NHỮNG ĐIỀU CHIA SẺ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18 19 20

PetNguyễnVânĐông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3 .


TÔI YÊU THƯƠNG GIÁO HỘI -
TÔI YÊU THƯƠNG GIÁO PHẬN KONTUM -
TÔI YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM CỦA TÔI

 

 

*A- Tôi yêu thương Giáo Hội

 

Một khi ta nói đến tình yêu thương thì phải có thứ tự từ trên xuống dưới, nhưng trong lòng tôi không có thứ bậc trong tình yêu thương này.

Hỏi một đứa trẻ:

- Con thương ba hơn hay thương má hơn?

Thường thường thì nó trả lời là:

- Con thương đồng đều.

Nhưng mà theo tâm lý khi tôi hỏi nó:

- Ai hay la con nhiều hơn?

Thì nó nói:

- Má la con nhiều hơn

Nhưng mà nó vẫn thương má nó nhiều hơn.

Tôi thương Giáo Hội của mình bởi vì tôi lớn lên và trở thành người có học hành là nhờ Giáo Hội. Giáo Hội như một người mẹ hiền luôn luôn chăm sóc, thương yêu và lo lắng cho các con của mình.

Giáo Hội là do Chúa Kitô thành lập, Ngài đã yêu thương Giáo Hội của Ngài, Ngài đã hứa rằng: "Ta sẽ ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế".

Giáo Hội của chúng tôi suốt 2.000 năm lịch sử đã phải chịu bao nhiêu là đau khổ, thậm chí là chết chóc, bắt đầu từ Chúa Kitô. Qua mọi thời đại Giáo Hội chúng tôi không coi ai là kẻ thù của mình. Giáo Hội chúng tôi không có quân đội, không sắm súng đạn, không có nhà tù, không trang bị vủ khí để bảo vệ mình hay để tấn công người khác, không in tiền bạc riêng cho mình. Nhưng Giáo Hội chúng tôi có bổn phận phải đi loán báo Tin Mừng cho mọi người, dù thuận tiện hay không thuận tiện.

Giáo Hội chúng tôi cam chịu những hiểu lầm, những bắt bớ, bị hạn chế bằng cách này cách khác. Nhưng những thành phần của Giáo Hội chúng tôi, những người yêu mến Giáo Hội luôn luôn vâng theo mệnh lệnh của Chúa Giêsu: "Hãy đi đến tận cùng thế giới để rao giảng Tin Mừng cho muôn dân".

Giáo Hội chúng tôi vừa là hữu h́nh vừa là vô h́nh. Giáo Hội hữu hình là Giáo Hội có một tổ chức như bao nhiêu tổ chức của xã hội, cũng như của các đoàn thể hay của các Quốc Gia. Giáo Hội vô h́nh được xem như là thân thể mầu nhiệm của Chúa Giêsu Kitô, sống bằng sức sống của Chúa Thánh Thần. Các tổ chức, các chế độ của các nước trên thế giới này tuy là hô hào khẩu hiệu "Muôn năm! Muôn năm!..." nhưng rồi chỉ tồn tại được một thời gian mà thôi. Lịch sử nhân loại cho chúng ta thấy điều đó, Giáo Hội Công Giáo tuy bị bắt bớ, bị hạn chế, bị giết chết mà vẫn luôn luôn tồn tại, và lâu nhất so với tất cả các chế độ mà chúng ta được biết trong lịch sử của thế giới.

Nên tôi tin rằng Giáo Hội sống không phải bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng mà sống bằng sức sống của Chúa. Chúa đã thành lập Giáo Hội và Chúa sống trong Giáo Hội.

Chúa đã chọn những vị lãnh đạo Giáo Hội là những người xuất thân từ nghèo khó, mộc mạc, đơn sơ như Thánh Phêrô để làm Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI là vị Giáo Hoàng thứ 264 của Giaó Hội từ 2.000 năm nay.

Giáo Hoàng không phải là người kế vị của Chúa Giêsu. mà Giáo Hoàng là đại diện của Chúa Giêsu, là người kế vị của Thánh Phêrô. Vì thế mà tôi yêu mến Giáo Hội hết ḷng.

 

 *B - Tôi yêu thương giáo phận Kontum.

Bởi vì từ nhỏ tôi đã học trong Chủng Viện Kontum. Các giáo sư của tôi là những tấm gương mẫu mực cho tôi noi theo để sống tốt trong đời sống của mình.

Tôi có quen một người là bí thư Đoàn của trường Cao Đẳng (trước kia là trường của các Sư Huynh Lasan). Trên vách tường rộng và dài của nhà trường có đề một câu với hàng chữ viết rất lớn như thế này: "Học ở trường, học ở sách vở, học ở bạn bè, học ở nhân dân". Tôi nói với thầy đó:

-Tôi công nhận câu đó là đúng... Bác Hồ nói như thế là đúng, nhưng theo kinh nghiệm bản thân của tôi thì tôi thấy thiếu một điều: tôi c̣n học ở thầy của tôi nữa và các thầy của tôi là những tấm gương sáng cho tôi noi theo. Từ những bài học trong sách giáo khoa tới những bài học làm người, những đức tính khiêm nhường, lòng tha thứ, từ lời ăn tiếng nói và phong cách sống với mọi người... luôn luôn các thầy là mẫu gương sáng của đời tôi.

Vì thế mà tôi rất yêu Giáo Phận, yêu thầy dạy của tôi. Các thầy của tôi đã qua đời hết rồi. Học trường nào cũng thế. Bốn năm ở Chủng Viện Kontum tôi vẫn coi các thầy là mẫu gương sáng của tôi. Năm năm học ở Dòng Phanxicô Thủ Đức... các cha Dòng Phanxicô người Pháp có, người Việt có, các cha đă để lại cho tôi Linh đạo của Thánh Phanxicô Assisi là sống đơn sơ, giản dị và yêu mến người nghèo khó với cả tấm lòng.

