HIỂU M̀NH BIẾT NGƯỜI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

gxvnparis

 

 

CHƯƠNG 1

 

bá nhân bá tính

 

 

1.- DẪN NHẬP (thay lời tựa)

Nếu tôi không muốn những điều bạn muốn như bạn muốn, xin đừng vội t́m cách bảo cho tôi biết rằng điều tôi muốn là sai quấy.

Hoặc nếu tôi tin người khác hơn tin bạn, ít nhất xin bạn cũng b́nh-tâm suy-nghĩ trước khi sửa đổi quan-điểm của tôi.

Hoặc trong cùng một hoàn-cảnh, tôi có nhiều hoặc ít cảm-xúc hơn bạn, xin đừng t́m cách bảo tôi phải có ít hoặc nhiều đúng mức bạn có.

Hoặc tôi hành-động hay không hành-động như cách thức bạn nghĩ phải hành-động, xin cứ để cho tôi được tự-do y như tôi muốn và nghĩ.

Ít nhất trong lúc này, tôi cũng xin bạn hiểu cho tôi. Bạn chỉ có thể hiểu tôi khi bạn hết không c̣n ư-nghĩ nào muốn biến-đổi tôi thành một con gần-gật hoặc chỉ là một bức phóng-ảnh của bạn.

‘TÔI’ đây có thể là người vợ người chồng, người con cái, người bạn bè, người đồng-nghiệp của bạn. Nếu bạn để cho tôi có được một số điều tôi ước muốn, cảm-xúc, tin-tưởng, hành-động, bạn đă cởi mở con người của bạn, để một ngày nào đó, bạn có thể nhận thấy rằng những đường lối của tôi có lẽ không sai lầm lắm, và có thể c̣n là đúng nữa, ít là đối với tôi. Bước đầu-tiên để bạn hiểu tôi là bạn phải tiếp-xúc liên-hệ với tôi. Như thế không có nghĩa là bạn chấp-nhận đường lối của tôi là đúng đối với bạn, nhưng là bạn không c̣n bực ḿnh khó chịu coi tôi như đi sai đường lạc lối. Một khi đă hiểu tôi rồi, biết đâu bạn chẳng lại nhận thấy giá-trị sự-kiện thực-tế là tôi khác với bạn., và thay v́ t́m cách thay đổi tôi, bạn lại giúp tôi bảo-tŕ và nuôi dưỡng những khác biệt đó.

Chủ-điểm cốt-yếu của cuốn sách này là người này khác người kia, và cho dù cố-gắng bao nhiêu cũng không thể thay đổi họ được. Mà cũng chẳng có lư-do ǵ để thay đổi họ nữa, bởi lẽ những khác biệt đó có lẽ là một điều tốt chứ chưa hẳn đă là một điều xấu.

Người này khác người kia trên những quan-điểm nền-tảng: khác nhau về ước muốn, động-lực, chủ-tâm, mục-đích, giá-trị, nhu-cầu, khuynh-hướng, bản-năng, năng-động. Thực ra không có quan-điểm nào nền-tảng hơn các quan-điểm vừa kể đó. Rồi người ta lại khác nhau về niềm tin, suy-tư, nghĩ-tưởng, quan-niệm, nhận-thức, hiểu biết, lĩnh-hội, lư-luận. Dĩ nhiên những cách thế hành-động và cảm-xúc bị chi-phối bởi những ước muốn và tin-tưởng cũng trở nên khác và thay đổi tận gốc tùy người.

Có rất nhiều khác biệt và chỉ cần quan-sát một chút là có thể nhận ra không khó khăn ǵ cả. Chính những thay đổi này trong hành-động và thái-độ làm cho mỗi người chúng ta có khuynh-hướng phản-ứng đại-khái như sau: nh́n thấy những người chung quanh chúng ta khác biệt với chúng ta, chúng ta phải kết-luận rằng những khác biệt tính t́nh cá-nhân này chỉ là những biểu-lộ tạm thời của dại dột, xấu xa, ngu-đần và bệnh hoạn. Nói cách khác, chúng ta có khuynh-hướng tự-nhiên coi những thay đổi tính t́nh này là thiếu sót đáng tiếc. V́ thế, chúng ta cảm thấy như có nhiệm-vụ phải sửa sai cho những người gần chúng ta. Kế-hoạch của chúng ta h́nh như là muốn làm sao cho những người gần chúng cũng trở nên giống như chúng ta vậy.

