HIỂU M̀NH BIẾT NGƯỜI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

treem

 

 

CHƯƠNG 4

 

tính t́nh
nơi trẻ em

 

III. ĐƯỜNG LỐI HỌC HỎI

Sau đây là 4 đường lối học hỏi tùy theo như những khác biệt của 4 mẫu tính t́nh: kỹ-thuật giáo-huấn, nội-dung chương-tŕnh, và cách mỗi loại đáp-ứng lại giáo-chức.

 

1.- trẻ em chịu chơi (sống phê) SP

Đứa trẻ khao khát mong mỏi có hoạt-dộng và thường biểu-lộ hành-dộng dễ dàng. Học-sinh SP thường được mô-tả là thích biểu-diễn, thích chơi, ưa mạo-hiểm, hoạt-động, vui tính, tự-nhiên, không bị g̣ bó. Đứa trẻ SP thích cuộc sống vui hiện-tại, tức khắc, tại chỗ, bộc-trực, vui đùa thích-thú.

Trong đám học-sinh ở trường, đường lối SP dễ bị hiểu lầm và bị chê bai hơn cả, thế mà SP lại chiếm tới 38% tổng-số học-sinh trong lớp. Mẫu SP khó học lên cao và có khuynh-hướng không phản-ảnh trung-thực khả-năng học-vấn với điểm kết-quả thu-lượm được. Rất tiếc phải nói một cách chung rằng lớp học trong trường không phù-hợp với đường lối học của đứa trẻ SP.

Đứa trẻ SP cần học hỏi bằng tiếp-xúc thể-lư. Nó thích học bằng sờ mó đụng chạm. Nó cần có các hoạt-động. Nó thích tranh đua thi tài. Nó ưa mạo-hiểm. Nó lấy làm thích-thú được biểu-diễn. Nó học rất nhiều qua các phương-tiện truyền-thông. Nó mê làm tṛ mua vui và được mua vui.

Nếu như có một cuộc thi đua nào, đứa trẻ SP sẽ là một bạn đồng-đội rất tốt. Nó có bộ-điệu thân-t́nh dễ thương, và sẽ tỏ ra rất trung-tín với bạn bè đồng-đội, và nó không có bộ-điệu oai-phong trịch-thượng. Nó có thể tỏ ra rất b́nh-đẳng b́nh-dân. Do đó nó không thích ai làm bố người ta, và nó có khuynh-hướng phản-đối các cách người trên ḍm ngó giám-sát. Nó coi những lời chỉ-dẫn như cơ-hội thách-đố nó phải vượt qua. Nó vui thích đối-thoại với người khác để tường-tŕnh về các tiến-bộ, nhưng lại không thích dùng nhóm họp dân-chủ để đi tới một quyết-định như trẻ NF. Lúc nào nó cũng muốn thay đổi bầu-khí, đường lối, kiểu cách. Bắt học-sinh SP phải theo một thói quen ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác, cũng đồng-nghĩa với việc khuyến-khích nó bỏ học hoặc tỏ ra lộn xộn trong lớp.

Đứa trẻ SP say mê âm-nhạc, kịch-nghệ, nghệ-thuật, thủ-công-nghệ, máy móc, xây cất, hoặc bất cứ cái ǵ có vẻ hoạt-động, trong khi đứa trẻ SJ thích học về doanh-thương và văn-pḥng, đứa trẻ NT thích toán và khoa-học, c̣n trẻ NF thích các khoa-học nhân-văn và xă-hội. Đứa trẻ SP mê man với các hoạt-động, và khát-vọng của nó được thoả-măn khi có dịp chơi với các đồ-vật. Do đó, nó cảm thấy hấp-dẫn quyến rũ khi được cầm trong tay các vật liệu. Nếu nó không có các hoạt-động hoặc các đồ-vật đó một cách chính-thức, nó sẽ t́m lối thoát bằng cách phá ngang như đấm đá bàn ghế, trêu chọc bạn bè, khua múa chân tay.

Đứa trẻ SP không cảm thấy đường lối giáo-huấn cổ-truyền là thích-thú bao nhiêu, nên khi nào có dịp là nó bỏ học để đi t́m nơi nào có nhiều hoạt-động. Đứa trẻ SP thường đem lại vui nhộn phấn-khởi cho lớp học, cho dù đôi khi giáo-chức cũng phải khó chịu. Tuy nhiên, nếu nó biết người ta thích nó thành-thạo, nó lại tỏ ra hợp-tác dễ chịu.

