HIỂU M̀NH BIẾT NGƯỜI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

gxvnparis

 

 

CHƯƠNG 3

 

tính t́nh
trong việc chọn
bạn trăm năm

 

II.- TÍNH T̀NH TRONG HÔN-PHỐI

 

1.- người phối-ngẫu chịu chơi (sống phê) SP

Dù là người hướng-ngoại E hay hướng-nội I, dù là suy-tư T hay tâm-t́nh F, dù là nam hay nữ, người phối-ngẫu SP cũng tạo nên h́nh ảnh một người quán-quân chuyện chăn gối, một người xuất-chúng đ̣i hỏi những thí-nghiệm trong việc vợ chồng. Tuy nhiên, những chi-tiết như phải thí-nghiệm thế nào lại do người khác cung-ứng chứ chính người SP không nghĩ tưởng ra. Người SP thích nói chuyện về tính-dục, có những chuyện tiếu-lâm trong quần lót (đùi), và muốn những chi-tiết này nọ về đời sồng sinh-lư của người khác. Các tiểu-thuyết tả-chân về sinh-lư thường mô-tả mẫu người SP hơn là mẫu người khác. Người SP đáp-ứng dễ dàng các điều-kiện về thính-giác, vị-giác và xúc-giác hơn các mẫu người khác, v́ tất cả những cảm-giác này đều cụ-thể, thực-tế và khêu gợi. Những điều-kiện biểu-tượng như thi phú không làm rung động mẫu người SP.

Người SP chủ-trương sống là để hưởng-thụ, nên dù trong đời sống sinh-lư cũng như trong các hoạt-động vui chơi, làm việc, ngủ nghỉ, họ đều hưởng-thụ một cách tối-đa. Họ thích thay đổi trong mọi sự, kể cả vấn-đề sinh-lư. Người SP có thể cảm thấy hưởng thụ t́nh-ái v́ những biểu-lộ mâu-thuẫn, cũng như v́ say mê ái-t́nh. Có khi họ cảm thấy những giọt nước mắt, những lời căi cọ, những nét mặt giận hờn nơi người phối-ngẫu hoặc chính nơi họ lại trở nên nguồn kích-thích khơi-động. Những phim ảnh ma quái, tai-nạn, chiến-tranh, những h́nh ảnh t́nh-tứ lộ-liễu, mạnh bạo, dữ dằn có khi làm cho họ rung động. Những chuyện t́nh dài ḍng ṿng vo tam-quốc không lôi cuốn họ bao nhiêu, mà có khi c̣n làm cho họ mất kiên-nhẫn nữa. Những nữ-thần t́nh-ái và các vua làm t́nh trên màn ảnh dễ kích-thích họ. V́ hiểu theo nghĩa hưởng-lạc, họ luôn đi t́m kiếm thích-thú và mạo-hiểm. Những nhân-vật Romeo-Juliet, Héloise-Abélard chắc hẳn không phải là SP. Nói cho đúng, người SP sẽ cảm thấy tội-nghiệp cho những mối t́nh lẩm cẩm ḷng tḥng đó.

Người SP dễ thích-ứng và cảm thấy thoải mái với đời sống tính-dục. Có lúc họ tỏ ra cương-quyết về vấn-đề t́nh-ái, nhưng thực ra đó là hậu-quả của bản-năng hơn là do tính toán suy-nghĩ kỹ-lưỡng như người NT. Người SP dễ thấy ḿnh dính líu với người khác để rồi chỉ thấy thêm rắc rối, phiền phức, nên họ thắc mắc không biết phải làm sao để khỏi vướng mắc. Họ không muốn đương đầu thẳng với vấn-đề để t́m ra một giải-pháp, mà chỉ muốn dùng yên lặng tránh né với hy-vọng mọi sự sẽ êm xuôi. Người SP không thích kéo dài thời-gian gặp gỡ t́m hiểu, v́ họ muốn tự-do, kể cả tự-do biểu-lộ t́nh-cảm tùy như hoàn-cảnh xui khiến. Khi họ có ai biểu-lộ t́nh-cảm thân-mật thắm thiết và hứa hẹn đàng-hoàng, người SP có thể tỏ ra thô lỗ, cộc cằn và tàn-nhẫn, và khi đâu vào đó xong rồi, họ có thể quên những vết thương ḷng dễ dàng. Khi người SP không đáp-ứng ḷng mong đợi của người khác, họ sẵn sàng cải-tiến cho thích-hợp cho dù đôi khi sự cải-tiến đó không kéo dài được bao lâu.