Các thầy giáo của tôi hết sức khiêm nhường trong đời sống làm thầy, các Ngài yêu thương học trò như con cái của mình. Sau này tôi vào Giáo Hoàng Học viện do các Cha ḍng Tên phụ trách, các Cha đến từ nhiều nơi trên thế giới, như người Mỹ, người Pháp, người Áo, người Tây Ban Nha, người Cu Ba, người Đức, người Cannada... cũng có. Và tất cả cùng sống với nhau như anh em một nhà vậy. Họ là những bậc thầy của tôi sau khi tôi ra trường. Tôi rất yêu thương họ. Giáo Hội của tôi là như thế đó.

Tôi có dịp đi Roma dự lễ Bế Mạc Năm Linh Mục với sự chủ trì của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Buổi lễ hôm đó có hơn 17.000 vị Linh Mục trên khắp cả thế giới tập trung về tham dự; đủ thứ màu da, đủ mọi sắc tộc. Người da đen có nhiều mà người da trắng cũng không ít. Trong thánh lễ đó đến phần hát kinh Lạy Cha, thì tất cả mọi người đưa tay lên và chúng tôi cùng hát bằng tiếng Latinh như anh em một nhà: "Lạy cha chúng con ờ trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng... "

Đến khi Đức Thánh Cha bảo:"- Anh em hãy chúc bình an cho nhau."

Tôi quay qua một Linh Mục và hỏi:

- Linh Mục là người nước nào?

Ông trả lời:

- Tôi là người Đức.

Có người ở Châu Phi, người thì ở Paraguay, người ở Campuchia... Chúng tôi bắt tay nhau trong mấy phút đồng hồ với những người đứng gần bên cạnh, và chúng tôi thấy thật sự Linh Mục của Chúa Giêsu Kitô là anh em của nhau. Thành ra trong lòng tôi, tôi rất yêu mến Giáo Hội và Giáo Phận, tôi cũng rất yêu mến các bật thầy đã dạy cho tôi từng lời ăn tiếng nói, từng phong cách sống và nhất là dạy chúng tôi phải biết thương yêu mọi người, kể cả những người không yêu thương mình.

 

 * C- Tôi yêu quê hương đất nước của tôi

Tôi yêu đất nước của tôi thật sự. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sáng tác ra một bài hát có những lời thật ngậm ngùi xót xa nhưng đó là sự thật: "Một ngàn năm nô lệ giặc tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày... gia tài của mẹ để lại cho con một nước Việt buồn... gia tài của mẹ để lại cho con nhà cháy từng hàng... "

Qủa thật, bị nô lệ hay bị đô hộ thì cũng là đau đớn và đau khổ cho dân tộc của tôi. Nhưng trong cảnh chiến tranh huynh đệ tương tàn làm cho con tim của người Việt mình ai ai cũng cảm thấy rất là đau khổ. Hai mươi năm chiến tranh từng ngày đó, tôi lớn lên trong chiến tranh và tôi cảm thấy nỗi buồn tê tái vì người cùng một nước mà chém giết nhau. Rồi khi chiến thắng thì vui mừng vì đã giết được nhiều người, mà những người đó lại là người cùng một dân tộc, cùng một quê hương, đất nước với mình.

Tôi không thích yêu nước cái kiểu hô khẩu hiệu. Tổ Quốc là một danh từ trừu tượng, Đất Nước cũng là một danh từ trừu tượng. Vậy yêu nước là gì? Yêu Tổ Quốc là gì? Tôi dạy cho các em:

*- Yêu nước là biết yêu thương đồng bào của mình.

*- Yêu Tổ Quốc là biết yêu lãnh thổ đất nước Việt Nam của mình.

Mình phải làm như thế nào để giúp cho đồng bào của mình được hạnh phúc, giúp cho những người nghèo ở chung quanh mình được sống ấm no vui sướng hơn, mình làm thế nào đó cho người đau ốm có được điều kiện để chữa bệnh. Đó mới thật sự là yêu nước, yêu đồng bào của mình. Chớ yêu nước mà chỉ biết hô cho to cái khẩu hiệu "Muôn năm! Muôn năm..." thì không thực tế tí nào.

Nước Việt Nam của chúng ta đã trải qua bao thời kỳ với bao nhiêu đời vua. Mỗi khi có giặc ngoại xâm thì từ vua, quan cho đến người dân đều phải chiến đấu để giành lại độc lập cho đất nước mình. Sau này tôi thường nghe người ta nói câu: "Yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa", thật sự từ trong đáy lòng tôi, tôi không nghĩ như thế, bởi vì từ thời xa xưa các vị tướng tài giỏi như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Đinh Bộ Lĩnh, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ... vv... tôi biết đó là những người thật sự yêu nước, sẵn sàng chiến đấu chống quân xâm lược để bảo vệ giang sơn. Mà thời đó thì làm gì có xã hội chủ nghĩa?

Tôi là người có tôn giáo, khi học lịch sử Việt Nam của mình, thời bấy giờ đất nước có đạo Nho, đạo Phật, đạo Lão... có thời kỳ Tam Giáo Đồng Nguyên... những vị vua nào có lòng sùng đạo là những vị vua thật sự biết "an dân trị quốc". Còn những ông vua nào chỉ biết ăn chơi phóng túng thì đó là những ông vua đã làm hại cho dân cho nước của mình rất nhiều. Đọc kỷ lịch sử Việt Nam thì ai cũng thấy rơ điều đó.

