NHỮNG ĐIỀU CHIA SẺ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18 19 20

PetNguyễnVânĐông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.


THẦY THUỐC CHO NGƯỜI DÂN TỘC

 

Người dân tộc ít được tiếp xúc với thầy thuốc, họ cũng không quen sử dụng các loại thuốc men. Có những bệnh thông thường như đi tiêu chảy, đau bụng, đau bao tử, sốt rét, ghẻ... hay xổ lãi chẳng hạn, họ cũng không biết. Nếu chúng ta thương họ, tới tận nơi họ ở để chăm sóc, chữa trị cho họ tại làng là tốt nhất.

Người dân tộc thường chỉ tới bệnh viện khi bệnh đã quá nặng. Có một lần tôi thấy người dân tộc khiêng người bệnh của mình trên cái võng, nhưng đang đi giữa đường thì người bệnh đã chết. Tôi thấy họ ngồi bên lề đường mà khóc với nhau bên xác người thân. Tôi dừng lại hỏi:

- Tại sao lại như thế này?

- Nó đau mà mình đưa nó đi bệnh viện không kịp, đi từ lúc tối cho tới bây giờ mà chưa tới được cái bệnh viện thì nó đã chết rồi.

Cho nên có nhiều bệnh nhân người dân tộc khi tới bệnh viện thì đă quá trễ!

Nhất là với những người bị bệnh phung cùi, nếu uống thuốc trị bệnh phung cùi thì thứ nhất là phải uống đúng liều bác sĩ cho, và phải uống đúng giờ mà bác sĩ đã qui định, tùy theo bệnh nặng hay nhẹ. Nhất là trước khi uống thuốc chữa bệnh cùi thì phải ăn cho thật no cái bụng rồi mới được uống. Nếu bụng đói mà uống thuốc trị bệnh phong thì người bệnh rất mệt, sau đó thì người ta sợ mà không dám uống nữa.

Tôi biết có một vài người được bên Trung Tâm Da Liễu cho uống thuốc, nhưng mới uống được vài lần thì họ cảm thấy rất mệt, sau đó tôi thấy bệnh của họ ngày càng nặng hơn. Tôi hỏi:

- Tại sao uống thuốc rồi mà bệnh không bớt ?.

Họ khóc và vì tôi hỏi mãi nên họ rút trên mái nhà lấy gói thuốc ra, nói với tôi:

- Con sợ lắm, con không dám uống vì uống vào nó mệt lắm.

- Tại sao nó mệt?

- Tại vì con không có gì để ăn

Do đó một khi uống thuốc phong cùi thì phải ăn cho no bụng mới được uống. Rồi thì khi uống thuốc họ lại không uống đúng giờ giấc như lời bác sĩ đã dặn dò. Hỏi tại sao thì họ trả lời:

- Mình không có cái đồng giờ mà.

( Tức là không có cái đồng hồ)

Rồi vì:" Mình không biêt cái chữ mà" nên không đọc được những lời dặn dò của bác sĩ, họ đã không uống thuốc đúng liều, đúng giờ, bụng lại đói nên khi uống thuốc vào thì rất mệt.

Thông thường thì người dân tộc không biết buôn bán vì họ không biết cân đo đong đếm. Những làng xa cũng có đôi ba người kinh đến đóng chốt ở đầu làng, họ cất một cái quán bán đủ thứ đồ cho người dân tộc, như là bán rượu, cá khô, muối... và có bán cả thuốc tây nữa. Người dân tộc khi có tiền thì mua, nếu không có tiền thì đi lượm phân bò ở đâu đó trong làng đến đổi thứ họ cần dùng, rồi đi lấy củi đem về để đổi gạo, cá khô... v.v . Khi cần một viên thuốc như đau đầu, đau bụng chẳng hạn, thì hỏi ngay cô bán cá khô.

Và vì thế mà cô bán cá khô hay bán rượu cũng kiêm luôn cả... làm thầy bán thuốc nữa. Nhiều khi thuốc đã quá hạn sử dụng nhưng người dân tộc cũng không biết. Tôi luôn suy nghĩ và mong ước một điều là: nếu các thầy thuốc, các nữ tu vì lòng bác ái thì hãy nên tới chăm sóc sức khỏe cho người dân tộc tại các nơi ở tận trong vùng sâu vùng xa, nhất là trong những làng, những vùng có người dân tộc bị bệnh phung cùi, điều đó quả thật là hay biết mấy. Họ bị bệnh cùi nhưng con họ không bị. Bản thân họ cũng mắc những bệnh khác nữa, con cái của họ cũng đau bệnh như bao đứa trẻ khác, nhưng họ lại không dám đem con đi bệnh viện v́ mặc cảm bị kỳ thị.

