DẪN NHẬP VÀO VĂN HOÁ GIA Đ̀NH VIỆT NAM

1 2 3 4 5 6 7 8 9

MichelAnge

 

Bài 8 :

 

Những ứng xử đang được thiết kế về gia đ́nh

 

 

Trên kia, ở bài 3, khi nói về tính chất thứ hai của văn hoá, tức là ‘tính chất hệ thống hữu cơ‘, tôi có đề cập đến ba bộ phận chức năng chính của văn hoá là 1- thiết kế nhận thức, 2- hành động tổ chức và 3- sáng tạo ứng xử. Có ba loại ứng xử : ứng xử cải tiến để sửa đổi những thiếu sót ; ứng xử phát triển để tăng cường những việc tốt và ứng xử thích ứng để đáp đối lại với những tân sự. Những ứng xử này có thể được khởi đầu từ một phản tỉnh nhận thức, hoặc một ư thức hành động. Chợt một lúc nào đó, lương tri báo hiệu một sự thụt lùi, yếu sức từ bên trong hay một sự xâm lấn, chèn ép từ bên ngoài, một số hành động bị lăng quên, bỏ bê,…sự cải tiến liền tự khắc vận hành để t́m giải pháp ứng xử.

81. Ba bộ phận 1- thiết kế nhận thức, 2- hành động tổ chức và 3- cải tiến ứng xử này liên lạc mật thiết và tùy thuộc lẫn lộn vào nhau. Câu hỏi đầu tiên được đặt ra ở đây là ‘Văn hoá gia đ́nh Việt Nam đă được thiết kế do năm hệ tư tưởng Âu Lạc, Ấn Phật, Lăo giáo, Khổng giáo và Âu Mỹ Thiên Chúa giáo ; Hệ tư tưởng nào là nền tảng hơn cả đă đưa ra những tổ chức, để sáng tạo những cải tiến ứng xử cho văn hoá Việt Nam và văn hoá gia đ́nh Việt Nam ?’

Nghĩ rắng hệ tư tưởng Âu Lạc là nền tảng hơn cả, trong bài khảo cứu ‘Cây văn hoá Việt Nam trồng tại Giáo xứ Paris’ in trong cuốn ‘Văn hoá và đức tin’, tôi đă viết : ‘Hệ tư tưởng Âu Lạc, dưới khía canh quốc gia Bách Việt, c̣n chuyên chở ba chất không thể thiếu để thiết lập và nuôi dưỡng một nền văn hóa Việt Nam. Chất "Việt tính" tạo ra tính chất độc đáo của mỗi người Việt Nam và của quốc gia Việt Nam, mà đặc biệt là tính tự lực tự cường, như cổ tích Phù Đổng Thiên Vương đă nêu rơ. Chất "Việt ngữ’, biểu diễn, gói ghém và chuyên chở những thói tục, những văn minh, những tổ chức, những kinh nghiệm từ người này cho người kia, từ nơi này sang nơi nọ, từ thời này sang thời kia. Ngôn ngữ ấy chuyên chở bốn ngàn năm văn hiến Bách Việt. Nó ghi nhận, bảo tồn và chuyển trao cho các thế hệ mai sau cái văn hóa Việt Nam chẳng những bằng lời nói mà cả bằng những kư hiệu chữ viết nữa, chẳng những trong các áng văn b́nh dân mà cả trong văn chương bác học nữa. Ba loại chữ viết đă xuất hiện để chuyên chở cái văn hóa Bách Việt này : chữ hán, chữ nôm và chữ quốc ngữ. Ngôn ngữ dính liền với văn tự. Văn tự và ngôn ngữ dính liền với văn hóa. Không thể có văn hóa riêng biệt nếu không có văn tự và ngôn ngữ riêng biệt. Chất ‘Việt lư’ bao gồm những cách quản lư, cách cai trị, cách tổ chức đă vậy mà c̣n chứa đựng những hành động, những định chế và những tổ chức. Việt lư là cách suy lư để hành động, hành động để bảo tŕ, phát triển và truyền thụ cái văn hóa Bách Việt cho các thế hệ con em mai sau. Suy lư và hành động làm sao để duy tŕ tiếng việt và làm cho nó trong sáng, làm sao để t́nh việt không bị lơ là, lu mờ, mà càng ngày càng thân thiết, đặm đà ; làm sao để tộc việt được bảo tồn và nối dơi.’[1]

Trước những sức đảy và sức ép đang dồn dập cưỡng bách và lôi cuốn các tổ chức văn hoá gia đ́nh vào một cuộc xung đột mói cũ : những sáng tạo nào đang được chất ‘Việt lư ‘ đề ra để cải tiến ứng xử cho văn hoá Việt Nam và văn hoá gia đ́nh Việt Nam ?