Cũng may là kế-hoạch đó chẳng bao giờ có thể thành sự thực hoàn toàn cả. Nhào nặn chạm trổ người khác làm cho họ trở nên giống y như chúng ta là một kế-hoạch phải thất-bại trước cả ngay khi bắt đầu. Không ai có thểâ thay đổi h́nh-thái của một ai, cho dù người ta có đ̣i hỏi nhiều cách ǵ đi chăng nữa. H́nh-thái là một cái ǵ dính liền ăn sâu vào mỗi người, khó mà xóa bỏ đi được. Bắt mèo tự cắn đuôi cũng giống như bắt buộc một người phải thay đổi h́nh-thái, suy-tư, ước muốn khác đi. Đó là một việc không thể làm được. Nếu cần phải thay đổi, phải thay đổi suy-tư và ước muốn, chứ h́nh-thái không thể tự thay đổi.

Dĩ nhiên cũng có khi có thay đổi, nhưng đó là bóp méo vặn vẹo h́nh-thái tiềm-tàng. Bạn có thể đủ sức để bẻ gẫy răng nanh một con sư-tử, và bạn có được một con sư-tử mất răng, chứ bạn không thể có được một con mèo. Chúng ta có thể t́m cách thay đổi người vợ/chồng, con cái, hoặc bất cứ ai khác, nhưng hậu-quả chỉ cho thấy những vết thương trên một con người, chứ không phải là một con người mới đă được biến-hóa đổi thay.

Quan-niệm rằng tất cả mọi người đều giống nhau từ nền-tảng căn-bản, h́nh như là một quan-niệm của thế-kỷ 20 này. Có lẽ quan-niệm phát-sinh do các tư-tưởng liên-hệ tới các nền dân-chủ phát-triển ở các nước Aâu-Mỹ. V́ mọi người b́nh-đẳng, nên mọi người phải giống nhau từ nền-tảng căn-bản.

Sigmund Freud tin rằng tất cả chúng ta đều bị chi-phối bởi tính-dục (eros), và ông suy-luận rằng cho dù ai có những lư-tưởng cao-thượng, những ư-nghĩ tốt đẹp mấy đi chăng nữa, chung quy cũng chỉ là h́nh-thức ngụy-trang của tính-dục. Các bạn đồng-nghiệp và các đồ-đệä của ông đặt vấn-đề thắc-mắc, để rồi không đồng-ư với ông hoàn-toàn, nhưng đa-số vẫn duy-tŕ quan-niệm tính-dục là động-lực duy-nhất đó. Alfred Adler nhận thấy chúng ta chỉ đi t́m kiếm quyền-lực. H. Sullivan lại nhận chủ-đề cuối đời của Adler và coi liên-đới xă-hội như là ước-vọng căn-bản của bản-năng. Sau cùng các nhà hiện-sinh như Erich Fromm lại bắt chúng ta t́m kiếm bản-ngă của chính ḿnh. Mỗi vị đều cho bản-năng là cứu-cánh của con người, và coi bản-năng là căn-bản nền-tảng.

Năm 1920 Carl Jung tỏ ra bất-đồng ư-kiến và cho rằng người này khác người kia trên quan-điểm nền-tảng, cho dù họ có thể có chung những bản-năng tổng-thể (archetypes) giống nhau thúc đẩy từ bên trong. Bản-năng này không quan-trọng hơn bản-năng kia. Điều quan-trọng là chúng ta lựa chọn và thích hành-động ra sao thôi. Điểm khác-biệt chính-yếu là tùy như chúng ta sẽ lựa chọn và thích hành-động ra sao, và chính v́ thế mà chúng ta thuộc về những loại hoạt-động khác nhau. Ông đă sáng-chế các từ ‘loại hoạt-động’, hoặc ‘mẫu tâm-lư’.

