HIỂU M̀NH BIẾT NGƯỜI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

psycho

 

 

CHƯƠNG 2

 

Bốn nhóm chung về tính t́nh

 

4.- TÍNH T̀NH NHÂN PHẨM: NF

Thật khó mà diễn-tả thành lời văn bản-tính của người NF: INFJ, ENFJ, INFP và ENFP. Trong khi những người khác SP, SJ , NT theo đuổi những mục-đích b́nh-thường, th́ mục-đích chính của người NF lại là lạ thường. Mục-đích lạ thường của người NF đặc-biệt đến nỗi chính họ cũng không diễn-tả nổi thành ngôn-từ dễ hiểu được. Khó mà quảng-diễn được đầy đủ. Carl Rogers là một trong những người có khả-năng diễn-tả hơn hết trong mẫu người NF, đă tŕnh bầy cho thấy tính cách lư-luận quanh co, lối hùng-biện ngoằn ngoèo của người NF như sau:

“Trở nên một con người, một nhân-vị, có nghĩa là mỗi người phải tiến-tới hiện-hữu, phải thực-tâm hiểu biết và ước muốn cơ-cấu hiện-hữu ḿnh đang có trong nội-tâm hiện-tại. Họ tránh xa bộ mặt bên ngoài, bỏ đi những ǵ không phải là chính ḿnh họ. Họ không muốn trở thành ǵ hơn khác hơn là chính con người thực của họ, với những tâm-t́nh mung lung hoặc thủ-thế tự-vệ. Họ lắng nghe những vang động thầm-kín nhất trong bản-ngă tâm-linh và t́nh-cảm của họ, và càng ngày càng chính-xác càng sâu xa hơn. Chính đó là bản-ngă đích-thực của họ”. (Carl Rogers, On Becoming a Person, Boston, Houghton Miffin, 1961, p. 176).

Mặc dầu những mẫu người khác có thể coi đoạn văn trên như đầy tư-tưởng ṿng vo tam quốc hoặc như là vô-nghĩa, người NF quư chuộng cung-kính, coi đây như bản tự-thuật của đường lối người NF: t́m kiếm bản-ngă và nhân-vị. Những người SP, SJ và NT có thể hiểu được mục-đích của những người SP, SJ và NT, cho dù họ không theo đuổi cùng những mục-đích đó. Người NT có thể hiểu tại sao người SP muốn được tự-do không bị trách-nhiệm ràng buộc, cũng như hiểu được rằng người SJ muốn thoải-mái với những sở-hữu. Người SP có thể hiểu được người NT muốn thu-thập kiến-thức khả-năng, và người SJ muốn có đầy đủ tiện-nghi. Người SJ cảm-phục tài-nghệ kỹ-thuật của người NT và thèm muốn bản-tính độ-lượng của người SP. Và đến đây là hết. Không một mẫu người SP, SJ và NT nào có thể hiểu được mục-đích của người NF, và chính người NF cũng không thực sự hiểu được tại sao những mẫu người khác lại dấn-thân theo đuổi những mục-đích mà người NF cho là phù-phiếm giả-trá, bởi lẽ người NF chỉ theo đuổi một cứu-cánh kỳ-lạ, một mục-đích đầy suy-tư khó mà diễn-tả, đó là h́nh-thành bản-ngă.

Người SP, SJ và NT có thể t́m ra được mục-đích họ theo đuổi một cách minh-bạch, chính-xác và đầy đủ, c̣n người NF đi t́m kiếm một bản-ngă hiện-hữu của ḿnh thật là ḷng ṿng vô-tận. Làm sao ta có thể đạt được mục-đích khi mà mục-đích của ta lại là đi t́m một mục-đích? Bản-ngă trung-thực nhất của người NF là bản-ngă đi t́m bản-ngă, nhân-vị đi kiếm nhân-vị. Nói cách khác, mục-đích của họ sống là để sống có mục-đích. Người NF lúc nào cũng chỉ muốn trở thành hiện-hữu, nên chẳng bao giờ họ thực sự là chính ḿnh, bởi lẽ chính khi họ muốn hành-động để đi tới được bản-ngă của ḿnh th́ họ lại đi ra ngoài bản-ngă của họ mất rồi. Hamlet dằn vặt với điều nan-giải đó như sau:

“Vấn-đề là ‘có’ hoặc ‘không có’. Phải chăng tốt hơn là nên cam-tâm chịu các mũi tên ḥn đạn do định-mệnh khắt khe gửi tới? hoặc có nên cầm khí-giới chống lại cả biển đời rắc rối và chiến-đấu tới cùng?”