82. Từ ngày đất nước được thống nhất vào năm 1975, Xă hội chủ nghĩa dường như đă được việt nam hoá. Nhiều dấu chỉ cho thấy nhiều tổ chức văn hoá gia đ́nh truyền thống Việt Nam đă và đang được phục hồi. Giáo sư Vũ Ngọc Khánh[ ] ghi nhận sáu sự kiện sau :

    1. Năm 1975, bộ Văn hoá đă kết hợp với Trung Ương Hội Phụ Nữ Việt Nam ra thông tư ngày 12-05 chỉ đạo vận động xây dựng gia đ́nh văn hoá.

    2. Từ năm 1980, Ban chỉ đạo nếp sống mới trung ương thành lập cũng lưu ư đến vấn đề, đến 17-04-1989 th́ ra thông tư số 35/NSM tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động.

    3. Năm 1994 là năm quốc tế gia đ́nh, chúng ta đă tiếp thu tinh thần, tổ chức nhiều cuộc trao đổi lớn : Năm 1995 hội nghị « Gia đ́nh và sự phát triển kinh tế xă hội » tại thành phố Hồ Chí Minh ; năm 1996 hội nghị tổng kết bàn về công tác xây dựng gia đ́nh văn hoá ở các tỉnh phía Bắc.

    4. Các tạp chí gia đ́nh được xuất bản, đài truyền h́nh Việt Nam có chuyên mục và giờ phát sóng riêng.

    5. Đồng thời nhiều tỉnh, nhiều đơn vị (phường, xă, huyện, hoặc của từng dân tộc), đều có tổ chức hội nghị hoặc có sáng kiến chỉ đạo phong trào xây dựng gia đ́nh.

Chất ‘Việt lư’ bao gồm những cách quản lư, cách cai trị, cách tổ chức đă vậy mà c̣n chứa đựng những hành động, những định chế và những tổ chức. Việt lư là cách suy lư để hành động, hành động để bảo tŕ, phát triển và truyền thụ cái văn hóa Bách Việt cho các thế hệ con em mai sau. Suy lư và hành động làm sao để duy tŕ tiếng việt và làm cho nó trong sáng, làm sao để t́nh việt không bị lơ là, lu mờ, mà càng ngày càng thân thiết, đặm đà ; làm sao để tộc việt được bảo tồn và nối dơi.

    6. Vào những năm cuối thập kỷ thứ 9, vấn đề gia đ́nh, gia tộc rầm rộ hẳn lên, ..T́m mộ người thân, dựng các nhà thờ họ, thuê chép và dịch gia phả, làm lại các gia y, hương án, ..rất được mọi người quan tâm, không ngại mất công hay tốn kém. Lo lắng cho con học tập, có ngành nghề được đặc biệt chú ư.

Tôi xin thêm vào một sự kiện khác :

    7. Sự đóng góp trung kiên và hữu hiệu của các tôn giáo vào việc bảo tồn và phát huy một nền văn hoá gia đ́nh việt nam lành mạnh và tâm linh, đặc biệt là hai tôn giáo lớn ở Việt Nam, đó là Phật giáo và Công Giáo. Riêng Công giáo, nội cái « lễ » trong đời sống hôn nhân và gia đinh hằng ngày cũng đă là một bảo chứng và đóng góp vào việc bảo tŕ những tổ chức của văn hoá gia đ́nh truyền thống Việt Nam rồi. Trong bí tích hôn nhân, linh mục đ̣i hai người nam nữ biểu lộ rơ rệt :

· sự tự do ưng thuận kết hôn,
· sự sẵn sàng yêu thương và tôn trọng nhau,
· sự sẵn sàng âu yếm đón nhận con cái Chúa ban và giáo dục chúng theo luật Chúa Kitô và Hội Thánh.
· lời hứa giữ ḷng chung thủy khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khoẻ, để yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời.

