DẪN NHẬP VÀO VĂN HOÁ GIA Đ̀NH VIỆT NAM

1 2 3 4 5 6 7 8 9

MichelAnge

 

Bài 1 :

 

Khái niệm về Văn hoá : Văn hiến và Văn vật

 

 

Lời mở chung

Toàn cầu hoá là một hiện tượng văn hoá mới xuất hiện từ hậu bán thế kỷ XX, và đă được những nhà tư tưởng và chiến thuật ư thức, chú ư nghiên cứu và đưa ra những giải quyết. Sức mạnh chinh phục của nó làm nhiều người lo sợ. Sức mạnh này có thể là vũ khí, như trường hợp chiến tranh thuộc địa trước đây ở các nước Á Phi hay chiến tranh ‘văn hoá‘ hiện nay ở Trung Đông : Afghanistan, Irak. Nhưng chủ yếu sức mạnh của nó có tính cách chinh phục, dựa vào kỹ thuật tân tiến, tiền bạc, tiện nghi. Một trong những phản ứng là hô hào tẩy chay ‘Toàn cầu hoá‘. Phản ứng này xuất hiện trong lănh vực kinh tế chính trị, dùng những lư luận kinh tế chính trị và dựa vào những tổ chức kinh tế, nghiệp đoàn, chính trị. Phản ứng thứ hai chủ yếu do những nhà tư tưởng và văn hoá đề xướng, dùng những lư luận và phương tiện văn hoá để hoá giải ‘Toàn cầu hoá‘. Nền tảng của phản ứng văn hoá này đặt trên nhân cách, có nhân vị cá biệt và có giáo dục độc đáo của mỗi người. Nhân cách cá nhân này được tạo h́nh từ một nếp sống văn hoá, có lịch sử và có cộng đồng của một dân tộc, một quốc gia. Một khi nhân cách và văn hoá vững chắc, không có ǵ phải sợ nữa, v́ cá nhân đă tự làm chủ, dân tộc và quốc gia đă tự lập và tự cường. Phương cách quan trọng là bồi bổ nhân cách cá nhân và bồi dưỡng văn hoá dân tộc, bằng các phương tiện văn hoá, như giáo dục, văn học, văn nghệ,.. Bị trị, lệ thuộc, nghèo đói không đáng sợ bằng vong thân, vong bản !

Chiều hướng văn hoá này đang được khắp các quốc gia Á, Âu cổ vơ và áp dụng. Các cộng đoàn Việt Nam, quốc nội cũng như hải ngoại, đều đang đề xướng, phát triển và áp dụng chiều hướng văn hoá này, mà một trong những lănh vực đắc ư là gia đ́nh. Đây cũng là điểm quan tâm lớn của Giáo Hội và đặc biệt là Giáo Hội Việt Nam. Các thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, và đặc biệt là thư chung ngày 17/10/1998 và thư chung ngày 11/10/2002[1] đă nhấn mạnh nhiều đến ‘Hôn nhân và Gia đ́nh’ và đưa ra một kết luận chung là ‘Tương lai của nhân loại sẽ đến qua Gia đ́nh’. Như vậy văn hoá gia đ́nh, và văn hoá gia đ́nh Việt Nam quả là quan trọng cho nhân loại và cho người Việt Nam.

Cụ thể, trong đề tài ‘Dẫn nhập vào Văn Hoá Gia đ́nh Việt Nam’ này, có lẽ câu hỏi chính yếu mà bạn đọc muốn đặt ra và muốn t́m được câu trả lời là ‘Văn hoá gia đ́nh Việt Nam có những nét nào là chính yếu ?’ Câu trả lời chủ yếu sẽ giới thiệu nội dung của văn hoá gia đ́nh Việt Nam, qua hai tính chất quan trọng của văn hoá : tính chất biến chuyển theo lịch sử, môi trường và tính chất tổ chức hữu cơ, theo đó, nhận thức, tổ chức và ứng xử là ba chức năng quan trọng. Nhưng trước đó, một khái niêm về văn hoá là điều cần thiết phải được xác định. Nói như vậy là cố ư mời bạn đọc đi vào đề tài ‘Dẫn nhập vào Văn Hoá Gia đ́nh Việt Nam’ qua những mục sau đây :

Khái niệm về Văn hoá : Văn hiến và Văn vật
Khái niệm về Văn hoá : Chữ Văn hoá dịch từ chữ ‘Culture’
Tính chất biến chuyển và hữu cơ của Văn hoá Gia đ́nh Vệt nam.
Những nhận thức quá khứ về gia đ́nh c̣n được bảo tồn.
Những nhận thức hiện tại về gia đ́nh đang xung đột.
Những tổ chức quá khứ về gia đ́nh c̣n đươc bảo tồn
Những tổ chức mới đang xâm nhập và gây xung đột.
Những ứng xử đang được thiết kế về gia đ́nh
Những nét chính yếu của văn hoá gia đ́nh Việt Nam

 

 

 


 

Khái niệm về văn hoá : Văn hiến và văn vật

Trong cụm từ Văn Hoá Gia Đ́nh Việt Nam, có từ Văn Hoá. Từ này là đối tượng chính yếu của bài khảo luận. Bởi vậy việc xác định ư nghĩa của nó là tiên quyết quan trọng. Văn hoá là gi ? Nó có ư nghĩa ǵ trong ngôn ngữ thường nhật ? Nó gốc từ đâu ra ? Nó bao hàm những ǵ ? Nó liên hệ đến ai ?

