DÂN VIỆT KHÔNG SỐNG THEO NHO HỌC

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

HolyFamily

 

DÂN VIỆT KHÔNG SỐNG THEO NHO HỌC

 

1411. DÂN VIỆT không SỐNG theo NHO HỌC

1. DẪN NHẬP

2. LUẬT LỆ ĐẠI VIỆT

3. NHO SĨ ĐẠI VIỆT

4. PHỤ NỮ VIỆT VÀ NHO HỌC

5. 95% DÂN VIỆT không sống theo NHO HỌC

 

1. DẪN NHẬP

Từ năm 906 dl, dân Việt Lạc vùng Sông Hồng giành lại được nền độc lập tự chủ. Dân chúng được tự do sống theo nếp sống truyền thống của Tổ Tiên. Nền Văn hóa Việt được phục hồi và dâng tràn sức sống.

Dân Việt cũng đă thể hiện một nếp sống đặc thù, với những phong cách và luật, lệ riêng.

Tuy nhiên, vấn đề chữ viết, Nho học, và thi cử, lại đă gây nhiều hiểu lầm trong tương quan với văn hóa Trung Hoa.

Đặc biệt thời gần đây, v́ không nghiên cứu tận nguồn, mà chỉ căn cứ trên sáo ngữ và thiên kiến, giới ‘tân học’ đă phổ biến nhiều nhận định hời hợt, sai lầm.

*     *     *     *

2. LUẬT LỆ ĐẠI VIỆT

2.1 Luật lệ và Nếp Sống.

Với quan niệm và cung cách biệt lập của giới Nho sĩ, ta cần nh́n lại những khác biệt giữa Nho học và Luật lệ Phong tục Đại Việt, và qua đó, những khác biệt giữa Văn hóa Việt và văn hóa Trung Hoa.

Mỗi triều đại Đại Việt đều có một Bộ Luật riêng. Nhưng tiêu biểu cho Luật Lệ Đại Việt là Bộ Luật Hồng Đức, thành văn từ những năm 1470 dl, và Bộ Luật Gia Long, ban hành năm 1813 dl.

*     *

2.2 Bộ Luật Hồng Đức.

Bộ Luật Hồng Đức có tên chính thức là Quốc Triều H́nh Luật, ban bố thời niên hiệu Hồng Đức, 1470-1497, của vua Lê Thánh Tôn, gồm 13 chương, 722 điều.*1

    *1 - Đọc thêm Quốc Triều H́nh Luật, bản dịch Nguyễn Ngọc Nhuận, nxb TP HCM, 2003.

Bộ Luật Hồng Đức không những đă căn cứ trên phong tục và luật lệ đương thời, mà cũng đă được áp dụng cho toàn thể Đại Việt trong suốt hơn 500 năm.

Dầu ban hành đă hơn 500 năm, Bộ luật Hồng Đức vẫn có nhiều điều nhân đạo, dân chủ, và b́nh sản hơn nhiều bộ luật ở các nước văn minh dân chủ hiện nay.

* Ngoài bộ luật Hồng Đức, vua Lê Thánh Tôn c̣n có 24 điều Lệ nước.

*     *

2.3 Bộ Luật Gia Long.

Bộ Luật Gia Long, tên chính thức là Hoàng Việt Luật Lệ, có 7 mục, 398 điều.

Bộ Luật Gia Long ‘lấy luật lệ của các triều đại nước ta làm căn bản, tham chiếu luật Hồng Đức và luật Thanh triều’.

Trong thời gian qua, Bộ Luật Gia Long đă bị hiểu lầm là ‘mô phỏng hoàn toàn luật Nhà Thanh’, v́ được phổ biến với nhận định giản lược của những người không nghiên cứu tận gốc.

Thực ra, Bộ Luật Gia Long đă loại bỏ hoặc giảm bớt nhiều h́nh phạt, đă bộc lộ t́nh người, ḷng nhân đạo, của Văn hóa Việt.*2

    *2 - Đọc thêm Lược Khảo Hoàng Việt Luật Lệ, do Nguyễn Quyết Thắng, nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2002, tr 15-19.

*     *     *     *

3. NHO SĨ ĐẠI VIỆT

3.1 Cuộc sống làm Dân.

Tuy Nho sĩ Đại Việt dùng chung một ngôn từ với Nho sĩ Trung Hoa, nhưng nếp sống Việt đă tạo ra những hạn chế và khác biệt về nội dung.

Nho học nhấn mạnh nền tảng đời sống xă hội là Tam Cương, quân sư phụ, với Trung Hiếu làm đầu.