Có lần tôi vào một làng dân tộc nọ. Buổi sáng hôm đó anh Trần Hữu Anh chở tôi đi bằng xe gắn máy.Tới đầu làng tôi thấy một bà mẹ đang bồng trên tay một bé gái rất xinh, em bé nhìn tôi nhưng không nói được. tôi hỏi:

- Tại sao thế?

- Ồ! Con của mình nó đi chảy 4, 5 ngày rồi mà không hết. Nó khát nước, mình cho nó uống thì nó đi chảy nữa nên mình không dám cho nó uống nước.

Làng dân tộc này cách bệnh viện 12 cây số. Tôi bảo anh Trần Hữu Anh ngay lập tức chở hai mẹ con ra bệnh viện, vì tôi biết em bé đang bị mất nước.

Một lúc sau tôi nghe có tiếng gào khóc nức nở, tiếng khóc ấy càng lúc càng tới gần. Tôi nghĩ chắc là em bé đã chết rồi. Tôi ngồi nơi đầu làng, thấy mẹ em bồng em trên tay và khóc to đến nổi dù còn cách xa như vậy mà tôi vẫn nghe được tiếng gào khóc rất thảm thiết của bà.

Khi anh Trần Hữu Anh một mình chạy xe đến chỗ tôi đang ngồi đợi, tôi liền hòi:

- Đi tới đâu th́ bé mất?

-Thưa... con mới chở đi được nữa đường thì đứa bé nó chết trên tay mẹ nó. Con không tin nên dừng xe lại thì những người kinh có nhà ở gần đó đến xem và bảo cháu chết rồi. Con không chở đi bệnh viện nữa mà chở em về trong làng.

Trời ơi! Giá như mà có thầy thuốc, hoặc có ai đó biết chữa bệnh, hoặc đưa cháu bé đi bệnh viện sớm, hoặc nữa là biết cách cho uống nước thì cháu bé đó đâu phải chết đau đớn như thế này, mà cháu bé thì thật là xinh, lòng tôi thương cảm đến xót xa!

Tôi kể thêm một chuyện nữa:

Hễ tới gần lễ Noen là người dân tộc rũ nhau lên núi cao để chặt đót. Dưới chân núi luôn có người kinh chờ sẵn để mua lại số đót đó, và họ mua với giá rất rẻ. Cứ bó tròn lại rồi cột dây, chu vi vòng tròn bao nhiêu thì cứ theo đó mà tình tiền.

Có một người mẹ, bà này đang có thai, tôi không biết là bao nhiêu tháng, cũng có thể là 3 hay 4 tháng gì đó. Sáng thứ hai bà ta leo lên núi cùng với mọi người để chặt cây đót. Rủi ro bà ta té từ trên núi xuống nhưng chỉ bị trầy xước sơ sơ, không bị gảy tay, gảy chân nhưng đứa con trong bụng đã chết mà bà không biết.

Ngày thứ ba, bà không lên núi được. Bà nhờ người làng khiêng bà về. Người làng nói:" bà có bị gảy tay gảy chân đâu mà không tự đi về được". Nhưng bà không thể tự đi được vì bà ta rất mệt.

Đến ngày thứ tư thì người làng khiêng bà về nhà bà, vừa về đến làng là họ lại vội vàng đi lên núi ngay để chặt đót. Mùa đót là phải tranh thủ chặt, nếu không là người khác chặt hết, nên ở trong làng chỉ còn có người già và trẻ nhỏ mà thôi.

Qua ngày thứ năm thì bà quá mệt, bà hỏi người ở làng:

- Cha Đông vào chưa?

Người ta trả lời:

- Chúa nhật Cha mới vào.

Ngày thứ sáu bà cũng hỏi:

- Cha Đông vào chưa?

Nhưng mãi đến Chúa Nhật thì tôi mới vào làng.

Nếu như tôi vào làng trong những ngày trước thì tôi đã đưa bà vào bệnh viện rồi, như vậy là sẽ cứu được bà.

Tới ngày thứ bảy bà chết. Chiều thứ bảy thì dân làng trên núi mới về, lúc đó bà đã chết rồi.

Sáng Chúa Nhật tôi vào làng làm lễ thì người ta nói bà đã chết. Tôi ngạc nhiên hỏi:

- Ủa... tại sao vậy? mới tuần trước đây mà.