Nói chung người SP có thái-độ vui vẻ, không hay chê trách. Họ chỉ hoàn toàn sống cho hiện-tại, nên có khi họ không chu-toàn đầy đủ các việc bổn-phận hằng ngày cho đúng giờ khắc, tuy nhiên họ không có ư bê trễ như vậy. Người SP dễ tức giận cũng như mau ra tay hành-động, nhưng mau giận rồi lại chóng nguôi. Họ dễ chấp-nhận những nhận-định và phê-b́nh về hành-động tốt cũng như xấu của họ, và chẳng nề-hà ngần ngại ǵ. Trong liên-hệ t́nh-nghĩa vợ chồng, người SP không để ư bao nhiêu đến thứ-tự ưu-tiên, việc ǵ họ cũng là quan-trọng như nhau và cũng dồn hết tâm-lực để chu-toàn. Việc nhỏ cũng như việc lớn đều được họ chú ư như nhau. Người dưng nước lă cũng được họ săn sóc như người thân-t́nh. Thái-độ này có thể làm cho người phối-ngẫu hiểu lầm và bực ḿnh nhiều. Có lúc bản-tính quảng-đại thoải mái của người SP sẽ gây nên sóng gió giữa hai vợ chồng khác chí-hướng (người SP có khi nghĩ rằng của vợ là của chồng, của chồng là của vợ, nên ai cho, hoặc cho ai cũng được vậy).

Người SP thích quà cáp: tặng quà và nhận quà. Người SP có tính thích tặng những món quà đắt tiền, và nhất là muốn nhiều người chứng-kiến và ghi nhận thành-quả của tấm ḷng quảng-đại này. Có khi trong nhà dư đồ dùng, quần áo, người SP cũng muốn mua một món quà đắt tiền để làm vui gia-đ́nh. Người SP thường tỏ t́nh âu yếm thân mật qua các quà tặng nhau. Họ thích thú phấn-khởi làm công việc tặng quà. Họ muốn đóng vai tṛ Tiên Ông ban phát quà cáp cho trần-gian măi măi. Người SP chỉ muốn sao người nhận quà được niềm vui thích, vẻ ngạc-nhiên thoải-mái.

Mặc dầu người SP tỏ ra rất hoạt-động lanh lợi, óc thực-tế bắt họ nh́n vào giây phút hiện-tại nên có khi họ quên không nh́n thấy khác biệt giữa phẩm và lượng trong liên-hệ t́nh-nghĩa. Họ chỉ chú-trọng tới lúc này, chỗ này, người trước mắt, nên họ không phân-biệt giá-trị một con người chung-thủy với một con người qua đường. Cũng có lúc người SP không nhận ra được các nguy-hiểm có thể xẩy ra trong liên-hệ t́nh-nghĩa. Người nữ SP dễ bị vướng mắc vào các liên-hệ không khôn-ngoan đủ. Người SP thường vội vàng hấp tấp trong những vấn-đề mà thánh cũng sợ vấp phải như t́nh-dục, xă-giao, hoặc đôi khi kinh-tế. Người SP có thể sống ăn uống thỏa thuê hôm nay rồi ngày mai nhịn đói cũng được. Hôm nay họ chi tiêu thả giàn, ngày mai họ tiết-kiệm từng xu. Họ muốn thụ-hưởng tiền bạc cũng như tính-dục. Người SP không muốn tiết-kiệm cho ngày mai về tiền cũng như t́nh. Họ dùng tiền bạc, thời-giờ, sức-lực để khám phá quán ăn mới, kiểu may mặc mới, bạn bè mới, xe nhà mới. Họ thích mua sắm dụng-cụ mới, gây dựng t́nh nghĩa mới, để rồi chỉ sau đó ít lâu lại đi kiếm thứ khác mới lạ hơn.