Từ những sự kiện trên, một câu hỏi khác được đặt ra « Đâu là những thực hiện có tính cách hướng dẫn những sáng tạo ứng xử cải tiến trong văn hoá gia đ́nh Việt Nam ? » Trong những thực hiện gần đây, hai thực hiện đặc biệt đáng được nêu ra.

83. Thực hiện thứ nhất có đường hướng chính trị hành chánh do Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam đưa ra, từ năm 1998. Sau thời kỳ ‘quan liêu bao cấp’, 1954-1986, mà ‘sự can thiệp quá sâu của cơ quan đoàn thể vào hôn nhân đă để lại không ít những bi kịch trong cuộc sống vợ chồng’ và ‘Cái mất lớn là những tổn thất lớn về phương diện phong hoá, do sự đơn giản hoá quá trớn các lễ nghi hôn nhân gây ra’, Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam đă tỉnh thức và sửa đổi chính sách. Đó là điều mà hai nhà nghiên cứu Lê Như Hoa và Bùi Quang thắng đă ghi nhận qua những lời sau : ‘Rất may, trong những năm gấn đây, Đảng và Nhà Nước ta đă nhận thấy rơ vị trí, tác dụng của văn hoá dân tộc trong phát triển và đă có những đường lối, chính sách đúng đắn để khuyến khích việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (trong đó bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc là một mục tiêu lớn). Chính v́ thế, văn hoá nói chung và phong hoá nói riêng (trong đó có hôn lễ) ở Việt Nam đă dần dần được vận hành đúng với xu thế của thời đại cũng như đúng với qui luật nội tại của nó (tích hợp văn hoá). Những ǵ diễn ra trong thời kỳ đổi mới (từ 1986) sẽ là những minh họa tốt cho luận điểm trên’[3].

Nghị quyết về văn hoá, mang tiêu đề ‘Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc’ do Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VIII ban hành vào năm 1998 biểu lộ một nhận thức thấu triệt hơn và một quan tâm sâu sắc hơn về vai tṛ của văn hoá trong quá tŕnh phát triển đất nước. ở phần thứ hai, nghi quyết đề xuất những nhiệm vụ cụ thể, mà nhiệm vụ đău tiên là ‘Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới với những đức tính sau :

- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đău v́ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xă hội, có ư chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đău tranh v́ hoà b́nh, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xă hội.

- Có ư thức tập thể, đoàn kết, phấn đău v́ lợi ích chung.

- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phếp nước, qui ước của cộng đồng ; có ư thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng xuất cao v́ lợi ích của bản thân, gia đ́nh, tập thể và xă hội.

Gia đ́nh là chiếc nôi, là trường học đầu tiên, nơi con cái lớn lên cả về thể xác lẫn tinh thần, nơi con cái không chỉ được dạy dỗ bằng lời nói mà c̣n bằng gương sáng. V́ thế cha mẹ không chỉ lo cho con cái được rửa tội mà c̣n phải lo cho đức tin con cái được lớn lên trong bầu khí gia đ́nh đạo đức chan hoà t́nh mến Chúa yêu người.

- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, tŕnh độ chuyên môn, tŕnh độ thẩm mỹ và thể lực.’[4]

Cùng năm 1998, Ngày 28/03/1998, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà nội phổ biến Kế hoạch triển khai thực hiện : Quy ước về việc cưới : trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm và Hướng dẫn thực hiện qui ước về việc cưới : trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm

Ngày 11/07/1998, Bộ Văn hoá Thông tin ra Thông Tư ‘Hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội‘, trong đó những nguyên tắc chung và các tổ chức thực hiên đă được đè cập.

Và cũng từ năm 1998, hai bộ luật mới về Hôn Nhân và Gia Đ́nh đă được ban hành.