Người làng nói:

- Không biết, nó lên núi rồi nó lăn xuống núi, nó không bị gảy tay gảy chân gì mà tại sao nó chết.

Lễ xong tôi ra nhà bà để thăm. Bà nằm bất động, gương mặt xanh xao và người thì gầy gò. Các bà già trong làng nói nhỏ vào tai tôi là "nó có thai". Tôi xem kỷ thì thấy đúng là bà ta có thai. Tôi hiểu ngay là cái thai đã chết trong bụng cho nên bà mới ra nông nổi này. Vì là ngày Chúa Nhật tôi phải làm nhiều lễ ở nhiều nơi khác nhau. Tôi hỏi người làng:

- Có thể lo cho bà ta một cái hòm được không? Rồi ngày mai thứ hai tôi mới làm lễ an táng cho bà.

Làng trả lời là "được".

Thứ hai tôi trở lại làng để làm lễ an táng cho bà. Người ta đóng cho bà một cái hòm bằng ván bìa của căn bếp nhà bà. Đóng một cái hòm mà mình nhìn thấy bà nằm ở trong hòm, 2 tấm ván thiên nó ngắn nên 2 bàn chân khẳng khiu của bà nó lòi ra ngoài. Lòng tôi nghẹn ngào thương xót nên tôi đă khóc!

Giá như mà làng họ biết được? Hoặc có thầy thuốc thì thế nào bà cũng được cứu sống, chứ không phải chết một cách oan uổng, tức tưởi như thế này đâu. Như trường hợp anh thanh niên kia, người ta kể cho tôi là "nó chết rồi". Tôi hỏi:

- Tại sao nó còn trẻ mà nó chết?

- Nó đau bụng 3 ngày, nó chịu không được nên nó chết.

Rồi người ta chỉ chỗ nó bị đau, thì ra đó là đau ruột thừa. Tôi hỏi:

- Có biết đau ruột thừa là gì không?

Họ lắc đầu:

- Không biết cái ruột thừa là cái gì.

Tôi biết vì nó đau ruột thừa nên bị chết. Đau ruột thừa thì phải giải phẫu ngay. Từ đó tôi luôn luôn dặn dò họ:

- Mỗi khi đau chỗ này là phải đi bệnh viện ngay. Cái này phải mổ ra thì mới cứu sồng được, nếu không mổ ra là không cứu sống nó được đâu...

Cho nên tôi nghĩ rằng: Không chỉ là bác sĩ, y sĩ, y tá, thầy thuốc, hay là các nữ tu đem thuốc vào làng, như là đem bệnh viện tới cho làng, cho người bệnh vậy, nhưng đồng thời cũng cần phải cố gắng trang bị những kiến thức về việc chăm sóc sức khỏe, chăm sóc những bệnh thông thường cho những người dân tộc nghèo, đó là điều vô cùng cần thiết, quan trọng và hữu ích.

Tôi có một người y sĩ tên là Trọng, anh thường đi vào các làng dân tộc với một thầy Dòng Phanxicô tên là Phục, cũng là một y sĩ. Tôi luôn chủ trương là các y sĩ, các thầy thuốc nên vào tận trong các làng, nhất là những làng phung cùi như các nữ tu lâu nay đã làm như vậy. Vào làng nào thì người dân tộc cũng than là bị đau bụng và xin thuốc đau bụng.

Các y sĩ như y sĩ Trọng, y sĩ Phục của Dòng Phanxicô vào làng xem kỷ và thấy nguồn nước của làng đang dùng là không đủ điều kiện vệ sinh để uống. Cho nên đã tổ chức lắp đặt những máy lọc nước tinh khiết cho các làng. Dần dần những lần đi khám bệnh sau đó, bệnh đau bụng đã giảm đi rất nhiều vì người trong làng được uống nước sạch.

Các trẻ em trong các làng dân tộc thường sống thiếu vệ sinh. Có một làng kia tôi thấy các em bị ghẻ nhiều quá, cho nên tôi đã thuê 3 cô y tá vào ở trong làng đó, rồi có một ân nhân ở Sài G̣n (người này không phải là Công Giáo), bà đã giúp tôi trong việc trả tiền lương một phần nào đó cho các y tá để các y tá này có thể ở lại trong làng.. Điều đầu tiên tôi yêu cầu các y tá làm là chữa bệnh ghẻ, bệnh sốt rét cho dân làng.

Ba cô y tá này được đào tạo tại trường Y tế Qui Nhơn, trong đó có 2 cô người Công Giáo là cô Liên và cô Hữu, còn cô Cữu là người ngoài Công Giáo. Ba cô này đang làm việc tại trại phong Qui Nhơn.