Người nữ SP tề-gia nội-trợ sẽ bù lắp khuynh-hướng hoạt-động qua các tiểu-xảo thủ-công-nghệ. Nhà cửa của nàng lúc nào cũng đầy đủ kế-hoạch với dự-án cần chu-toàn. Nàng chia mọi sự thành từng ngăn ô: lúc th́ lo nấu nướng thật cầu-kỳ, lúc th́ đan thêu thật tỉ mỉ. Nàng thích mầu mè sặc sỡ rực rỡ. Nàng thích cây cảnh đầy pḥng. Khách khứa ra vào lúc nào cũng được và nàng chẳng quan-tâm tới t́nh-trạng nhà cửa trang-hoàng luộm thuộm đâu. Nàng sẵn sàng để mọi sự chỗ nào y nguyên chỗ đó để tiếp khách: ăn uống, ngồi đứng tự-nhiên không g̣ bó. Người mẹ SP lo kiểm-soát con cái. Bà không thích quan-niệm chủ-trương mẹ phải phục-dịch con cái. Như thế không có nghĩa là bà cảm thấy mặc-cảm tội lỗi phải lo làm đúng cung cách y như người khác. Bà chỉ lo làm sao đúng y như bà nghĩ lúc hiện-tại thôi. Bà thường muốn và được con cái vâng lời, cho dù bà cũng để con cái được tự-lập khá nhiều. Bà không để cho con cái đè đầu đè cổ bà đâu. Người mẹ SP dễ để người khác góp phần vào việc giáo-dục con cái hơn là các bà mẹ mẫu tính t́nh khác. t.d. như khi đứa con đầu ḷng bắt đầu đi học lớp mẫu-giáo, bà tự kiềm-chế không hay can-thiệp như các bà mẹ mẫu tính t́nh khác.

Thường thường người SP thích phô-trương con người của ḿnh, và dù là hướng-nội hay hướng-ngoại họ cũng tỏ ra dễ tính chịu chơi. Họ dễ t́m được người bạn t́nh đúng ư họ muốn sau một cuộc t́m hiểu gặp gỡ. Nếu người phối-ngẫu của người SP không để bị kẹt vào những hy-vọng viển-vông của người SP, liên-hệ t́nh-nghĩa giữa hai người có thể phát-triển trở nên nếp sống thoải mái hoạt-động. Nếu người phối-ngẫu mong đợi người SP quá mức, dĩ nhiên cả hai người đều sẽ phải bực ḿnh. Người SP dễ sống ḥa-hợp trong vấn-đề tính-dục, họ không dễ dứt bỏ t́nh-nghĩa. Khác với người NF suốt đời đi t́m kiếm mối t́nh lư-tưởng, người SP không có khuynh-hướng tưởng-tượng ra rằng một mối t́nh khác sẽ có thể tốt đẹp hơn.

 

2.- người phối-ngẫu chịu (siêng) làm SJ

Người phối-ngẫu SJ nam cũng như nữ coi đời sống tính-dục là một vấn-đề quan-trọng. Người SP dùng hoạt-động tính-dục để quên đi những khó khăn trở ngại, nhưng người SJ nhất là phái nam chỉ muốn hoạt-động tính-dục làm cho họ thoải mái dễ chịu, bớt mệt nhọc, được vỗ về nâng niu. Sau khi được thỏa-măn dục-t́nh, người SJ có khuynh-hướng lo lắng cho người phối-ngẫu cũng được an-vui thoải mái.

Những mẫu người khác có thể coi dục-t́nh như một hoạt-động làm cho cả vợ lẫn chồng đều thích-thú, c̣n người SJ thường tỏ ra biết ơn người vợ v́ đă cho chồng được vui thỏa, v́ đă tặng chàng một món quà quư giá, v́ đă ban cho chàng một ân-huệ đặc-biệt. Ít khi chàng có thể quan-niệm được rằng nàng cũng được rung cảm sung sướng như chàng. Người SJ nữ thường cùng có một quan-niệm, coi nhu-cầu sinh-lư của chồng quan-trọng hơn của ḿnh, cho rằng sinh-lư là nhiệm-vụ người vợ phải chu-toàn đầy đủ cho chồng hơn là một thú vui nàng được quyền hưởng-thụ.

Người SJ thường chung-thủy với lời thề hứa thành-hôn. Người nam SJ có thể lăng-loàn trước khi cưới, nhưng sau khi thành-hôn, chàng chỉ lo cho gia-đ́nh và lo chăm chỉ làm việc. Người nữ SJ ít khi có kinh-nghiệm chăn gối trước khi cưới, và dù có kinh-nghiệm đi chăng nữa, thường đó là v́ bạn bè làm áp-lực, v́ nại cớ ai cũng làm như thế, v́ không muốn bị chọc quê.