Trong những năm của thời xã hội chủ nghĩa - bởi vì ý thức hệ của xã hội chủ nghĩa là vô thần - cho nên gác qua những chuyện về tôn giáo. Mới đây tôi đọc thấy Tổng Thống Liên Bang Nga Mevedev đã có một chỉ thị là: "Tất cả học sinh phải học một môn tôn giáo". Tổng Thống Nga đã chọn ra 4 tôn giáo. Thứ nhất là Chính Thống Giáo, thứ hai là Phật Giáo, thứ ba là Hồi Giáo và thứ bốn là đạo Bà Hai. Mỗi học sinh phải chọn học giáo lư của một trong bốn tôn giáo đó, coi đó là một chương trình bắt buộc phải học. Tôi nghĩ sau bao nhiêu năm gạt bỏ tôn giáo thì nền luân lý không đứng vững được. Chỉ có các tôn giáo và giáo lý của họ mới dạy cho con người ta biết ăn ngay ở lành, thành ra tôi biết niên khóa 2009- 2010 đã có 11.000 trường ở Nga bắt đầu học về môn tôn giáo, mỗi tuần học 2 tiết. Bộ giáo dục lúc đầu không sắp xếp thời giờ được, nhưng tổng thống ra chỉ thị là phải bỏ bớt giờ học Nga văn để có giờ học về môn tôn giáo.

Người Việt Nam mình thường nói: "Tiên học Lễ, hậu học Văn". Trước tiên là phải học đạo lư làm người (Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín). Ở Việt Nam bây giờ tôi thấy trong tất cả các sách giáo khoa không bao giờ đề cập tới một môn học nào thuộc về lĩnh vực tôn giáo. Tôi nghĩ rằng trong lịch sử của loài người, các tôn giáo chân chính đã góp phần rất nhiều để nền luân lý của loài người được bảo đảm tốt đẹp.

Tin Mừng của Chúa Giêsu đến trên đất Tây Nguyên bắt đầu từ năm 1848. Những gì mà Giáo Hội hay địa phận đã làm cho người sắc tộc trong hơn 100 năm qua là rất lớn lao.

Năm 1955, khi tôi mới vào Chủng Viện Kontum, mỗi lần ăn cơm th́ chúng tôi được nghe đọc một đoạn trong cuốn sách có tên là: "Mở đạo Kotum" của hai cha Phaolô Bang và Simon Thiệt viết.

Nhờ cuốn sách này mà tôi được biết Thầy Sáu Do, quê quán ở Bình Định là người đã được sai đi để t́m đường đem Tin Mừng tới cho đồng bào các sắc tộc ở Tây Nguyên, Thầy còn t́m mọi cách để đưa các vị Thừa Sai đến với người dân tộc thiểu số .

Anh em chúng tôi thường đọc mấy câu vè ngắn nhưng nghe vui vui về Thấy Sáu Do:

Thầy Sáu Do,
Tay cầm đao to,
Chân đi dép mo,
Vừa đi vừa lo...

Thời xưa người ta hay gọi người dân tộc thiểu số là người "Mọi", không biết từ khi nào th́ gọi là người "Thượng". Khi đọc sách trong nhà cơm, Cha Giám Đốc bảo tất cả những chỗ nào đọc là “người mọi” thì phải đọc lại là “người Thượng” , và trong các chủng sinh cũng có người thượng. Một hôm đến phiên anh chủng sinh nọ đọc sách, khi gặp chữ "mọi người" thì anh ta đọc là "thượng người", làm chúng tôi ai cũng ph́ cười.

Nhờ những cuốn sách viết về công cuộc truyền giáo Tây Nguyên, tôi mới thấy công lao to lớn của các vị Thừa Sai đi mở đạo trên vùng này. Sau này tôi có đọc một cuốn sách tựa đề là "Dân Làng Hồ" của một Linh Mục Thừa Sai Paris là cha Dourisboure. Cuốn sách này làm cho tôi vô cùng xúc động. Công việc mà các vị thừa sai đã làm với những khó khăn gian khổ, nhiều khi hy sinh luôn cả tính mạng của mình... Có người mới lên 3 tháng thì chết vì sốt rét, mà ở được lâu 3, 4 năm thì cũng đau lên đau xuống, rồi cũng chết.

Nhưng điều lớn lao nhất mà các vị thừa sai mang đến cho các sắc tộc Tây Nguyên là Tin Mừng t́nh thương của Chúa Giêsu.

Thời đó các bộ tộc thường hay đánh nhau, thậm chí các làng cùng một bộ tộc cũng đánh nhau với các lư do như: vì lương thực cũng có, nhất là v́ muối (lúc bấy giờ muối rất là quư), và vì muốn chiến thắng dành đất cũng có. Bên thắng trận thì bắt người bên thua cuộc về làm nô lệ: như người làng Pleiteng đi đánh nhau với các làng khác, sau khi chiến thắng họ đă bắt nhiều người của làng thua trận, đem về làm nô lệ trong làng ḿnh. Đầu thế kỷ XX cha Corompt ( cố Hiển ) đă bỏ ra rất nhiều tiền để để chuộc lại những người bị bắt làm nô lệ trong làng Pleiteng về và thành lập một làng mới cho họ, đặt tên là làng Hà Bàu ( bây giờ là làng Có, làng Xóa xă Chư Dăng Ya, huyện ChưPă ), không chỉ một ḿnh cha Corompt làm điều đó mà có rất nhiều vị thừa sai cũng đã làm như vậy... Nhưng khi Tin Mừng đến với họ thì họ đã được lãnh nhận, nhờ đó mà họ nhận biết mình là anh em với nhau. Đó là kết quả tốt đẹp, là một thành công rất lớn mà Tin Mừng đã đem đến cho anh em người Dân tộc thiểu số trong thời kỳ đầu. Nhờ Tin Mừng mà các bộ lạc thương yêu nhau hơn. Rồi thì các Linh Mục cũng bắt đầu dạy cho người dân tộc biết đọc biết viết, cũng theo cách thức của cha Đắc Lộ là lấy mẫu tự a, b, c... làm chữ viết để viết sách, để dạy cho người dân tộc biết đọc, biết viết và biết nói tiếng kinh nữa.

