ẢNH HƯỞNG HẠN HẸP của NHO HỌC trên DÂN VIỆT

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

HolyFamily

 

ẢNH HƯỞNG HẠN HẸP của NHO HỌC trên DÂN VIỆT

 

1410. ẢNH HƯỞNG HẠN HẸP của NHO HỌC trên DÂN VIỆT

1. TỔNG QUAN

2. NHO HỌC VÀ GIỚI CAI TRỊ ĐẠI VIỆT

3. ẢNH HƯỞNG CỦA NHO HỌC

4. NHO HỌC VỚI ĐỜI SỐNG ĐẠI CHÚNG VIỆT

 

1. TỔNG QUAN

1.1 Một Ngàn Một Trăm Năm vừa qua.

Từ năm 906 dl, rồi năm 938 dl, dân Việt Lạc vùng Sông Hồng giành lại được nền độc lập tự chủ. Dân chúng được tự do sống theo nếp sống truyền thống của Tổ Tiên. Nền Văn hóa Việt được phục hồi và dâng tràn sức sống.

Tuy nhiên, vấn đề chữ viết, Nho học, và thi cử lại đă gây nhiều hiểu lầm trong tương quan với văn hóa Trung Hoa.

Với văn hóa, lịch sử, và hoàn cảnh đặc biệt của Đại Việt, việc theo Nho học không chỉ đơn thuần là khuôn rập những ǵ của Trung Hoa.

Tuy nhiên, thời gần đây, v́ không nghiên cứu tận nguồn, mà chỉ căn cứ trên sáo ngữ và thiên kiến, giới ‘tân học’ đă phổ biến nhiều nhận định hời hợt, sai lầm.*1

    *1 - Từ 906 dl tới nay, Đại Việt là quốc hiệu được xử dụng lâu dài nhất, kể cả những khi có quốc hiệu chính thức khác. V́ vậy, tên ‘Đại Việt’ được dùng cho 1100 năm vừa qua.

*     *

1.2 Nho Học.

a. Theo sách vở Trung Hoa.

Theo sách vở Trung Hoa, Chu công Đán được coi là ông tổ của Nho học. Khoảng năm 1046 ttl, Chu công Đán đă theo Lạc Thư mà đặt nền móng chính sách ‘Nhân trị’ cho thời Chu.*2

    *2 - Đọc bài 1107. Tộc Việt Thời Hùng 4A, đoạn 5.2. - Niên đại ghi theo Hạ Thương Chu niên biểu, do Hạ Thương Chu Đoạn Đại Công Tŕnh, 2000.

Khổng Tử, 555-470 ttl, san định một số Kinh, trở thành Khổng học. [Các Kinh Thi, Thư, Lễ, Nhạc, đă có trước Khổng Tử].*3

    *3 - Đọc bài 1108. Việt và Hoa Thời Hùng 4B-C, đoạn 1.4.

b. Nguồn gốc Nho Học.

Theo khảo cứu hiện nay, Nho học là học thuyết khởi nguồn với việc thành h́nh của nền Văn hóa Tộc Việt. Tộc Việt khởi nguyên từ khoảng năm 5000 ttl, khởi sắc vào Thời Hùng, từ năm 2879 ttl, và kiện toàn với dân Việt Lạc Sông Hồng thời trước năm 1000 ttl.

Đang khi đó, tộc Hoa mới thành h́nh với Nhà Chu, năm 1046 ttl.*4

    *4 - Đọc bài 1107. Việt và Hoa Thời Hùng 4A, phần 1.

c. Thời Hán.

Từ đời Hán Vũ Đế, 140-87 ttl, Nhà Hán phổ biến thuyết Tam cương, thêm một số Kinh... và cắt xén Khổng học thành học thuyết phục vụ tầng lớp thống trị... Nho học thành Hán Nho.

Ví dụ : về 3 mối tương quan nền tảng của xă hội là vua-tôi, cha-con, vợ-chồng :

Khổng học dạy ‘Vua hiền Tôi trung’. Nhưng Hán nho cắt bớt thành ‘Trung quân’, phải trung với vua, và bỏ phần ‘làm vua phải ‘hiền’.

