DẪN NHẬP VÀO VĂN HOÁ GIA Đ̀NH VIỆT NAM

1 2 3 4 5 6 7 8 9

MichelAnge

 

Bài 4 :

 

Những nhận thức quá khứ về gia đ́nh c̣n được bảo tồn.

 

 

41. Nhận thức gồm những dữ kiện đă thâu nhận, để biến thành tin tức và tạo thành tri thức hoặc hệ thống tư tưởng. Trong lịch sử văn hoá tổng quát của Việt Nam[1], năm trào lưu tư tưởng đă được thiết kế, tiếp cận, giao lưu và hội nhập vào văn hoá và văn hoá gia đ́nh Việt Nam. Đó là hệ tư tưởng Âu Lạc, Hệ tư tưởng Ấn Phật, hệ tư tưởng Lăo giáo, hệ tư tưởng Khổng giáo và hệ tư tưởng Âu Mỹ Thiên Chúa giáo.

Hệ tư tưởng Âu Lạc mang lại ba tư tưởng chủ yếu vun tưới tác phong tập thể và cá nhân của người Việt Nam, mạch sống của văn hóa Việt Nam. Đó là mạch huynh đệ, tương thân tương trợ, khiến tất cả mọi người Việt Nam đều nh́n biết nhau là đồng hương, đồng bào. Mạch ‘Đức giả lạc sơn’ : người đức độ th́ ưa thích (và vững chắc như) núi, noi theo tính chung thủy, đức độ của mẹ chung là Âu Cơ, ḍng dơi thần tiên, đă dẫn 50 con lên núi, khiến sự tiếp đăi, giao thiệp luôn được trên kính dưới nhường. Mạch ‘Trí giả lạc thủy’ : người mưu lược th́ ưa thích (và biến báo như) nước, thừa hưởng được tính thông minh, biến báo của cha chung là Lạc Long Quân, ḍng dơi rồng, đă đưa 50 con xuống biển Nam Hải, khiến sự tiếp xúc được ḥa thuận với từng người và ḥa hợp với môi trường chung quanh.

Hệ tư tưởng Ấn Phật với cái nh́n hư vô về thế giới ; với tứ diệu đế : khổ, dục, diệt , đạo, đă đưa cho người việt nam cách cư xử siêu thoát với thế tục, xả kỷ với ḿnh, để từ bi với chúng sinh.

Chất sống Thượng Đế với niềm tin có một Thượng Đế duy nhất, tạo dựng đất trời vạn vật, đă giúp cho luân lư Tam giáo, đặc biệt là Khổng giáo có một cơ sở siêu h́nh học vững chắc.

Hệ tư tưởng Lăo Trang tŕnh bầy cái gốc Đạo là nguyên ủy của sự tạo hóa. Vạn vật đều bởi Đạo mà sinh ra. Văy, sửa ḿnh và trị nước cần phải noi theo Đạo, phải điềm tĩnh, phải vô vi, phải tự nhiên, không dùng trí lực. Tính hiếu ḥa, tính an nhiên của người Việt Nam phải chăng bắt nguồn từ Đạo giáo ? Ngoài cái học thuyết cao siêu về Đạo, về vô vi ấy nơi những bậc hiền triết, Đạo giáo c̣n được phổ biến nơi kẻ b́nh dân với những cái dị đoan mê tín, những thuật tướng số, phù thủy, đi t́m sự tu luyện để được cái trường sinh bất tử.

C̣n như hệ tư tưởng Khổng Mạnh, th́ cả nền luân lư xă hội của ta đều lấy sức từ đấy và qua đấy. Trong cách sống của người Việt Nam, tam cương : quân thần, phụ tử, phu thê vẫn được tôn kính ; ngũ thường : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, vẫn được dùng làm nguyên tắc cư xử. Chữ tam ṭng không c̣n hợp thời lắm, nhưng chữ tứ đức : công, dung, ngôn, hạnh, vẫn được nhiều phụ nữ vun trồng. Ba cái cương lănh : minh đức, tân dân, chỉ chí thiện, vẫn luôn làm người Việt Nam lưu ư và tuân giữ. C̣n như bát điền mục : cách vật, trí tri, thành ư, chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ, th́ ai nấy vẫn cố gắng áp dụng trong các sinh hoạt và hoàn cảnh cá biệt của ḿnh. Nhiều người Việt Nam sống ở ngoại quốc nhận định rằng luân lư Khổng Mạnh vẫn rất rơ rệt và rất mạnh mẽ trong cách sống và suy nghĩ của ḿnh.

