18 VUA HÙNG : 9 VUA HÙNG BÀ - 9 VUA HÙNG ÔNG

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

HolyFamily

 

18 VUA HÙNG : 9 VUA HÙNG BÀ - 9 VUA HÙNG ÔNG

 

1404. 18 VUA HÙNG : 9 VUA HÙNG BÀ - 9 VUA HÙNG ÔNG

1. TỘC VIỆT và TỘC HOA

2. THỜI HÙNG

3. VUA HÙNG

4. VUA HÙNG QUỐC TỔ

 

1. TỘC VIỆT và TỘC HOA

1.1 Tộc Việt Thời Khởi nguyên.

Tộc Việt khởi nguyên nhờ Hai Ông Bà Khởi Tổ ở Hồ Đồng Đ́nh, phía nam trung lưu sông Dương Tử, khoảng năm 5000 ttl, cách đây 7000 năm. Trong 2000 năm đầu, dân Việt đă tỏa lan khắp vùng. Phía Nam xuống tới vùng Sông Hồng.*1

    *1 - Đọc bài 1103. Tộc Việt thời Khởi Nguyên, phần 5.

Theo điều kiện địa lư và khí hậu, theo di tích khảo cổ của thời cách đây 5000 năm, vùng Á Đông Xưa có 2 trung tâm phát triển nông nghiệp Lúa Nước là vùng Đồng Đ́nh và vùng Sông Hồng.

Vùng nông nghiệp Lúa Nước phát triển ở những đồng bằng nhiều nước, nhiều mưa, nhiều nắng ấm. Do đó, có nhiều thổ sản, thủy sản, phương tiện... khác hẳn vùng khô cằn giá lạnh.

Như nhiều vùng khác trên thế giới, vùng nông nghiệp lúa nước cũng là nguồn phát xuất những truyền thuyết súc tích, thâm thúy, và xa xưa nhất của nhân loại hiện nay.*2

    *2 - Như vùng Lưỡng Hà nay thuộc Iraq, và vùng hạ lưu sông Nile ở Ai Cập.

*     *

1.2 Tộc Hoa khởi nguyên.

Ngày nay, lịch sử đă xác định Tộc Hoa thành h́nh do việc bộ lạc Chu tập họp một số bộ lạc du mục vùng Thiểm Tây, phía tây bắc đường ranh thiên nhiên Sông Hoài Tần Lĩnh, rồi thành lập Nhà Chu năm 1046 ttl, cách đây 3000 năm.*3

    *3 - Đọc bài 1107. Việt và Hoa Thời Hùng 4A, phần 1.

Thiểm Tây là vùng đồng cỏ khô cằn giá lạnh, chỉ thích hợp với nghề chăn nuôi du mục, trồng lúa khô, lúa mạch, bo bo, bắp... và phát sinh ra nền văn hóa gốc du mục.*4

    *4 - Đọc bài 1102. Vài Minh định về Lịch sử Văn hóa Địa lư, đoạn 4.4-4.6.

 

Khi tụ họp và thành h́nh Nhà Chu, tộc Hoa chỉ là những bộ lạc du mục lạc hậu sơ khai. Họ chưa có những tập họp đông đúc, chưa có h́nh dạng tổ chức xă hội phức tạp, chưa thể chiếm lĩnh những vùng đất riêng.

Về phương diện văn hóa, họ chưa tới thời kỳ ghi nhận và sáng tạo những truyền thuyết súc tích, mạch lạc, và có hệ thống.

*     *     *     *

2. THỜI HÙNG

2.1 Hai nguồn Truyền thuyết Việt, Hoa.

a. Truyền thuyết Việt Lạc : Thời Hùng 2879-180 ttl.

Theo truyền thuyết Việt Lạc, Thời Hùng khởi đầu từ năm 2879 ttl. Năm 2879 ttl đánh dấu sự kiện Tộc Việt đă tỏa lan trên khắp vùng đất rộng lớn từ Đồng Đ́nh, ra tới biển, Bắc giáp ranh thiên nhiên Sông Hoài Tần Lĩnh, Tây tới Sông Cửu Long, và phía Nam tới vùng đường ranh Hải Vân.*5

    *5 - Đọc bài 1103. Tộc Việt thời Khởi Nguyên, đoạn 5.4.

Thời Hùng chấm dứt năm 180 ttl, khi đoàn quân của Triệu Đà chiếm đóng Cổ Loa, trị sở của Việt Lạc.*6

    *6 - Đọc bài 1109. Việt Lạc cuối Thời Hùng và thời Nhà Trưng, đoạn 1.2.

b. Sách vở Trung Hoa.