Thực ra không có cách nào chính-xác hơn để diễn-tả mục-đích hỗn-hợp của người NF. Hành-động là hủy-diệt hữu-thể, trong khi hiện-hữu mà không có hành-động chỉ là giả-tạo và là vô-thể. Ta chỉ có thể trở thành hữu-thể với điều-kiện là ta chưa phải là hữu-thể như ta sẽ trở thành. Chính đó là điều mâu-thuẫn của người NF trong suốt cuộc đời, và ít khi họ muốn có mục-đích giải-quyết điều mâu-thuẫn đó. Đa-số những người NF nào muốn giải-quyết điều mâu-thuẫn th́ được hạnh-phúc và thành-công, c̣n những ai không muốn, sẽ phải thất-bại và bất-hạnh.

Người NF tự hỏi: làm sao tôi có thể trở nên con người chân-thật của tôi? Họ muốn phát-triển toàn diện con người, muốn trở thành và muốn sống trung-thực với ḷng ḿnh. Họ muốn được sống trọn vẹn ư-nghĩa cuộc đời của họ. Họ muốn trở nên con người độc-nhất vô-nhị đặc-biệt của họ. Họ cứ mải mê t́m kiếm măi măi để rồi thường bị mặc-cảm tội lỗi, bởi lẽ họ tưởng rằng họ chưa nhận-diện được con người chân-thực của họ. Dĩ nhiên họ tiếp-tục đi t́m kiếm nữa hoặc trong tinh-thần, hoặc trong tâm-trí, hoặc trong vật-chất, để được thỏa-măn ḷng thèm khát trở thành độc-nhất và độc-đáo, để phát-triển toàn diện con người của ḿnh, để trở nên một hữu-thể toàn-hảo độc-nhất vô-nhị, cho dù phải trải qua những bước đi không rơ ràng.

“Thế nhưng đâu mới là bản-ngă? là nội-tâm? Xương thịt không phải là bản-ngă. Tư-tưởng, ư-thức chưa phải là nội-tâm. Đó là lời khôn-ngoan thánh-hiền dạy bảo. Thế th́ đâu là bản-ngă? Phải tiến-tới cho được bản-ngă. Phải chăng có thể có một con đường nào khác đáng để t́m kiếm? Không ai có thể chỉ tỏ đường đi, chưa ai biết con đường đó: dù là cha mẹ, giáo-sư, thánh-hiền, dù là các bài thánh-ca...Họ biết được nhiều sự kinh-khủng lắm nhưng thử hỏi biết được như vậy có giá-trị ǵ không, khi mà họ không biết được một sự quan-trọng nhất, quan-trọng nhất đời?” (Herman Hesse, Siđharta, N.Y. New directions Publi. corp. 1951).

Trở thành một hạt cát nhỏ bé nhất mất hút giữa triệu triệu hạt cát khác trên băi biển là hư-vô. Để ḿnh bị mất hút trong đám đông quần-chúng, đi t́m cùng một ư-nghĩa cuộc đời như ai khác, chịu chung cùng một định-mệnh vô-danh cũng chỉ kể là hư-vô. Để tạo nên một khác-biệt và để bảo-toàn tính-cách cá-biệt, người khác phải nh́n nhận ra những đóng góp đặc-thù của người NF trong nhiệm-vụ và vai-tṛ là bạn hữu, người yêu, cha mẹ, lănh-tụ, con cái, nội-trợ, vợ chồng, đồng-nghiệp, người sáng-tạo. Dù người NF tổ-chức giờ giấc và liên-hệ t́nh-nghĩa của họ thế nào chăng nữa, họ cũng cần phải tạo nên một ư-nghĩa cho mọi sự. Họ muốn người khác cảm-phục hoặc ít ra nh́n nhận phần đóng góp đáng kể của họ. Chỉ nhờ việc người khác cảm-phục nh́n nhận, người NF mới nhận-diện được tính cách đặc-thù độc-nhất của họ.