Các cô ở trong làng xức thuốc trị ghẻ cho các em, đến thứ bảy thì các cô về thành phố Pleiku.

Đầu tiên tôi bảo các cô xổ lãi cho các em ở trong làng. Buổi sáng hôm sau các cô la to và kêu tôi:

- Cha ơi! Ra mà xem... nhiều lắm.

Lúc đó tôi không biết thứ gì mà nhiều nên hỏi:

- Nấm hay là gì mà nhiều?

- Không phải, con lãi... Cha ơi! Một đống lãi luôn.

Và rồi các cô y tá này đã ở trong làng trên 2 năm. Còn các em, nhờ những việc như thế này mà các em trở nên những đứa trẻ khỏe mạnh. Tôi nghĩ rằng: các y tá, y sĩ thương yêu người nghèo, thương yêu người phung cùi ở những nơi xa xôi, thì chúng ta nên tạo mọi điều kiện để chúng ta vào tận trong làng. Tôi tin chắc về thuốc men và tiền lương cho những người này, sẽ luôn luôn có người chia sẻ với tôi để tôi có thể chia sẻ lại cho các y sĩ, y tá lưu động này.

Người dân tộc ít khi vào bệnh viện hoặc là các trạm xá để sinh nở. Họ thường sinh ngay tại nhà của mình, sinh ở làng của mình, sinh con xong thì đem con xuống suối tắm, sau khi cắt rốn thì bồng con vô nhà.

Còn người kinh sau khi sinh con xong thì nằm chỗ (ở cữ) có khi cả tháng, người dân tộc sinh con xong chừng 2, 3 ngày là tiếp tục đi làm ruộng, làm rẫy như thường. Số tử vong của các trẻ sơ sinh là rất cao, và thậm chí cả người mẹ sau khi sinh con vì không được chăm sóc kỷ lưỡng thì cũng chết. So với các nơi thì tỷ lệ những người mẹ dân tộc nghèo khi sinh con ở các làng xa bị chết là khá cao, nhất là chết vì bị băng huyết.

Người dân tộc còn có một tập tục: là khi sinh con mà người mẹ bị chết thì người ta chôn đứa con đó cùng với người mẹ, dù đứa con vẫn còn sống.

Tôi hỏi một người Jarai là ông H' Yúih:

- Tại làm sao mà phải chôn sống đứa con như vậy chớ?

Ông ta trả lời:

- Từ xưa đã là như vậy. Khi sinh con mà người mẹ bị chết thì người ta để cổ đứa con giữa hai đùi của người mẹ và ép hai đùi người mẹ lại cho đứa bé bị ngạt thở mà chết. Lúc đó người bố nói: “- Con hãy đi với mẹ con thì con sẽ sung sướng hạnh phúc hơn. Nếu con ở với bố mà bố không nuôi con được thì khi đó con chết còn khổ hơn”.

Chỉ vì người dân tộc quan niệm rằng người bố không thể nuôi con được. Đó là tập tục có từ ngàn xưa, và nay thì thỉnh thoảng cũng nghe như vậy. Các nhà mồ côi trong địa phận Kontum chúng tôi đã nuôi rất nhiều cháu, mà đáng ra là bị chôn sống theo mẹ, nhưng các cháu đã được cứu kịp thời, được các sơ nuôi dưỡng và đã lớn lên thành những đứa trẻ khỏe mạnh, dễ thương.

Chúng tôi thấy vấn đề sinh sản của người dân tộc ở tại các làng xa, nếu nghèo mà phải đến bệnh viện thì cũng sẽ bị gặp nhiều khó khăn, vì nghe rằng đi bệnh viện mà có tiền thì dễ được tiếp đón tử tế. Thế thì tôi thấy vấn đề sinh sản của những người dân tộc tại các làng xa rất cần được chúng ta quan tâm.

