DI VẬT THỜI ÂN: CHỨNG CỨ VĂN MINH VIỆT

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

HolyFamily

 

DI VẬT THỜI ÂN : CHỨNG CỨ VĂN MINH VIỆT

 

1408. DI VẬT THỜI ÂN : Chứng cứ VĂN MINH VIỆT

1. DẴN NHẬP

2. DI VẬT TẠI CỐ ĐÔ AN DƯƠNG CỦA NHÀ HẬU THƯƠNG/ÂN

3. DI TÍCH VĂN MINH, VĂN HÓA VIỆT

4. THỰC TRẠNG CÁC THỦ ĐÔ TRUNG HOA

[Nb : Bài nầy cũng là Phần 5 của bài 1105. Tộc Việt Thời Hùng 2].

 

1. DẴN NHẬP

Nhà Ân, c̣n được gọi là Hậu Thương, 1300-1046 ttl. Trước Nhà Ân là Tiền Thương, 1600-1300 ttl.

Cũng như đối với các Thời trước, ở thời kỳ nầy, sách vở Trung Hoa cũng chỉ chú trọng tới Nhà Thương và đánh lận cho rằng khi dân vùng Bắc Sông Hoài lập ra Nhà Thương, họ đă chiếm cứ toàn thể thiên hạ.

Tuy nhiên, theo khảo cứu hiện nay, trong thời kỳ đầu, cương vực Nhà Thương hoàn toàn nằm trong phần đất phía Bắc Sông Hoài, vùng hạ lưu Hoàng Hà. Chỉ từ thời Hậu Thương / Nhà Ân, sau 1300 ttl, đất Nhà Thương mới lấn qua bờ phía Nam sông Hoài. Đây cũng là phần đất Nhà Thương theo khảo cổ hiện nay.

       

Hiện nay, đặc biệt đồ đồng và chữ viết được coi là chứng cứ thời Nhà Thương có thực trong lịch sử. Trung Hoa cố gắng chứng minh đây là di tích sự trổi vượt của Trung Hoa.

Cũng nên chú ư : vào thời Thương, tộc Hoa chưa thành h́nh. Tộc Hoa chỉ thành h́nh khi bộ tộc Chu tụ tập các bộ lạc du mục ở vùng khô cằn lạnh giá Thiểm Tây, rồi dời về thung lũng Sông Vị, và thành lập Nhà Chu năm 1046 ttl.

*     *     *     *

2. DI VẬT tại cố đô AN DƯƠNG của nhà Hậu Thương/Ân.

2.1 Đồ đồng và Chữ Viết.

Hai di sản hiện thực quan trọng của thời xưa là đồ đồng và chữ viết.

Đồ đồng thời Thương, 1600-1046 ttl, đă được phát hiện nhiều nhất ở các di chỉ Tân Can, Bàng Long Thành, 2 bên bờ Sông Dương Tử, và ở Trịnh Châu, ở cố đô An Dương.*1

    *1 - Đọc www : tên các Di chỉ / wikipedia. [Tiếng Anh đầy đủ hơn].

Cũng đă phát hiện hàng ngàn đỉnh đồng, vạc đồng tinh xảo, đá quí chạm trổ... tại cố đô An Dương của Nhà Ân.

Ở vùng nầy, hiện nay cũng đă phát hiện hơn một trăm ngàn mảnh xương có khắc chữ. Tổng số chữ trên các mảnh xương nầy lên tới khoảng 5000, trong đó có hơn 3000 chữ đă chuẩn xác, đă có hệ thống.*2

    *2 - Qiu Xigui, Chinese writing [Wenzi-xue-gaiyao], Society for the Study of Early China, Univ. of California, Berkeley, 2000, tt 49-50.

Tuy nhiên, tại An Dương không có dấu vết giai đoạn sơ khai của kỹ nghệ đúc đồng. An Dương cũng không có dấu vết của chữ viết thời sơ khai. Tất cả đều đột hiện ở An Dương, từ 1300 - 1046 ttl.