Các học-sinh khác hâm-mộ đứa trẻ SP v́ nó chịu chơi và thích làm giặc trong lớp. Nếu đứa trẻ SP thích âm-nhạc, nguyên chuyện đó cũng đủ làm cho nó học xong trung-học. Đứa trẻ SP hay nhẩy rào và có thói cứ bỏ lớp này qua lớp khác: ghi-danh cho nhiều mà học cho xong chẳng được bao nhiêu. Đứa trẻ SP chán các việc học bằng giấy bút đến chết được. Nó thích các bài học bằng lời nói hoặc tranh-ảnh, và khi đó mới tỏ ra thích-thú và chịu học hỏi. Nó không thích các lối giảng bài, thuyết-tŕnh, vạên hỏi, bài thực-tập, coi bài giải-đáp ở cuối sách v.v...Cho đứa trẻ SP đem bài về nhà làm chỉ là mất công vô-ích mà lại tạo nên mâu-thuẫn nhiều hơn giữa giáo-chức, cha mẹ và học-sinh SP.

 

2.- trẻ em chịu (siêng) làm SJ

Đứa trẻ SJ chỉ khao khát làm sao được thuộc về một phe nhóm nào đó như gia-đ́nh, nhà trường, lớp học. Học-sinh SJ có tinh-thần trách-nhiệm, đáng tin cậy, có tinh-thần phục-vụ.

Hai phần ba (2/3) tổng-số giáo-chức là SJ nên học-sinh SJ dễ nh́n nhận lớp học cổ-truyền là nơi nó dễ liên-lạc và thông-cảm. Học-sinh SJ thường muốn làm đẹp ḷng giáo-chức v́ vai tṛ của họ là giáo-chức, có nhiệm-vụ như đứng đầu cầm quyền để người khác biết nơi mà liên-hệ. Những giá-trị giáo-chức giảng dạy được coi là giá-trị tốt: thói quen học tập tốt, làm bài ở nhà đúng giờ chỉ-định, học bài đúng cách. Đứa trẻ SJ thích-hợp với lớp học hơn tất cả các mẫu tính t́nh khác.

Học-sinh SJ thường dùng các sách bài tập rất khá. Nó thích và cần có cơ-cấu tổ-chức, và tỏ ra xuất-sắc nếu các bài học được chia thành từng phần một có đầu có đuôi đàng-hoàng. Đứa trẻ SJ có lương-tâm đàng-hoàng nên sẽ cố-gắng chu-toàn nhiệm-vụ, nếu như nó được chỉ-bảo tường tận rơ ràng. Đứa trẻ SJ không thích ‘phăng’ (bịa đặt) ra tại chỗ kiểu như đứa trẻ SP và NF. Nó cảm thấy thoải-mái nhất, nếu như đă học bài và sửa soạn bài học ở nhà trước.

treem

Học-sinh SJ học tập tốt trong một lớp học đă được sắp xếp theo thứ-tự từng hàng từng dẫy, để rồi sinh-hoạt chính là chỗ giữa giáo-chức và học-sinh. Một phần nào đó, nó sẽ đáp lại nếu như việc nó làm chưa đúng chỉ-tiêu của giáo-chức. Học-sinh SJ không phát-triển trong các chương-tŕnh tự-lập dài hạn như học-sinh NT. Học-sinh SJ không thích thảo-luận bàn căi như học-sinh NF. Học-sinh SJ thích lối hỏi thưa do giáo-chức hướng-dẫn. Phương-pháp giáo-dục của Socrates Hy-lạp rất hấp-dẫn đối với trẻ em SJ và nó học tập rất tốt theo phương-pháp này.

Cho dù đứa trẻ SJ không có tài khiếu ngôn-ngữ như đứa trẻ NF, thường thường nó trả lời đầy đủ các câu hỏi bài viết do giáo-chức chỉ-định, hoặc do bản văn đề ra. Học-sinh SJ không coi đó là uổng phí thời-giờ.

Đứa trẻ SJ thường vâng lời và tuân theo kỷ-luật trong lớp do giáo-chức đặt ra. Đứa trẻ SJ có thể làm ngơ chịu đựng các lời châm-biếm trào-phúng hơn đứa trẻ NF hoặc NT nhiều, nhưng nó lại coi đó là quan-trọng, chứ không như đứa trẻ SP. Học-sinh SJ thích gia-nhập các hội-đoàn ở trường và tỏ ra thích-thú mấy việc hội họp. Bao lâu đề-tài học hỏi là về các sự-kiện và phương-pháp, học-sinh SJ sẽ luôn cảm thấy thoải-mái, nhưng nếu đ̣i hỏi nó phải suy-nghĩ, t́m ṭi, sáng-kiến, đột-xuất, có thể nó sẽ hết chuyên-cần học hỏi.