Phát-triển toàn-diện con người đối với người NF là phải trung-thực, thuần-nhất. Không được giả vờ, đóng kịch, làm tṛ, giấu giếm, chụp mũ, tô vẽ. Sống trung-thực có nghĩa là ḿnh chân-thành với chính ḿnh, truyền-thông cách chính-đáng, dung-hoà với kinh-nghiệm nội-tâm. Sống bất-chính, giả-dối, hai ḷng, vờ vịt, có nghĩa là mất đi bản-ngă mà sống cuộc đời bất-tín bất-trung. Sống một cuộc đời có ư-nghĩa, tạo nên một khác-biệt trong cuộc sống: đó là điều làm thoả-măn ḷng người NF đói khát tính cách độc-nhất độc-đáo của họ. Không có ǵ lạ khi người NF cảm-nghiệm cuộc đời như một tấn-tuồng, mỗi lần gặp gỡ là một lần mang đầy ư-nghĩa. Người NF có thể tạo cho mỗi liên-hệ một ư-nghĩa đặc-biệt cao đẹp, gây nên sóng gió mỗi biến-cố liên-hệ. Người NF rất dễ nhạy cảm với những cử-chỉ tế-nhị và những hành-động tượng-trưng mà các mẫu tính t́nh khác không nh́n thấy. Người NF cũng dễ bị tổn-thương khi họ gia-giảm mầu sắc cho việc truyền-đạt tư-tưởng trong khi các mẫu người khác không luôn chia sẻ cùng một tư-tưởng, không nhận-định cùng một cách-thức.

Cách-thức người NF liên-hệ với người khác như sau: trước hết là hăng hái hồ hởi, rồi dốc toàn lực, trao trọn t́nh-cảm, để rồi cuối cùng là bực tức khó chịu v́ đă không được như ư muốn. Người NF ít khi bực ḿnh v́ nghị-lực và thời-giờ họ dành riêng cho một mối liên-hệ, nhất là khi liên-hệ đó triển-nở. Người NF không cần phải lănh-nhận được một cái ǵ đáp trả lại trước đă, để họ tiếp-tục sống quảng-đại, miễn là họ mong sẽ có một cách nào đó đáp trả lại.

psycho

Chỉ có chừng 12% quần-chúng thuộc mẫu NF , nhưng ảnh-hưởng của họ trên tâm-trí quần-chúng rất là mănh-liệt, v́ đa-số các văn-nhân thi-sĩ đều thộc loại tính t́nh này. Tiểu-thuyết-gia, kịch-gia, nhà báo, thi-sĩ, tiểu-sử-gia, văn-sĩ nhiều loại đều thuộc nhóm NF này. Những người viết về kỹ-thuật và khoa-học thuộc nhóm NT, nhưng những văn-sĩ nào muốn viết để hướng-dẫn và khắc-phục quần-chúng, những ai muốn sản-xuất văn-chương, đều thuộc nhóm NF. Những đề-tài của nhóm NF như ư-nghĩa cuộc sống, ư-nghĩa cuộc đời của họ, nhân-sinh-quan v.v... đều thấy nhan nhản trong văn-chương tiểu-thuyết giả-tưởng. Đề-tài về những nhân-vật đi t́m kiếm bản-ngă nhân-vị hầu như có trong mọi tiểu-thuyết, được các anh-hùng tiểu-thuyết tuyên-bố rộn ràng, và thường là nguồn gốc khắc-khoải lo-âu trong các bi-kịch.

Người NF dùng văn-tự để đẩy mạnh vấn-đề đi t́m ư-nghĩa cuộc đời, coi đây như là một cuộc hành-tŕnh mọi người đều phải theo đuổi. Nhiều khi những mẫu người khác như SJ, NT và SP cảm thấy khó chịu, v́ nghĩ rằng họ bắt buộc phải theo đuổi những giá-trị mà họ không nhận thấy cần-thiết cho họ. 88% dân-số trên thế-giới cần phải tiếp-sức vào công việc phát-triển toàn diện, đó là một nguồn lực lớn lao làm cho người NF phải say mê.