Năm 1907 E. Adickes nói rằng nhân-loại có thể được chia thành 4 loại tùy theo 4 quan-niệm về thế-giới và nhân-sinh-quan: cuồng-tín, bất-tín, truyền-thống và sáng-tạo. Năm 1920 E. Kretschmer nói rằng con người hoạt-động bất-b́nh-thường là do tâm-tính giống như 4 loại của Adickes phân-tích t́m hiểu: mẫn-cảm (hyper-esthetic), bất-cảm (an-esthetic), đa-sầu (melancholic) và nhược-cảm (hypo-maniac). Như vậy có người sinh ra là đă quá nhạy cảm, bất-cảm, nghiêm-nghị hoặc cảm-xúc. Năm 1920 Adler cũng nói đến một quan-niệm tương-tự và chỉ cho biết có 4 mục-đích sai lầm mà những người có tâm-tính khác nhau thường theo đuổi. Đó là: danh-vọng, uy-quyền, phục-vụ và báo-oán. Cũng vào năm 1920 E. Spranger nói đến 4 giá-trị nhân-sinh thường làm cho người ta chia rẽ nhau: tôn-giáo, thuyết-lư, kinh-tế và nghệ-thuật. Như vậy đầu thế-kỷ 20 này đă chứng-kiến một cố-gắng ngắn ngủi để làm sống lại quan-niệm mà Hippocrates đă tŕnh bày từ 25 thế-kỷ trước ở Hy-lạp. Ông cố-gắng t́m hiểu hành-động của con người và đă đề-cập tới 4 loại tính-t́nh, tương-ứng với những lối phân-loại của Adickes, Adler, Kretschmer và Spranger : vượng-huyết (sanguine), lănh-đạm (phlegmatic), đa-sầu (melancholic), đa-cảm (choleric).

Vào năm 1930 những quan-niệm của Jung, Adickes, Kretschmer, Spranger và Hippocrates đều bị rơi vào quên lăng, và thay vào đó có các ngành tâm-lư năng-động (dynamic psychology), tâm-lư tác-hành (behovioral psychology). Thời-kỳ này người ta giải-thích rằng mọi hành-động là do một nguyên-do vô-thức, hoặc do kinh-nghiệm, hoặc có khi do cả hai. Quan-niệm về tính-t́nh hoàn toàn bị bỏ rơi vào quên-lăng.

Vào những năm 1950 t́nh-cờ quan-niệm tâm-lư về tính-t́nh được làm sống lại. Isabel Myers mở lại cuốn sách của Jung về các loại tâm-lư và cùng với bà mẹ là Katharine Briggs thiết-lập nên bảng phân-loại tính-t́nh theo Myers-Briggs). Đây là một dụng-cụ để nhận-định 16 loại tính-t́nh mẫu. Bảng phân-loại này được nhiều người dùng khắp nơi, nên người ta lại bắt đầu để ư đến việc nghiên-cứu về phân-loại tính-t́nh và t́m hiểu thêm lư-thuyết của Jung về các loại tâm-lư.Nhờ đó người ta cũng làm sống lại thuyết-lư cổ-truyền xa xưa về 4 mẫu tính-t́nh, bởi v́ 16 loại của Myers-Briggs thích-hợp với 4 mẫu tính-t́nh của Hipporates, Adickes, Krestchmer, Spranger và Adler.

Bắt đầu từ giả-dụ như mọi người khác nhau về tính-t́nh để đi đến suy-đoán kết-luận rằng họ sinh ra là đă khác nhau rồi. Do đó, nếu chúng ta coi những khác biệt về tính-t́nh như là thiếu sót, lầm lẫn, th́ quả là bắt bí nhau quá! Hiểu lầm người khác như vậy, chúng ta sẽ mất cơ-hội dự-đoán trước những ǵ họ sẽ hành-động. Cũng thế chúng ta không thể khen ngợi tưởng-thưởng ai, v́ lời ca-ngợi đó có thể chỉ là vô-vị dửng dưng đối với người khác. ‘Bá nhân bá tính’ (trăm người, trăm tính): mỗi người một vẻ muời phân vẹn mười (truyện Kiều). Muốn thực-hiện được ư-nghĩa của câu nói trên, chúng ta phải cố-gắng thật nhiều mới có thể thực sự nh́n nhận được rằng khiếm-khuyết không phải là lỗi lầm.