Theo sách vở Trung Hoa, thời Tam Hoàng khởi đầu năm 2852 ttl.

Như vậy, Thời Hùng của Việt Lạc gồm trọn các thời Tam Hoàng, Ngũ Đế, Hạ, Thương, Chu, Tần và 26 năm đầu Nhà Hán của sách vở Trung Hoa.

Như vậy, tộc Hoa, thành h́nh năm 1046 ttl, sau thời Tam Hoàng Ngũ Đế hơn 1800 năm.

Như vậy, tất cả truyền thuyết thời trước 1046 ttl, và những truyền thuyết thuộc nền văn hóa lúa nước, không phải là của Tộc Hoa du mục.

Ngoài ra, v́ lạm nhận một phần truyền thuyết của Tộc Việt làm Tổ tiên của tộc Hoa, nên truyền thuyết về các triều đại trong sách vở Trung Hoa, từ khởi nguyên tới 1046 ttl, chỉ là một phần nhỏ của tiền sử Tộc Việt. Tộc Việt c̣n nhiều phần đất rộng lớn khác mà sách vở Trung Hoa không đề cập tới.

[Việc phân biệt khá dễ dàng, nhờ dựa vào các yếu tố phân biệt giữa Tộc Việt với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, và tộc Hoa với nền văn hóa du mục. - Đọc thêm các bài thuộc thời kỳ nầy].

Ngày nay, với niên đại gần giống nhau giữa Thời Hùng 2879 ttl và thời Tam Hoàng 2852 ttl, Thời Hùng có thể được chia theo 4 thời kỳ sẵn có. Mỗi Thời lại có 2 giai đoạn.*7

    *7 - Niên đại theo Hạ Thương Chu niên biểu, do Hạ Thương Chu Đoạn Đại Công Tŕnh, 2000.

*     *

2.2 Bốn Thời kỳ Thời Hùng.

1. Thời Hùng 1 : 2879-2070 ttl, gồm cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế. Thời nầy chia là 2 giai đoạn :

    Thời Hùng 1A : 2879-2700 ttl, gồm cả thời Tam Hoàng.

    Thời Hùng 1B : 2700-2070 ttl, gồm cả thời Ngũ Đế.

2. Thời Hùng 2 : 2070-1600 ttl, gồm cả thời Hạ :

    Thời Hùng 2A : 2070-1800 ttl, gồm cả Tiền Hạ.

    Thời Hùng 2B : 1800-1600 ttl, gồm cả Hậu Hạ.

3. Thời Hùng 3 : 1600-1046 ttl, gồm cả thời Thương, với :

   Thời Hùng 3A : 1600-1300 ttl, gồm cả Tiền Thương.

   Thời Hùng 3B : 1300-1046 ttl, gồm cả Hậu Thương / Ân.

4. Thời Hùng 4 : 1046-180 ttl, đồng thời với Tây Chu/Sở, và Đông Chu/Tần, gồm :

   Thời Hùng 4A : 1046-771 ttl, đồng thời với Tây Chu / Sở.

   Thời Hùng 4B : 771-207 ttl, đồng thời với Đông Chu / Tần.

   Thời Hùng 4C : 207-180 ttl Việt Lạc với Triệu Đà.

*     *     *     *

3. VUA HÙNG

3.1 Lạc và Hùng.

Đă có ư kiến cho rằng có lẫn lộn giữa hai chữ nho Lạc và Hùng, v́ vậy mới có ‘Lạc vương’ và ‘Hùng vương’.

Vấn đề chỉ v́ quá câu nệ vào chữ viết. Trên thực tế, liên tục trong suốt mấy ngàn năm, cho đến hiện nay, đại chúng Việt vẫn tôn xưng và cầu khẩn ‘18 Vua Hùng’. Đang khi đó, dân ta vẫn luôn tự xưng là ‘Lạc’ hoặc ‘Việt Lạc’. V́ vậy, không thể có lẫn lộn giữa âm ‘Lạc’ và âm ‘Hùng’.

Lạc vương là nói chung ‘vua của dân Lạc’. Ta c̣n có Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc điền, Lạc dân...*8

    *8 - Giao Châu Ngoại Vực Kư (thế kỷ 4 dl) có nhắc tới.

Vua Hùng, Hùng Vương, là miếu hiệu đại chúng Việt Lạc tôn xưng 18 Vị Tiêu Biểu đă góp phần đặc biệt trong việc tăng triển Dân tộc và Văn hóa Việt Lạc.