Khổng học dạy ‘Phụ từ Tử hiếu’, cha hiền con thảo, Hán nho cắt thành ‘Hiếu tử’, bỏ phần ‘cha phải hiền’.

Khổng học dạy ‘Phu phụ ḥa kính’, chồng vợ ḥa thuận kính trọng nhau, Hán nho cắt thành ‘Phu xướng phụ tùy’, chồng xướng vợ theo...

d. Thời Đường.

Đời Đường, 618-907 dl, sửa lại nho học cho thích hợp với lợi ích triều đại, thành Đường Nho.

Đường Thái Tông, v. 626-649 dl, sai biên soạn quyển ‘Ngũ Kinh Chính Nghĩa’, làm chuẩn cho mọi thi cử.

e. Thời Tống.

Đời Tống, 960-1278 dl, với Chu Hy và Tŕnh Di, Nho học càng xa rời Khổng học, và trở thành một hệ thống giáo điều phục vụ giới thống trị Trung Hoa, là Tống Nho. Ví dụ :

Từ Hán nho ‘Tôi phải trung với vua’, Tống nho đổi thành ‘Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung’, vua biểu bề tôi chết, bề tôi không chết là bất trung.

Từ Hán nho ‘làm con phải hiếu’, Tống nho đổi thành ‘Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu’, cha biểu con chết, con không chết là bất hiếu. Và : ‘Quan là cha mẹ dân’, dân phải hiếu với quan như hiếu với cha mẹ.

Từ Hán nho ‘chồng xướng vợ theo’, Tống nho đổi thành ‘chồng chúa vợ tôi’.

*     *

1.3 Tai Hại và Tăm Tiếng.

Thời gần đây, đă có quá nhiều nguyên tắc Tống nho của giới quan quyền đă được gán ghép cho xă hội Việt.

V́ khỏa lấp sự khác biệt giữa hai nếp sống của 5% dân số thuộc giới Nho sĩ, với 95% đại chúng Việt, và v́ không phân biệt văn minh với văn hóa, những phong trào ‘tân học’ của thế kỷ 20 đă trở thành bung xung của văn hóa phương Tây, thực hiện mưu đồ xóa bỏ nền tảng xă hội Việt... phục vụ cho dă tâm của thực dân.*5

    *5 - Nổi tiếng nhất là nhóm Tự Lực Văn Đoàn. - Về 2 Nếp Sống, 2 Tầng Văn Hóa, đọc bài 1402/1102. Vài Minh định về Lịch sử Văn hóa Địa lư, đoạn 4.2.

*     *     *     *

2. NHO HỌC VÀ GIỚI CAI TRỊ ĐẠI VIỆT

2.1 Phương Tiện Cai Trị.

Chữ viết và sách vở luôn là phương tiện cần thiết để thực thi công tác liên lạc và hành chánh một cách phổ quát và hữu hiệu.*6

    *6 - Thời xưa, tất cả tài liệu sách vở đều viết tay, chép tay. Các bản in rất hiếm hoi, với việc khắc bản gỗ từng chữ, bằng tay, và in từng tờ, bằng tay. - Măi cho tới gần đây, thêm vào phương tiện di chuyển nhanh chóng, c̣n có nhiều phương tiện truyền thông khác.

V́ vậy, trong môi trường chung ở Á Đông đương thời, Đại Việt đă dùng chữ nho và Nho học.

Tuy nhiên, sánh với chính sách và công tác cai trị của tất cả các nước đồng thời, đông cũng như tây, đặc biệt sánh với Trung Hoa, Đại Việt đă có một tầng lớp giới chức cai trị mẫu mực ở nhiều phương diện, nhờ ảnh hưởng của nền Văn hóa Việt.

*     *

2.2 Học và Thi.

a. Việc Học Chữ Nho và Nho học.