Phần thưởng của lối nhận-định trên là bạn có thể nh́n thấy nơi vợ chồng, con cái, bạn hữu của bạn một con người KHÁC, một con người mà bạn chưa bao giờ t́m hiểu được hoàn toàn trọn vẹn, nhưng đồng-thời lại cũng là một con người bạn có thể bắt đầu khám-phá để khâm-phục với những ngạc-nhiên thích-thú. Cũng vậy bạn sẽ được người khác như con cái, cha mẹ, người trên, kẻ dưới, đồng-nghiệp, bạn-hữu, ca-ngợi thán-phục. Chỉ được lợi ích chứ không mất mát ǵ đâu mà phải lo sợ.

psycho

Thế nhưng, trước tiên bạn cần phải t́m hiểu chính ḿnh bạn đă. Nếu bạn không nh́n nhận ra con người của chính ḿnh bạn một cách chính-xác trung-thực, không có cách ǵ bạn có thể nh́n nhận ra con người của kẻ khác được. Cách tốt nhất hiện-thời là bạn hăy làm bảng phân-loại tính-t́nh theo Myers-Briggs bằng cách tham-dự một khóa hội-học, hoặc xin một người hướng-dẫn tâm-lư giúp bạn làm bảng phân-loại này. Trong khi chờ-đợi, mong bạn có thể đọc cuốn sách này một cách thích-thú. Nên nhớ cho rằng không có chuyện câu trả lời nào câu trả lời nào sai, bởi v́ mỗi người mỗi khác, và cùng lắm th́ cũng chỉ có 50-70% có loại tính-t́nh khác bạn, c̣n 50-30% kia là giống bạn mà.

Sau khi đă biết loại tính-t́nh của bạn rồi, xin bạn hăy coi phần nội-dung để t́m hiểu loại tính-t́nh của bạn, coi xem có thích-hợp với bạn không. Nếu bạn có chữ X có nghĩa là loại tính-t́nh hỗn-tạp, xin bạn đọc cả hai loại tương-ứng t.d. XSFJ, bạn phải đọc ESFJ và ISFJ. Bạn cũng có thể đọc loại tính-t́nh đối-lập với ḿnh xem người ta có ǵ lạ không? Nếu bạn phân-biệt được nền-tảng 4 loại tính-t́nh căn-bản, bạn sẽ dễ nhận-định ra 16 loại tính-t́nh kia. Bạn không cần phải nhận xét tinh-vi hay kỹ-lưỡng, mà chỉ cần học hỏi làm quen một thời-gian, bạn sẽ nhận thấy những khác biệt của mỗi loại, và nhờ đó hiểu được từng loại tính-t́nh.

MBTI, MYERS-BRIGGS TYPE INDICATOR
Consulting Psychologists Press, Inc.
577 College Avenue, Palo Alto, CA 94306

 

2.- TRẮC-NGHIỆM T̀M HIỂU T̀NH T̀NH

để dễ tẩy xóa, nên dùng bút (viết) ch́ số 2 đánh dấu vào tờ trả lời

1.- Khi dự tiệc trà tiếp-tân, bạn thích
a.) giao-thiệp nói chuyện với nhiều người, kể cả những người chưa hề quen biết
b.) chỉ giao-thiệp nói chuyện với một số ít người, thường là những người đă quen

2.- Bạn có óc
a.) thực-tế hơn là lư-thuyết
b.) lư-thuyết hơn là thực-tế

3.- a.) ‘thả hồn mơ mộng theo mây gió’
b.) ‘ráng chịu trận để gắng sống gượng’ đàng nào tệ hơn?

4.- Bạn thích nghe theo
a.) lư-luận chinh-phục
b.) ngỏ lời tâm-t́nh

5.- Bạn dễ bị lôi cuốn khi người ta
a.) lư-luận chinh-phục bạn
b.) ngỏ lời thỏ thẻ tâm-t́nh với bạn

6.- Bạn thích làm việc
a.) theo thời-khắc-biểu, lịch-tŕnh rơ ràng
b.) linh-động tùy hứng, tùy thời-cơ

7.- Bạn có khuynh-hướng lựa chọn
a.) cẩn-thận tính toán kỹ-lưỡng
b.) tùy theo ngẫu-hứng, tùy lúc

8.- Khi dự tiệc trà liên-hoan, bạn thường
a.) ở lại lâu, v́ càng lâu càng thích-thú
b.) ra về sớm, v́ càng lâu càng chán

