quyết.

5-Các Đại Chủng viện, các Học viện của các Ḍng tu, cũng như các Trung tâm Mục vụ của Giáo phận đang sinh hoạt b́nh thường » [20]. Có lẽ sẽ phải thêm vào đó 3 điều nữa :

6- Các giám mục dám và được tự do ngôn luận phát biểu nhiều hơn ;

7- Các Giám mục và linh mục được dễ dăi di chuyển trong và ngoài nước nhiều hơn ;

8- Các lễ nghi Công giáo đă được tổ chức một cách hoành tráng hơn và được tŕnh diễn công khai nhiều hơn ;

9- Việc b́nh thường hóa ngoại giao giữa Toà Thánh Vatican và Chính Quyền Việt Nam đang tiến triển tốt đẹp hơn.

Hay những đổi mới ấy chỉ là những bước đầu của một chiến lược mới của Chính Quyến Cộng Sản ? Những biểu lộ sức sống trên đây, quả thực, là những thực hiện, chứ không phải là những nhận định. Nhưng bảo rằng đó là những chinh phục mà Công Giáo Việt Nam đă thực hiện được th́ hơi quá. Khách quan mà nói, th́ đúng hơn phải bảo rằng đó là điều, mà Chính Quyền Cộng Sản đă cởi mở cho các tôn giáo.

Gs Ts Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, đă cho thấy hướng đi tương lai của những đổi mới về chính sách tôn giáo của Chính Quyền Cộng Sản. Một đàng, trong thực tế vẫn c̣n những cách hành xử và giải quyết kiểu vô thần macxit. Đàng khác, trong nhận thức, đang thành h́nh 5 chấp nhận mới rất tư bản về vấn đề tôn giáo :

1- chấp nhận rằng tôn giáo là một nhu cầu của con người, là một thực thể xă hội và hữu ích cho xă hội, (mà quên đi tiền đề cộng sản rằng tôn giáo là một bùa mê) ;

2- chấp nhận cho tôn giáo một thực thể pháp quyền, (« đồng bào có đạo ») có pháp nhân tôn giáo, có khả năng và quyền hạn (pháp lư nhân sự) tham gia tích cực hơn vào một số vấn đề xă hội thích hợp, đóng góp vào việc xây dựng phát triển đất nước ;

3- chấp nhận rằng thực chất công tác tôn giáo là công tác dân vận, thay v́ là công tác đánh địch, công tác nội chính ;

4- chấp nhận và hoàn thiện mô h́nh Nhà Nước thế tục ;

5- chấp nhận yếu tố quan hệ quốc tế của các tôn giáo, do yếu tố quốc tế người Việt từ sau 1975. Chiến sách mới này, như vậy, vừa muốn giữ nguyên chiều hướng vô thần mácxít, vừa muốn hội nhập chiều hướng thế tục vô thần tư bản [21].

 

KẾT LUẬN

Tổ chức Đại Hội Lộ Đức 02-04/08/2013 này, « MỪNG 25 NĂM TUYÊN PHONG CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM - SỐNG ĐỨC TIN THEO GƯƠNG TIỀN NHÂN », Các giáo hữu Công Giáo Việt Nam tại Pháp muốn hiệp thông cùng Giáo Hội Việt Nam, như lời Đức Cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch HĐGMVN, rằng « làm sao chúng ta có thể quên tấm gương sống động của Các Thánh Tử Đạo và biết bao người “đă làm chứng cho Đạo yêu thương bằng đời sống thấm đẫm tinh thần cầu nguyện và bằng cả sự hiến dâng mạng sống”? Nhờ ôn lại lịch sử, chúng ta biết trân trọng hơn gia sản đức tin mà các bậc tiền nhân để lại, đồng thời can đảm giữ vững và làm chứng cho Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh » [22].