Và sau cùng là hệ tư tưởng Âu Mỹ Thiên Chúa giáo. Hệ tư tưởng này dẫn vào văn hoá Việt nam ba chất sống mới. Chất sống nhân bản với tiêu chuẩn rằng con người và bản tính của con người có một giá trị tuyệt đối. Tất cả phải do và v́ con người. Chất sống này thổi vào ba luồng gió mới là tự do, b́nh đẳng và công lư. Ba luồng gió này đă một thời xáo trộn xă hội cương thường, cấp bậc và quan liêu xưa của Việt Nam. Chất sống thuần lư với nguyên lư rằng ‘chỉ có ánh sáng tự nhiên của lư trí mới có khả năng đưa con người tiến bộ về hiểu biết, về khôn ngoan’, Lư trí, do đó, trở thành một đức tin mới. Thực nghiệm và canh tân là phương pháp và mục tiêu quan trọng. Khế ước xă hội, luật pháp là những phương tiện tổ chức của một xă hội tân tiến. Khoa học, kỹ thuật, kiến thức bách khoa là những khả năng mà ai cũng phải trau dồi. Người Việt Nam ngày nay được nuôi dưỡng nhiều bằng hai chất sống nhân bản và thuần lư này. Chất sống Thượng Đế với niềm tin có một Thượng Đế duy nhất, tạo dựng đất trời vạn vật, đă giúp cho luân lư Tam giáo, đặc biệt là Khổng giáo có một cơ sở siêu h́nh học vững chắc. Thượng Đế ấy là Cha nhân từ và toàn năng đă dựng nên trời đất muôn loài, trong đó có con người. Lạm dụng tự do, con người đă chống lại Thượng Đế và đă đi vào đường lầm lạc tội lỗi. Để cứu chuộc nhân loại, Thượng đế ấy đă giáng sinh nhập thể, đă chịu nạn khổ h́nh, chết trên thập giá, và đă phục sinh, rồi lên trời. Ngài sẽ trở lại vào ngày tận thế để phán xét kẻ dữ người lành. Thượng Đế ấy, từ muôn đời và cho đến muôn đời, vẫn sống với nhân loại bằng sự hướng dẫn soi sáng của Thánh linh. Qua sự giáng sinh nhập thể, Thiên Chúa đă lập Giáo Hội, một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, vững bền. Qua Ngôi Hai nhập thể, ngôi Ba Thánh Linh và Giáo Hội, Thiên Chúa đă mạc khải cho con người biết rằng nó được tạo thành với một thân xác có thể hư nát và một linh hồn bất tử. Thân xác này sẽ sống lại. Con người tội lỗi sẽ được tha thứ, nếu nó biết ăn năn hối cải.

42. Trong lănh vực văn hoá gia đ́nh, vai tṛ và ảnh hưởng của năm hệ tư tưởng này không đồng đều. Hệ tư tưởng Âu Lạc dùng h́nh ảnh gia đ́nh trong ư niệm tạo lập và tổ chức xă hội, có nhiều nhân tính. Rơ rệt nó là hệ tư tưởng gốc trong văn hoá gia đ́nh Việt Nam. Đây vừa là một xác tín, vừa là một dữ kiên lịch sử xă hội. Từ yếu tố di truyền nguyên thủy Âu Lạc, một cách cư xử căn bản đă dần dần thành h́nh, cô đọng qua những tiếp cận , phản ứng và kinh nhiệm sống với môi trường địa lư thiên nhiên. Cách cư xử này đă được xây dựng trên ba đức tính : trí, đức và dũng, mà ta có thể gọi là trí việt, đức việt, và dũng việt. Đó là ba chân kiềng của văn hoá nguyên thũy gia đ́nh Âu Lạc. Từ ba chân kiềng này, phát sinh một nền văn hiến Bách Việt quay quanh ba trụ chính : việt tính, việt học và việt lư[2]. Ba chân kiềng trí việt, đức việt và dũng việt, cùng với ba trụ việt tính, việt học và việt lư là những yếu tố căn bản của văn hoá nguyên thủy Việt Nam, văn hoá Âu Lạc Bách Việt. Nền văn hoá này nền tảng đặt trong gia đ́nh. Âu lạc là tên của một cặp hôn nhân thủy tổ của ḍng giống Việt Nam. Gia đ́nh bởi vậy giữ một vai tṛ quan trọng trong tiềm thức suy lư, trong sinh hoạt tổ chức và trong sáng tạo ứng xử của mỗi cá nhânngười Việt và của xă hội Việt Nam. Tinh thần gia đ́nh này được biểu lộ một cách rơ rệt qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ Việt Nam là một ngôn ngữ gia đ́nh. Những thứ bậc, vị trí gia đ́nh, từ cố cụ, ông bà, bác chú cô d́, anh chị em, con cháu,...đều đă được xử dụng để gọi thưa, xưng hỏi trong ngôn ngữ thông thường hàng ngày với tất cả mọi người, thân quen hay xa lạ.