Những viên thuốc đầu tiên cũng là của các Linh Mục đưa lên miền rừng núi Kontum. Tôi nghe kể chuyện các Linh Mục đem thuốc lên chích. Hồi đó ống kim nó dài lắm nên khi người dân tộc thấy ống kim đó thì sợ mà không chịu cho chích, họ thắc mắc:

- Tại sao mình đau cái đầu mà chích cái đít...

Linh Mục phải giải thích:

- Cũng như mình đói cái bụng mà ăn cái miệng. Ăn cái miệng nó chạy xuống cái bụng, chích cái đít nó chạy lên cái đầu...

Và rồi người dân tộc cũng bắt đầu làm quen với thuốc men, với ống chích... đó cũng là nhờ các vị Linh Mục Thừa Sai đã đem đến cho họ.

Tôi biết Đức Cha đầu tiên của địa phận Kontum là Đức cha Phước, Ngài làm Giám Mục từ năm 1933, nhưng từ mấy chục năm về trước thì Ngài đã ở trên vùng Tây Nguyên với người dân tộc thiểu số rồi, nên Ngài đã viết rất nhiều sách dạy cho họ từ việc canh tác trồng trọt, đến thiên văn, địa lý, dạy cho họ biết nhật thực, nguyệt thực là cái gì. Ngài dạy cho người dân tộc phải biết bỏ đi những hủ tục, những mê tín có hại cho con người. Ngài còn dạy cho họ biết cân đo đong đếm... Người dân tộc không hề biết ký lô là gì? Họ cũng không biết đo diện tích là thế nào? Chu vi là cái gì? Người dân tộc cũng không biết đong một lít là bao nhiêu và họ cũng không biết đếm.

Cho tới bây giờ nhiều người dân tộc già vẫn còn chưa biết một triệu là bao nhiêu? Một tỷ là bao nhiêu cả. Nhưng từ thuở trước thì những điều đó đã được các vị thừa sai đem Tin Mừng của Chúa đến, để khai hóa dần dần cho người dân tộc thiểu số rồi.

Bây giờ tôi ao ước cái gì cho quê hương đất nước mình?

Có một phái đoàn của các nước thuộc Liên Hiệp Âu Châu... gì đó, tới gặp các tôn giáo hoặc đại diện tôn giáo ở tỉnh Gia Lai. Tôi nhớ hôm đó chúng tôi gồm có 4 tôn giáo: Công Giáo, Phật giáo, Tin Lành và hình như còn có đạo Cao Đài nữa. Chúng tôi hẹn gặp nhau tại khách sạn Đức Long I, có cả nhà nước tới dự.

Câu đầu tiên người ta hỏi là:

- Ở đây có tự do tôn giáo không?

Một câu hỏi mà chúng tôi rất ngại trả lời, nhưng cuối cùng tôi cũng trả lời. Tôi nói như thế này:

- Bây giờ thì khác xưa rồi.

- Khác là khác làm sao?

- Chúng tôi bây giờ có đổi mới, đất nước chúng tôi đang đổi mới, trong đó vấn đề tôn giáo cũng có đổi mới. Và tôi hy vọng rằng trong tương lai việc đổi mới này ngày càng được đổi mới thêm nữa.

Người ta hỏi tôi:

-Nhà Nước có chính sách gì đặc biệt cho người dân tộc thiểu số không?

Qủa thật thì người dân tộc hiện nay đang có cái gì thì tôi nói về cái đó, chẳng hạn như Nhà Nước cung cấp muối iốt miễn phí cho người dân tộc, hoặc như người dân tộc đi bệnh viện thì được hưởng chế độ riêng là được miễn phí về vấn đề ăn uống, người kinh thì không có được điều đó. Từ cấp huyện cho đến cấp tỉnh đều có Nhà Nội Trú Dân Tộc để cho con cái người dân tộc - vốn dĩ ít khi chú ý tới việc cho con đi học - thì cũng được nhà nước mở trường, mở nhà nội trú cho học trò dân tộc. Chúng tôi thử tưởng tượng rằng: Nếu không có đổi mới thì chúng tôi, nhất là các tôn giáo phải sống như thế nào? Nhưng may là có đổi mới.

Và họ hỏi tiếp tôi:

- Anh nhận định thế nào về vấn đề đổi mới này?

- Tôi thích đổi mới và mong ước làm sao mà mọi người, kể cả Nhà Nước cũng có những chương trình đổi mới, phía các tôn giáo chúng tôi cũng có những chương tŕnh đổi mới và phải có cái nh́n mới với nhau. Có một điều tôi ao ước là phía Nhà Nước hãy nghĩ tới những người dân tộc hoặc những người kinh ở vùng sâu vùng xa, mà họ là những người có tôn giáo. Những người Công Giáo trong thành phố được có nhà thờ, được có Linh Mục và chúng tôi cũng được rao giảng Tin Mừng cho những người thường xuyên lui tới nhà thờ. Còn những người ở tận vùng sâu vùng xa thì: Thứ nhất họ không có nhà thờ. Thứ hai là các vị Linh Mục, các chức sắc tôn giáo muốn đến những nơi xa xôi đó thì cũng không được dễ dàng gì đâu.