Học-sinh SJ coi học-bạ thành-tích-biểu khá quan-trọng. Học-sinh SP có thể quên không đem học-bạ thành-tích-biểu về nhà, học-sinh NT thích ṭ ṃ coi học-bạ thành-tích-biểu xem sao (bởi lẽ nó luôn tự phán-đoán thành-quả của nó), và học-sinh NF coi học-bạ thành-tích-biểu như là một nhận-định về nó, nhưng học-sinh SJ mới là mẫu người coi học-bạ thành-tích-biểu là quan-trọng hơn cả và đáng giá rất nhiều.

Học-sinh SJ triển-nở khi có sự bền-vững. Nó có tinh-thần trách-nhiệm cao. Nó học hỏi tốt theo kỹ-thuật giáo-huấn cổ-truyền, kể cả lối chứng-minh. Thường thường nó thích đi học và cảm thấy thoải-mái nếu giáo-chức tỏ ra hợp-lư và kiên-tŕ.

 

3.- trẻ em nghiêm-túc (năng tiến) NT.

Trẻ em nghiêm-túc NT khát-khao được trở nên chuyên-viên thành-thạo. Nó phải biết hết những ǵ nên biết và danh-sách những điều nó nên biết thật là vô-tận. Trẻ em NT thích xây dựng, kiến-trúc, khám phá, và chỉ-huy. Nó t́m tất cả những ǵ giúp cho nó hiểu biết, giải-thích tiên-đoán và kiểm-soát. Nó là một khoa-học-gia nhỏ bé.

Trẻ em NT có khuynh-hướng thu lượm các luật-lệ và nguyên-tắc cũng như thích đưa ra cơ-cấu thế-giới nhận-thức hiểu biết của nó. Nó thích-thú ḍ dẫm ư-tưởng của người khác và phát-triển ư-tưởng riêng của nó. Nó muốn t́m hiểu xem ư-tưởng đó đă được phôi-thai như thế nào và được sắp đặt lại như thế nào, có ǵ mâu-thuẫn không, có vấn-đề ǵ chưa được trả lời, tại sao lại có như vậy. Nó thường có đầy tính hiếu-kỳ muốn học hỏi và sẽ chủ-tâm về kỹ-thuật từ lúc c̣n nhỏ nếu là con trai, c̣n con gái NT thường hướng về những vấn-đề của nữ-giới.

Trẻ em NT có khuynh-hướng tự học và thích theo đưổi những cảm-hứng riêng, theo đuổi đầy đủ các tin tức cho đến khi nó hiểu mọi chi-tiết. Điều đó có thể thỉnh thoảng làm cho nó chểnh mảng các môn học khác để rồi bị điểm xấu.

Học-sinh NT cảm thấy thoải mái học về các vấn-đề có tŕnh bày lư-luận khúc-chiết mạch lạc và thường có thể tự-động đọc sách t́m hiểu tiếp. Nó không có tài-khiếu viết văn như học-sinh NF và có thể quên hoặc tŕ-hoăn không ghi lại các khám phá của ḿnh trên giấy tờ, bởi lẽ nó thích theo đuổi tiếp các ư-tưởng mới hơn là mất công cho giáo-chức biết những ǵ nó đă biết. V́ thế nó có thể quên không làm trọn bài ở nhà.

Trong lớp học, đứa trẻ NT có thể bị cô-dơn, nhất là mẫu hướng-nội. Đứa trẻ NT hướng-nội có khuynh-hướng bị cô-đơn một phần v́ nó không thấy ai giống nó ở trường, bởi lẽ trung-b́nh mỗi lớp chỉ có một INT trong số 20-25 học-sinh. Tuy nhiên đứa trẻ NT muốn chia sẻ những ư-tưởng của nó với những người nó kính-trọng hoặc coi là bạn đồng-tâm đồng-ư với nó. Nó thường t́m lối thông-đạt ư-tưởng như vậy với giáo-chức, nên chi nó lại càng bị cô-lập-hóa ra khỏi bạn bè. Trên mức-độ trí-thức cao, học-sinh NT có thể tỏ ra là một nhà trí-thức, một cây thông-thái xanh rờn, và nó cần phải biết quư trọng các sở-trường khác ngoài khả-năng trí-thức, chẳng hạn như khả-năng xă-giao. Đứa trẻ NT không phát-triển khả-năng xă-giao bao nhiêu và cần phải được tập-luyện thêm về vấn-đề này. Ít khi nó bị t́nh-cảm chi-phối nên nó khó hiểu tại sao có người lại dễ để lộ t́nh-cảm tâm-tư của họ ra. V́ nó không để ư đến t́nh-cảm tâm-tư của người khác, nên có thể dễ làm mất ḷng người khác.