Tuy nhiên, theo sử sách Trung Hoa mọi thời, sĩ phu Trung Hoa, kể cả Khổng tử, không quan tâm tới ‘tổ quốc’. Họ chu du hết nước nầy qua nước khác để t́m ‘minh chúa’. Họ sẵn sàng v́ ‘chủ mới’ mà tiêu diệt quê hương đất nước ḿnh.*3

    *3 - Nổi tiếng nhất là Ngũ Tử Tư.

V́ vậy, Trung Quân nho học có nghĩa là hết ḷng với chủ, với vua, dầu đó là quân ngoại xâm dị tộc đang đày đọa dân nước. Kể cả thời cận đại, nho sĩ Trung Hoa luôn tiếp tay ‘chủ’ mà đàn áp dân chúng vùng lên giải cứu đất nước khỏi ách ngoại xâm.*4

    *4 - Đọc bài 1413. Nguy cơ Đại họa và Tử huyệt của Trung Hoa, đoạn 2.2.

* Với Nho sĩ Đại Việt, điểm khác biệt trọng đại là Trung Quân luôn đi kèm với Ái Quốc. Lịch sử Đại Việt mọi thời, nhất là thời cận đại, cho thấy Nho sĩ luôn cùng với toàn dân gắn bó với Việc Dân Việc Nước, hơn là với vua chúa, với triều đại.*5

    *5 - Tiêu biểu : thời nước ta bị giặc Minh xâm lấn, Chánh chưởng Ngự sử đài Nhà Hồ, là Nguyễn Trăi, đă cùng với tôn thất Nhà Trần, Trần Nguyên Hăn, dốc toàn lực giúp nông dân Lê Lợi cứu nước và mở đầu triều đại Nhà Lê.

*     *

3.2 Cuộc sống làm Con.

Theo nho học, v́ hiếu với cha mẹ, con phải hy sinh tất cả, dầu v́ đó mà tổn hại đại cuộc của dân nước.*6

    *6 - Nhiều gương trong sử sách Trung Hoa. Khi giặc bắt cha mẹ, con phải bỏ công cuộc chính nghĩa, đầu hàng giặc. Ví dụ : Từ Thứ về với Tào Tháo.

Nho sĩ Đại Việt cũng dạy trả hiếu, hết ḷng với cha mẹ. Nhưng việc hiếu sau việc Nước. Cha mẹ Đại Việt sẵn sàng hy sinh để con ḿnh hoàn thành phận vụ với đất nước. Con cái tận lực v́ dân nước chính là trả hiếu cho cha mẹ.*7

    *7 - Lời Cụ Nguyễn Phi Khanh dạy Đức Nguyễn Trăi, khi Cụ bị quân Minh bắt đi đày, năm 1407 dl.

*     *

3.3 Cuộc sống Nho sĩ.

Cuộc sống cá nhân của Nho sĩ Đại Việt bị chi phối bởi đời sống của làng thôn. Tuyệt đại đa số Nho sĩ Đại Việt phát xuất từ làng thôn, và sau thời gian hoạt động, họ quay về lại với nếp sống làng thôn. Họ không trở thành một giai cấp riêng.*8

    *8 - Trung Hoa không có nếp sống làng thôn đặc thù như Đại Việt.

Do đó, trong khi giới quyền chức Trung Hoa có những nhà giàu ‘địch quốc’, trong nhà nuôi hàng ngàn ‘khách’, th́ nho sĩ quan chức Đại Việt có nếp sống thanh bần.

Hết thi hành công vụ, Nho sĩ Đại Việt không c̣n đặc quyền vật chất, quyền lực, mà chỉ c̣n đặc quyền tinh thần, được mọi người kính trọng. Bất cứ ai nhờ quyền chức mà trở nên giàu có, đều bị coi thường, khinh khi.

Định chế nhân tước thiên tước của Đại Việt cũng khác xa với Trung Hoa.*9

    *9 - Đọc bài 2104. Tiêu Chuẩn Để  Sống B́nh Đẳng, mục 5.3b.

*     *     *     *

4. PHỤ NỮ VIỆT VÀ NHO HỌC

Sự khác biệt giữa những nguyên tắc Nho học, đặc biệt của Tống nho, với nếp sống ngàn năm của xă hội Việt, cũng hiển hiện trong hai Bộ Luật chính của Đại Việt trong suốt 500 năm vừa qua.

4.1 Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.

Theo Nho học, nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô : một con trai kể là có, mười con gái kể là không. Người Trung Hoa không có con trai th́ phải nuôi con trai người khác để lo hương hỏa, thờ cúng.

Đang khi đó, nhiều người Việt, cũng như mọi con người khác, cũng thích có con trai. Nhưng, Trai mà chi gái mà chi, Con nào có nghĩa có ngh́ th́ hơn. Không con trai th́ con gái, vô nam dụng nữ.*10

    *10 - Đọc bài 2107. Đời Sống Gia Đ́nh, mục 8.2b.