Người SJ cả nam lẫn nữ đều coi dục-t́nh như là một dịch-vụ người vợ phải cung-ứng cho chồng, một nghĩa-vụ nàng phải lo chu-toàn để bù lại những bảo-đảm kinh-tế và xă-hội. Họ thường không thích thí-nghiệm nhiều kiểu làm t́nh. Thông thường người nam SJ muốn làm t́nh sao là cứ làm như vậy măi. Người nam SJ thường quan-tâm tới vợ ḿnh, nhưng cả người SJ nam lẫn nữ đều tin rằng người vợ không cần phải được khoái ngất. Họ cứ tưởng rằng gái chính-chuyên không mơ tưởng chuyệïn ái-ân như vậy. Trong khi đó hễ người nam SJ có dịp tiếp-xúc giao-tiếp với các bạn trai và một số bạn gái thân-tín, như khi đi săn, uống rượu, liên-hoan, họ có thể hành-động giống như người SP: nói chuyện tiếu-lâm pḥng the rất xôm tṛ. Người nữ SJ không thích nói chuyêäïn pḥng the dù là với bạn gái hay bạn trai.

Người SJ hiểu rơ rằng chuyện chăn gối vợ chồng là để sinh-dưỡng con cái, chứ không phải chỉ để tạo niềm vui ái-ân. Họ quan-niệm rằng có con cái sẽ đem lại niềm vui và an ủi cũng như tiếp-tục truyền-thống gia-đ́nh. Người SJ chỉ làm t́nh ban đêm, trong pḥng ngủ, càng nhẹ nhàng càng hay, và càng sống lâu th́ càng giảm bớt đi. Cho dù thời nay xă-hội có cởi mở hơn, phụ-nữ có được giải-phóng hơn, người SJ cũng không coi dục-t́nh là để thỏa-măn thích-thú.

Người SJ có khuynh-hướng biểu-lộ t́nh-cảm và cử-chỉ thân-ái theo đường lối thông thường, dùng những chữ diễn-tả tỉnh yêu theo nghi-thức định-lệ cổ-truyền, tặng quà bánh trong những dịp thuận-tiện. Những món quà này thường có giá-trị riêng biệt đáng quư, đáng lưu giữ. Nghi-thức trao tặng cũng rất là quan-trọng chứ không như người SP chỉ thích làm bất-ngờ ngạc-nhiên và cần có người chứng-kiến. Người SJ nam cũng như nữ trước khi làm t́nh, không thích thảo-luận triết-lư, bàn căi tôn-giáo, nói chuyêïn nghệ-thuật hoặc suy-tư đạo-đức. Làm t́nh là một chuyện, triết-lư là một chuyện. Người SJ không hiểu nổi tại sao lại phải yêu cuồng dại yêu si mê, v́ cho dù họ có thể thích tưởng-tượng một chút, nhưng rồi cũng rất mau bắt tay vào cuộc sống hiện-tại. Người SJ chỉ thích tỏ t́nh thân-ái lăng-mạn khi c̣n gặp gỡ làm quen trước khi cưới. Một khi ván đă đóng thuyền, họ chuẩn-bị ưu-tiên lo tiến-thân nơi sở làm, tạo dựng mái ấm một gia-đ́nh, nối ṿng tay chọn bạn bè, giao-tiếp xă-hội. Ngay từ những ngày đầu thành-hôn, đời sống tính-dục của họ cũng đă có nề nếp đâu vào đó và cứ như vậy mà sống suốt đời. Thông thường người SJ không thích những ǵ là bất ngờ và bất-thường. Người nam SJ may ra mới thử làm một ṿng lả lướt ngoài ṿng cương-tỏa của gia-đ́nh, nhất là khi không được hạnh-phúc chăn gối trong nhà.

psycho

Người SJ khó hiểu được nhu-cầu t́nh-cảm của các mẫu người khác, như các mẫu người NF và NT đều coi các việc bên ngoài pḥng the như cần-thiết giúp cho hoạt-động tính-dục. Người SJ có thể nổi cơn nóng giận, chỉ-trích chua cay, mắng mỏ chửi rủa, rồi đ̣i hỏi người phối-ngẫu bỏ quên những chuyêïn đó đi để làm t́nh. Họ không hiểu được hậu-quả của những chuyệïn tiêu-cực đó có ảnh-hưởng tới việc gợi hứng làm t́nh. Họ cứ tưởng rằng bao lâu họ săn sóc lo lắng cho người phối-ngẫu, chịu trách-nhiệm giữ ǵn sức khỏe và cuộc đời của người phối-ngẫu, là họ có quyền góp ư-kiến sửa sai xây dựng mà không sợ làm suy giảm t́nh-cảm của người phối-ngẫu.