       

*     *

1.2 Thành h́nh Đồ đồng và Chữ viết.

Trên thực tế, thời xưa, kỹ nghệ luyện kim và đúc đồ đồng đă phải mất hàng trăm năm mới có thể tiến từ giai đoạn sơ khai tới giai đoạn tinh vi như đồ đồng Thời Thương.*3

    *3 - Ở nhiều nơi trên thế giới, kỹ nghệ đồ đồng đă không hề tới được giai đoạn tinh vi nầy. - Thời Thương cũng là Thời Hùng 3.

Về chữ viết, loại chữ phát xuất từ h́nh vẽ cũng phải mất thời gian dài để từ một vài h́nh vẽ sơ khai, tới chỗ ghi nhận, biến cải, hoán chuyển, gia giảm hàm ư trừu tượng... V́ vậy, để thành một hệ thống hơn 3000 chữ chuẩn xác, được mọi người cùng theo, cũng cần nhiều trăm năm.

*     *

1.3 Cướp về từ phương Nam.

Hiện tượng báu vật và chữ viết đột hiện ở An Dương nhắc nhớ nhiều vấn đề :

1.Việcđột nhiên xuất hiệnhàng ngàn đồ đồng tinh xảo, và hàng vạn mảnh xương có ghi hơn 3000 chữ chuẩn xác, đă xảy ra cùng lúc với việc Nhà Ân khởi sự xâm lấn và cướp bóc vùng đất Tộc Việt phương Nam. [Ân Cao Tôn đánh Việt Lạc năm 1218 ttl - Truyền kỳ Phù Đổng].*4

    *4 - Đọc bài 1106. Tộc Việt Thời Hùng 3, phần 4.

2.Trước Nhà Ân 1500 năm, Tộc Việt đă phát triển đông đúc và trổi vượt trong nghề trồng lúa nước, nghề đánh cá tôm, và ghe thuyền, ở vùng Đồng Đ́nh và Dương Tử.

3.Trước Nhà Ân hơn 800 năm, thời Đế Nghiêu, dân Việt Lạc ở Việt Thượng Sông Hồng đă có chữ viết, và đă truyền cho vùng Đồng Đ́nh.*5

    *5 - Đọc bài 1104. Tộc Việt Thời Hùng 1, đoạn 5.4.

4.Trước Nhà Ân 700 năm, vùng Việt Hạ, Đồng Đ́nh và Sông Hồng đă vào thời kỳ đồ đồng. [Thời kỳ đồ đồng của tộc Việt khởi đầu khoảng năm 2000 ttl].

5.Trước khi bị Nhà Ân xâm phạm, vùng Dương Tử đă sản xuất nhiều đỉnh và vạc đồng nổi tiếng. Dân Việt đă hănh diện dùng chữ Việt với bộ kim. Trước đây Dân Việt đă có chữ Việt  với h́nh vị Thủ Lănh  đứng trên Thuyền Vượt Biển . Giờ đây, chữ Việt mới  lại gồm vị Thủ Lănh  đứng bên chữ Kim .*6

    *6 - Đọc bài 1106. Tộc Việt Thời Hùng 3, đoạn 6.2. - Về chữ Việt 越, đọc bài 1303. Văn Minh Văn Hóa Việt Nam trên Thạp và Trống đồng, đoạn 2.4.

6. Ngay trong Thời Tiền Thương, 1600-1300 ttl, trước khi An Dương trở thành thủ đô, vùng đất Nhà Thương, ở Bắc Sông Hoài, cũng không có dấu vết của kỹ nghệ đồ đồng tinh xảo, cũng không có dấu vết của loại chữ viết sơ khai.

7. Như thế, cố đô An Dương chỉ lànơi chất chứa chiến lợi phẩmtừ phương Nam. Những báu vật đó không chứng tỏ tŕnh độ kỹ thuật, văn minh, văn hóa của vùng đất Hoàng Hà.

*     *     *     *

3. DI TÍCH VĂN MINH, VĂN HÓA VIỆT.

3.1 3000 năm Trung Hoa tiếm đoạt.

Những phát hiện ở An Dương là đ̣n chí tử đánh vào hệ thống tuyên truyền xảo quyệt của Trung Hoa trong suốt 3000 năm qua và hiện nay.

