NHỮNG ĐIỀU CHIA SẺ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18 19 20

PetNguyễnVânĐông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4 .


GIÁO HỘI VIỆT NAM LOAN BÁO TIN MỪNG CHO AI ?

 

Tôi làm Linh Mục gần 40 năm. Tôi rao giảng Lời Chúa cho những người đã biết Chúa. Các bài giảng trong các Thánh lễ, các bài dạy giáo lý cho các em nhỏ, các khóa hôn nhân, các đoàn thể lập ra trong giáo xứ cũng là cho những người đã biết Chúa.

Bởi vì thế mà tôi chưa thấy được một chương trình nào đưa ra để loan báo Tin Mừng cho những người chưa biết Chúa.

Mà mệnh lệnh của Chúa là đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân, nhất là loan báo Tin Mừng cho những người chưa biết Chúa.

Giáo Hội Việt Nam chúng tôi có một ban gọi là Ban Loan Báo Tin Mừng, có một Giám Mục làm chủ tịch. Khóa trước là Giám Mục Kontum chúng tôi làm chủ tịch ủy ban Loan Báo Tin Mừng. Nhiệm kỳ này Đức Giám Mục Phát Diệm: là Đức Cha Năng làm chủ tịch ủy ban Loan Báo Tin Mừng, thế nhưng vẫn chưa thấy có một chương trình cụ thể nào được đưa ra để làm công việc loan báo Tin Mừng cho những ai chưa biết Chúa.

Trong đời sống Linh Mục của tôi, lẽ dĩ nhiên tôi phải rao giảng lời Chúa cho giáo dân của mình, cho những người có đạo: Thứ nhất: là chăm sóc linh hồn người ta. Thứ hai: là nuôi đời sống đức tin của họ. Đó là 2 điều cần thiết. Lo dạy giáo lý cho trẻ em, cho các khóa hôn nhân, cho các tổ chức, đoàn thể cũng là điều cần thiết. Nhưng chỉ dành cho người có đạo mà thôi.

Thỉnh thoảng tôi cũng có nói về Chúa trong các Thánh lễ an táng, v́ lúc đó có nhiều người không Công Giáo tới dự lễ cầu nguyện cho những người bạn của mình là Công Giáo đã qua đời. Nhân dịp này tôi nói về Chúa, về ý nghĩa sự sống và cái chết. Chết là đi về đâu? v́ tôi nghĩ người Việt Nam đều tin rằng chết là chưa hết. Ở Việt Nam có đạo thờ kính ông bà tổ tiên đă cho chúng ta thấy rơ điều này. Sau công đồng Vaticanô thứ II thì Giáo Hội cho phép người Công Giáo kết hôn với người khác tôn giáo hoặc không có tôn giáo. Những dịp như thế tôi luôn t́m cách tổ chức lễ Hôn Phối sao cho trang trọng và cố gắng tŕnh bày cho những người ngoài Công Giáo hiểu được giá trị của Bí Tích Hôn Nhân, giá trị của đời sống vợ chồng, bổn phận của cha mẹ đối với con cái, tổ chức hôn phối cho người khác tôn giáo. Tôi nhận xét: những người ngoài Công Giáo cũng rất thích và thán phục khi nghe nói về ư nghĩa hôn nhân của Kitô giáo.

Nhưng mà thỉnh thoảng mới có những dịp quư báu như thế. Còn như có một chương trình, một kế hoạch cụ thể nào đó để loan báo Tin Mừng cho những người ngoài tôn giáo thì chúng ta chưa thấy. Giáo Hội ở Việt Nam nên lưu ư đến việc này.

Tôi quen biết với một Linh Mục ở tỉnh Bình Định, Ngài đã ở gần 20 năm nơi xứ đó và Ngài cũng cho biết là không có người nào tòng giáo, chỉ thỉnh thoảng có người ngoài Công Giáo theo đạo để cưới vợ hoặc lấy chồng, thì mới học đạo mà thôi.