Người NF biết rơ rằng ng̣i bút có sức mạnh hơn lưỡi gươm. Ảnh-hưởng của người NF không phải chỉ giới-hạn nơi chữ viết. Có khá đông người NF trong các nghề về tâm-bệnh, hướng-dẫn tâm-lư, mục-vụ và giảng dạy. Người NF viết và nói hay hơn các mẫu người khác, và lời văn thường bay bướm chải chuốt. Người NF thích các phương-tiện truyền-thông đại-chúng, nên tỏ ra hiểu biết họ có một sứ-mệnh, và họ dùng đủ mọi cố-gắng sáng-kiến để chinh-phục người khác đồng-ư với quan-điểm của họ, dù là quan-điểm nào.

Cho dù người NF có thể bị mắc-kẹt vào một vấn-đề, có thể họ sẽ tỏ ra không tha-thiết dấn-thân nếu vấn-đề đó không có ư-nghĩa sâu xa và trường-tồn, nếu vấn-đề đó không giúp nhân-loại sống tốt đẹp hơn, t.d. phong trào thiếu-nhi hoa-đăng (Flower Children) được tập-trung ở khu-vực Haight-Ashbury thành phố San Francisco, có nhiều người NF, nhất là NFP gia-nhập. Nhóm NF nh́n thấy nhóm SP chỉ sống cho khoảnh-khắc hiện-tại nhất-thời, không liên-hệ ǵ tới quá-khứ hoặc tương-lai, v́ họ thấy không cần phải theo đuổi một mục-đích nào cao-xa hơn, một ư-nghĩa nào bao la hơn. Nhóm NF chỉ ở trong phong-trào một thời-gian ngắn rồi rút lui v́ ngă ḷng. Người NF vào một tổ-chức, một cộng-đoàn cũng nhanh chóng y như họ ra đi để t́m một nơi khác có nhiều cơ-hội phát-triển toàn-diện hơn, để họ biểu-lộ được đặc-tính riêng biệt của họ.

Thông thường người NF tiếp-tục t́m kiếm những đường lối, những phong-trào đă được quần-chúng tín-nhiệm ủng-hộ. Robert Kirsch nhận-diện được đặc-tính đó nơi ông tổ, thầy dạy và tôn-sư của nhóm h́nh-thái toàn bộ (Gestalt), Fritz Perls:

“Ông bước chân vào đời lập-thân rất trễ. Năm 32 tuổi ông vẫn c̣n sống với mẹ. Năm 53 tuổi ông mới bắt đầu tách rời khỏi trường tự huấn-luyện... Khoảng trung-tuần 60 ông bắt đầu đi đây đó ở Mỹ, thử hút sách, bị từ-chối uy-tín nơi học-đường - điều mà ông luôn t́m kiếm,- khi đó ông mới thấy cuộc đời của ông và thế-giới gặp nhau. Đă đến thời tư-tưởng của ông ảnh-hưởng ở California, những nhà tâm-lư trẻ tuổi rất cảm-phục tài-năng của ông với tư-cách một người trị tâm-bệnh, khả-năng đọc được tư-tưởng của người khác.

Ông vẫn tiếp-tục đi đây đó: đi Tokyo ở Nhật để học về thiền, đi Elath ở Do-Thái, măi cho đến khi ông tới Esalen. Lúc đầu ông chẳng hoàn toàn vui sướng ǵ, v́ có nhiều ngôi sao sáng tranh dành ảnh-hưởng.Ông khinh-bỉ các đùối-thủ, gọi Abraham Maslow là con người ‘phát-xít có bọc đường mật’, gọi Rollo May là nhà ‘hiện-sinh vô-hiện-hữu’. Ông có khuynh-hướng bóp méo sự thật, gây khích-động hơn là nhận-định đúng một giá-trị thực.

Perls đă được phân-tích theo phân-tâm, sinh-năng, siêu-tâm, theo trường-phái Alexander, Rolf, đă đi theo kinh-nghiệm của người khác coi như là con đường giải-thoát của thời-đại chính-đáng. Biết đâu thực-tế là chẳng có giải-pháp nào chính-đáng cả. Ông không bao giờ t́m được một hạnh-phúc suốt đời. Cuộc đời là một vườn hồng với những cánh hoa tàn héo và những mũi gai nhọn sắc” (Robert Kirsch, Fritz Perls, Mining the Gestalt of the Earth, March 23, 1975, p.74)