Kỹ thuật và tuyệt tác đồ đồng mà Trung Hoa đang huyênh hoang, đều là do tiếm đoạt từ Dân Việt.

Toàn bộ chữ hán hiện nay có nguồn gốc Việt, với hơn 3000 chữ đă chuẩn xác từ hơn 200 năm trước khi tộc Hoa thành h́nh.

Cùng với việc kiện toàn hệ thống hơn 3000 chữ viết hoàn chỉnh, Tộc Việt, đặc biệt vùng Việt Lạc Sông Hồng, chắc chắn đă có nhiều tác phẩm văn học và tri thức đáng kể. Chính những tác phẩm nầy cũng đă góp phần hệ thống hóa và phát triển chữ viết. Nhưng tất cả đều bị Trung Hoa tiếm đoạt hoặc hủy hoại.

*     *

3.2 Nghiên cứu tác phẩm Việt.

Việc khảo cứu hàng ngàn chữ Việt nguyên thủy, cùng với việc t́m hiểu và so sánh những tác phẩm cổ xưa, sẽ là nguồn phát hiện dồi dào của nhiều chứng tích lịch sử đích thực của Tộc Việt, về mọi phương diện.*7

    *7 - Đặc biệt dấu vết trong những tác phẩm có trước Khổng Tử (một số đă ‘được’ Khổng tử ‘san định’), như Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Đạo Đức...

Việc t́m hiểu tuyệt tác đồ đồng, đặc biệt Thạp và Trống Đông Sơn, cũng sẽ là những đóng góp và chứng cứ không thể thiếu cho việc xác định nguồn gốc của những tác phẩm kỹ thuật, mỹ thuật, văn học, lịch sử, văn hóa, và tri thức của thời kỳ trước khi nhóm dân du mục vùng Thiểm Tây thành h́nh Tộc Hoa.*8

    *8 - Về Thạp và Trống, đọc các bài về Nguồn Gốc Việt Nam của các Học thuyết (các bài số 1301 tt).

*     *     *     *

4. THỰC TRẠNG các THỦ ĐÔ TRUNG HOA.

4.1 Do cướp bóc.

Việc thủ đô An Dương, và các thủ đô khác của Trung Hoa, chất chứa nhiều tuyệt tác, không phải là dấu chỉ đương nhiên về tài trí và tŕnh độ của dân địa phương. Đó là do cướp bóc.

Việc cướp bóc của Trung Hoa không chỉ xảy ra trong các cuộc xâm lăng, mà c̣n là chính sách thường trực trường kỳ của chế độ triều cống, trong suốt lịch sử Trung Hoa.

Cống phẩm không chỉ là những sản phẩm quí giá nhất, mà c̣n là những nhân tài, những thợ lành nghề nhất.*9

    *9 - Thời Tam Quốc, hàng ngàn thợ khéo Việt Lạc bị đưa đi xây dựng thủ đô Kiến Nghiệp, Nam Kinh ngày nay.

*     *

4.2 Dấu chứng Văn minh Việt.

Đă không ngừng cướp bóc tài vật quí hiếm, th́ lạ ǵ thủ đô chất chứa nhiều phẩm vật tinh xảo, thượng hạng.

Đă không ngừng lùng bắt thợ giỏi, cướp bóc tri thức và tài khéo, th́ thủ đô cũng phải lập những cơ sở thích đáng cho các kỳ tài xử dụng, th́ lạ ǵ thủ đô có cơ xưởng và chất chứa nhiều tác phẩm tuyệt trần.

Tuy nhiên, tất cả đều không phải là dấu chứng tài trí của dân thủ đô, càng không phải của người tộc Hoa du mục sơ khai lạc hậu, chỉ trọng bạo lực.

Trái lại, đó là chứng cứ cho tŕnh độ văn minh tiên tiến của Tộc Việt, và của các dân tộc mà Trung Hoa áp đặt định kiến là man di mọi rợ, cần được họ khai hóa. [Thực ra, ngoài Tộc Việt, các dân tộc chung quanh không có ǵ đáng kể].

_____________________

Nguyễn Thanh Đức 2013.

Trở về Đầu Bài

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Xem các bài viết khác trong Paul Nguyễn Đức Sách , Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.