Về việc loan báo Tin Mừng cho lương dân th́ chúng ta phải học nơi anh em Tin Lành. Chuyện kể rằng ở Hồng Kông người ta in những cuốn sách rất đẹp để hướng dẫn khách du lịch đến Trung Quốc, và ở cuối cuốn sách đó thì họ có in một số đoạn Tân Ứơc bằng tiếng Hoa. Họ tặng cho những du khách vào Trung Quốc, với điều kiện là khách du lịch đó không được đem cuốn sách này ra khỏi Trung Quốc, mà phải để lại: hoặc là trong khách sạn, trên xe lửa hay là bất cứ một chỗ nào có nhiều người nhìn thấy. V́ họ tin rằng với một cuốn sách đẹp như thế, thì người nào cũng muốn lật ra xem, và sau cuốn sách đó có những trang Lời Chúa. Họ đã rao giảng lời Chúa tốn kém đến như vậy. Chúng ta chưa thấy như thế trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam chúng ta. Tôi cũng có nghe nói rằng các Mục Sư Tin Lành hay đi trên các chuyến tàu Bắc Nam từ Hà Nội đến Sài G̣n. Khi các Mục sư đó lên tàu, ngồi bên cạnh ai thì nói về Chúa Giêsu cho người đó biết, họ còn tặng sách viết về Chúa cho những người thích nghe, thích biết, thích hiểu, nhưng nếu gặp ai không thích nghe, thì họ sẽ tìm người khác để nói. Như thế là họ có những thao thức đi loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu cho những người chưa biết Chúa. Điều đó tôi cũng không thấy chúng ta có chương trình nào để đào tạo cho giáo dân của mình được như vậy.

Đạo Công giáo của mình thường thì lo xây dựng nhà thờ cho thật hoành tráng, các cơ sở trong nhà xứ sao cho bề thế, hơn là lo lắng cho công việc đi rao giảng Tin Mừng bằng đồng tiền của chúng ta. Chúng ta hay tổ chức lễ lạc, tổ chức rước kiệu trọng thể, tổ chức những lễ hội này, lễ hội kia thật long trọng, thế nhưng chúng ta chưa có một chương trình nào để đi loan báo Tin Mừng cho những người chưa biết Chúa.

Tôi nghe nói ở Hàn Quốc các tín hữu mỗi năm phải ra sức làm sao mà nói về Chúa cho một người chưa biết Chúa, để người đó được biết Chúa và dẫn đưa họ đến Bí Tích Thánh Tẩy. Thế mà Kitô hữu Việt Nam cũng chưa hề nghĩ đến việc này.

Giáo dân Việt Nam chúng ta hay giữ đạo hơn là sống đạo. Chúng ta đi lễ ngày Chúa Nhật và chúng ta coi như thế là đă giữ đạo. Khi đi lễ ngày Chúa Nhật, có người lại thích đi cho nhanh, có những người thích đứng ở ngoài hè, thậm chí có nhiều nơi ở Sài Gòn, tôi thấy người ta ở ngoài sân ngồi trên xe Honda mà dự lễ!

Tôi nghĩ chúng ta chưa sống đạo để loan báo Tin Mừng cho người khác. Ta không thể cho người khác cái điều mà ta không có. Mong sao Giáo Hội Việt Nam đưa ra những kế hoạch cụ thể để vận động người tín hữu của mình biết thực hiện mệnh lệnh của Chúa Giêsu, là đi rao giảng Tin Mừng cho anh em. Tin Mừng của chúng ta đó chính là Chúa Giêsu.

Ở địa phận Kontum thì chúng tôi thấy điều này: Chúng tôi có cảm tưởng giáo dân người dân tộc siêng năng đọc Lời Chúa hơn giáo dân người kinh. Tôi thấy các Cha Dòng Chúa Cứu Thế, các Cha Dòng Phanxicô, cũng như nhiều Cha khác trong địa phận, cứ hằng tuần là tập trung người Dân Tộc lại một ngày từ sáng cho đến chiều, để cho người dân tộc học hỏi lời Chúa.