Bộ Luật Hồng Đức, điều 391, c̣n xác định : trong gia đ́nh không có con trai, th́ con gái trưởng hưởng đất hương hỏa và thờ phụng Tổ Tiên.

4.2 Tứ đức : công dung ngôn hạnh.

Thay v́ tứ đức Nho học của người con gái, công dung ngôn hạnh, Văn hóa Việt chỉ nhấn mạnh tới cái nết. Cái nết đánh chết cái đẹp. Cái nết bao trùm cả hạnh và ngôn.

Ngoài ra, với hơn 95% dân Đại Việt là nông dân, trẻ em mới lớn cũng đă phụ giúp cha mẹ trong mọi công việc thường ngày... th́ nói chi tới chữ ‘công’?

4.3 Nam nữ thọ thọ bất thân : trai gái đưa nhận không trao tay, giữ sự cách biệt giữa nam nữ.

Đang khi đó, trong đời sống làng thôn của hơn 95% dân Việt, hằng ngày trai gái gặp nhau ở đầu đường cuối ngơ, trên sông ngoài ruộng, cùng nhau cấy cày gặt hái, giă gạo đạp lúa, họp chợ đi lễ, hội hè đ́nh đám, trai gái đối nhau ḥ hát, vui chơi... th́ quen biết, thân t́nh vượt trên g̣ bó, khuôn sáo.

Ngoài ra, dân Việt c̣n có tục Ở Rể. Chưa cưới, nhưng chàng đă tới nhà mỗi ngày.*11

    *11 - Đọc bài 2108. T́nh Yêu Nam Nữ, mục 9.2b.

4.4 Huyết thống.

Về huyết thống, trong khi cho đến hiện nay, Trung Hoa cho phép con bạn d́ ruột hoặc con cô cậu ruột được lấy nhau, th́ phong tục và luật Việt, điều 319 luật Hồng Đức, cấm kết hôn trong 3 đời, cả hai bên nội ngoại.*12

    *12 - Trước Luật Hồng Đức, chỉ trừ hoàng gia Nhà Trần, 1225-1413 dl. Họ không giữ, do Trần Thủ Độ quá lo sợ nạn ngoại thích chiếm ngôi. Hoàng gia luôn chịu ảnh hưởng nặng của Nho học.

4.5 Tại gia ṭng phụ : ở nhà phải tuân phục cha.

Theo Nho học, người cha có quyền tuyệt đối trong gia đ́nh. Không những ông có toàn quyền quản lư và xử dụng của cải do con làm ra, mà c̣n có cả quyền đem bán, gả, hoặc giết chết con. Việc hôn nhân của con cái hoàn toàn do người cha định đoạt. Cha biểu con chết, con không chết là bất hiếu.

Thực ra, con cái nghe theo lời chỉ dạy của cha mẹ là lẽ tự nhiên. Nhưng so sánh với Nho học, con gái Việt được yêu thương, chiều chuộng, không hề bị ruồng bỏ. Về việc hôn nhân, con cái Việt có nhiều quyền lựa chọn và quyết định hơn.

4.6 Môn đăng hộ đối  : cưới gả phải xứng giàu xứng sang.

Nhưng cha mẹ Việt chỉ muốn con ḿnh được xứng đôi vừa lứa. Môn đăng hộ đối có nghĩa ǵ đối với 95% dân số là nông dân ?

4.7 Xuất giá ṭng phu : lấy chồng phải tuân phục chồng.

Theo Nho học, người chồng có quyền tuyệt đối. Chồng có toàn quyền quản lư và xử dụng tiền của do vợ làm ra, và c̣n có cả quyền tùy ư bỏ vợ.

Ngược hẳn với Nho học, phong tục và luật pháp Việt lại công nhận người vợ có quyền bằng chồng trên tài sản chung. (Điều 374). Người vợ Việt thường tự ḿnh đảm đang việc quản lư gia sản.*13

    *13 - Đàn ông Trung Hoa thường đi chợ, v́ giữ túi tiền. Đang khi đó, ở chợ Việt, chỉ thấy các bà.

Luật pháp Việt không những cấm bán vợ, mà c̣n cấm cả việc chồng cưởng bức vợ đi làm thuê.

4.8 Quyền xin Ly Dị.

Khác với Nho học, luật Việt cũng cho phép cả chồng lẫn vợ đều có quyền xin ly dị, và c̣n thêm những trường hợp không cho phép chồng bỏ vợ.*14

    *14 - Luật ‘Tam bất khứ’, Hồng Đức thiện chính thư, điều 166; Luật Gia Long, điều 100.