Người NF cảm thấy bị lôi-cuốn bởi sứ-mệnh truyền-thông tư-tưởng và truyền-đạt thái-độ, dù là dạy học ở các trường, dù là tôn-sư ở viện Esalen. Hai nhóm SJ và NF là phần chính-yếu của giáo-chức công-lập. Ít có người SP và NT đi dạy học. Nếu người NT có dậy học, họ chỉ thích dạy Đại-học thôi. Người SP không thích việc dạy học bao nhiêu, cho dù có một số ít thích dạy tiểu-học. Cứ 3 người SJ th́ có 2 người NF chọn nghề dậy học, và bộ-môn người NF thích chọn dạy là khoa nhân-văn và xă-hội.

Người NF thích-thú dạy học v́ ở đó họ t́m kiếm được chính ḿnh. Họ cũng thích những ngành có mục-đích như vậy, như những ngành trung-gian giúp người ta trở nên hoà-nhă, thân-t́nh, dễ thương. Người NF nh́n thấy khả-năng hướng-thiện và hoàn-bị của mỗi người, và họ thường tận-tụy hy-sinh để đạt được mục-đích đó. Người NF thích những công cuộc truyền-giáo, các dịch-vụ phục-vụ, những hội-đoàn thiện-nguyện. Có người NF sẵn sàng hy-sinh cá-nhân thật nhiều để giúp người khác đạt được mục-đích trên. Đôi khi người NF tỏ ra nghiêm-khắc đối với chính ḿnh cũng như người khác ngơ hầu đạt mục-đích.

Nhóm người NF không thích việc buôn bán thương-mại bao nhiêu. Vật-lư-học tỏ ra không hấp-dẫn ǵ đối với họ . Họ thích làm việc với ngôn-từ, và cần cũng như muốn truyền-thông với người khác hoặc trực-tiếp hoặc gián-tiếp. Một trong các phương-tiện truyền-thông này họ làm việc với người khác qua các nghệ-thuật truyền-thông chuyển-tiếp. Người SP thích nghệ-thuật tŕnh-diễn, c̣n người NF thích nghệ-thuật dùng chữ viết ngôn-từ để truyền-thông. Nếu là kịch-sĩ, người NF sẽ mang tính t́nh của vai-tṛ họ đóng. Người NF đóng vai-tṛ của chính ḿnh với y-phục cho đúng t.d. John Wayne đóng vai-tṛ của chính ông với y-phục cao-bồi, binh-sĩ, luật-sư, thương-gia, c̣n đối với người NF, tất cả con người của họ là vai-tṛ họ đóng. Người kịch-sĩ SP trước sau vẫn là con người của họ dù đóng vai-tṛ nào, họ không sợ bị lẫn lộn giữa kịch-tuồng và thực-tế, nhưng người NF tùy như vai-tṛ họ đóng, họ có thể thay đổi tâm-tính con người của họ.

Người NF có tài đặc-biệt đóng vai-tṛ mà người khác muốn quan-sát, và người NF ít khi cảm thấy cần-thiết phải mở mắt cho người khác khỏi bị ảo-tưởng, cho dù họ có đủ tâm-t́nh để cảm-thông. Trái lại người NF thường che giấu những điều họ tự biết về ḿnh, ngoại trừ những người nào rất là thân-thiết. Quần-chúng nh́n người NF không đúng với những điều họ tự biết về chính ḿnh, làm cho người NF cười thầm khoái-chí. Người NF cứ để mặc kệ mọi việc xẩy ra như bên ngoài người khác nhận xét, mong ước và cần-thiết.