Tôi ao ước điều gì nữa ? Tôi nhận thấy các cán bộ cấp cao rất hiểu biết về các giá trị của các tôn giáo, nhưng với các cán bộ địa phương th́ sự hiểu biết này không đồng đều. Thật sự qua dòng lịch sử của nước Việt Nam, thì tôn giáo nào cũng dạy cho người ta ăn ngay ở lành, tôn giáo nào cũng dạy người ta làm việc lành, tránh việc ác... vv...ước ǵ mọi người thấy rằng các tôn giáo đều có một giá trị nhất định, và khi hiểu được như thế th́ sự đổi mới thực sự có hiệu nghiệm.

Đôi khi tôi có một suy nghĩ như thế này: "dân thì làm gốc", đặc biệt là xã hội chủ nghĩa luôn chủ chương lưu tâm đến người nghèo, những người chịu nhiều thiệt thòi trong đời sống của mình. Thế thì những người ở vùng sâu vùng xa, nếu được Nhà Nước lo cho họ về các mặt như: Về vật chất thì đời sống được ấm no, y tế có đủ thuốc men và bệnh viện miễn phí. Về tinh thần thi cần có nhiều trường học với một nền giáo dục tốt, tôn giáo được coi trọng. Tức là đời sống vật chất lẫn tinh thần mà được nhà nước quan tâm tới thì tôi nghĩ rằng đó mới thật sự là một nhà nước thương yêu người nghèo. Bởi vì, ngoài đời sống cơm áo ra, thì chúng ta còn có đời sống tinh thần nữa. Tinh thần mà thoải mái thì mới có hạnh phúc. Cũng như cơm áo được đầy đủ, gia đình giàu có nhưng nếu đời sống tinh thần bị thiếu thốn, tình thương yêu vợ chồng không có thì cũng không thể có hạnh phúc.

Trong dòng lịch sử của nước Việt Nam chúng ta, tôi biết ngày xưa các vị sư cũng được mời vào cung điện để dạy cho con cái các nhà vua, có những vị sư đã làm quân sư cho triều đình nữa. Vậy nên cái giá trị của tôn giáo đó tất cả mọi người chúng ta đều phải biết trân trọng. Ước mong sao các cán bộ cũng hiểu được giá trị của các tôn giáo.

Ở địa phận Kontum có một điều làm cho Giáo Hội thuộc Giáo Phận Kontum chúng tôi lo lắng, tôi thấy Nhà Nước cũng có ý lo lắng, đó là vụ việc về Đức Mẹ Hà Mòn mà Nhà Nước cho là tà đạo.

Tại sao lại xảy ra vụ việc Đức Mẹ Hà Mòn? Tôi cho rằng Đức Mẹ Hà Mòn là biến tướng của những nơi mà lâu ngày không có Linh Mục đến với họ hoặc là các Linh Mục không được phép đến với họ.

Ngày xưa ông Môisen lên núi để nhận 10 điều luật của Chúa về cho dân của Ngài. Ông đi vắng chỉ có 40 ngày thôi mà dân chúng ở nhà nó đúc bò vàng để thờ. Một xứ đạo không có Linh Mục lâu năm thì người ta có thể thờ con gà con chó. Vì thế nên tôi nghĩ nếu như các Linh Mục được đi đến những vùng sâu vùng xa, để rao giảng Tin Mừng t́nh thương của Chúa Giêsu thì điều đó nhất định là hay hơn hết. Nhiều lúc chúng tôi cũng bị khó khăn mỗi khi đi đến những vùng xa xôi ấy, vì khi thấy người này nói chuyện với người kia thì họ cho là chúng tôi truyền đạo bất hợp pháp. Theo tôi nghĩ: Đạo là một việc tốt, mà nói điều tốt cho người khác sống tốt là điều rất đáng khuyến khích và vui mừng, chớ làm gì mà có cái chuyện truyền Đạo bất hợp pháp? Rồi tôi còn nghĩ thêm rằng: nếu ai biết giá trị của đạo thì người ấy phải biết cố gắng để sống tốt.

Một lần nọ có người hỏi tôi:

- Anh có chủ trương tập trung đọc kinh trong gia đình, cứ 4 hay 5 gia đình xúm nhau cùng đọc kinh một chỗ không?

Qủa thật là vào tháng 5 kính Đức Mẹ hoặc tháng Mân Côi thì các gia đình, các xóm giáo người ta hay tập trung lại đọc kinh cầu nguyện với nhau ở trong một gia đ́nh nào đó, luân phiên từ nhà này đến nhà khác.

Tôi trả lời:

- Tôi không có đặt chương trình, nhưng mà tôi rất thích giáo dân của tôi siêng năng đọc kinh và đi lễ.

Ông ta nói như ra lệnh:

- Các người chỉ có quyền đọc kinh trong nhà thờ thôi, không được đọc kinh trong xóm mà gây ồn ào mất trật tự.

Tôi không chịu nên nói lại:

- Tôi thấy rằng đọc kinh chẳng có ồn ào mất trật tự gì. Thay vì đọc kinh thì người ta lại đi quậy phá chỗ này chỗ kia, c̣n đọc kinh cầu nguyện th́ có những điều ích lợi như sau: Thứ nhất: đối với Chúa là việc thờ phụng. Thứ hai: đối với nhau là trở thành anh em của nhau trong lời kinh nguyện. Cầu xin cho mình ăn ở tốt lành, đó là điều rất tốt thôi. Cầu xin cho ḿnh và mọi người ăn ở tốt lành mà sao gọi là mất trật tự được.