Học-sinh NT cần được trợ giúp để thiết-lập thứ-tự ưu-tiên. Nó khao khát muốn biết hết mọi sự nên nó khó bằng ḷng với thái-độ coi như phải bằng ḷng v́ thực ra không thể biết hết mọi sự được. Nó có thể lo dùi mài kinh-sử mà quên không có giờ phát-triển khả-năng giải-trí. Học-sinh NT coi chơi dỡn là phí-phạm thời-giờ v́ nó chỉ muốn học mà thôi.

treem

Học-sinh NT có khuynh-hướng tự-lập dễ dàng nhưng nó cũng đáp-ứng lại những nhận xét về chiều-hướng khả-năng và thành-công của nó. Nó không thích các lời khen tặng giả-tạo. Nói chung nó có tính cách đứng đắn. Nếu bị thất-bại nhiều lần, tính tự-ái của nó có thể bị thương-tổn trầm-trọng. Bản-tính của NT là tự nghi ngờ chính ḿnh, nên nó cần phải có nhiều thành-công liên-tục để phá tan các nghi-ngờ đó. Đứa trẻ NT phải cố-gắng vươn lên trên các thành-công thường-xuyên, nên nó có khuynh-hướng thúc đẩy ḿnh làm việc hơn mức-độ b́nh-thường, hơn tŕnh-độ mà nó đă thấu-đáo. Mỗi ngày nó có thể gắng vượt chỉ-tiêu nó đă đặt ra.

Trẻ em NT có vẻ như xây dựng nên một bức tường thành tâm-lư chung quanh nó, nên nó coi bộ lạnh nhạt và không có cảm-t́nh. H́nh-phạt thể-xác đối với trẻ em NT là không khôn-ngoan chút nào cả. Một đàng nó rất nhậy cảm đối với chuyện ǵ là công-b́nh phải lẽ, một đàng nó cảm thấy nhu-cầu phải kiểm-soát và chế-ngự. Nếu người lớn đánh đập nó, nó sẽ mất đi ư-thức về công-b́nh phải lẽ và làm cho nó không c̣n kiểm-soát được nữa. Nó rất có thể cảm thấy bực tức v́ bất-công đó, ít là theo nhận xét của nó, trong một thời-gian thật lâu. Trẻ em NT đáp-ứng dễ dàng qua đối-thoại bằng lời nói, bằng luận-lư và suy-tư mạch-lạc. Một khi nó hiểu lư-do, nó sẽ chấp-nhận dễ dàng và thích-ứng theo khả-năng của nó.

 

4.- trẻ em nhân fẩm NF

Trẻ em với khuynh-hướng NF luôn luôn đói khát đi t́m hiểu ư-nghĩa về chính ḿnh. Nó bắt đầu t́m hiểu từ khi c̣n nhỏ và suốt đời vẫn c̣n t́m hiểu. Nó muốn thực sự là ‘chính ḿnh’ mà cũng lại muốn là ‘ai đó’ nữa. Trong nhóm này có nhóm thiên-phú, thiện-cảm, lư-tưởng, hứng-khởi, luôn luôn t́m cách phát-hiện con người thực của ḿnh để được cảm thấy trọn vẹn, không phân-chia.

Đứa trẻ NF h́nh như bẩm-sinh đă muốn giao-thiệp thông-cảm với người khác một cách riêng tư. Nó rất nhậy cảm khi có mâu-thuẫn và chống-đối thù-nghịch, đôi khi bị đau yếu chỉ v́ phải đối-phó với các nghịch-cảnh đó. Trêu chọc nhạo cười trẻ em NF chỉ là một hành-động độc-ác và thiếu khôn-ngoan. Nó phát-triển thăng-tiến nếu được người khác công-nhận, lo-lắng, săn-sóc, chú-ư, đối-thoại, liên-hệ hai chiều, và nhất là nh́n nhận khía cạnh t́nh-cảm của nó.