Và người dân tộc là những người hay dấn thân đi tới các làng dân tộc khác để cầu nguyện chung với những người chưa biết Chúa, nói về Chúa cho anh em dân tộc của mình nghe, điều này thì người dân tộc hơn hẳn người kinh chúng ta. Cũng có thể người dân tộc làm nghề tự do nên dễ dàng thu xếp thời giờ của mình, dành ra một ngày trong tuần để học hỏi lời Chúa, hơn là người kinh ngày nào cũng lu bu công việc này, công việc nọ mà không có thì giờ rảnh rỗi, đến nổi ngày Chúa Nhật cũng ít khi chịu thu xếp thời giờ đi lễ cho trọn vẹn, huống chi là đi học Loan Báo Tin Mừng để rao giảng cho người khác !

Tôi thấy tổ chức những buổi học hỏi về giáo lý thì người dân tộc đi dự nhiều hơn. Những khóa học hỏi loan báo Tin Mừng năm ba ngày hay một tuần thì người Dân tộc cũng đăng ký học nhiều hơn người kinh.

Vì thế mà trong lãnh vực này, tín hữu người Công Giáo Việt Nam chúng ta cần phải học hỏi nơi người anh em Tin Lành, cũng như tín hữu người kinh ở địa phận Kontum thì phải học hỏi nơi tín hữu người dân tộc. Người dân tộc nghèo hơn chúng ta nhưng họ sống Lời Chúa và rao giảng Lời Chúa hơn người kinh chúng ta nhiều.

Tôi biết chuyện của một người dân tộc, tôi xin kể cho mọi người nghe:

Anh ấy tên Thìn, là một Đảng viên của Đảng Cộng Sản, đi tập kết ngoài Bắc khi còn nhỏ. Trở về địa phương của mình anh được làm ở ban Nhà Đất xă, anh hay nghe chương trình Tin Lành của đài Chân Lý Á Châu nói về Chúa Giêsu bằng tiếng Jarai. Vì được nghe nói nhiều về Chúa Giêsu, nên anh muốn tìm hiểu đạo của Chúa. Lúc đó đạo Tin Lành chưa được hoạt động trong tỉnh Gia Lai. Anh hỏi về Chúa Giêsu nơi những người Công Giáo và người ta nói:

- Bây giờ nếu anh muốn theo đạo Giêsu th́ anh nên đến gặp cha Đông ở Pleiku, như vậy sẽ dễ dàng hơn.

Thế là anh đã đi từ nhà anh tới nhà tôi khoảng trên 20 cây số, anh đã gặp tôi và nói với tôi rằng:

-Tôi muốn theo đạo của cha, tôi muốn biết về Chúa Giêsu.

Từ đó mỗi Chúa nhật anh đều đến nhà thờ Đức An của tôi để học giáo lý và đi lễ. Tôi nhờ các nữ tu giúp đỡ cho anh vì anh nói tiếng kinh rất rành. Có một điều làm cho tôi ngạc nhiên là mỗi Chúa nhật anh chỉ đi học một buổi thôi, mà cả tuần anh dạy lại cho làng của ḿnh. Những ai muốn nghe anh nói chuyện thì tập trung tới nhà của anh. Vì điều này mà anh chịu nhiều thiệt thòi như: anh mất thẻ Đảng viên, anh mất luôn chức nhà đất xã, là một chức vụ mà bao nhiêu người mong muốn.

Nhiều lần người ta vô tận nhà anh để lục soát những bài học giáo lư bằng tiếng Jarai, sách Tin Mừng, ngay cả báo Công Giáo và Dân Tộc tôi tặng cho anh, tất cả cũng đều bị tịch thu.

Có lần tôi bảo anh:

- Anh giấu đi chớ, để như vậy thì tôi không có đủ sách mà cung cấp cho anh đâu.

Lần đó thì anh đă giấu. Người ta tra hỏi anh:

- Tài liệu đâu?

- Giấu rồi.

Và anh đã bị đánh một bạt tai vì tội coi thường chính quyền, coi thường cán bộ.

Tôi hỏi:

- Tại sao anh lại nói với họ là anh giấu rồi?

Anh trả lời rất thật thà đơn sơ:

- Cha bảo con giấu thì con nói là giấu chớ!

