SÔNG HỒNG TRỔI VƯỢT THỜI ĐẾ NGHIÊU

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

HolyFamily

 

SÔNG HỒNG TRỔI VƯỢT Thời ĐẾ NGHIÊU

 

1407.  SÔNG HỒNG TRỔI VƯỢT Thời ĐẾ NGHIÊU

1. TRUYỀN THUYẾT ĐẾ NGHIÊU.

2. RÙA THẦN VIỆT THƯỢNG.

3. SÔNG HỒNG TRỔI VƯỢT.

4. RÙA THẦN SÁCH LẠC.

5. CHỮ 'VIỆT' SÁCH LẠC 粤.

6. VIỆT LẠC VIỆT THƯỢNG.

7. SÔNG HỒNG PHỒN THỊNH.

[Nb : Bài nầy gồm đoạn 4.4 của bài 1104. Tộc Việt Thời Hùng 1, và đoạn 4.2 của bài 1107. Việt và Hoa Thời Hùng 4A].

 

1. Truyền thuyết Đế Nghiêu.

a. Quy Lịch.

Theo truyền thuyết, năm Đế Nghiêu thứ 5, 2191 ttl, Sứ giả Việt Thượng dâng Rùa Thần ngàn năm, trên mu có khắc chữ về chuyện trời đất vận chuyển và lịch tŕnh cày cấy. Đế Nghiêu sai chép lại và gọi là Quy Lịch.*1

      *1 - Theo Thông Chí do Trịnh Tiều, 1104-1162 dl, và Cương mục Tiền Biên do Lư Kim Tường.

Đế Nghiêu là một trong Tam Hoàng Ngũ Đế. Đế Nghiêu thời 2196-2117 ttl, cách đây 4200 năm.*2

      *2 - Niên đại ghi theo Hạ Thương Chu niên biểu, do Hạ Thương Chu Đoạn Đại Công Tŕnh, 2000.

b. Việt Thượng.

Tộc Việt phát xuất từ Hồ Đồng Đ́nh từ 7000 năm trước.

Khi đă thêm đông đúc, v́ hạ lưu Sông Dương Tử c̣n úng nước, và v́ thượng lưu Dương Tử lại nhiều núi rừng hiểm trở, Dân Việt đă phát triển ngược lên vùng Thượng lưu Sông Tương. Cũng v́ vậy, vùng nầy được gọi là Việt Thượng. - [Phải gần 3000 năm sau, với việc Đại Vũ trị thủy, vùng Hạ lưu Dương Tử mới phát triển, và có tên là Đất Hạ, Nhà Hạ].*3

      *3 - Đọc bài 1105. Tộc Việt Thời Hùng 2, đoạn 3.1.

Việt Thượng theo vết chân Dân Việt mà lan rộng xuống miền Nam. [Việt Thượng biến thanh thành Việt Thường].*4

      *4 - Cũng vậy, Việt Trị thành Việt Tŕ. (Sông) Mạ được ghi thành chữ Mă... - Về Đặc tính chữ Tượng h́nh, đọc bài 1102. Vài Minh định về Lịch sử Văn hóa Địa lư, đoạn 3.2.

Theo đường sông và thung lũng, dân Việt vượt thượng nguồn Sông Tương, qua Sông Quế xuôi về nam, tới vùng sông lớn Tây Giang. [Từ khi có ghi chép, đây là con đường nổi tiếng, nối liền Trường Sa, Hàng Dương, Quế Lâm, Liễu Châu].

Thượng nguồn Sông Tương c̣n có nhánh Sông Lỗi, qua Sông Bắc, dẫn tới cửa biển Tây Giang. [Hiện nay trở thành con đường Trường Sa, Hàng Dương, Thiều Quan, Phiên Ngung (nay là Quảng Châu)]. [Bản đồ].

Tuy nhiên, lưu vực Tây Giang không đủ thuận hợp cho việc phát triển lớn của Tộc Việt chuyên nghề Lúa Nước và sông hồ.