Có thể đă có hàng trăm Lạc vương, nhưng chỉ có ‘18 Vua Hùng’, tức là 18 Vị được Dân Lạc thờ kính làm Quốc Tổ. Tất cả 18 Vị đều đă sống vào Thời Hùng, nhưng không nhất thiết đă làm vua.

*     *

3.2 Việc Thờ Kính các Vua Hùng.

a. Truyền thống.

Từ nhiều ngàn năm trước, Tộc Việt đă có truyền thống thờ kính Tổ Tiên. Việc thờ kính Tổ Tiên của từng người cũng đưa tới việc thờ kính các Vị Tổ của Tộc Dân và của Nước.

Truyền thuyết xưa nhất của dân ta, luôn nhắc đến Vua Hùng như là biểu tượng cao quư và quyền uy nhất của xă hội Việt. Vua Hùng có mặt trong mọi Truyền Kỳ liên quan tới đời sống xă hội, gia đ́nh, làng nước. [Như ở các Truyền Kỳ Chữ Đồng, Trầu Cau, Tiết Liêu, An Tiêm, Mỵ Châu, Phù Đổng...].*9

    *9 - Đọc thêm các bài trong Tinh hoa Văn Hóa Việt. (số 2101. tt).

Cách đây hơn 3000 năm, trên tất cả Thạp và Trống Đông Sơn thời tuyệt kỹ, đều có đàn Chim cách điệu hóa thành Chữ Hùng linh thiêng.*10

    *10 - Đọc bài 1303. Văn minh Văn hóa Việt Nam trên Thạp và Trống đồng, đoạn 2.5, và 3.5.

H́nh Chim cách điệu nầy trở thành đường nét của chữ Hùng .

Đầu Chim mỏ dài thành nét . Thân và đuôi dài thành . Cánh và chân thành . Phần dưới có thêm bộ hỏa  để nhấn mạnh tính cách Linh thiêng.*11

    *11 - Tự nó, bộ Hỏa  cũng có nghĩa linh thiêng. H́nh tứ linh, long lân quy phụng, đều có lửa.

b. Thời Bắc thuộc.

Hiện nay, không c̣n nhiều chứng tích về các Vua Hùng. Chỉ v́ trong suốt thời Bắc thuộc, Trung Hoa đă hủy hoại mọi tài liệu, và cấm đoán mọi thờ kính công khai các Vị Tổ của Dân Ta.

Trong thời kỳ nầy, việc Thờ Kính Tổ đă phải tổ chức riêng lẻ và thầm lén, hoặc ngụy trang dưới những h́nh thức và danh xưng khác. [Có thể t́m gặp dấu vết nơi cốt lơi của niềm tin, và của đối tượng thờ kính của đại chúng Việt... ở các đạo giáo, như đạo Lăo, đạo Thờ Mẫu, thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế].

c. Thời Phục Hưng.

Từ khi dân Lạc Hồng giành lại phần đất phương Nam của Việt Lạc, khai sáng Thời Phục Hưng, từ năm 906 dl, việc công khai thờ kính Các Vị Tổ đă được tái lập.*12

    *12 - Về năm 906 dl, đọc bài 1111. Tóm gọn 5000 năm Sử Việt Xưa, phần 8.

Năm 1010 dl, Đức Lư Thái Tổ long trọng khôi phục nghi lễ và Đền Thờ Tổ trên núi Hy Cương và tái lập việc công khai Thờ Kính Tổ trong cả Nước. Đức Lư Thái Tổ cũng đă dâng kính 18 Miếu Hiệu ‘Vua Hùng’ cho 18 Vị được thờ kính, như đang có hiện nay. [Miếu hiệu là danh tước được dâng để thờ kính, để tuyên xưng trong Lễ Tế, không phải là tên riêng của các Vị].

*     *

3.3 Mười Tám Vua Hùng.

a. Con số 18.

Chưa có tài liệu ghi nhận tại sao cách đây 1000 năm Đức Lư Thái Tổ chỉ thờ kính ‘18 Vua Hùng’ cho suốt thời kỳ từ Khởi Nguyên tới hết Thời Hùng, dài hơn 5000 năm.

Tuy nhiên, cách đây hơn 3000 năm, không những tất cả mọi Nắp Thạp và Mặt Trống Đông Sơn đều có h́nh Chim cách điệu chữ Hùng , mà trống Ngọc Lũ và trống Sông Đà, 2 trong 4 trống tinh xảo nhất hiện có, đă có h́nh 18 Chim Hùng linh thiêng.*13

    *13 - Trống Sông Đà được phát hiện ở vùng Sông Đà, cuối thế kỷ 19. Tang trống 78 cm, cao 61 cm. Mặt trời 14 tia. C̣n có tên Trống Moulié, hiện ở viện bào tàng Guimet, Paris.