Cải tổ luật năm 1959, luật Hôn nhân và gia đ́nh năm 1986 coi quan hệ nghĩa vụ giữa cha me và con là quan hệ nghĩa vụ hỗ tương : con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo của cha mẹ (Điều 21); con từ 16 tuổi trở lên c̣n ở chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đ́nh; nếu có thu nhập riêng, th́ phải đóng góp vào nhu cầu của gia đ́nh (Điều 23). Luật cũng có nhắc đến quan hệ giữa ông bà và cháu (Điều 27), nhưng không coi họ như các thành viên của cùng một gia đ́nh hộ: quan hệ ông bà-cháu được luật chi phối trong hoàn cảnh bi kịch - cháu không c̣n cha mẹ. Cũng trong hoàn cảnh đó mà luật quan tâm điều chỉnh quan hệ anh-chị-em. Sự thành lập gia đ́nh gồm có ông bà và cháu hoặc gồm có anh, chị, em được coi như biện pháp cứu hộ đối với những con người bất hạnh.

Thay thế luật năm 1986, luật Hôn nhân và gia đ́nh năm 2000 chính thức thừa nhận chủ trương khuyến khích sự nhân rộng mô h́nh gia đ́nh nhiều thế hệ đồng thời cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy tŕ và phát triển mô h́nh đó: Nhà nướïc khuyến khích và tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đ́nh chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ ǵn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đ́nh Việt Nam (Luật hôn nhân và gia đ́nh năm 2000 Điều 49 khoản 2)[5].

84. Thực hiện thứ hai có đường hướng tôn giáo do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phác thảo qua thư chung ngày 17/10/1998 và đặc biệt là thư chung ngày 11/10/2002. Với tựa đề là ‘Thánh hoá gia đ́nh’ , thư chung gồm ba phần. Phần thứ nhất đề cập đến Hiện t́nh Hôn nhân và Gia đ́nh tại Việt Nam. Phần thứ hai nói về Hôn nhân và gia đ́nh dưới ánh sáng mạc khải. Phần thứ ba gợi ra Những phương thế cụ thể và thiết thực. Như vậy, ở phần thứ ba rơ rệt các Giám Mục Việt Nam muốn đề ra những cải tiến ứng xử cho văn hoá gia đ́nh Việt Nam, đặc biệt là cho những gia đ́nh Việt Nam công giáo. Các ngài viết :

Chúng tôi biết rằng gia đ́nh anh chị em đă phấn đấu rất nhiều trong mọi khó khăn của cuộc sống để ǵn giữ nét đẹp gia đ́nh Kitô giáo, theo khuôn mẫu đời sống hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa. Tuy nhiên, để các gia đ́nh tránh được những nguy cơ ŕnh rập tàn phá, đồng thời ngày càng vững mạnh vươn lên, cũng như ngày càng tiến gần đến h́nh ảnh lư tưởng mà Chúa mong muốn, cần có sự nỗ lực góp sức của mọi thành phần dân Chúa.

Các vị hữu trách

Chúng ta hăy chọn hôn nhân và gia đ́nh như mục tiêu ưu tiên của chương tŕnh mục vụ trong năm 2003.

"Tương lai nhân loại sẽ đến qua gia đ́nh", mà trong đó, "gia đ́nh Kitô hữu trở nên tin mừng cho Thiên niên kỷ thứ ba

Cụ thể, các Giáo phận nên có Văn pḥng Mục vụ về Hôn nhân và Gia đ́nh.

Các Giáo xứ nên tổ chức các lớp học hỏi về hôn nhân và gia đ́nh, dựa trên Tông huấn "Đời sống gia đ́nh" của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

Để các lớp học hỏi về hôn nhân và gia đ́nh được có kết quả tốt đẹp, cần soạn thảo một chương tŕnh giáo lư hôn nhân, đào tạo một đội ngũ giáo lư viên vững vàng, kêu gọi sự cộng tác của giáo dân có khả năng chuyên môn và có kinh nghiệm trong các lănh vực: tâm lỶ, xă hội, pháp luật, quản trị, y khoa...

Ban Mục vụ giáo xứ có một bộ phận chuyên trách về gia đ́nh với sự cộng tác của các Hội đoàn quan tâm đến t́nh trạng các gia đ́nh trong khu xóm, đặc biệt các gia đ́nh nghèo khổ, bất hoà bất thuận và các gia đ́nh di dân, để kịp thời giúp đỡ.

Những ngày lễ gia đ́nh, ngày kỷ niệm thành hôn, những buổi giao lưu giữa các gia đ́nh sẽ rất ích lợi nếu được chuẩn bị chu đáo với tinh thần cầu nguyện và học hỏi.