4.9 Đa thê.

Tuy có tục đa thê, nhưng luật pháp Việt lại buộc phải có sự chấp thuận của vợ chính. Với đại chúng Việt, chỉ khi nào vợ chính không con th́ mới tính việc cưới vợ lẻ.

Hơn nữa, Luật Hồng Đức, điều 309 : ‘V́ quá say đắm nàng hầu mà thờ ơ với vợ th́ phải bị xử giáng chức’.

4.10 Con gái lấy chồng.

Đối với Nho học, con gái lấy chồng là bỏ gia đ́nh cha mẹ. Kể cả việc để tang, người con dâu trong gia đ́nh Hoa phải qua nhiều thủ tục khắc khe khi muốn chịu tang cha mẹ ruột ḿnh.

Theo truyền thống Việt, không những người con gái có chồng được tự do thăm viếng cha mẹ, mà chàng rể cũng có bổn phận đối với gia đ́nh vợ.

Điều 333, Luật Hồng Đức c̣n thêm : ‘Nếu con rể lấy chuyện phi lư mà mắng nhiếc cha mẹ vợ, đem việc thưa quan sẽ cho ly dị.’

Ngoài ra, dầu vợ đă chết, chồng cũng phải để tang cha mẹ vợ một năm.

4.11 Gái chính chuyên một chồng.

Theo Nho học, đàn bà suốt đời chỉ được lấy một chồng. Dầu chồng đă chết, vợ cũng phải thủ tiết.

Ngược hẳn lại, Luật Hồng Đức, điều 308, ghi : nếu chồng bỏ vợ đi biệt tích 5 tháng, th́ vợ được tŕnh quan để đi lấy chồng khác. Nếu đă có con với nhau th́ cho hạn một năm. Nếu đă bỏ vợ mà lại ngăn cản người khác lấy vợ cũ th́ bị tội.

4.12 Phu tử ṭng tử : chồng chết phải tuân phục con trai.

Khi chồng chết, người mẹ Việt không hề phải ṭng tử. Trái lại, bà c̣n có thêm quyền của người cha đối với con cái. Bà cũng có toàn quyền quản lư và phân xử tài sản.

4.14 Trong Nghi Lễ.

Đặc biệt, trong các lễ nghi, người vợ Việt, khác hẳn phụ nữ Hoa, được quyền cùng chồng tế lễ.

Hơn nữa, nếu mẹ góa có con là trưởng tộc c̣n nhỏ tuổi, th́ bà được quyền thay con mà tế tự Tổ Tiên bên chồng.

Đại Việt c̣n có Đạo thờ Mẫu và Tế Nữ Quan. Trong mọi nghi lễ đó, chỉ có phụ nữ mới được tế. Đạo thờ Mẫu c̣n có cả một hệ thống Thần mà tất cả đều là Phụ Nữ, từ Bà Trời trở xuống. Các ông chỉ là quan chức thừa hành.

*     *     *     *

5. 95% DÂN VIỆT không sống theo NHO HỌC

Cũng là Nho sĩ, nhưng Văn hóa Việt đă làm cho Nho sĩ Việt có thêm t́nh người, t́nh nhà, t́nh làng, và t́nh Nước, khác hẳn với Nho sĩ Trung Hoa. Đối với nhiều người, Nho học chỉ là phương tiện. Ngoài ra, Nho sĩ sống biệt lập, và không hề có ư định phổ biến Nho học cho đại chúng.

Vua chúa Việt cũng ban hành những bộ luật, những điều lệ, căn cứ trên phong tục truyền thống Việt.

Đang khi đó, hơn 95% Dân Việt không biết đọc, không biết viết chữ nho, và dầu có nghe đọc, cũng không hiểu. Tất cả những người nầy chỉ biết sống nếp sống Việt.

Đặc biệt, phụ nữ Việt được đối xử và có nếp sống hoàn toàn khác biệt với chủ trương của Nho học. Ở bất cứ thời nào, kể cả hiện tại, hễ sống đúng tinh thần Việt, theo đúng Văn hóa Tiên Rồng, th́ người phụ nữ luôn ở một vị thế cao quư nổi bật, khó thấy ở các văn hóa khác.*15

    *15 - Về Hai Quyền nền tảng, đọc bài 2107. Đời Sống Gia Đ́nh, mục 8.2c; về Phụ nữ trong Đời Sống Xă hội Việt, đọc đoạn 8.3; về Phong trào Giải phóng Phụ nữ, đọc gc*4a.

_____________________

Nguyễn Thanh Đức 2013.

Trở về Đầu Bài

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Xem các bài viết khác trong Paul Nguyễn Đức Sách , Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.