V́ vậy, một nhóm dân Việt đă từ Tây Giang ngược thung lũng và gịng Sông Tả, vô Bắc Phần Việt Nam. [Hiện nay là đường Hà Nội, Lạng Sơn, Nam Ninh, Liễu Châu, Quế Lâm, Hàng Dương, Trường Sa].

Nhóm khác từ cửa Tây Giang ven theo biển vào Vịnh Bắc Phần, tới vùng Sông Hồng và Sông Mạ, trong lành ph́ nhiêu.

Với thời gian, nhờ vùng đất thuận hợp và ph́ nhiêu, Dân Việt vùng Sông Hồng Sông Mạ đă trỗi vượt.*5

      *5 - Đọc bài 1103. Tộc Việt thời Khởi Nguyên, phần 5.

*     *

2. Rùa Thần Việt Thượng.

Trong mấy ngàn năm gần đây, chủ trương và sách vở Trung Hoa đă đánh lận, di chuyển thời tiền sử của Tộc Việt vùng Đồng Đ́nh trở thành nguồn gốc tộc Hoa ở vùng Hoàng Hà. Dầu vậy, truyền thuyết Sứ giả Việt Thượng dâng Rùa Thần ngàn năm cho Đế Nghiêu vẫn là truyền thuyết quan trọng và phổ thông.

Rùa Thần khổng lồ ngàn năm là loại ba ba đặc biệt của vùng Sông Hồng. Hiện nay ba ba khổng lồ vẫn c̣n sinh sống ở nhiều nơi trong lưu vực Sông Hồng và Sông Mạ. Hồ Hoàn Kiếm và Tháp Rùa đă nổi tiếng nhờ loại ba ba nầy. Con ba ba hiện chưng ở đền Ngọc Sơn dài 2,1m, ngang 1,2m, nặng 250 kg.

Ngoài lưu vực Sông Hồng, hiện chỉ c̣n 2 con ba ba loại nầy được phát hiện ở sông Dương Tử, ở sở thú Tô Châu.

Ở khắp vùng Việt Thượng, không có loại rùa hoặc ba ba khổng lồ nào khác.

Như vậy, Rùa Thần Việt Thượng chính là Rùa ngàn năm từ Sông Hồng. Tên khoa học của loại ba ba khổng lồ nầy là Rafetus Swinhoei.*6

 

      *6 - www : Rafetus Swinhoei / wikipedia.

*     *

3. Sông Hồng trổi vượt.

Truyền thuyết lại ghi nhận trên mu Rùa Thần Việt Thượng có khắc chữ ghi việc trời đất vận chuyển, và có lịch chỉ dẫn thời tiết trồng cấy. Đế Nghiêu chép lấy, gọi là Quy lịch.

Như vậy, từ năm 2191 ttl, thời Đế Nghiêu, cách đây 4200 năm, Dân Việt vùng Sông Hồng đă vượt trổi hơn vùng Đồng Đ́nh của Đế Nghiêu, về kỹ thuật và kinh nghiệm nông nghiệp Lúa Nước, về chữ viết, về thời tiết, về thiên văn, và về lư thuyết cao siêu.

Đây là chứng cứ súc tích ghi nhận sự phát triển tiên tiến vừa về văn minh, vừa về văn hóa, văn học của Dân Việt Sông Hồng. Vùng Sông Hồng trở thành Trung tâm Phát triển bậc nhất của Tộc Việt và của toàn vùng Đông Á cách đây hơn 4000 năm.

Dân Việt Sông Hồng ghi nhớ và lưu truyền giai đoạn đặc biệt nầy với truyền thuyết : ‘Việt Nam có 4000 năm văn hiến’. Hiện nay, đă là 4200 năm. [2191 ttl + 2013 dl = 4204].*7

      *7 - Đọc bài 1106. Tộc Việt Thời Hùng 3, đoạn 7.2.