Rồi anh ấm ức nói với tôi:

- Con tức ghê lắm Cha, ngày trước nó là cấp dưới của con mà bây giờ nó đánh con, con muốn đánh lại nó nhưng mà con nghĩ Chúa Giêsu đã dạy rằng: nếu ai vả má của con bên này, thì con đưa luôn má bên kia cho nó đánh. Con nói với nó: Chúa Giêsu dạy tao như thế. Mày đánh tao nữa đi, còn má bên này nữa.

Người kia bèn đánh tiếp anh ta một bạt tai nữa làm anh ngã nhào xuống đất luôn. Anh ấm ức kể tiếp:

- Con tức lắm, con muốn đánh nó rồi bỏ làng đi cũng được (vì gần biên giới Campuchia). Nhưng mà con nghĩ Chúa Giêsu nói với Thánh Phêrô là: không phải tha 7 lần mà phải tha 70 lần 7, nghĩa là tha luôn luôn, nên con nói với anh ta rằng:

- Chúa Giêsu dạy tao phải tha, nhưng mà mầy phải đi ra khỏi nhà tao, tao mới tha, nếu mày mà còn ở đây thì tao không tha cho mày được đâu. Thế là những người kia đi về.

Rồi chừng 2, 3 ngày sau gì đó. Anh ta đến nhà tôi, đi theo anh có 4 người nữa. Hôm đó trời lạnh, tôi đang ngồi trên bậc tam cấp trước nhà. Tôi thấy anh đưa cho tôi một tờ giấy viết như thế này: "Kiện cán bộ đánh dân", vì anh là Đảng viên, anh biết rơ cán bộ không được đánh dân. Anh kể cho tôi nghe chuyện cán bộ đánh anh tức là đánh dân, anh đứng tên trong tờ giấy kiện và những người đi chung với anh cùng ký tên là chứng kiến cán bộ đã đánh dân.

Tôi hỏi anh:

- Anh Thìn à, bữa trước là anh nói anh tha hay là anh nói anh kiện? Nếu anh tha tức là anh muốn điều tốt cho người khác, vì Chúa dạy chúng ta phải tha thứ . Nhưng mà anh muốn kiện là anh muốn điều xấu cho người ta, thì tôi lấy tờ giấy kiện này lên ban tôn giáo tỉnh, tôi sẽ đưa cho họ để họ biết là cán bộ đánh anh.

Anh ta làm thinh một lúc, sau đó anh bảo tôi cho anh ta lại tờ giấy đó. Tôi tưởng anh làm cái gì, không ngờ khi anh coi lại tờ giấy đó xong thì anh vò nát nó.

Anh nói:

-Thưa Cha! Con đã nói con tha thì con phải giữ lời là con tha cho người ta.

Thôi Cha ơi! Bây giờ con tha, con không có đi kiện nữa.

Tôi bảo:

- Thôi, chúng ta vào nhà thờ cầu nguyện đi.

Bốn năm người chúng tôi cùng nhau vào nhà thờ, trước bàn thờ chúng tôi cầu nguyện:

"- Lạy Chúa, Chúa đã dạy cho chúng con biết được Giáo Hội của chúng con là như thế: Bắt đầu là Chúa. Chúa cũng bị đánh đập, Chúa cũng bị giết chết. Giáo Hội chúng con hơn 2.000 năm nay lúc nào cũng bị bắt bớ, bị giết chết và suốt trong lịch sử hơn 2.000 năm của Giáo Hội đều như thế cả. Giáo Hội Việt Nam chúng con trong 300 năm qua có hàng trăm ngàn người cũng đã chết vì muốn giữ vững đức tin của mình. Nên xin Chúa cho chúng con chấp nhận những cái bạt tai, mà chúng con bị sỉ nhục vì đức tin của ḿnh".

Và những anh dân tộc cũng th́ thầm cầu nguyện. Họ cầu nguyện bằng tiếng Jarai nên tôi không hiểu.