Việc học chữ nho và Nho học đă được chú trọng ngay từ buổi khởi đầu thời Phục Hưng, từ năm 906 dl.*7

    *7 - Tuy thứ chữ viết nầy có nguồn gốc Việt, tên thông dụng hiện nay là ‘chữ nho’. - Đọc bài 1106. Tộc Việt Thời Hùng 3, đoạn 3.1.

Thời đó, việc học tập có tính cách tư gia. Những gia đ́nh khá giả nuôi thầy đồ để dạy con em và một số trẻ khác. Thầy đồ là những người ít nhất đă qua được các cuộc thi thử ở phủ huyện.

Học tṛ chỉ học thuộc ḷng một số nguyên tắc và kiến thức... học những bài văn mẫu... Từ thời Tống nho thịnh hành, chỉ học các sách do Chu Hi và Tŕnh Di chú giải.*8

    *8 - Toàn bộ sách học trên dưới 5 ngàn trang. - Tŕnh Di 1033-1107 dl, Chu Hi 1130-1200 dl.

Từ năm 1398 dl, Đại Việt đă có các quan lo việc học, với công tác chính yếu là chuẩn bị thi tuyển.*9

    *9 - Năm 1398 dl Hồ Quư Ly đặt các quan giáo thụ tại các châu, phủ của 3 tỉnh quanh Hà Nội. Năm 1840 dl trong nước có 21 đốc học, 63 giáo thụ, 94 huấn đạo.

b. Việc thi tuyển.

Năm 1075 dl nước ta có khoa thi đầu tiên. Khoa năm 1919 dl là khoa cuối cùng thi chữ Nho và Nho học.

Chủ đích việc thi tuyển là thẩm định và tuyển chọn những người có đủ học thức, đủ nghiêm túc, và đủ khả năng ứng xử về hành chánh, luật lệ... để làm quan.

V́ vậy, khi đi thi, sĩ tử chỉ phải tŕnh bày thích đáng những chú giải có sẵn của Tống nho.*10

    *10 - Rất ít người học nói tiếng Hoa. Khi cần liên lạc, họ viết cho nhau đọc.

*     *     *     *

3. ẢNH HƯỞNG CỦA NHO HỌC

3.1 Hai Tầng Lớp.

Với sự phức tạp của việc học chữ Nho, với tâm trạng và nếp sống thời trước, và nhất là với quan niệm ‘học để làm quan’, việc học chữ nho đă tạo thành hai tầng lớp khác biệt trong xă hội Đại Việt : tầng lớp có học, dầu việc học dở dang, và tầng lớp không học.

Trong suốt thời kỳ 1100 năm, Đại Việt gồm gần 5% người có học và gia đ́nh, 95% người dân không học. Không có lớp người ‘ít học’, trung gian.

V́ vậy, về kiến thức, tư tưởng, về ngôn từ, phong cách, về sinh hoạt, nếp sống thường ngày... tất cả đều có sự cách biệt rơ ràng giữa Nho sĩ và đại chúng.

*     *

3.2 Nếp sống Nho Gia.

Khi đă đi học, đă được coi là người biết chữ, người có học đều tự tạo một nếp sống, một phong thái nho gia. Theo đó, trong cách sống, và đặc biệt trong ngôn từ, họ đều cố gắng tỏ ra ḿnh khác biệt, cao sang, đă học ‘Sách thánh hiền’.

Những câu nói thường được lặp đi lặp lại như những ‘khuôn vàng thước ngọc’ của nếp sống nho gia là : Tam cương ngũ thường, trung hiếu tiết nghĩa, tứ đức tam ṭng, tôn sư trọng Đạo.

Quan niệm xă hội nổi tiếng của nho gia là trọng nam khinh nữ : nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Tại gia ṭng phụ, xuất giá ṭng phu, phu tử ṭng tử. Môn đăng hộ đối. Gái chính chuyên một chồng. Trai năm thê bảy thiếp. Nam nữ thọ thọ bất thân...