Người SJ thích chiếm-đoạt, muốn cái ǵ cũng là của ḿnh. Họ thường nói ‘nhà tôi’, ‘con cái tôi’, ‘xe của tôi’, ‘sở tôi làm’, ‘trường tôi học’ v.v...và của cải vật-chất chiếm chỗ quan-trọng trong cuộc đời của họ. Họ cẩn-thận bảo-vệ, duy-tŕ, ǵn giữ, săn sóc, quư mến mọi của cải họ có và không muốn để phí-phạm. Người SJ có tính cẩn-thận về tiền bạc và làm sổ sách đàng-hoàng, đặt kế-hoạch cho tương-lai, có khi v́ đó mà hiện-tại bị ảnh-hưởng. Người SJ hiểu rơ tầm-mức quan-trọng của bảo-hiểm, tiết-kiệm, trái-phiếu công-khố. Họ cũng hiểu ích-lợi của tài-sản, dụng-cụ, xe cộ, quần áo. Tất cả những thứ đó có nhiệm-vụ phục-vụ con người chứ không phải có ư để phô-trương: phải tận-dụng mọi tài-sản, đến khi không dùng được nữa th́ cho cơ-quan xă-hội, chứ không nên vất bỏ đi phí-phạm. Người SJ bảo-vệ tài-sản thật đàng-hoàng, và họ cũng muốn người chung quanh họ như gia-đ́nh, hàng xóm, nhân-viên cùng sở phải làm y như vậy.

Người nữ SJ , nhất là người hướng-nội coi gia-đ́nh là trung-tâm-điểm của cuộc sống và loại-trừ tất cả mọi sự khác: săn sóc cho chồng con, lo nấu ăn, giữ ǵn nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp là hết thời-giờ của nàng rồi, và nàng cũng coi đó là lư-do nàng muốn sống. Vào tuổi hồi-xuân khi con cái đă khôn lớn và lập-thân ra ở riêng hoặc đi xa, nàng có thể dễ bị khủng-hoảng nặng v́ hiện-tượng ‘tổ ấm trống rỗng’. Người nam SJ hồi-hưu cũng có thể gặp phải một khủng-hoảng tương-tự: đối với chàng, nghề-nghiệp là trung-tâm-điểm cuộc đời cũng giống y như gia-đ́nh đối với nàng vậy. Cả nam cũng như nữ SJ có khi lo lắng ưu-tư về những người ở xa và t́m đủ cách để liên-lạc qua điện-thoại, qua thư-từ. Đôi khi người SJ lo lắng ưu-tư thái-quá về những tai-họa họ mường-tượng ra hơn là sự thực có như vậy.

Người SJ không thích những thay đổi thường-xuyên và khủng-hoảng cấp-tốc trong gia-đ́nh cũng như nơi sở làm. Cha mẹ SJ thường không muốn con cái bỏ truyền-thống tập-tục trong gia-đ́nh. Họ cảm thấy cái ǵ là đúng là sai. Người SJ cảm thấy có nhiệm-vụ phải bảo-vệ chân-lư như mẫu-mực tiêu-chuẩn cho mọi người. Họ đ̣i hỏi mọi người, mọi sự, mọi thể-thức, mọi thành-quả phải hợp lư hợp t́nh và hợp đường lối cổ-truyền của họ.

Người SJ thích nói nhiều về quá-khứ dĩ-văng. Họ hiểu biết giá-trị truyền-thống, gia-phả của gia-đ́nh, và quư-trọng các câu chuyện t́nh-tiết về gia-đ́nh họ. Họ có khuynh-hướng mời mọc họ hàng tới nhà, liên-lạc với thân-quyến xa gần, tôn-trọng các lễ-nghi cổ-truyền như ngày giỗ chạp, kỷ-niệm. Khi có giờ rảnh rỗi, người SJ sẽ lo hoạt-động cho nhà thờ, cộng-đồng, tổ-chức văn-hóa xă-hội. Người phối-ngẫu SJ thường gia-nhập một tổ-chức sinh-hoạt cộng-đồng và thường dễ nhận ra v́ họ giữ chức-vụ quan-trọng trong các tổ-chức đó.