“Gillian quay mặt khỏi tấm gương. Dẫu sao tấm gương làm sao phản-ảnh đức-tính quan-trọng nhất được. Gillian đi tới quầy rượu, lấy một chai rượu Martini, ngồi đó mà uống, thân-thể loă lồ trong ghế Eames - ghế da lạnh lẽo chạm vào da thịt của nàng: thật đẹp! Đức-tính chủ-yếu có tính cách phản-ứng, một đức-tính như có thể biến-hoá con người của nàng trước con mắt của bất cứ gă đàn ông nào. Nàng có thể để lộ làn da nhợt nhạt, bộ ngực căng phồng, bộ mặt trí-thức, hấp-dẫn lôi cuốn, lạnh nhạt xa vời, và nàng đă cảm thấy việc biến-hoá thay đổi này nhiều lần để biết việc biến-hoá có giá-trị hay không. Nàng có thể biến-hoá để trở thành bất cứ những ǵ mà người đàn ông muốn lúc đó. Nàng có thể trở thành người đàn bà lư-tưởng mà người đàn ông mơ ước, và nàng thành-công dễ dàng mà không cần phải bỏ đi cá-tính riêng tư con người của nàng...Đây chỉ là một phương-pháp biến-hóa thôi. Không phải máy móc tiểu-xảo ǵ, nhưng là tính nhậy cảm sắc bén tối-đa. Tất cả chỉ diễn ra nơi con mắt của người ngắm nghía, chứ không có ǵ thay đổi nơi thân xác của nàng” (Penelope Ashe, Naked came the stranger, N.Y. Dell Publishing co. 1969, p. 13).

Một tôn-giáo mới của thập-niên ‘60 là phong-trào hội-ngộ (encounter group)): đa-số nhóm NF t́m cách gia-nhập và ảnh-hưởng phong-trào để gầy-dựng những liên-hệ ư-nghĩa hơn, để đi t́m những thân-t́nh mờ ảo. Họ đi t́m trong những nhóm huấn-luyện tâm-t́nh, nhóm h́nh-thái toàn bộ (Gestalt), những tổ-chức thân-hữu, kể cả hội khoả-thân, nhóm chiêm-niệm siêu-thoát (transcendental meditation), nhóm la hét nguyên-thủy (primary therapy): tất cả đều cố-gắng t́m một ư-nghĩa sâu xa cho cuộc đời, muốn sao sống thành-thật hơn, cởi mở hơn. Họ khai-phá những khía cạnh truyền-thông mới bằng ngôn-từ cũng như vô-ngôn-từ, để nhận-thức được các tâm-t́nh của họ, với hy-vọng chỉ trong giây lát là họ biết được khi nào cảm-xúc hoặc tâm-t́nh xẩy ra. Họ t́m được ư-nghĩa thân-t́nh với nhau trong rất nhiều nhóm, và mô-tả kinh-nghiệm đó như là tột-đỉnh của cảm-nghiệm tinh-thần.

“Vào đúng một lúc nào đó khi tôi gặp được một người đúng tâm-t́nh, tôi cảm thấy như tôi đang ở nơi nào khác mà chưa bao giờ tôi đến được cả. Thật khó mà diễn-tả. Y như thể ḿnh với người đó ở ngoài không-gian nh́n xuống trái đất này vậy”. (Terry O’Bannion & April O’connell, The Shared Journey, Englewơd Cliffs, NJ, Prentice Hall Inc. 1970, p. 23).

Thường thường là sau khi kinh-nghiệm tập-thể qua đi rồi, thân-t́nh cũng tàn phai, và nếp sống chán chường mỗi ngày lại tiếp-diễn. Kinh-nghiệm tập-thể hay tạo nên chán chường, bởi v́ người ta mong đợi không thực-tế chút nào vào thành-quả của kinh-nghiệm đó, nhất là người NF khi họ không chịu nh́n nhận rằng họ là một con người bị chia đôi. Thực vậy người NF cứ nói đi nói lại rằng họ nghe thấy một tiếng gọi nội-tâm thúc dục họ phải sống chân-thực, chính-cống và ư-nghĩa. Trong con người NF lúc nào cũng có một tiếng nói đối-thoại đ̣i hỏi họ phải trở nên chính ḿnh, phải trọn vẹn, phải có ư-nghĩa.

psycho

Cùng một lúc người NF vừa là diễn-viên vừa là khán-giả: họ bị chia đôi hai ngả, không biết nhận-thức làm sao. Họ luôn luôn là diễn-viên trên sân khấu, đồng-thời cũng là khán-giả nh́n ḿnh diễn-xuất trên sân-khấu. Điều tức cười nhất là người NF thèm khát trở nên chính ḿnh thực sự, nhưng lại bị chia đôi măi măi, v́ một đàng phải đóng kịch, một đàng phải đứng nh́n ḿnh đóng vai-tṛ của chính ḿnh.