Một điểm quan-trọng đối với trẻ em NF là giáo-chức phải biết tên nó, phải hiểu rằng nó cần được người khác công-nhận, hiểu biết và tri-ân. Nó cần được giáo-chức cho biết ư-kiến riêng về bài vở nó làm, và lời phê trên bài vở của nó có thể là một phương-pháp khích-lệ hữu-hiệu, miễn sao đó là những lời tích-cực. Một phản-ứng tiêu-cực có thể làm cho trẻ em NF nổi loạn hoặc trở nên ù ĺ bất-động.

Học-sinh NF thích phản-ứng liên-hệ tới người khác. Nó làm việc hiệu-quả nếu lớp học có bầu-khí dân-chủ và hăng hái tham-gia vào các cuộc bàn căi thảo-luận theo từng nhóm. Thỉnh thoảng nó cũng một ḿnh làm việc tự-lập được, nhưng nếu có đối-thoại đều đều, việc làm của nó sẽ tốt hơn. Học-sinh NF thích học qua các phương-pháp thảo-luận, đóng kịch, diễn tuồng và giả-tưởng. Trẻ em NF thường tỏ ra có năng-khiếu sớm về phương-tiện truyền-thông đại-chúng. Nó thích đọc sách nhất là loại khoa-học giả-tưởng, truyện thần-thoại ma-quái. Ngôn-từ của trẻ em NF sử-dụng thường vượt quá khả-năng tư-tưởng của nó trên giấy trắng mực đen. Thông thường những sáng-tác của trẻ em ghi lại bằng giấy tỏ ra nó giầu tưởng-tượng về sáng-tác và nội-dung thật nhiều.

Trẻ em NF hướng-nội, (ít nhất mỗi lớp cũng có một em), thường nhút nhát đáng thương, và nó cần được người lớn khuyến-khích để giao-tiếp với bạn bè trong lớp. V́ tính nó rất nhậy cảm nếu bị chối-từ, nên nó dễ rút lui, ẩn-danh, không tham-gia, cô-đơn và xa cách nếu không được giúp đỡ để phát-triển liên-hệ t́nh-nghĩa bạn bè. Đa-số trẻ em NF thường có khuynh-hướng giầu trí óc tưởng-tượng nên có thể dễ bị kích-thích quá cỡ bởi các chuyện bạo-lực, ma-quái rùng rợn. Nó có khuynh-hướng giữ lại các h́nh ảnh đó trong đầu óc và dễ bị các cơn ác-mộng ám-ảnh.

Trẻ em NF thích cộng-tác hơn là tranh đua. Nó rất dễ đồng-hóa với người khác, nên có thể nó đau niềm đau của người chiến-bại, cho dù đồng-thời chính nó trong khi đó lại là người chiến-thắng. Trẻ em NF tự tranh đua với chính ḿnh, và các cơ-hội giúp nó thành-công và thăng-tiến cũng đủ làm cho nó phấn-khởi và hăng say, v́ nó luôn cần có lời khuyến-khích sau những cố-gắng của nó.

Trẻ em NF thích những đề-tài liên-hệ tới người ta hơn là những đề-tài trừu-tượng như khoa-học, doanh-thương. Nó có khuynh-hướng chọn ngành học nhân-văn hơn là khoa-học và kỹ-thuật. Trẻ em NF học hỏi qua cách đối-thoại trực-diện, thích thú tham-dự vào những quyết-định theo lề-lối dân-chủ trong lớp, muốn làm đẹp ḷng người khác, dễ nhậy cảm đối với t́nh-cảm của ḿnh cũng như t́nh-cảm của người khác, và luôn suy-tư theo chiều-hướng liên-hệ xă-giao với người. Tự bẩm-sinh nó muốn cải-thiện xă-hội, làm cho xă-hội an-vui phong-phú hơn. Nó muốn cải-thiện chính ḿnh và cũng muốn xă-hội chung quanh nó phải cải-tiến nữa, ở nhà cũng như ở trong lớp.

Trẻ em NF rất dễ đáp-ứng với các giáo-chức ôn-tồn vồn-vă, ân-cần cởi-mở, biết dùng lời nói để công-nhận các tâm-t́nh trẻ em, biết thích-ứng lời giảng-dạy cho cá-nhân học-sinh, biết dùng các nhóm hội-thảo nhỏ, biết đáp-ứng lại các ư-kiến đề-nghị của từng học-sinh, và nhất là biết tránh các lời dèm pha châm-biếm như một kỷ-luật kiểm-soát lớp học.

 

 


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.