Hôm đó tôi bảo với họ:

- Trưa rồi ở lại ăn cơm với Cha cho vui. Ăn cơm thì chỉ có mì ăn liền thôi. Cơm thì cũng chả còn bao nhiêu.

Trong bữa cơm đó anh Th́n đã đứng lên nói:

- Thưa Cha, bây giờ con cảm thấy hạnh phúc lắm Cha à! Vì con đã THA rồi. Cách đây mấy ngày cho tới bây giờ là con còn căm tức lắm, bởi vì con đâu có làm điều gì xấu mà phải bị đánh chớ? Mà cha biết không... đánh con rồi mà c̣n bắt con phải nộp phạt 200.000 đồng nữa chớ, v́ cái tội là con đã tập trung người bất hợp pháp. Hôm đó con viết kinh lạy Cha trên tấm bản bằng tiếng kinh để cho dân làng học thuộc và nếu có ai ra nhà thờ Đức An của mình đi lễ, thì chúng con cũng có thể đọc kinh chung với người Yuan (tức người kinh). Nhưng mà người ta bắt con phải vác tấm bản lên xã luôn. Trời ơi! Cha có biết không, chiều hôm đó con không ăn gì cả, con cũng không nộp phạt vì con không có tiền, nhưng nếu con có tiền th́ con cũng không nộp phạt đâu, bởi vì con đâu có làm điều gì xấu mà phải nộp phạt. Con biết có nhiều người làm những điều xấu lắm mà sao, cũng không bị phạt. Con ở có một đêm mà bị muỗi cắn đầy người. Sáng bữa sau 8 giờ thì người ta bắt con phải nộp 200.000 đồng thì mới cho về. Nhưng mà con không có nộp, vì con không có tiền thì lấy gì để nộp? Rồi gần 10 giờ gì đó thì người ta cho con về. Trời nó sáng mà con cũng thấy nó tối, bởi vì con đói bụng. Con về nhà một người kinh có đạo mà con quen, con xin cơm ăn sau đó mới về được tới nhà, bây giờ con cảm thấy hạnh phúc rồi, vì con đã tha thứ tất cả.. Con xin chấp nhận những đau khổ đó, cũng vì niềm tin của con. Xin Cha cho con học tiếp và xin Cha rửa tội cho con.

Sau đó không lâu th́ anh được rửa tội.

 

 

LOAN BÁO TIN MỪNG QUA VIỆC LÀM TỪ THIỆN

 

Tôi quan niệm rằng:

Con đường đi đến để gặp gỡ anh em lương dân và những người nghèo khổ không phân biệt lương giáo là con đường Bác Ái Xã Hội, đó chính là con đường tốt nhất để đem Tin Mừng đến cho những người chưa biết Chúa.

Tôi đi làm ở làng cùi, có những làng ban đầu không một người nào có đạo. Tôi cũng không lợi dụng vào việc giúp đỡ người cùi để mà truyền đạo cho người ta. Lúc đầu là làm một căn nhà cho người cùi, rồi sau đó làm nhiều căn nhà cho những người cùi khác trong làng, tuy không là bao nhiêu nhưng mà vẫn là nơi ấm cúng hơn cái chòi tranh của người ta. Rồi chỉ cho người ta biết cách trồng được cây cà phê, làm cho người ta có cái bồn nước để có nước sạch mà uống. Rồi dần dần... ví dụ như làng Hồ Long chẳng hạn, bây giờ làng có nhiều người được biết Chúa, hầu hết những người trong làng đã theo đạo. Tôi không bao giờ bảo người ta theo đạo, nhưng mà người ta thấy rằng: những người biết thương yêu lo lắng cho người ta thì người ta thương lại, và cũng vì lý do đó mà người ta muốn học để biết về Chúa, và họ đã được biết Chúa và tự nguyện theo đạo Chúa.

Tôi đến thăm một làng cùi ở một xã thuộc huyện ChưkPrông, cách Pleiku 75 cây số. Ông bố là người bị bệnh cùi, người con là trưởng thôn, sau khi phát quà này kia nọ xong, tôi làm dấu Thánh Gía bằng tiếng thượng và hỏi ông bố (tôi không nói mình là Linh Mục):

- Inh krao mat Yang Ba, Yang Kon, Yang Ai?... thế ở đây ông biết có ai làm như vậy không?