11. Trong ngôn ngữ thường ngày, từ ‘Văn hoá ‘ bao gồm bốn ư nghĩa chính sau đây. Trước nhất, chữ văn hoá ám chỉ một tŕnh độ học hành. Trong các giấy tờ, khi hỏi đến tŕnh độ văn hoá, là hỏi đến mức độ học vấn ở trường học : tŕnh độ tiểu học, trung học, tú tài, cử nhân,..Chữ văn hoá ở đây thường đồng nghĩa với cấp học hay học vị. Trong các câu truyện, khi đề cập đến văn hoá của một người, chữ văn hoá có thể ám chỉ mức độ hiểu biết, tŕnh độ suy lư và giá trị lễ giáo hoặc kết quả của mức độ hiểu biết, suy nghĩ và lễ giáo, biểu lộ qua cách cư xử, cách ăn nói hay qua các công tŕnh, tác phẩm làm ra. Khi ta bảo ông này có chức vị cao, nhưng văn hoá yếu lắm, bộ đội ở rừng ra ấy mà, là ta hiểu văn hoá theo nghĩa này. Đó là ư nghĩa thứ hai của từ văn hoá. Cùng trong chiều hướng của ư nghĩa thứ hai này, một ư nghĩa thứ ba cũng thường được hiểu trong từ văn hoá. Khi đề cập đến văn hoá của một cộng đoàn, của một dân tộc, chữ văn hoá nhiều khi ám chỉ mức độ văn minh của dân tộc ấy. Những kiểu nói ‘văn hoá thô sơ, văn hoá tân tiến, văn hoá kỹ nghệ’ là hiểu văn hoá theo mức độ văn minh này. Từ đó, một ư nghĩa thứ tư của từ văn hoá đă được dùng trong tổ chức hành chánh để ám chỉ công việc của bộ văn hoá, bộ văn hoá giáo dục, bộ thông tin văn hoá, Chữ văn hoá ở đây ám chỉ những công tŕnh hoặc những công việc liên hệ đến văn nghệ, văn học, nghệ thuật,.. như thư viên, viện bảo tàng, nhà hát, kịch ảnh, kiến trúc, báo chí, đền đài, miếu đ́nh,..

12. Cả bốn ư nghĩa này đều chỉ là những ư nghĩa có tính cách phiến diện và bộ phận của từ ‘văn hoá‘, không phải là ư nghĩa toàn bộ mà ta sẽ dùng đến để nghiên cứu về ‘Văn hoá gia đ́nh Việt Nam’. Trong bốn ư nghĩa thông thường hàng ngày này của từ văn hoá, tiềm ẩn dấu tích của văn học chữ hán, trong đó từ văn hiến được dùng nhiều hơn. Trong sách Luận Ngữ, thiên Bát Dật, đức Khổng Tử nói ‘Hạ lễ, ngô năng ngôn chi. Kỷ bất túc trưng giă. Ân lễ, ngô năng ngôn chi. Tống bất túc trưng giă. Văn hiến bất túc cố giă. Túc tắc ngô năng trưng chi hỹ ‘ (Ta có thể giảng lễ nhà Hạ. Nhưng ḍng dơi nhà Hạ hiện nay làm vua chư hầu nước Kỷ chẳng c̣n giữ lễ ấy nữa, nên không có thể chứng chắc lời giảng của ta. Ta có thể giảng lễ nhà Ân. Nhưng con cháu nhà Ân hiện nay làm vua chư hầu nước Tống chẳng c̣n giữ lễ ấy nữa, nên không có thể chứng chắc lời giảng của ta. Ấy v́ văn thơ và người hiền (văn hiến) không c̣n nữa. Phải c̣n đủ th́ ta lấy đó làm bằng chứng[2]). Văn hiến như vậy hàm chứa văn học. Nguyễn Trăi (1384-1442) cũng đă hiểu chữ văn hiến theo nghĩa ‘các tư liệu thành văn từ xưa c̣n để lại‘ này của đức Khổng Tử, nhưng nới rộng hơn và đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh ‘tổ chức xă hội ‘, có hàm ư ‘văn vật’, người tài giỏi. Trong bài ‘B́nh Ngô đại cáo‘, ông viết ‘Ngă Việt tố xưng văn hiến’ (Nước Việt ta vốn xưng là nước văn hiến) và để chứng minh điếu ấy, ông đưa ra bốn lư do sau đây :
1. có lịch sử ‘Kể từ Triệu, Đinh, Lư, Trần mấy đời gây dựng ra nước’ ;
2. có tổ chức và biên cương ‘So với Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi đàng làm đế một phương’ ;
3. có nhân nghĩa để trị dân ‘việc nhân nghĩa cốt nhứt ở yên dân’;
4. có quân đội để trừ bạo ‘quân điếu phạt không ǵ bằng trừ bạo‘[3].