Ôn lại ba thời kỳ lịch sử Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt thời kỳ Chính Ṭa, dưới vấn nạn « Sự cấm đạo đă diễn ra thế nào » ? Ta có thể tóm tắt : khác với Thời Bảo Trợ 1533-1659, và Thời Tông Toà 1659-1960, trong Thời kỳ Chính Toà 1960-3013, sự quản lư tôn giáo đă được Nhà Nước Cộng Sản thực hiện một cách có phân biện trong 2 giai đoạn 1954-1975 cho Giáo Hội Miền Bắc và giai đoạn 1975-1986 cho toàn Giáo Hội Việt Nam : tự do tôn giáo trong các khoản luật và nghị quyết, nhưng trong thực tế c̣n những giới hạn và « lấn cấn ». Sang giai đoạn Đổi Mới, trong ba thập niên đổi mới 1986-2013, nhiều đổi mới đă được thực hiện cho Giáo hội Công Giáo Việt Nam. Những đổi mới này phải chăng là dấu hiệu cho thấy Công Giáo Việt Nam đang dần dà chinh phục Chính Quyền Cộng Sản ? Năm 2002, Cha Mathêu Lê Minh Châu đă nhận định rằng : Đảng và Nhà Nước « đă công nhận rằng người công giáo đă thực hiện những việc hữu ích cho xă hội » [23]. Tháng 4/2013 vừa qua, Đức cha Nguyễn Thái Hợp cũng đă có một nhận định tương tự. Rồi ngài kể ra 5 biểu lộ sức sống mới của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Những biểu lộ sức sống Công Giáo Việt Nam có phải là những điều mà Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đă chinh phục được hay chỉ là những dấu chỉ của một chính sách « cho-cho » mới của Chính Quyền Cộng Sản ? Phân tích chiều hướng của những đổi mới do Chính Quyền Cộng Sản đưa ra và những biểu lộ sức sống mới hay những chinh phục mới của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, người ta không khỏi nghi ngại nh́n ra những bước đầu của một chính sách mới, vừa muốn giữ nguyên chiều hướng vô thần mácxít, vừa muốn hội nhập chiều hướng thế tục vô thần tư bản, làm cho « ḷng đạo càng ngày càng khô cằn », như lời ĐHY Phạm Minh Mẫn [24]. Đây có lẽ là mối nguy hiểm lớn nhất cho đời sống Đức Tin của con cháu chúng ta. Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại đang sống kinh nghiệm đau thương này ; con cái học hành thành đạt, làm ăn khá giả, nhưng ít đến nhà thờ hơn, ít sống đạo hơn, thâm chí có đứa đă tuyên bố không tin nữa [25] !

 

Paris, ngày 31 tháng 07 năm 2013
Trần Văn Cảnh

 

 

 


Ghi Chú

1. Hà Văn Thư - Trần Hồng Đức : Tóm tắt niên biểu Lịch sử Việt Nam ; Hà Nội : NXB Văn Hóa Thông Tin

2. Phan Phát Huồn, CSSR, Việt Nam Giáo Sử ; Long Beach : 1997 ; tr. 692-753.

3. Xin xem thêm 5 tài liệu chính sau đây :

1. Vietnamese Missionnaries in Taiwan : Giáo Hội Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản (1988)

2. Stephen Denney: Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam (1990) (Đỗ Hữu Nghiêm giới thiệu và biên dịch)

3. Missio: La situation des droits de l’homme dans la république socialiste du Viêtnam – la liberté de religion (2003)

4. Các Ủy Ban Hội Đồng Giám Mục Phúc Tŕnh về sinh hoạt trong 50 năm Thời Kỳ Chính Ṭa 1960-2010, đặc biệt là các Ủy Ban Giáo Dân, Bác Ái Xă Hội, Rao Giảng Lời Chúa, Phụng Tự, Giáo sĩ và chủng sinh (2010)

5. Gm Phaolô Nguyễn Thái Hợp : Tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước tại Việt Nam (2013)

4. Thanh Trần : Tăng cường quản lư nhà Nước về Tôn Giáo ; Xin xem : http://www.ubmttq.hochiminhcity.gov.vn/web/vi-vn/chuyenmuc-644-chinh-tri-tintuc-  4142-tang-cuong-quan-ly-nha-nuoc-ve-ton-giao.aspx

 5. Xin xem Sắc lệnh số 223/SL ngày 14/06/1955 của Chủ Tịch Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa: http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=1084

6. Missio: La situation des droits de l’homme dans la république socialiste du Viêtnam – la liberté de religion (2003), tr. 11