“Connie nói với Hilda rằng: “Em nghĩ chị lúc nào cũng quá bận-tâm về chính ḿnh chị, đối với hết mọi người” Hilda nói lại: “Chị nghĩ rằng ít ra chị cũng không có bản-tính lệ-thuộc”.

Connie nói: “Nhưng biết đâu chị có như vậy? Biết đâu chị chỉ là nô-lệ của tư-tưởng của chính ḿnh chị?”

Hilda ch́m đắm trong yên lặng một lúc, sau những lời ngỗ-nghịch bất-ngờ của Connie. Rồi Hilda trả lời lại với giọng điệu thật giận dữ: “Ít ra chị cũng không làm nô-lệ cho tư-tưởng của ai khác về chị, và không ai khác làm nô-lệ cho tư-tưởng của chồng chị”. (D.H. Lawrence, Lady Chatterley’s Lover, N.Y., Bantam Books, 1928; 1968 p.274).

Có lẽ v́ người NF muốn làm việc cho có một ư-nghĩa cũng như để tỏ ra phục-vụ như người SJ và bởi v́ người NF muốn làm những việc ǵ có liên-hệ tới họ và người khác, nên họ thường khó mà đặt giới-hạn cho thời-gian và nghị-lực họ sử-dụng cho công-việc. Người SP làm việc v́ kích-thích, bản-năng, người NF làm việc với viễn-tượng trọn-hảo; cái ǵ cũng phải hoàn-toàn: vở kịch phải tuyệt-tác, tiểu-thuyết thật mê-ly, phim ảnh tuyệt đẹp, t́nh nghĩa thật tuyệt vời. Dĩ nhiên một khi công việc xong rồi, khi đă xong công-tŕnh sáng-tạo, không có ǵ h́nh-thành đúng y như ư-niệm lúc khởi-sự. Tuy thế người NF có khuynh-hướng không muốn và không thể đặt một giới-hạn nào cho công việc của họ, một khi họ đă khởi-sự. Khi đó, công việc có thể đ̣i hỏi họ cũng như người khác phải gắng công quá sức.

“Kubrick vẫn c̣n làm việc 18 tiếng một ngày, kiểm-soát phẩm-chất cuối cùng của âm-thanh...Nếu nói rằng không có ǵ quan-trọng th́ đúng là hoàn-toàn vô-trách-nhiệm. Từ lúc đầu khởi-sự cho đến khi hoàn-thành một cuốn phim, tôi thấy chỉ có một điều làm tôi bị giới-hạn, đó là số tiền tôi muốn chi-tiêu và giờ giấc tôi muốn ngủ nghỉ. Một là bạn cứ để kệ đó muốn ra sao th́ ra. Phần tôi không biết đâu là ranh giới phân-chia hai điều đó.” (Kubrick’s Grandest Gamble, Time, N.Y. Dec. 15, 1975, p. 78).

Mặc dầu người NF có thể say mê đi t́m kiếm những sáng-tạo mới, có khi họ chỉ là trí-thức giả-hiệu, chạy rảo từ tư-tưởng này qua tư-tưởng kia, họ chỉ là một tài-tử đi t́m kiến-thức nếu so-sánh với người NT. Người NF muốn thưởng-thức mọi tiện-nghi dồi dào của cuộc sống, như người SP, nhưng lại muốn rằng kinh-nghiệm đó phải có ư-nghĩa ǵ khác sâu xa hơn là sự hưởng-thụ. Người NF có khuynh-hướng lăng-mạn thi-vị-hoá kinh-nghiệm, và cuộc sống của họ cũng như của người khác, và họ thích ngắm nh́n người khác hơn là những tư-tưởng trừu-tượng. Cũng như người NT, người NF hướng về tương-lai và chú-tâm đến những ǵ có thể xẩy ra. Nhưng người NT suy-nghĩ về những ǵ có thể xẩy ra cho nguyên-tắc, c̣n người NF suy-nghĩ về những ǵ có thể xẩy ra cho con người. Họ thích-thú giúp người khác phát-hiện được khả-năng tối-đa, và thường nói về phát-triển khả-năng toàn-diện của ḿnh cũng như của người khác. Người NF nhận-định về chính ḿnh cũng giống như nhận-định về người khác: bất cứ những ǵ đang hiện-hữu, đều không hoàn toàn trọn hảo như ư muốn. Người NF không chịu nh́n nhận rằng những ǵ hiện-hữu là tất cả đó rồi.