Rồi tôi nói đùa với anh ta:

-Tôi thấy nhà nào cũng có ăn cơm, mà sao các quán nhậu đó... chu cha!... bữa nào cũng đông nghẹt người, như vậy nhậu nhẹt vừa tốn tiền, vừa làm cho vợ con buồn, rồi là say xỉn, rồi là ồn ào, rồi karaokê trong xóm... tại sao anh không bảo người ta là ở nhà ăn cơm đi cho yên làng yên xóm. Nếu anh bảo được họ ở nhà mà ăn cơm, thì tôi cũng bảo giáo dân của tôi ở nhà đọc kinh cho yên xóm yên làng.

Chính v́ thế nên tôi rất yêu thương Giáo Hội, yêu thương Giaó Phận và các bậc thầy của tôi. Tôi rất yêu thương Linh Đạo của Chúa Giêsu là dạy cho người ta biết làm thế nào để nuôi sống đời sống đức tin của mình, để trở thành anh em của nhau. Tôi ước muốn làm sao mà đất nước của tôi mọi người đều được ấm no, làm sao để mọi người yêu thương nhau, làm sao mà những người bị thiệt thòi, những người nghèo, những người ở vùng sâu vùng xa cũng có được một đời sống ấm no hạnh phúc. Hạnh phúc không những về của cải vật chất, mà còn được hạnh phúc về đời sống tinh thần theo tôn giáo của mình.

Tôi có quen biết một người cán bộ, chúng tôi cũng thường hay nói chuyện với nhau. Một bữa nọ anh ta hỏi tôi:

-Anh Đông, anh có thích Xã Hội Chủ Nghĩa không?

Câu hỏi đó làm cho tôi hơi bất ngờ. Tôi nhìn anh ta và hỏi lại:

- Anh hỏi tôi câu đó thì anh muốn tôi trả lời cho qua chuyện? Hay là anh muốn tôi trả lời thật lòng của tôi?

Anh ta bảo:

- Tôi muốn anh trả lời thật lòng.

Thế nên tôi nói:

- Nếu tôi nói thật lòng thì anh đừng có bắt tôi nghen!

Anh ta cười, rồi tôi nói thật suy nghĩ của mình:

-Tôi không thích xã hội chủ nghĩa của anh. Tại vì sao? Tại vì như thế này: Tôi có cha có mẹ, có anh có em. Gia đình tôi đang làm ăn tốt đẹp và gia đình tôi cũng có của cải. Của cải gia đình tôi là do mồ hôi nước mắt của chúng tôi cùng với cha mẹ làm ra. Thế rồi tự nhiên anh tới nhà tôi, anh làm khó dễ công việc làm ăn của cha mẹ tôi, anh ngăn cản chuyện này chuyện nọ, không cho cha mẹ tôi làm ăn. Anh lấy của cải của nhà tôi làm của cải của anh trước mắt chúng tôi... rồi anh hỏi tôi: "mầy có thích tao không?". Tôi nói thiệt với anh: khùng nó cũng không thích nữa là. Cho nên anh bảo tôi trả lời thật với anh thì tôi trả lời như vậy đó. Nhưng mà có một điều rất kẹt cho chúng tôi là: Chúa Giêsu dạy chúng tôi phải yêu thương kẻ ghét mình, phải làm ơn cho những kẻ đã gây ra cho mình những khó khăn. Bởi vì thế mà tôi vẫn thương anh, tôi nói thật với anh, nếu anh nhờ tôi làm cái gì tôi cũng sẽ làm. Một viên thuốc mua không được, anh đến nhờ tôi, tôi cũng tìm cách mua cho anh. Bởi vì thế mà theo Tin Mừng thì tôi vẫn yêu thương những người không yêu thương mình, hoặc là yêu thương những người làm hại mình. Chúng tôi đã sống như thế và những việc mà chúng tôi đã làm cũng như thế, tôi nghĩ rằng có như vậy thì chúng tôi mới sống đúng thực sự về Tin Mừng mà Chúa Giêsu dạy cho chúng tôi.

Tôi nghe một bài hát có lời rằng: Quê hương mỗi người chỉ có một... quê hương là chùm khế ngọt. Tôi hay nói đùa cho vui: mà leo lên tới đọt, trái nào cũng chua. Tôi ao ước chùm khế của quê hương mình trái nào cũng ngọt từ gốc cho tới ngọn. Ao ước làm sao mà các nhà lãnh đạo của đất nước mình đổi mới, bởi vì tư tưởng hướng dẫn hành động. Tôi hay cầu nguyện thật lòng tôi, cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo đất nước Việt Nam mình biết thục sự yêu thương dân chúng, biết tôn trọng quyền lợi của con người. Ứơc gì các cán bộ lãnh đạo của chúng tôi hiểu được điều này, bởi vì tôi quan niệm rằng Thiên địa nhân hòa. Bất cứ người nào, bất cứ chế độ nào cũng phải có. Người xưa đã nói như thế này: là phải biết hòa với Trời, phải biết hòa với Thiên Nhiên Vũ Trụ và phải biết hòa với Người thì nhất định mọi sự trong xã hội sẽ càng ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Tôi sống đến nay là 70 năm tuổi, sống dưới nhiều chế độ khác nhau. Sinh năm 1941 tới năm 1954; sống 9 năm kháng chiến ở Bình Định gọi là vùng Việt Minh.

Tôi cũng là cháu ngoan bác Hồ, tôi cũng được tập hát: Dân Liên Xô ca hát trên đồng hoa. Tôi cũng được học những bài tố khổ: “Nông dân ta hát ca reo vang lừng. Ta đoàn kết giết chết hết quân thù, đòi giảm tô bồi dưỡng cho nhà nông. Đem sức toàn dân kháng chiến cho mau thành công”.