*     *

3.3 Tổ chức Cai Trị.

V́ công dụng và chủ đích của việc học chữ Nho, Nho học đă ảnh hưởng tới mọi tổ chức liên quan tới việc cai trị, như tổ chức triều đ́nh, tổ chức quan lại, tổ chức hành chánh, tổ chức tư pháp, tổ chức quân sự...

Tuy có những điều chỉnh, nhưng ảnh hưởng Nho học trên việc cai trị, kể cả một số ảnh hưởng của nho gia Trung Hoa đương thời, cũng là chuyện đương nhiên.

*     *

3.4 Thành Thị và Nông Thôn.

Thành thị là nơi trú đóng của Quan chức, vừa hành chánh vừa quân sự. V́ vậy, thành thị là nơi quần chúng chung sống với tầng lớp Nho gia nhiều nhất. Cũng vậy, thành thị gián tiếp chịu ảnh hưởng của Nho học nhiều hơn bất cứ nơi nào khác.

Tuy nhiên, hơn 90% dân số Đại Việt lại sống ở nông thôn.

*     *     *     *

4. NHO HỌC VỚI ĐỜI SỐNG ĐẠI CHÚNG VIỆT

4.1 Chữ Nho và Chữ Nôm.

Sau thời Bắc thuộc, vào thế kỷ thứ 10 dl, chữ Nho được coi là chữ của Trung Hoa, hoàn toàn xa lạ với đại chúng Đại Việt. Không chỉ cách viết phức tạp, mà khi đọc thành tiếng, người không học vẫn không thể hiểu.

Chữ Nôm lại là cách viết tiếng Việt dựa trên chữ nho. V́ vậy, phải là Nhà Nho th́ mới có thể biết chữ nôm. Tuy nhiên, v́ là chữ của tiếng Việt, nên khi nghe đọc một bản văn chữ nôm, mọi người Việt đều hiểu.

*     *

4.2 Tài Liệu Nho học Đại Việt.

a. Di Sản Hán Nôm.

Để thấy rơ thực chất ảnh hưởng của Nho học đối với đại chúng và Văn hóa Đại Việt, ta xét qua sách vở các Nhà Nho Đại Việt để lại.

Theo Di sản Hán Nôm Việt Nam, Thư mục đề yếu, sách vở do các Nhà Nho Đại Việt để lại hiện có 5038 quyển. Kể thêm số sách cũ, thành 7000 quyển.*11

    *11 - Do Viện Hán Nôm, nxb Khoa Học Xă Hội, Hà Nội 1993, 3q. - Ngoài ra, c̣n rất nhiều sách Việt đă bị Trung Hoa nhiều lần hủy hoại, hoặc cướp về Tàu.

Đây quả là một kho tàng vô giá với biết bao tâm huyết và trí óc của Tiền Nhân. Có biết bao tài liệu và bài học cần khám phá và khai triển, đặc biệt về lịch sử, văn học, tâm lư, t́nh cảm, đởi sống xă hội và văn hóa.

Tuy nhiên, ở đây chỉ chú trọng về ảnh hưởng Nho học trên đời sống đại chúng Đại Việt.

b. Ảnh hưởng Nho học qua Di Sản Hán Nôm.

Trong số 5038 quyển, có 148 quyển thuộc về Nho học, có 572 quyển Giáo khoa và thi cử. Như vậy, tổng cộng có 720 quyển thuộc phạm vi Nho học.

Điểm đặc biệt là trong tất cả những sách có nguồn gốc từ Trung Hoa, chỉ có một quyển độc nhất, Nhị Thập Tứ Hiếu, là được dịch ra chữ nôm và được phổ biến.*12

    *12 - Hai mươi bốn gương con có hiếu với cha mẹ. Nhờ có bản văn chữ Nôm, nên khi nghe đọc th́ mọi người Việt hiểu.

Nhiều sách khác, và nhất là những sách căn bản của Nho học như Tứ thư Ngũ kinh, chẳng những không được phiên dịch, mà c̣n bị rút ngắn... cho dễ học thi.