Người SJ có khả-năng tổ-chức thời-giờ để làm các công việc hữu-ích, những việc có mục-tiêu và nhiệm-vụ rơ rệt. Người SJ không có khuynh-hướng phí thời-giờ để tán gẫu phí-phạm, t.d. đọc báo th́ có ích hơn là đọc tiểu-thuyết. Người SJ quan-niệm rằng thời-giờ là để sử-dụng cho hữu-ích, chứ không phải để phí-phạm. Họ có khuynh-hướng giữ đúng giờ và muốn người phối-ngẫu cũng phải làm như vậy. Họ thích đặt thời-khóa-biểu cho họ và có khi c̣n làm dùm người khác nữa. Người SJ muốn các buổi hội-họp gặp gỡ tiến-diễn theo chương-tŕnh đă dự-liệu, có vui nhộn nhưng đừng quá lố. Người SJ không ngại hy-sinh thời-giờ cho gia-đ́nh cũng như người khác, miễn là có lư-do đàng-hoàng.

Những người phối-ngẫu SJ ít khi phàn-nàn v́ chán-nản. Họ bằng ḷng sống b́nh-thản và được hạnh-phúc sống theo tập-quán. Có khi họ thích ăn măi một nhà hàng, đi chơi cùng một chỗ năm này qua năm khác, vui chơi cùng một số bạn bè cùng một nơi măi măi.

Người phối-ngẫu SJ có khả-năng truyền-đạt thái-độ ấp-ủ săn sóc cũng như một thái-độ phê-b́nh chỉ-trích. Theo trường-phái phân-tích liên-hành-động, họ phát-xuất từ hai trạng-thái bản-ngă có cha mẹ vừa phê-b́nh vừa săn sóc. Đối với người phối-ngẫu SJ, săn sóc lo lắng cho gia-đ́nh có nghĩa là phải có nhiệm-vụ để người nhà biết điều phải và làm đúng lúc: điều phải điều đúng là do cha mẹ và truyền-thống lưu lại. Người SJ có khuynh-hướng dẹp bỏ tính bộc-phát, cho dù khi bị mệt nhọc và bị căng thẳng, họ có thể bỗng dưng nổi cơn khùng lên, dùng lời châm-biếm chua cay, và có khi dùng bạo-lực để khuất-phục nữa, cho dù đây là trường-hợp rất họa-hiếm.

Người SJ có nhu-cầu muốn phục-vụ và thích gia-nhập các định-chế tổ-chức giúp cho họ trung-thành, kiên-cường, trách-nhiệm, đáng tin để người khác có thề tín-cẩn, lệ-thuộc, hiểu biết và tin cậy sử-dụng được. Họ không có tính bỏ bê gia-đ́nh vào giữa đường đời., hoặc chi tiêu vung vít hết cả tiền tiết-kiệm. Họ là những người tề-gia nội-trợ tuyệt vời, và là thành-viên ưu-tú của các sinh-hoạt cộng-đồng như gia-đ́nh, giáo-hội, chính-quyền, tổ-chức xă-hội. Họ là những cột trụ nâng đỡ xă-hội được đứng vững.

 

3.- người phối-ngẫu nghiêm-túc (năng tiến) NT

Người phối-ngẫu của người NT dám tin được rằng người NT quên sót không lo lắng quan-tâm ǵ, không hiểu biết những công việc thường ngày trong nếp sống gia-đ́nh. Người phối-ngẫu của người NT ước mong được nh́n thấy, cảm thấy những biểu-lộ tâm-t́nh, những cử-chỉ thân-ái nơi người NT. Đảo lại, người NT ngạc-nhiên không hiểu tại sao cách họ liên-hệ, biểu-lộ t́nh yêu lại bị coi là thờ ơ lănh-đạm.