Ba chân kiềng trí việt, đức việt và dũng việt, cùng với ba trụ việt tính, việt học và việt lư là những yếu tố căn bản của văn hoá nguyên thủy Việt Nam, văn hoá Âu Lạc Bách Việt. Nền văn hoá này nền tảng đặt trong gia đ́nh.

Nền văn hoá gia đ́nh nguyên thủy này đă dần dà trong ḍng lịch sử mở ra với môi trường xă hội thế giới. Đầu tiên là những tiếp xúc với văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa, qua đó, ba hệ tư tưởng mới đă xâm nhập vào Việt Nam đó là Ấn Phăt, đạo Lăo và đạo Khổng. Chắc hẳn lúc đàu đă có những va chạm, xung khắc. Nhưng sau gần 2000 năm chung sống, ba hệ tư tửng này đă góp phần vào việc tạo h́nh cho văn hoá Việt Nam, trên nền tảng văn hoá nguyên thủy Âu Lạc Bách Việt. Đến nỗi ngày nay đă trở thành những yếu tố cơ cấu của văn hoá Việt Nam. Trong mỗi cá nhân người việt và trong xă hội Việt Nam, đâu dó, đều có ít nhiều ‘phật tính’, ‘lăo tính’ và ‘khổng tính’. Trong các hệ tư tưởng, có lẽ hệ tư tưởng Khổng Mạnh là hệ tư tưởng bén rễ sâu nhất trong nhận thức gia đ́nh Việt Nam. Có thể bảo rằng trong mỗi con người Việt Nam đều có một lượng ‘khổng tính’ quan trọng. Hệ tư tưởng Khổng giáo đẵ chiếm một chỗ đứng hầu như độc tôn trong văn hoá gia đ́nh Việt Nam. Nó đă tạo ra cả một tổ chức cho xă hội, trên căn bản của những liên lạc gia đ́nh với những yếu tố chính yếu như sau :
- Gia đ́nh căn bản là đại gia đ́nh :
- Mỗi phần tử có một chỗ đứng nhất định, có một cư xử mẫu cho những hoàn cảnh chính yếu, mà tam cương ngũ thường là những nguyên tắc căn bản ;
- Hai chức vụ uy quyền quan trọng là gia trưởng và tộc trưởng ;
- Những lễ nghi chính yếu đă được định thức cho những cuộc hội họp gặp gỡ chính yếu về cưới hỏi, tang chế, cúng giỗ, hội đồng gia đ́nh, hội đồng gia tộc ;
- Những văn bản quan trọng đă được thiết kế, biên soạn và bảo tŕ, từ gia phả, gia lễ, gia phong, đến pháp luật gia đ́nh, phong tục gia đ́nh, luận lư gia đ́nh, văn học gia đ́nh,..

Hệ tư tưởng Khổng Mạnh đă biết đưa ra những giá trị vĩnh hằng, tựa vào một quan niệm xă hội có phẩm trật, có luân thường để di t́m hạnh phúc vừa có tầm tâm linh vừa có tầm vật chất, trong hoà thuận, yên vui, thịnh vượng, ấm no. Rơ rệt những nhận thức, những quan niệm, những nguyên tắc của Khổng Mạnh vẫn c̣n ảnh hưởng mạnh và được bảo tồn kỹ trong văn hoá gia đ́nh Việt Nam. Giáo sư Vũ Ngọc Khánh, và đa số cac nhà nghiên cứu cũng sễ đồng ư với ông để xác định như vậy. Ông viết : ‘Có một nét rất đặc biệt của Nho Giáo, là nó có thể ngự trị trong văn hoá gia đ́nh Việt Nam, gợi ra được cảm giác là nó đồng hoá được tất cả những khuynh hướng triết học, tôn giáo khác. Nho, Phật, Lăo có những cuộc đấu tranh tư tưởng, rồi cùng với Thiên Chúa Giáo có những kỳ thị, không cảm thông nào đó, là ở những lănh vực khác chứ không phải ở trong gia đ́nh. Văn hoá gia đ́nh thu nhận tất cả và đều qui vào những quan niệm gia giáo của đạo Nho. Ở những trường hợp, những qui tắc tập tục có thể khác nhau và gây mâu thuẫn, nặng nề nhất là những ngày mới tiếp xúc, song dần dần vấn đề cũng được an bài - (đến nay th́ ổn thỏa). C̣n ở phần cơ bản, những vấn đề như đạo hiếu thảo, phép tề gia, th́ các gia đ́nh dù theo tôn giáo nào cũng đều xử lư như nhau[3]’.

 

  Paris, 2006
Trần Văn Cảnh

 


Ghi Chú

1- Trần Văn Cảnh, sđd, tr. 511-517

2-Xin xem bài 8 dưới đây về ‘Những ứng xử đang được thiết kế về gia đ́nh’

3- Vũ Ngọc Khánh; sđd, tr. 89

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.