Các gia đ́nh

Tuy nhiên, mục vụ gia đ́nh chỉ thực sự có kết quả khi các gia đ́nh tự Ỷ thức, tích cực tham gia các chương tŕnh học hỏi và nhất là chủ động canh tân đời sống gia đ́nh bằng đổi mới chính bản thân.

Gia đ́nh là chiếc nôi, là trường học đầu tiên, nơi con cái lớn lên cả về thể xác lẫn tinh thần, nơi con cái không chỉ được dạy dỗ bằng lời nói mà c̣n bằng gương sáng. V́ thế cha mẹ không chỉ lo cho con cái được rửa tội mà c̣n phải lo cho đức tin con cái được lớn lên trong bầu khí gia đ́nh đạo đức chan hoà t́nh mến Chúa yêu người. Hướng dẫn con cái trân trọng t́nh liên đới trong mối liên hệ bác ái giữa các thành viên trong gia tộc.

Để con cái tiến bộ về mọi mặt, cha mẹ cần quan tâm làm trong sạch môi trường sách báo, phim ảnh, bạn bè của con cái ḿnh.

Một gia đ́nh Kitô hữu thực sự tốt đẹp không thể chỉ đóng kín trong những sinh hoạt riêng tư, nhưng cần mở rộng mối quan hệ với những gia đ́nh chung quanh, để kính trọng yêu thương, trao đổi học hỏi và quan tâm giúp đỡ, góp phần phát triển nền văn minh t́nh thương.

Kết luận

"Tương lai nhân loại sẽ đến qua gia đ́nh". V́ thế, tất cả mọi người hữu trách và mọi người thiện chí đều phải quan tâm đến việc bảo vệ và thăng tiến các giá trị đời sống gia đ́nh. Dẫu cho có những bóng tối và khó khăn che lấp đi phần nào sự cao đẹp của những giá trị hôn nhân và gia đ́nh, nhưng các Kitô hữu vẫn luôn được mời gọi vững tin vào quyền năng của Thiên Chúa để trở thành sứ giả loan báo Tin Mừng về gia đ́nh cho thế giới hôm nay, và để các "gia đ́nh Kitô hữu trở nên tin mừng cho Thiên niên kỷ thứ ba" [6].

Lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam rằng ‘Chúng ta hăy chọn hôn nhân và gia đ́nh như mục tiêu ưu tiên của chương tŕnh mục vụ’, thực ra không chỉ đă được các xứ đạo Việt Nam thực hiện cho năm 2003, mà đă được thực hiện từ nhiều năm trước. Ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, ‘Hôn nhân và gia đ́nh là đề tài luôn luôn được Giáo Hội và giáo xứ coi trọng. Ở giáo dục khởi đầu, từ năm 1995 giáo xứ đă tổ chức những khóa chuẩn bị hôn nhân cho các thanh niên, nam nữ đang chuẩn bị bước vào hôn nhân. Ở giáo dục liên tục, việc bồi dưỡng đời sống hôn nhân và gia đ́nh cũng đă được nghĩ đến và thực hiện. Khóa tŕnh gia đ́nh trẻ được thiết lập năm 1992. Khóa tŕnh kỷ niệm hôn phối của phụ huynh được tổ chúc từ 1996. Ngày gia đ́nh từ năm 1999. Và lễ tạ ơn thượng thọ từ 1999.’[7]

Những công việc mục vụ hôn nhân gia đ́nh này đă được khởi sự và vẫn đang được tiếp tục tại Giáo Xứ. Và để dáp lại lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đặc biệt trong khâu thiết kế các ứng xử văn hoá gia đ́nh trong các môi trường hiện tại, Ban Mục Vụ Gia Đ́nh đă đüa ra dự án biên soạn một cuốn sách về văn hoá gia đ́nh Việt Nam. 12 chương đă được thiết kế như sau :