Tôi cũng được tập trung tố khổ những người ở trong xứ đạo của tôi. Lúc đó vì còn quá nhỏ nên tôi cũng không biết tại sao mà họ bị tuyên bố có tội và kết án là phong kiến thế này thế nọ. Nhưng khi lớn lên học lịch sử thì tôi biết chế độ làm sai, chính điều đó đã đưa đến nhiều cái chết oan uổng...

Năm 1955, khi có trí khôn thì tôi sống dưới chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, lúc đó mới biết Đất Nước bị chia làm 2 miền. Tuy cũng là người Việt Nam nhưng hai miền Nam Bắc không được liên lạc với nhau.

Ở miền Nam ông Ngô Đình Diệm lên làm Tổng Thống. Mặc dù còn nhỏ nhưng tôi rất mến Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Thứ nhất là khi tôi học ở Sài Gòn tôi thấy tổng thống là người rất đạo đức, ông dự lễ hằng ngày. Những người siêng năng làm việc đạo đức, thường xuyên lãnh nhận các phép Bí Tích, theo đức tin của tôi thì đó là những người có ơn Chúa, vì thế nên tôi rất yêu mến tổng thống Ngô Đình Diệm. Sau đó, tháng 11 năm 1963 thì đảo chính, tổng thống bị giết chết làm tôi cảm thấy rất buồn và xót xa thương tiếc. Miền Nam bắt đầu bất an với các chế độ tiếp theo sau đó. Chiến tranh xảy ra với những đợt pháo kích và súng đạn thì bắn phá liên hồi. Vì gia đình tôi là người Công Giáo nên chi phải dời vào thành phố Qui Nhơn.

Chiến tranh liên tục, cái chết hằng ngày diễn ra trước mắt tôi.

Những năm tôi học cấp II và cấp III ở Chủng Viện, đó là thời gian từ năm 1955 đến năm 1972.

Ngày 20-12-1972 tôi chịu chức Linh Mục.

Cũng trong mùa hè năm 1972 đó, chiến tranh hai miền nổ ra ác liệt khi mà miền Bắc nhất quyết chiếm cho được miền Nam. Đó là mùa hè đỏ lửa... Tôi rất buồn, rất đau khổ vì thấy người Việt Nam mình chém giết lẫn nhau. oái oăm thay khi mà giết nhau được nhiều chừng nào thì lại hoan hô vui mừng nhiều chừng đó - cả hai bên đều vậy- tôi đau đớn tự hỏi: tại sao người Việt mình với nhau mà lại cứ phải chém giết nhau như thế?

Năm 1973 tôi đi thăm ông đạo Dừa ở Mỹ Tho, tôi thấy trên boong tàu trong chiếc tàu của ông có một tấm bản đồ Việt Nam, nghe nói tối nào ông cũng đi từ Sàigòn đến Hà Nội trên tấm bản đồ đó và ông cầu mong sao cho đất nước được ḥa b́nh.

Lúc đó tôi thích nhất bài hát: Huế – Sàigòn - Hà Nội... quê hương ơi sao vẫn còn xa... của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tôi luôn luôn cầu mong sao cho đất nước mình được bình an, người Việt Nam mình biết thương yêu nhau, không còn chém giết nhau nữa.

Tôi thấy ông nuôi trong một cái lồng lớn một con mèo, một con chuột và hai con vật này đang chơi thân thiết với nhau. Tôi hỏi ông đạo Dừa:

- Cái chuyện này nói lên điều gì?

Ông trả lời:

- Con mèo vốn ăn con chuột, con chuột vốn sợ con mèo. Chúng nó là loài vô tri, thế mà mình tập cho chúng nó ở với nhau, thương yêu nhau còn được thì huống chi là con người? Chúng ta là người Việt Nam với nhau, trong khi mình có trí khôn mà mình lại chém giết nhau, vậy thì có khi mình còn thua cả con vật nữa là đằng khác.

Câu nói của ông đạo Dừa chứa đầy cay đắng và vô cùng thấm thía.

Đến năm 1975, tôi rất mừng vì chiến tranh không còn trên đất nước mình nữa, nhưng tôi cũng rất buồn là những người quen biết của tôi, anh em bà con của tôi phải đi học tập cải tạo... khi đó mới biết ở trong trại cải tạo thì với một chút đồ ăn hay chút mắm ruốc, cũng là một niềm vui cho những người ấy vỉ họ thiếu thốn đủ mọi thứ và rất là đói khát..

Như vậy kể từ năm 1975 cho tới bây giờ tôi sống trong xã hội chủ nghĩa.

Chúng tôi cũng hiểu lý do là tại sao có biết bao nhiêu người đi vượt biên. Hễ bị bắt là đi tù, mà chạy trốn là bị bắn chết. Biết bao nhiêu người bị chết trên biển vì muốn đi tìm một cuộc sống khác mà người ta gọi là cuộc sống tự do. Ngày đó đi vượt biên bị xem như là tội phản quốc, nhưng bây giờ những người Việt kiều lại được coi là “khúc ruột”. Thật quá mĩa mai...

Tôi nghe nói có nhiều người thuộc nhiều nước, nhiều màu da đang sinh sống làm ăn ở nước ngoài như: người Mỹ, người Ấn Độ, người Mễ... nhưng chỉ có người Việt Nam là thường xuyên giúp đỡ cho người thân của ḿnh ở trong nước. Điều này làm cho tôi cảm thấy được an ủi nhiều.

Trong những năm gần đây, nhất là thời của ông tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, đã đề xướng một cuộc đổi mới cho đất nước này. Đổi mới hay là chết? Ông cũng có những bài viết mà tôi rất thích, đó là loạt bài: Những việc cần làm ngay. Tôi cũng nghĩ rằng những điều đổi mới đó tuy chưa được như ý chúng ta muốn, nhưng cũng làm cho lòng chúng ta bình an hơn khi được là một công dân trong đất nước mình, là một người có tôn giáo và là một mgười có chức sắc trong tôn giáo của mình.