9.- Bạn dễ làm quen thân-thiết với
a.) những người giầu t́nh-cảm
b.) những người giầu tưởng tượng

10.- Bạn hay để tâm chú ư đến những điều, những việc
a.) thực-tế, hiện-tại
b.) tương-lai, khả-hữu

11.- Khi nhận-định phán-đoán về người khác, bạn căn-cứ
a.) theo luật-lệ tổng-quát hơn là hoàn-cảnh cá-nhân
b.) theo hoàn-cảnh cá-nhân hơn là luật-lệ tổng-quát

12.- Khi tiếp-xúc với người khác, bạn có khuynh-hướng
a.) khách-quan không thiên-vị
b.) chủ-quan cảm-t́nh vị-nể

13.- Bạn nhận thấy chính ḿnh
a.) giữ đúng giờ, theo đúng chương-tŕnh
b.) dễ dàng co dăn, linh-động, thích-ứng

14.- Bạn cảm thấy bồn-chồn lo-lắng khi nhận thấy
a.) gần hết giờ mà chưa xong công việc đang làm
b.) đă hoàn-tất việc đă làm xong

15.- Trong nhóm bạn bè chơi với nhau
a.) bạn biết được diễn-tiến mọi sự
b.) bạn ít để ư đến những ǵ đang xẩy ra

16.- Bạn làm những công việc thường ngày
a.) một cách b́nh-thường như mọi người quen làm
b.) theo cách-thức đặc-biệt riêng của bạn

17.- Các văn-sĩ phải
a.) viết y như họ suy-nghĩ, và hiểu như lời họ viết
b.) diễn-tả cảm-t́nh ư-nghĩ bằng những lời hoa-mỹ

18.- Bạn muốn làm sao cho
a.) tư-tưởng thuần-nhất có đầu có đuôi
b.) mọi người ḥa-đồng vui vẻ với nhau

19.- Bạn cảm thấy thoải-mái khi
a.) nhận-định theo suy-luận của lư-trí chung
b.) nhận-định theo giá-trị của vấn-đề riêng

20.- Việc ǵ bạn cũng muốn
a.) giải-quyết rơ ràng, quyết-định dứt-khoát
b.) để bỏ ngỏ đó không cần quyết-định

21.- Bạn cho rằng con người của bạn
a.) chín-chắn cương-quyết nhiều hơn
b.) dễ tính chịu chơi nhiều hơn

22.- Khi gọi điện-thoại (hoặc viết thư thăm hỏi ai)
a.) ít khi bạn đặt vấn-đề phải nói hết mọi sự
b.) phải nhẩm đi nhẩm lại những ǵ sẽ nói/viết

23.- Có những sự-kiện và sự việc thực-tế là
a.) đủ để chứng-minh hùng-hồn
b.) để làm sáng-tỏ nguyên-tắc

24.- Những người ước mơ hoài-băo nhiều
a.) thực ra chỉ làm phiền người khác
b.) là những người rất đáng khâm-phục

25.- Thông-thường, bạn là một con người
a.) b́nh-thản, lạnh-nhạt nhiều hơn
b.) niềm-nở, chào đón nhiều hơn

26.- a.) ‘bất-công vô-lư’
b.) ‘thẳng tay tàn-bạo’ đằng nào tệ hơn?

27.- Nên để cho công việc diễn-tiến
a.) sau khi lựa chọn tính toán cẩn-thận
b.) theo ngẫu-nhiên t́nh-cờ

28.- Bạn cảm thấy dễ chịu nhiều hơn
a.) sau khi đă mua sắm xong
b.) khi c̣n tự-do lựa chọn, muốn hay không

29.- Khi gặp ai, bạn cũng
a.) bắt đầu khơi-mào câu chuyện
b.) đợi người ta chào hỏi rồi mới nói

30.- Bạn nghĩ a.) ít khi nên đặt vấn-đề
hoặc b.) nên đặt vấn-đề thường-xuyên về lương-tri, lương-tâm của quần-chúng?

31.- Thường thường trẻ em không
a.) hoạt-động tích-cực giúp ích cho đời
b.) thực-tập trí tưởng-tượng cho đủ

32.- Khi đi đến một quyết-định nào, bạn thích
a.) dùng yếu-tố tiêu-chuẩn, chỉ-tiêu
b.) dùng t́nh-cảm, con tim con người

33.- Con người của bạn th́
a.) cương-quyết hơn dịu dàng
b.) dịu dàng hơn cương-quyết

34.- a.) ‘có tài tổ-chức, làm việc có phương-pháp’
b.) ‘có tài thích-ứng, biết huy-động người khác’ đằng nào đáng thán-phục hơn?