Đến Lê Quí Đôn (1726-1781) th́ từ ‘văn hiến’ bao gồm cả hai ư nghĩa trên ‘Ngă quốc hiệu vi văn hiến, thượng nhi đế vương, hạ nhi thần thứ, mạc bất các hữu trừ thuật’ (Nước ta gọi là nước văn hiến, (nghĩa là nước có văn hoá, có sách vở), trên từ vua chúa, dưới đến các quan cùng nhân dân, đều có biên soạn sách vở)[4]. Người kế thời với Lê Quí Đôn là Phan huy Chú (1782-1840) cũng hiểu từ ‘văn hiến’ theo hai nghĩa này khi ông viết ‘Nước Việt Nam ta, được gọi là nước giữ lễ đă hơn ngàn năm nay : vốn có sách vở đă từ lâu lắm. Kể từ Đinh, Lê dựng nước ngang hàng với Trung Hoa, mệnh lệnh từ chương dần dần rơ rệt. Đến Lư, Trần nối trị, văn vật mở mang. Về tham định th́ có những sách điển chương điều luật ; Về ngự chế th́ có các thể chiếu, sắc, thi ca. Trị b́nh đời nối, văn nhă đủ điều. Huống chi nho sĩ đời nào cũng có, văn chương nẩy nở như rừng ; sách vở ngày càng nhiều, nếu không trải qua binh lửa mà hoá tro tàn, th́ hẳn là trâu kéo mồ hôi phải toát, nhà chất đầy dẫy ngang xà. Đến khi nhà Lê dựng nước, văn hoá lại càng thịnh dần, hơn ba trăm năm, chế tác đầy đủ kỹ càng, văn hiến đứng đầu trung châu (Trung quốc), điển chương rộng cả thời đại ‘[5].

Chữ ‘văn hiến’ như vậy cũng chỉ diễn tả được một phần chứ chưa toàn thể ư nghĩa của chữ ‘văn hoá‘.

Nói đến ‘Văn hoá Gia Đ́nh Việt Nam’, là nói đến cách sinh hoạt của mọi người Việt Nam trong lănh vực gia đ́nh, bất kể tŕnh độ cao thấp, học vị lớn nhỏ, bất kể tư cách có lễ giáo hay không, bất kể có hay không công tŕnh để lại , bất kể văn minh thô sơ hay tân tiến, nông nghiệp hay kỹ nghệ, bất kể là Phật tử, Kytô hữu hay Cộng sản. Nói đến ‘Văn hoá Gia Đ́nh Việt Nam’, cũng là nói đến mọi sinh hoạt, dưới nhiều dạng thức khác nhau, có những sinh hoạt sách vở, nặng tính chất tri thức, văn học, nhưng không chỉ có thế ; có những sinh hoạt xă hội, nặng tính chất tổ chức hành chánh, nhưng không chỉ có thế ; có những sinh hoạt chính trị, nặng tính chất quốc gia văn vật, nhưng không chỉ có thế ; có những sinh hoạt đă qua của quá khứ, nhưng không chỉ có thế,... Ư nghĩa của chữ Văn Hoá trong Văn Hoá Gia Đ́nh rộng hơn ư nghĩa của chữ Văn Hoá ta dùng hằng ngày và rộng hơn các chữ Văn học, Văn hiến, Văn vật ta đọc trong Văn học chữ Hán.

 

  Paris, 2006
Trần Văn Cảnh

 


Ghi Chú

1. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam : ‘Thánh hoá gia đ́nh’, thơ Mục vụ 2002

2. Khổng Tử : Luận ngữ ; Dịch giä Đoàn Trung C̣n : in kỳ ba; Sài g̣n : Trí Đức ṭng thơ; 1950; tr. 37.

3. Nguyễn Trăi : ‘B́nh Ngô đại cáo‘, trích theo Trần trọng Kim; Việt Nam Sử lược; Fort Smith : Sống mới; 1978, tr. 242-245

4. Lê Quí Đôn : Lê triều thông sử; trích theo Trần văn Giáp; T́m hiểu kho sách Hán Nôm; Hà nội : Thư viện quốc gia xuất bän; 1970; tr. 18, 19.

5. Phan huy Chú : Lịch triều hiến chương loại chí, trích theo Trần văn Giáp ; T́m hiểu kho sách Hán Nôm ; Hà nội : Thư viện quốc gia xuất bän; 1970; tr. 23.


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.