Kể từ khi tôi đi tu vào năm 1955, cho tới bây giờ đã 56 năm, và làm Linh Mục gần 40 năm. Tôi sống qua 4 đời Giám Mục khác nhau trong Giáo Phận Kontum của tôi.

 

* ĐGM Phaolồ Kim (Paul Seitz) - người Pháp

Là vị giám mục đầu tiên mà tôi quen. Ngài rất thương đất nước Việt Nam và đồng bào Việt Nam. Chắc chắn một điều là Ngài cũng rất thương người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, mặc dù Ngài không biết nói tiếng của người dân tộc như các vị Linh Mục khác, nhưng Ngài có nhiều chương trình rất cụ thể để giúp đỡ cho người nghèo, cho người dân tộc thiểu số và giúp đỡ cho người VN.

Nhưng tháng 8 năm 1975 thì Ngài đã bị trục xuất ra khỏi nước VN cùng với một số Linh Mục và các tu sĩ người nước ngoài khác, lúc đó những vị này đang làm việc tại Giáo Phận Kontum.

 

* Sau đó là ĐGM Alexi Phạm Văn Lộc.

Đức Cha Phạm Văn Lộc là người Huế, gốc Quảng Bình. Ngài là một người rất thông minh. Ngày trước tôi là học trò của Ngài. Ngài đã dạy chúng tôi không những là về văn hóa, mà còn dạy chúng tôi làm người con của Chúa. Sống với đồng bào nghèo là phải sống như thế nào? Chính lòng yêu thương người nghèo của Đức Cha Alexis Phạm văn Lộc là tấm gương tốt cho tôi sau này khi tôi làm Linh Mục.

Ngài luôn luôn chu đáo hết mọi việc, từ viên thuốc đến cái áo cho người nghèo. Sống trong Chủng Viện Ngài cũng rất thương yêu chủng sinh chúng tôi. Bao nhiêu học trò của Ngài ở khắp năm châu bốn bể, mỗi lần về nước cũng tìm lên Kontum thăm Ngài. Bây giờ Ngài đã hơn 90 tuổi nhưng vẫn còn sáng suốt minh mẫn, vẫn còn nói chuyện một cách dí dõm, hài hước nữa.

Tôi nhớ năm 1975 từ Đà Lạt về Kotum thì Ngài là Giám Mục không có xe hơi, không biết đi xe Honda mà toàn là đi xe đạp. Tôi hay chở Ngài đi chỗ này chỗ kia bằng xe Honda của tôi. Vì Ngài ở Kontum từ năm 1941 cho nên Ngài quen biết rất nhiều người và nhiều người cũng biết Ngài, kể cả người ngoài Công Giáo, nên đi tới đâu người ta cũng chào hỏi Ngài. Có một lần đi ngang chợ, người ta chào Ngài, tôi nói chơi với Ngài:

-Trời ơi! Mình mới ở Đà Lạt về, đi ra ngoài đường ai gặp mình cũng chào, thích thật!

Ngài vỗ vai tôi và nói:

- Để ta kể cho chú mày nghe câu chuyện này: có một ông quan, ông ta cưỡi một con ngựa ra ngoài đường, người ta chào ông quan mà con ngựa nó tưởng là chào no, nó khoái chí...

Tôi tức cười quá và nói đùa:

- Đức Cha mà nói thêm nữa là con bỏ Đức Cha xuống đất liền đó.

Ngài cũng cười và bảo:

- Tự chú mầy nói trước thì tớ mới nói chứ.

Tôi công nhận Ngài rất thông minh và dí dõm.

 

* Năm 1995, là ĐGM Phêrô Trần Thanh Chung.

Ngài là người Quảng Nam, luôn luôn bảo vệ Mì Quảng là ngon nhất, còn tôi thì: bánh tráng Bình Định là ngon nhất. Đức Cha Chung rất là đơn sơ và sống đời nghèo khó. Ngài thường nói:

- Tôi không làm gì có tiền để cho các Cha. Các Cha làm lễ chỗ này chỗ nọ, nếu có ai xin lễ th́ các Cha cứ giữ lại để giúp cho người nghèo.

Thỉnh thoảng Ngài có tiền xin lễ ở nơi này nơi kia... mồi khi được khấm khá một chút thì Ngài chia cho các Cha ở vùng sâu vùng xa để các Cha có điều kiện sinh sống tốt hơn.

Đến năm Ngài tṛn 75 tuổi th́ Ngài xin về hưu.

 

* ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh.

Ngày 28 tháng 8 năm 2003 Đức Cha Oanh thay thế Đức Cha Chung lên làm Giám Mục. Đức Cha Oanh có nhiều chương trình, Ngài rất biết nhìn xa. Thời của Ngài làm Giám Mục thì tương đối có nhiều đổi mới, nghĩa là có nhiều sự dễ dàng hơn trong vấn đề tôn giáo. Ngài đã mời các nơi như: các dòng tu cũng như các Linh Mục, các nữ tu đến với Giáo Phận Kontum để giúp các công việc mục vụ ở trong Giáo Phận.

Tôi có một nhận xét về điều này là:

Bốn vị đều là Giám Mục của tôi trong thời gian tôi làm Linh Mục, thì cả bốn vị đều thương yêu và lo lắng cho các Linh Mục của mình: từ sức khỏe cho tới đời sống tinh thần... Mỗi vị giám mục thương yêu Linh Mục của mình một cách dù rằng không giống nhau. Tôi luôn luôn biết ơn các Giám Mục của tôi.

 

 

 

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18 19 20

Xem các bài viết khác trong Rev Nguyễn Vân Đông , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.