35.- Bạn đặt giá-trị nhiều vào
a.) những ǵ chắc chắn dứt-khoát
b.) những ǵ linh-động tự-do

36.- Giao-thiệp với những người mới, ngoài khuôn khổ cũ
a.) bạn thêm phấn-khởi và tăng thêm nghị-lực
b.) bạn tỏ ra do-dự và dè-dặt hơn

37.- Thường thường bạn là con người
a.) có óc thực-tế nhiều hơn
b.) giầu tưởng-tượng nhiều hơn

38.- Thường thường bạn muốn biết
a.) người khác có giúp ích ǵ cho bạn không?
b.) người khác tỏ ra thái-độ quan-niệm ǵ?

39.- Bạn cảm thấy đằng nào thoải-mái dễ chịu hơn?
a.) phải thảo-luận một vấn-đề cho thấu-đáo
b.) phải đi tới một quyết-định

40.- Bạn để cho
a.) trí óc
b.) con tim chế-ngự con người của bạn?

41.- Bạn cảm thấy thoải-mái dễ làm việc
a.) theo giao-kèo khế-ước
b.) theo đồng-ư tuỳ nghi

42.- Bạn có khuynh-hướng muốn mọi sự
a.) trật-tự lớp lang
b.) có sao cứ để vậy

43.- Bạn ưa thích
a.) chơi t́nh bạn sơ-giao (tiếp-xúc nhiều người nhưng ngắn ngủi, vội vàng)
b.) chơi t́nh bạn thâm-giao (ít người nhưng lâu dài)

44.- Bạn hành-động theo
a.) sự-kiện
b.) nguyên-tắc

45.- Bạn để tâm chú-ư đến
a.) khía cạnh sản-xuất tiêu-thụ
b.) phương-pháp điều-tra nghiên-cứu

46.- Ai là người đáng ca-tụng hơn?
a.) một người có lư-luận vững chắc
b.) một người có t́nh-cảm sâu-đậm

47.- Bạn nhận thấy bạn có giá-trị nhiều hơn v́ bạn
a.) kiên-vững lập-trường
b.) tha-thiết dấn-thân

48.- Thường thường bạn thích có một lập-trường
a.) dứt-khoát không thay đổi
b.) tạm-thời, sơ-khởi

49.- Bạn cảm thấy thoải-mái dễ chịu
a.) sau khi đă quyết-định một điều ǵ
b.) trước khi quyết-định một việc

50.- Đối với người xa lạ chưa quen
a.) bạn bắt chuyệïn dễ dàng và nói lâu
b.) bạn chẳng có ǵ để nói cả

51.- Thường thường bạn tin tưởng vào
a.) kinh-nghiệm của chính ḿnh
b.) trực-giác linh-cảm của ḿnh

52.- Bạn cảm thấy bạn có bộ óc
a.) thực-tế nhiều hơn sáng-tạo
b.) sáng-tạo nhiều hơn thực-tế

53.- Ai là người đáng ca-ngợi hơn?
a.) người có lư-luận minh-bạch
b.) người có tâm-t́nh đậm-đà

54.- Bạn có khuynh-hướng
a.) vô-tư nhiều hơn
b.) thông-cảm nhiềâu hơn

55.- a.) ‘Phải sắp đặt mọi sự cho đâu vào ‘
b.) ‘Cứ để mặc kệ sự việc xẩy ra tới đâu hay tới đó’ đằng nào nên làm hơn?