     

Như vậy, trước Đức Lư Thái Tổ, đă có truyền thống thờ kính 18 Vị ‘Vua Hùng’.

b. Con số 2699.

Gần 500 năm sau khi Đức Lư Thái Tổ dâng Miếu Hiệu cho 18 Vua Hùng, mới có  Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, [do Ngô Sĩ Liên, viết xong năm 1479 dl], ghi lại Thời Hùng kéo dài từ năm Nhâm Tuất 2879 ttl tới năm 258 ttl, gồm 2621 năm.

Theo cách tính hiện nay, Thời Hùng gồm 2699 năm, từ 2879 ttl tới 180 ttl.*14

    *14 - Đọc bài 1111. Tóm gọn 5000 năm Sử Việt Xưa, phần 2.

Như vậy, thời gian 2699 năm của Thời Hùng càng chứng tỏ ‘18 Vua Hùng được thờ kính’ không phải là những Vị Vua liên tục nối tiếp nhau trị v́. Thời Hùng cũng không phải là một triều đại. [Khi tính ra số 2621 năm cho Thời Hùng, sử gia Ngô Sĩ Liên cũng biết không thể ngây ngô đem chia con số 2621 năm cho 18 Vị].

c. Vua An Dương.

Ngoài ra, theo thần phả của Đền Vua An Dương ở Cổ Loa, Vua An Dương cũng là ‘Hùng Gia Chi Phái’, tức là thuộc ḍng dơi Họ Hùng.*15

    *15 - Thục An Dương Vương Tiên Đế Ngọc Phả Cổ Lục, dẫn ở Thời Đại Hùng Vương, nhiều tác giả, nxb Khoa Học Xă Hội, Hà Nội 1976, tr 243.

Dầu vậy, dầu thuộc ḍng dơi Họ Hùng, dầu cũng làm vua, dầu cũng sống Thời Hùng, nhưng Vua An Dương đă làm mất nước, nên không được kể là ‘Vua Hùng’, không được thờ ở Đền Hùng. Ông chỉ là Lạc Vương ở cuối Thời Hùng.

Không phải hễ là Vua ở Thời Hùng th́ được thờ kính.*16

    *16 - Theo sách vở Trung Hoa, vùng Bắc Dương Tử có Nước Sở, người Tộc Việt, do Hùng Dịch sáng lập, 1030-223 ttl, có 42 vua cũng mang họ Hùng. - Tuy nhiên, Thời Hùng có trước Nước Sở hơn 1800 năm, Vua Hùng thắng Ân Cao Tôn trước Hùng Dịch 178 năm, đồng thời với Hùng Dịch đă có nhiều Thạp và Trống Đông Sơn ghi khắc việc thờ kính các Vua Hùng...

*     *     *     *

4. VUA HÙNG QUỐC TỔ

4.1 Vua Hùng.

Như vậy, Vua Hùng là Biểu Tượng của Những Vị đă Đóng Góp Đặc Biệt vào tiến tŕnh h́nh thành của Tộc Dân và Văn Hóa Việt từ Thời Khởi Nguyên. Các Ngài là những Vị trổi vượt thuộc mọi lănh vực, đặc biệt về Xă hội và Văn hóa, chứ không nhất thiết là người có quyền cai trị.*17

    *17 - Chữ ‘Vua, Vương’ không chỉ có nghĩa là người cai trị một nước, mà c̣n là một tước vị.

    Bà Triệu, khởi nghĩa năm 248 dl, cũng được đại chúng xưng tụng là ‘Bà Vua’, dầu Bà chỉ tự xưng là Tướng. [Ca dao : Muốn coi lên núi mà coi, Coi Bà Vua Triệu cỡi voi đánh cồng].

    Tước Vương cũng không có nghĩa là vị vua cai trị, như Đức Hưng Đạo Đại Vương, Đức Hưng Nhượng Vương...

    V́ tính cách biểu tượng, tên riêng và tiểu sử của từng Vị đă không c̣n cần thiết. Tất cả đều được tôn xưng bằng miếu hiệu ‘Vua Hùng’.

*     *

4.2 Mười Tám Vua Hùng.

Các Ngài c̣n được biểu tượng hóa với con số cao quư là ‘Mười Tám Vị’. Số 18 là 2 lần 9. Số 9 là số đặc thù, trọn vẹn và cao quư nhất của Tộc Việt.