7. Xin xem Nghị Quyết Số : 297-CP, ngày 11 tháng 11 năm 1977 của Hội Đồng Chính Phủ : http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-quyet-297-CP-chinh-sach-ton-giao-vb17739.aspx

8. Vietnamese Missionnaries in Taiwan: Giáo Hội Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản (1988) http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/ghvienam/lichsu3.htm

9. GM Nguyễn Thái Hợp, O.P. Tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước tại Việt Nam, http://www.lamhong.org/2013/04/25/tuong-quan-giua-giao-hoi-voi-nha-nuoc-tai-viet-nam/

10. Cha chính Vinh bị đi tù năm 1958 và chết trong tù năm 1971. Nguồn : Nguồn : http://www.vietcatholic.net/News/Html/54286.htm

 11. ĐHY Thuận, Nguồn : http://giesu.net/home/?page_id=2107

12. Huy Đức, Bên thắng cuộc, chương 2 và 2b : cải tạo và tù cải tạo

13. Missio, Sđd, tr. 30

14. Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng HĐGMVN, Giáo Hội Công giáo Việt Nam và nỗ lực truyền giáo 50 năm qua ; trong :http://hdgmvietnam.org/giao-hoi-cong-giao-viet-nam-va-no-luc-truyen-giao-50-nam-qua-1/2390.63.8.aspx

15. Lan Chi: Hà Nội chống lại tiến tŕnh phong chân phước cho Hồng y Nguyễn Văn Thuận: Nhân chứng bị ngăn chận tại sân bay (14/07/2013) trong http://www.asianews.it/news-en/Hanoi-against-the-beatification-of-Cardinal-Van-Thuân.-Canonisation-process-witness-stopped-at-airport-28451.html

16. Missio: La situation des droits de l’homme dans la république socialiste du Viêtnam – la liberté de religion (2003), tr. 5

17. Nguyễn Khắc Huy : Tiến tŕnh Luật pháp Tôn giáo ở Việt Nam từ năm 1990 đến nay, nguồn : http://www.anthdep.edu.vn/?frame=newsview&id=192

18. GS, TS. Đỗ Quang Hưng : Từ sự đổi mới nhận thức đến sự đổi mới về chính sách tôn giáo, Nguồn : http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/1081/TU_SU_DOI_MOI_NHAN_THUC_DEN_SU_DOI_MOI_VE_CHINH_SACH_TON

19. Missio, Sđd, tr. 30

20. GM Nguyễn Thái Hợp, O.P. Tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước tại Việt Nam, chương IV

21. Gs Ts Đỗ Quang Hưng, Sđd.

22. Phêrô Nguyễn Văn Nhơn : THƯ MỤC VỤ NĂM ĐỨC TIN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM, ngày 11 tháng 10 năm 2012 ; Nguồn :  http://www.hdgmvietnam.org/thu-muc-vu-nam-duc-tin-cua-hoi-dong-giam-muc-viet-nam/4314.116.3.aspx

23. Missio, Sđd, tr. 30

24. ĐHY Phạm Minh Mẫn, Năm mới và công cuộc đổi mới, Thư ngỏ ngày 18/02/2013. Ngài viết : "Trong gần nửa thế kỷ qua, xă hội Việt Nam đă trải qua hai thời kỳ đóng cửa và mở cửa. Thời kỳ đóng cửa tự cô lập, để lại nhiều mất mát, mất của cải vật chất, mất các quyền tự do. Thời kỳ mở cửa đổi mới, du nhập nhiều thứ tự do. Tự do của nền kinh tế thị trường, tự do cạnh tranh loại trừ nhau, tự do chạy theo xu hướng hưởng thụ duy vật chất, tự do ly dị, tự do phá thai, tự do đồng tính... Những tự do đó xem ra có góp phần phát triển kinh tế xă hội, nhưng đồng thời cũng đă làm phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng cùng nhiều tệ nạn xă hội, làm cho đời sống tinh thần ngày càng bị sa mạc hóa, ḷng đạo ngày càng khô cằn ».

25. Trần Văn Cảnh : Đại Hội Mục Vụ thứ 58, Giáo Xứ Việt Nam Paris ; Nguồn : http://www.vietcatholic.net/News/Html/98484.htm

 

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6


Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.