*     *

4. Rùa Thần Sách Lạc.

Ngoài truyền thuyết sứ giả Việt Thượng tặng Rùa Thần cho Đế Nghiêu năm 2191 ttl, c̣n có truyền thuyết Đại Vũ, v. 2070-2025 ttl, được Rùa Thần tặng Lạc Thư, Sách Lạc.

Sách Lạc được biểu trưng bằng 9 nhóm chấm trên lưng Rùa Thần. Nhờ đó, Đại Vũ học được cách trị thủy, đào 9 con sông mới, khai thông 9 đường núi lớn, phân chia trời đất vạn vật thành 9 nhóm, học cách thức trị dân, và thành lập Nhà Hạ năm 2070 ttl.*8

      *8 - Đọc bài 1105. Tộc Việt Thời Hùng 2, đoạn 3.3.

Cũng theo sách vở Trung Hoa, Chu Văn Vương cũng học Sách Lạc, và viết Kinh Dịch, khoảng gần năm 1046 ttl.*9

      *9 - Đọc bài 1107. Tộc Việt Thời Hùng 4A, mục 5.1a.

*     *

5. Chữ 'Việt' Sách Lạc .

Hănh diện với tŕnh độ văn minh và văn hóa tiên tiến, cũng như để lưu truyền cho con cháu những bài học ngàn đời, Dân Việt Sông Hồng đă dùng chính h́nh ảnh ‘Rùa Thần mang Sách Lạc’ làm biểu hiệu của ḿnh.

Từ đó 'Sách Lạc trên lưng Rùa Thần' trở thành chữ 'Việt' của Việt Thượng, chữ ‘Việt Sách Lạc’.

H́nh Rùa  trở thành khuôn ngoài , với đầu, thân, chân và đuôi Rùa. 9 nhóm chấm  thành các nét  trên lưng Rùa của chữ Việt .

V́ Rùa Thần từ Sông Hồng ở Việt Thượng mang Sách Lạc, nên đây là dấu chỉ xác chứng Sách Lạc là của Dân Việt Sông Hồng.

Đây cũng là di tích chứng tỏ Dân Việt Sông Hồng đă tự xưng là Lạc, Việt Lạc.

Cho tới hiện nay, những vùng đất thuộc Việt Lạc vừa bị sáp nhập vào đất Trung Hoa, như Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, và Hải Nam, vẫn c̣n dùng chữ Việt Sách Lạc nầy cho tên Việt của ḿnh. [Họ tự xưng là Việt Tây, Việt Đông...].

Cùng với lịch sử, đây cũng là dấu chứng dân vùng Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, và Hải Nam, cũng thuộc dân Việt Lạc.*10

      *10 - Thời trước, tên ‘Việt’ có 3 cách viết khác nhau :越, 粵, 鉞. - Đọc bài 1405. Bốn Chữ Việt Linh Thiêng, phần 2.

      Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, và Hải Nam, vừa bị chia ranh khỏi Đại Việt từ năm 906 dl, cách đây 1000 năm. - Đọc bài 1102. Vài Minh định về Lịch sử Văn hóa Địa lư, mục 5.2e.

      V́ ở phía Nam của Ngũ Lĩnh, nên sách vở từ thời Hán c̣n gọi là Việt Thượng là vùng Lĩnh Nam. - Bản đồ bài trên, mục 5.2a.

      Từ sau 906 dl, Đại Việt chỉ học chữ nho trong sách vở, nên dùng chữ Việt cổ điển 越.

      Ngoài Sách Lạc, học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Đạo Đức... đều có nguồn gốc Việt Lạc Sông Hồng. - Đọc các bài về Nguồn gốc Việt Nam của các Học thuyết (các bài số1301 tt).