Như vậy, ‘Mười Tám Vua Hùng’ là những Vị cao quư tột bực, và được kính trọng tột bực, được thờ kính, của Truyền Thống Việt.*18

    *18 - Cũng như với Phụng Long, sau khi nhận thấy tính cách cao quư của văn hóa và của biểu hiệu Tộc Việt, vua chúa Trung Hoa lại dành số 9 cho hoàng tộc. [Con số tốt đẹp của dân Hoa là số 8].

*     *

4.3 Vua Hùng Bà.

Từ khởi nguyên, cách đây 7000 năm, cho đến cách đây 1700 năm, thế kỷ 3 dl, dân Việt thiên về mẫu hệ, phụ nữ giữ vai tṛ quan trọng trong đời sống xă hội. V́ vậy, nhiều Vị thuộc Nữ Giới cũng đă đóng góp đặc biệt, trong việc thành h́nh xă hội và văn hóa Việt.*19

     *19 - Theo Hậu Hán Thư, q 116 : ‘Người Giao Chỉ không phân biệt trưởng ấu… không biết t́nh cha con… không tổ chức gia tộc theo chế độ phụ hệ…’ - Theo Tam Quốc Chí, q 9 : Người Giao Chỉ c̣n nhiều phong tục theo mẫu hệ. - Đọc thêm Việt Sử Toàn Thư, tr 34.

Trên thạp Đông Sơn, cách đây 3000 năm, có h́nh vị Thủ Lănh là một Bà. [Ngực cao, mông lớn]. [H́nh].*20

    *20 - Trong suốt mấy ngàn năm, trống đồng luôn là hiệu lịnh, là biểu hiệu của uy quyền. Cho tới ngày nay, dân ta vẫn c̣n tập tục để một Bà đánh tiếng trống khai trương trống đồng mới đúc.

                       

Măi tới 220 năm sau Thời Hùng, năm 40 dl, trong số các anh hùng tái chiếm toàn thể vùng đất Việt Lạc, vẫn có nhiều đội nữ binh, và số nữ tướng nhiều hơn nam tướng. Lại nữa, người nhận trách nhiệm lănh đạo toàn dân, cũng lại là một nữ nhân, Đức Đại Đế Đồng Đ́nh Lĩnh Nam Trưng Trắc.*21

    *21 - Hiện nay làng Thượng Thanh, huyện Thanh Oai, Hà Tây, c̣n miếu thờ vị Tướng đă giả gái để được đem quân của ḿnh gia nhập cuộc quật khởi của Đức Đại Đế Đồng Đ́nh Lĩnh Nam.

    Đọc thêm bài 1403. Nguồn gốc Tiên Rồng - Lạc Long Quân và Âu Cơ là mưu đồ đồng hóa Tộc Việt vào Tộc Hoa.

Sau Đức Đại Đế Đồng Đ́nh Lĩnh Nam hơn 200 năm, năm 248 dl, khi sử Trung Hoa phải ghi nhận thêm một cuộc khởi nghĩa khác của dân Nam, th́ cuộc khởi nghĩa nầy cũng lại do một nữ nhân lănh đạo. Vị lănh tụ đó là Cô thanh nữ 23 tuổi, Bà Vua Triệu.

Măi đến năm 541 dl, gần 300 năm sau Bà Vua Triệu, và cách đây chưa được 1500 năm, sử Trung Hoa mới để lại cho chúng ta tên một nam nhân làm thủ lănh dân Việt Lạc, Đức Lư Nam Đế.

*     *

4.4 9 Vua Hùng Bà, 9 Vua Hùng Ông.

Như vậy, trong suốt thời gian 2000 năm trước Thời Hùng, 3000 năm trong Thời Hùng, và 500 năm sau Thời Hùng, Dân Việt sống trong chế độ mẫu hệ, nữ giới chủ động và lănh đạo đời sống xă hội.

Trong suốt thời kỳ đó, số Vị Vua Hùng Bà có thể nhiều hơn Vua Hùng Ông.

Tuy nhiên, với ‘Vua Hùng’ đă trở thành biểu tượng, với số 9 là con số tuyệt hảo của Dân Việt, và theo đúng truyền thống Mẹ Tiên Cha Rồng 50/50 siêu việt, ta thờ kính 9 Vua Hùng Bà và 9 Vua Hùng Ông. [Các Ngài không nhất thiết là vợ chồng].

Với số 9 là số cao quư tṛn đầy của Tộc Việt, đây có thể là lư do tại sao có con số 18 Vị.

_____________________

Nguyễn Thanh Đức 2013.

Trở về Đầu Bài

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Xem các bài viết khác trong Paul Nguyễn Đức Sách , Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.