56.- Trong liên-hệ t́nh-nghĩa, đại-để chuyện ǵ cũng nên
a.) thương-lượng dàn xếp với nhau
b.) cứ để hoàn-cảnh chi-phối, t́nh-cờ xẩy đến

57.- Khi điện-thoại reo (có người gơ cửa, bấm chuông)
a.) bạn vội vàng trả lời ngay
b.) bạn chờ mong cho có ai trả lời trước

58.- Bạn quư-trọng nơi chính ḿnh
a.) óc thực-tế mạnh mẽ
b.) trí tưởng-tượng xuất-sắc

59.- Bạn chú-ư nhiều đến những ǵ là
a.) nền tảng căn-bản
b.) chi-tiết ngoại-cảnh phụ-thuộc

60.- Đằng nào lỗi lầm nguy-hiểm hơn?
a.) thiên về t́nh-cảm quá nhiều
b.) chủ-trương khách-quan quá nhiều

61.- Bạn nhận-định về chính ḿnh là con ngườiø
a.) cứng đầu cứng cổ
b.) mềm ḷng nể-v́ dễ dàng

62.- Bạn thích làm việc trong một môi-trường
a.) có thứ-tự lớp lang đàng hoàng
b.) không cần sắp xếp thứ-tự

63.- Bạn là mộït con người
a.) theo tập-quán hơn là ngẫu-hứng
b.) theo ngẫu-hứng hơn là tập-quán

64.- Thường thường người khác dễ
a.) tiếp-xúc với bạn
b.) thấy bạn dè dặt đắn-đo

65.- Khi viết (nói), bạn thích viết (nói)
a.) chữ nào nghĩa đó phải hiểu theo nghĩa đen
b.) những lời bóng bẩy hoa-mỹ theo nghĩa bóng

66.- Bạn nhận thấy điều nào khó hơn?
a.) ‘ḥa-đồng với người khác’
b.) ‘biết dùng người’

67.- Bạn mong ước cho ḿnh được
a.) biết cách lư-luận minh-bạch hơn
b.) biết thông-cảm thành-thực hơn

68.- Bạn nhận thấy đằng nào nguy-hiểm hơn?
a.) không phân-biệt ất giáp trắng đen ǵ cả
b.) chỉ biết phê-b́nh chỉ-trích

69.- Việc ǵ bạn cũng thích
a.) sắp đặt chuẩn-bị đàng-hoàng đâu vào đó
b.) cứ để tùy thời-cơ ứng-biến, không hẹn mà ḥ

70.- Bạn có khuynh-hướng
a.) suy-nghĩ tính toán hơn là để tự-nhiên
b.) để tự-nhiên hơn là suy-nghĩ tính toán

16 MẪU TÍNH-T̀NH CĂN-BẢN do các thành-tố E/I, N/S, T/F, J/P tạo nên
INFP    ENFP    INFJ    ENFJ
ISFP    ESFP    ISFJ    ESFJ
INTP    ENTP    INTJ    ENTJ
ISTP    ESTP    ISTJ    ESTJ

Khi 2 thành-tố trong một cặp (đôi) bằng nhau, xin ghi chữ X, do đó sẽ có 32 mẫu tính-t́nh hỗn-tạp như sau:
XNTP     XNTJ     XNFP     XNFJ
XSTP     XSTJ     XSFP     XSFJ
EXTP     EXTJ     EXFP     EXFJ
IXTP     IXTJ     IXFP     IXFJ
ENXP     INXP     ENXJ     INXJ
ESXP     ISXP     ESXJ     ISXJ
ENTX     INTX     ENFX     INFX
ESTX     ISTX     ESFX     ISFX

Tùy theo câu bạn trả lời, xin ghi dấu (v) vào cột (a) hoặc (b).

Nên dùng bút (viết) ch́ số 2 để có thể dễ tẩy xóa và thay đổi.

Xin đọc kỹ câu hỏi và trả lời cho thật đúng ư của bạn.

* C là tổng-số của A và B cộng chung lại theo như mũi tên chỉ

* Xin khoanh tṛn mẫu-tự nào có trị-số lớn hơn của mỗi cặp (đôi) chữ E-I, S-N, T-F, J-P.

* khi gặp cùng một trị-số, xin đọc một lần nữa cho chắc rồi ghi chữ X nếu vẫn giữ y như lần trước

* Loại tính-t́nh của bạn là những mẫu-tự đă khoanh tṛn được ghép lại, từ phía tay trái qua phía tay phải.

Chúng tôi vẫn giữ y nguyên các kư-danh và từ của Anh-ngữ, v́ tiện việc ghi chép và dễ nhớ hơn, trong khi chúng ta chưa có các từ chuyên-môn Việt-ngữ duy-nhất và chính-xác về khoa này.

 

 


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.