*     *

6. Việt Lạc Việt Thượng.

Như vậy, theo địa lư, chủng tộc, và lịch sử, vào Thời Hùng 1, 2879-2070 ttl, toàn vùng đất rộng lớn, từ thượng lưu Sông Tương xuống phía Nam, là vùng Việt Thượng của dân Việt Lạc, với trung tâm là lưu vực Sông Hồng, trị sở là Việt Trị.*11

      *11 - Trị sở nay gọi là thủ phủ, thủ đô. - Về các Thời kỳ trong Thời Hùng, đọc bài 1404. 18 Vua Hùng : 9 Vua Hùng Bà, 9 Vua Hùng Ông, đoạn 2.2.

Ngày nay, Việt Thượng của Việt Lạc bao gồm Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, một phần Phúc Kiến, một phần Vân Nam, Lào, và phía Bắc Việt Nam, xuống tới Hải Vân. [Đây chỉ là vùng Việt Thượng. Việt Lạc c̣n bao trùm cả Quư Châu, Hồ Nam, và một phần Giang Tây, lên tới Hồ Đồng Đ́nh].

*     *

7. Sông Hồng phồn thịnh.

a. Đông đúc trù phú.

Với nhiều thuận hợp về thủy thổ, đồng ruộng, sông hồ, và khí hậu, vùng Sông Hồng Sông Mạ đă phát triển mạnh, và trở thành trung tâm của Việt Thượng. Cũng do đó, những kỳ tích của vùng Sông Hồng được coi là truyền thuyết của Việt Thượng.

Từ năm 2000 ttl, cách đây 4000 năm, đă là thời phát triển đồ đồng.

Từ năm 1000 ttl, đồng thời với Nhà Chu lập nghiệp ở phương Bắc, vùng Đông Sơn trên bờ Sông Mạ, Thanh Hóa, đă để lại nhiều Thạp và Trống đồng tuyệt kỹ, lưu lại dấu tích của nền kỹ nghệ phồn thịnh, với những tuyệt tác vượt thời gian.

Những tài liệu về thời cách đây 2000 năm cũng đă chứng tỏ sự phát triển trổi vượt, đông đúc và trù phú của Sông Hồng đương thời và trước đó.

Theo Từ Tùng Thạch trong Việt Giang Lưu Vực Nhân Dân Sử, so sánh dân số thời đó đă cho thấy Giao Chỉ có đông người nhất, số người trong mỗi gia đ́nh cũng đông nhất.*12

      *12 - Nxb Thượng Hải, 1947.

Theo Quảng Đông Tân Ngữ của Khuất đại Quân : ‘Giao Chỉ mỗi năm nộp thóc hơn 1360 vạn hộc. Tính ra tất cả thuế các châu Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quí Châu gộp lại cũng không bằng’.*13

      *13 - Đọc Vân Đài Loại Ngữ, do Lê Quí Đôn, 1772, bản dịch Phạm Vũ, nxb Tự Lực, Sàig̣n 1974, tr 149. - Đọc bài 1107. Tộc Việt Thời Hùng 4A, đoạn 4.2.

b. Thanh b́nh thịnh vượng.

Một đặc điểm quan trọng khác là trong suốt thời gian mấy ngàn năm, ngay cả trong hơn 800 năm thời Chu, 1046 – 206 ttl, trong khi phương Bắc luôn chiến tranh hỗn loạn, Việt Lạc lại phát triển trong thanh b́nh thịnh vượng.

Chính cuộc sống thịnh vượng và thanh b́nh nầy đă là dấu chứng cho những phát triển về mọi mặt, không chỉ kỹ thuật trồng cấy, kim loại, đồ gốm... mà nhất là về văn hóa, văn học, về sách vở, về tư tưởng, học thuyết...*14

      *14 - Nhưng về sau, Trung Hoa đă soán đoạt, tiếm nhận, hủy hoại, chuyển đổi, xuyên tạc.

_____________________

Nguyễn Thanh Đức 2013.

Trở về Đầu Bài

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Xem các bài viết khác trong Paul Nguyễn Đức Sách , Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.