Người dân tộc sinh con ở tại làng mà không đi bệnh viện để sinh. Làng nào cũng có cô mụ, gọi là cô mụ làng, thường là mẹ truyền con nối, đở đẻ cho người trong làng của mình. Ngày trước thì suối nguồn trong sạch và tinh khiết, nên khi sinh con mà đem xuống suối tắm cũng không sao. Nhưng bây giờ thì không được vì nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng, đã có nhiều trường hợp em bé sau khi cắt rốn đã bị nhiễm trùng, và bị vi trùng uốn ván... Cho nên chúng tôi đã nhờ các sơ Phaolô mở nhiều khóa đào tạo lại cho các cô mụ làng. Các cô mụ làng cũng sẵn sàng về học. Đở đẻ thì nơi nào cũng vậy, nhưng mà cách thức sát trùng hay là tắm cho trẻ sơ sinh thì chúng tôi phải dạy dỗ cho thật kỷ... Chúng tôi trang bị cho các Cô Mụ Làng những cái thau lớn, đồ sát trùng, rồi khăn, đồ cắt rốn, và dặn người chồng: khi vợ mình gần sanh phải nấu nước cho sôi, rồi để cho nước nguội, sau đó mới tắm cho em bé, như vậy mới an toàn. Chúng tôi thường xuyên cung cấp cho họ những thứ cần thiết để đỡ đẻ.

Những năm gần đây các nữ tu trong địa phận Kontum cũng tham dự các khóa học đào tạo về y tế, như là: học y tá, học y sĩ, học điều dưỡng do nhà nước tổ chức.

Bác sĩ Ngoạn ở trại phong Qui Nhơn (hiện bây giờ nghỉ hưu ở Hà Nội) đã mở những lớp đào tạo y tá biết chăm sóc cho những người bị bệnh phong cùi. Bác sĩ rất vui vẻ và nhiệt tình đón nhận các nữ tu theo học những lớp này. Các nữ tu cũng được cấp chứng chỉ sau khi học xong, các nữ tu này sau khi về các vùng rừng núi xa xôi cũng có thể chăm sóc cho những người cùi tại các làng xa của tỉnh Kontum và tỉnh Gia Lai. Các nữ tu đã làm việc với tất cả tấm lòng nhân ái mà không nhận lảnh một đồng tiến lương nào. Còn các y sĩ, y tá đã làm việc rất tốt, cho dù họ chỉ nhận một ít thù lao tượng trương "gọi là cho có", nhưng mọi người đã làm bằng tất cà lương tâm, trái tim và tấm lòng yêu thương của họ đối với những người dân tộc nghèo.

Tôi muốn gởi đến Bác Sĩ Ngoạn lời cảm ơn chân thành của tôi, vì Bác Sĩ đã đón nhận các nữ tu tham gia những lớp đào tạo này.

Thật tình mà nói là chúng tôi không làm sao kể hết những kết quả tốt đẹp như những hoa thơm trái ngọt mà các nữ tu, các y tá, y sĩ hay các bác sĩ đã gặt hái được. Cũng vì tấm lòng yêu thương đối với người dân tộc nên hằng ngày họ đã đến những vùng xa xôi, nay thì làng này, mai thì làng khác... để chăm sóc sức khỏe hoặc khám bệnh cho người dân tộc như: xổ lãi, vận động chích ngừa, điều trị các bệnh ngoài da, chữa đau mắt cho các em ở các làng khi có những đợt dịch bệnh về mắt...

Thỉnh thoảng có nhiều đoàn thấy thuốc từ thiện từ Sài G̣n đến, các bác sĩ, y sĩ này đến những nơi có người nghèo. Nhưng đối với chúng tôi thì Kontum và Gia Lai là những nơi rất xa, mà công tác của họ chỉ có hai ngày thứ bảy và Chúa nhật mà thôi. Từ Sài G̣n đến Gia Lai đi bằng ôtô phải mất từ 16, đến 17 tiếng đồng hồ, nên đoàn từ thiện chỉ tới ở gần thành phố. Người dân tộc họ nghe có đoàn bác sĩ từ thiện đến khám bệnh nên họ kéo nhau về khám, có khi lên đến 2.000 người... Trong khi đó đoàn từ thiện th́ không đủ người, không đủ thời gian để khám bệnh và cũng không có đủ thuốc men để phát.

Nhưng dù sao thì chúng tôi cũng cảm ơn các đoàn bác sĩ từ thiện đã không quản ngại những nơi xa xôi như thế này mà đến với người dân tộc nghèo.

Nhân đây tôi cũng xin được nhắn gởi đôi lời đến những ai có tấm lòng biết thương yêu những người bệnh nghèo, những người dân tộc ở những nơi quá xa xôi... xin hãy đến với họ, vì họ rất cần đến chúng ta.

 

 

... C̉N TIẾP ...

 

 

.Cập nhật theo nguyên bản của tác giả do nữ văn sĩ Hồ Thủy chuyển từ SàiG̣n ngày 11.01.2014.

 

 

 

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
12 13 14 15 16 17 18 19 20

Xem các bài viết khác trong Rev Nguyễn Vân Đông , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.