Tất nhiên người Hy-lạp t́m được tâm-tính NF trong truyện thần-thoại của họ nơi một thần-minh hấp-dẫn và phức-tạp nhất. Thần Dionysius ham muốn hưởng-thụ rượu nồng và thể-xác, hoàn toàn sống cho hiện-tại và thực-tế. Thần cho con người được hiểu biết thú vui thể xác. Thần Epimetheus đau khổ v́ những tai ương do hộp Pandora, nhưng v́ muốn trung-thành với đường lối SJ, thần sát cánh bên nàng Pandora tùy theo những điều thần nhận thấy nên hoặc phải làm, ít ra cũng có một điều an-ủi là v́ trong hộp đó có một điều tốt, chính là hy-vọng. Con người phát-triển lương-tâm xă-hội, luôn luôn hy-vọng rằng ngày mai trời lại sáng. Thần Prometheus NP lấy làm buồn v́ con người chỉ là đất sét, nên đă ăn trộm lửa từ trời đem cho con người, để rồi phải trả giá quá đắt, nhưng ít ra cũng đă tặng cho con người được kỹ-thuật. Trong thần-thoại Hy-lạp, Apollo làm trung-gian, là mối giây liên-kết thần-minh và nhân-loại, trao cho con người một sứ-mệnh, chỉ cho con người biết tiếp-tục t́m kiếm thần-thánh linh-thiêng, cho dù đă biết thế nào là phàm-tục độc-dữ.

Apollo tự nhận công-tác đem chân-lư và đă lănh nhiệm-vụ giải-thích cho con người ư muốn của Zeus, thần-minh thân-phụ. Apollo tượng-trưng cho tính cách hai chiều của tinh-thần Hy-lạp: một chiều là ḷng khao khát đi t́m lư-tưởng, chân-lư, mỹ-thuật, đạo-đức, linh-thiêng, và một chiều là ḷng thèm muốn những ǵ là phàm-tục, xấu xa, bỉ ổi, xác thịt.

Apollo đại-diện cho lư-tưởng người Hy-lạp muốn theo đuổi là tinh-thần thuần-khiết, ḷng vị-tha muốn giúp người, là phương-pháp trị-liệu bằng ca-nhạc hát xướng. Apollo đại-diện cho những ai chữa trị tâm-hồn và thể xác con người. Apollo có tài nói tiên-tri, là phát-ngôn-viên của thần-minh, là thần cảm-hứng và là nguồn hứng-khởi, là thần-minh không hư-hao. Bộ mặt tàn bạo thô-sơ của Apollo chỉ bùng nổ ra khi quyền tối-thượng bị thách-đố, hoặc khi bị bực ḿnh v́ những cố-gắng đem lại b́nh-an và hạnh-phúc cho con người không được đáp-ứng.

Trong nội-tâm Apollo có hai chiều hướng xung-khắc nhau: một chiều là ư-thức sứ-mệnh, suy-tôn bản-ngă, t́m kiếm h́nh ảnh trung-thực, và một chiều là dám sát-hại v́ một duyên-cớ, dám dùng phụ-nữ trong việc phụng-tự dù phải liều mất quân-b́nh đầu óc, và cuối cùng liều lĩnh phản-bội cả Zeus, thần-minh thân-phụ. Nơi Apollo vừa có thần-thánh linh-thiêng vừa có phàm-tục hạ-đẳng.

Nhóm NF nh́n nhận Apollo như là gương mẫu của họ. Họ không thèm khát vật-chất nhưng là mong muốn giá-trị và nhân-phẩm của con người. Họ không hài-ḷng với những ǵ trừu-tượng, nhưng họ đi t́m liên-hệ t́nh-nghĩa. Họ không cần đặt nền tảng nơi động-tác nhưng họ rung-động với các hành-động liên-đới. Người NF đi t́m phát-triển toàn-diện con người, đi t́m kiếm h́nh ảnh trung-thực và tính cách duy-nhất của ḿnh, nên họ ư-thức được rằng đây là một việc phải làm suốt đời, là một lư-tưởng họ phải theo đuổi cho kỳ được để trở thành con người hiện-thực hoàn toàn của ḿnh.

 

 


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.