Ông ta nhìn tôi và nói:

- Mình cũng muốn biết lắm chớ nhưng mà không có đứa nào nó dạy mình hết.

Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải có một con đường cũng như có một kế hoạch. Theo kinh nghiệm cuộc đời tôi thì con đường đi đến với lương dân là con đường Bác Ái Yêu Thương. Các sơ trong địa phận Kontum chúng tôi họ cũng đi làm việc bác ái xã hội như: rửa chân và rửa những vết thương cho người cùi, tìm những đôi dép cho họ mang, dẫn họ đi chữa bệnh... vv... Nhiều khi người cùi sợ rằng nếu đi chữa bệnh thì con cái ở nhà không ai nuôi, vậy là các sơ nuôi con cái của họ, tìm người chăn giúp họ con bò... những điều đó đã đánh động lòng người, và những người như thế sau này cũng muốn học cái đạo của Chúa Trời để họ sống như các sơ đã sống.

Giáo Hội Công Giáo chúng ta phải có một con đường để đi đến với người lương dân, đó là con đường của Tin Mừng T́nh Thương. Văn minh tình thương là văn minh của Đạo Chúa.

Tôi nghĩ như Mẹ Têrêxa Calcutta trở nên vĩ đại không phải vì Mẹ sáng chế ra định luật khoa học, hay Mẹ là hoa hậu của thế giới, hay là Mẹ có bằng cấp cao trong xã hội, nhưng Mẹ Têrêsa trở nên vĩ đại là từ những việc hèn mọn nhất mà Mẹ đã làm, những việc Mẹ làm thì ai ai cũng làm được, thế nhưng không ai chịu làm.

Tôi thường đem tấm gương của Mẹ Têrêsa ra để dạy dỗ cho các em thiếu nhi trong giáo xứ: Những việc hèn hạ trước mặt người đời là những việc cao cả trước mặt Chúa Trời. Những việc Mẹ Têrêsa làm là những việc hèn hạ trước mặt người đời như: chăm sóc những người ở dưới gầm cầu, những người bị bỏ rơi, những người bị sida, những người đói khát, những người nghèo khổ...

Đất nước Ấn Độ vốn dĩ có thành kiến với đạo Công Giáo. Nhưng vì những việc mà Mẹ Têrêxa đã làm cho những người Ấn Độ nghèo. Vì thế mà năm 1997 khi Mẹ qua đời thì nước Ấn Độ tuyên bố Quốc tang và Quốc táng cho Mẹ Têrêxa. Linh Cửu của Mẹ được trang trọng đặt trên cổ xe tang chỉ để dành riêng cho những vị nguyên thủ quốc gia khi qua đời.

Như thế Giáo Hội chúng ta muốn đem Tin Mừng đến cho những người nghèo khó, Tin Mừng cho người chưa biết Chúa, thì nhất định chúng ta phải đi bằng con đường Bác Ái Xã Hội. Trước tiên là phải sống bác ái với nhau trong lòng Giáo Hội của mình, đồng thời phải sống bác ái với nhau trong gia đình của mình. Gia đình Công Giáo là gia đình sống hòa thuận yêu thương nhau, vợ chồng phải sống theo luật của Chúa dạy. Trong đời sống hôn nhân chỉ một vợ một chồng chung thủy với nhau cho đến suốt đời. Rồi con cái phải được dạy dỗ để trở nên người tốt.

Từ xưa người Việt Nam cho rằng những người Công Giáo đầu tiên là những người theo đạo Yêu Thương. Nếu chúng ta yêu thương nhau trong gia đình, yêu thương nhau trong làng xóm láng giềng của mình. Chúng ta yêu thương nhau không phân biệt lương hay giáo, thì nhất định con đường đó sẽ dễ đem Tin Mừng T́nh Thương của Chúa Giêsu đến cho mọi người.

 

 

 

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18 19 20

Xem các bài viết khác trong Rev Nguyễn Vân Đông , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.