Chương 1 : Dẫn nhập vào Văn hoá Gia Đ́nh Việt Nam / Gs Trần Văn Cảnh

Chương 2 : Lập gia đ́nh / Gs Nguyễn An Nhơn

Chương 3 : Đời sống gia đ́nh / Gs Tạ Thanh Minh Khánh

Chương 4 : Những trao truyền giữa các thế hệ / Ptvv Phạm bá Nha

Chương 5 : Giáo dục con cái / Gs Trần Văn Cảnh

Chương 6 : Ḍng dơi, thảo hiếu cha mẹ và tôn kính tổ tiên / Ông bà B́nh Huyên

Chương 7 : Gia đ́nh trong Giáo hội và Cộng đoàn Giáo Xứ / Bs Nguyễn Ngọc Đỉnh

Chương 8 : Gia đ́nh trong xă hội hôm nay / Ls Lê D́nh Thông

Chương 9 : Vấn đề sinh lư và y dược trong gia đ́nh / Bs Tạ thanh Minh

Chương 10 : Gia đ́nh trong luật pháp / Ls Nguyễn Thị Hảo

Chương 11 : Hôn nhân dị giáo và hôn nhân dị chủng / Lm Mai Đức Vinh

Chương 12 : Linh đạo gia đ́nh / Lm Mai Đức Vinh

Hy vọng rằng cuốn sách này sẽ góp phần vào việc đưa ra những phương thức cụ thể và thiết thực hầu thực hiện được ư nguyện "Tương lai nhân loại sẽ đến qua gia đ́nh", mà trong đó, "gia đ́nh Kitô hữu trở nên tin mừng cho Thiên niên kỷ thứ ba

Tóm lại, qua những tŕnh bày thô sơ trên đây, nếu muốn trả lời cho câu hỏi « Những ứng xử nào đang được thiết kế để cải tiến, phát triển hoặc thích ứng văn hoá gia đ́nh trong môi trường tự nhiên và xă hội hiện nay » ? Câu trả lời tương đối đơn giản. Trên phương diện những cơ quan và đơn vị tổ chức xă hội, tất cả những cơ quan công quyền, từ lập pháp, sang hành pháp, đến tư pháp, cũng như những tổ chức dân sự tư quyền khác, những tôn giáo, những hội đoàn,.. đều có chiều hướng bảo vệ văn hoá gia đ́nh truyền thống. Nhưng sự bảo vệ này có lựa chọn. Thành ra có những thay đổi về định chế (ḍng họ, tổ tiên, đại gia đ́nh, tiểu gia đ́nh, gia trưởng, gia phong, gia pháp, gia huấn,..), về lễ nghi (lễ cưới, lễ hỏi, lễ tang, lễ giỗ, ..), về vai tṛ (người cha, người chồng, người vợ, người mẹ, người con, người cháu, người anh, người em, con trai, con gái,..). Nhưng những điều chính yếu và căn bản được đặc biệt chú tâm phục hồi, bảo tŕ, cải tiến và thích ứng trong hoàn cảnh mới, ít nhất là ở những lănh vực sau đây :

· Hôn nhân v́ nghĩa tào khang, nhưng chấp nhận hoà hợp t́nh yêu.

. Gia đ́nh nhỏ th́ chú tâm vào v́ệc giáo dục nuôi dạy con cái : cho ăn mặc, cho học hành, chịu thương chịu khó v́ con và cố gắng để « đức » lại cho con, hầu cho « nhà có phúc ».

. Gia đ́nh to th́ lo thờ cúng tổ tiên, giữ ǵn tôn ti trật tự và những qui phạm với họ hàng và láng diềng, xă hội ; nghĩa là tuân theo và giữ ǵn những lễ tiết gia đ́nh.

 

  Paris, 2006
Trần Văn Cảnh

 


Ghi Chú

1- Trần Văn Cảnh, sđd, tr. 512-513

2- Vũ Ngọc Khánh, sđd, tr. 21-22

3- Lê Như Hoa, sđd, tr 30-31

4- Trích trong Đặng Đức Siêu, sđd, tr. 483

5 -http://www.ctu.edu.vn/coursewares/luat/honnhan_gd/decuong.htm (tra ngày 17-08-2006)

6- Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Thư chung Mục vụ 2002 về ‘Thánh hoá gia đ́nh’

7- Trần Văn Cảnh ; Cây văn hoá Việt Nam trồng tại Giáo xứ Paris’ trong ‘Văn hoá và đức tin’ Paris : Giáo xứViệt Nam Paris ; 2004, tr. 625

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.