Không một quyển nào nhận định, phê b́nh, khai triển, hoặc ứng dụng Nho học.

* Như vậy, Nho học chỉ đơn thuần là một phương tiện thi cử, một khuôn mẫu để làm quan. Nho sĩ Đại Việt đă không hề nghĩ tới việc đào sâu Nho học, hoặc phổ biến Nho học cho đại chúng Việt.

c. Không quan tâm Đời sống.

Ngoài ra, các Nhà Nho đă không hề quan tâm đến đời sống hiện thực của người dân.

Có biết bao kinh nghiệm sống hữu ích của toàn dân trong mấy ngàn năm, như kỹ thuật nghề nông nghề biển, những kinh nghiệm chiến đấu chống ngoại xâm, những vấn đề kinh tế, xă hội, văn hóa Việt... tất cả đều không được các Nhà Nho ghi chép lại.

*     *

4.3 Vấn đề Phổ Biến Nho Học.

a. Giữ làm của riêng.

Nho gia chẳng những không chủ trương truyền bá Nho học cho đại chúng, mà ngược lại, c̣n tạo ra những bức tường ngăn cách.

Tự nó, chữ viết và kiến thức Nho học đă khó hiểu đối với đại chúng không biết đọc viết. Vậy mà chúng c̣n được bao che bằng những mật truyền, huyền bí.

b. Nho học tách biệt.

Tất cả những ǵ thuộc Nho học đều trở thành biệt tôn, khó hiểu, xa vời, cao cả, cách biệt.

Nho học trở thành Đạo thánh hiền, sách là Sách thánh hiền, chữ viết cũng là Chữ thánh hiền. Khổng tử là Thánh Khổng, là vạn thế sư. Trường học trở thành Cửa Khổng Sân Tŕnh, rừng Nho biển Thánh khôn ḍ... Giấy viết mực nghiên trở thành tứ bảo... Thú tiêu khiển cầm kỳ thi họa... cũng cao sang, xa cách.

Cả những môn liên quan trực tiếp đến đại chúng như y học, thuốc men, tướng số, phong thủy... cũng mang lớp áo huyền bí, huyển hoặc... dành riêng cho giới nho gia.

c. Nho sĩ tự cô lập.

Đối với hơn 95% dân Đại Việt, Nho sĩ là một giai tầng tách biệt, có một nếp sống tự cô lập.

Dầu sống bên nhau gần ngàn năm, Nho học vẫn ngày càng xa vời, bí ẩn và cách biệt với nếp sống thường ngày của người dân, của Văn hóa Đại Việt.

*     *

4.4 Ảnh hưởng hạn hẹp.

Như vậy, nho học chỉ ảnh hưởng hạn hẹp trong giới quan chức, gần 5% Dân Việt. C̣n lại, hơn 95% dân Đại Việt không biết đọc chữ nho, không biết viết, và dầu có nghe đọc, cũng không hiểu. Họ sống cuộc sống không biết tới Nho học.

Trên thực tế, hơn 95% Dân Việt đă tiếp tục sống theo truyền thống của Tổ Tiên, qua kinh nghiệm truyền đời, qua ca dao tục ngữ, qua các bài học ở truyện tích, truyền kỳ, qua các định chế lưu truyền từ ngàn xưa, qua cuộc sống hiếu ḥa, coi trọng con người, coi trọng gia đ́nh, làng, nước... theo nền văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước của Tộc Việt.*13

    *13 - Về nền văn hóa gốc Lúa Nước của Tộc Việt và nền văn hóa gốc Du Mục của tộc Hoa, đọc bài 1402/1102. Vài Minh định về Lịch sử Văn hóa Địa lư, đoạn 4.4-4.6.

*     *     *     *

Đọc tiếp bài 1411. Dân Việt không Sống theo Nho Học.

_____________________

Nguyễn Thanh Đức 2013.

Trở về Đầu Bài

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Xem các bài viết khác trong Paul Nguyễn Đức Sách , Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.