Người NT tỏ vẻ lạnh nhạt, vô-tâm dưới cái nh́n của người thuộc mẫu tính t́nh khác. Họ có khuynh-hướng kiểm-soát và che dấu cảm-xúc của họ dưới nét mặt b́nh-thản bất-động, chỉ có con mắt để lộ chiều sâu tâm-t́nh thôi. Người NT không thích biểu-lộ t́nh-cảm một cách công-khai chút nào cả.

Người NT ghét lặp đi lặp lại những lời nói thừa thăi, nên ít khi họ biết dùng lời nói để diễn-tả t́nh-cảm. Những người thuộc mẫu tính t́nh khác có thể cho đó là lạnh nhạt, đáng thương, và họ dễ bị mất ḷng v́ thái-độ rụt rè đó. Nhưng đối với người NT, nói đi nói lại về tâm-t́nh đă có đồng-nghĩa với thái-độ nghi ngờ không dám chắc ḿnh có tâm-t́nh đó. Đối với họ, một khi đă quyết-định là họ phải giữ vững lập-trường và thái-độ cho đến khi họ tuyên-bố thay đổi. Chính v́ thế, họ không thấy cần phải nhắc đi nhắc lại những ǵ đă rơ ràng hiển-nhiên. Trong cuộc sống chăn gối vợ chồng, người NT không dễ để cho bản-năng cảm-xúc thúc đẩy một sớm một chiểu, nhưng họ có khuynh-hướng suy-nghĩ đắn đo cẩn-thận, cân nhắc từng li từng tí mọi hành-động, mỗi cử-chỉ.

Một khi đă nắm chắc được vấn-đề, người NT sẽ tiến-hành theo kế-hoạch dự-tính. Nếu có ǵ không ổn, họ sẽ phủi tay bỏ đi, cho dù đôi khi có một chút luyến-tiếc. Một khi người NT đă quyết-định, khó mà họ có thể thay ḷng đổi dạ được, miễn là người phối-ngẫu đă đáp-ứng lại. Và dĩ nhiên họ tiếp-tục tiến-hành y như họ đă dự-tính trước. Nếu quyết-định có liên-hệ đến cả cuộc đời, họ sẵn sàng dấn-thân trọn vẹn suốt đời. Nếu quyết-định chỉ có ảnh-hưởng ngắn hạn, họ sẽ sống theo ngắn hạn. Đây là đường lối hoạt-động theo kế-hoạch của người NT: nếu quyết-định có tính cách trường-kỳ dài hạn, họ thấy không cần-thiết phải nói bằng lời nữa, v́ họ cho rằng điều quyết-định đó là hiển-nhiên; nếu quyết-định có tính cách ngắn hạn, họ thấy cần phải nói ra bằng lời, v́ thấy mọi sự chưa rơ ràng minh-bạch, bởi lẽ chưa có đủ thời-giờ cho người khác hiểu rơ. Người NT tôn-trọng lời hứa cho dù liên-hệ t́nh-nghĩa không được trọn vẹn như họ mong ước, và cũng không thích nói lên những bực dọc khó chịu họ gặp phải.

Người NT không quy trách-nhiệm cho người phối-ngẫu mỗi khi có điều bất-ḥa, nhưng tự coi như họ có trách-nhiệm phải làm những ǵ có thể để tái-tạo sự ḥa-hợp. Khi những người NT họp thành một nhóm, ít khi họ có tranh-chấp mâu-thuẫn cá-nhân, nhưng họ thích tranh-luận về trí-thức, v́ họ nhận thấy bàn căi về t́nh-cảm chỉ đưa đến đổ vỡ. Nói chung, người NT sẽ bỏ đi khi có bàn căi về t́nh-cảm.

Người NT thường có thái-độ kỳ-cục về những quy-ước trong đời sống sinh-lư. Luật-lệ của xă-hội chẳng có ảnh-hưởng trên họ bao nhiêu, nhưng họ vẫn sống theo tiêu-chuẩn đặc-thù riêng của họ. Người NT có quy-luật riêng cho đời sống sinh-lư của họ, và có khi trùng-hợp với quy-ước xă-hội, có khi không.

Cần phải để dành nhiều thời-giờ và nghị-lực mới tạo nên được t́nh-nghĩa cũng như liên-hệ sinh-lư với người NT hơn các mẫu người khác, nhất là người NT hướng-nội. Đặc-biệt là họ khác hẳn với mẫu người SP thật dễ dàng trong hai lănh-vực t́nh-nghĩa và sinh-lư. Thông thường các mẫu người khác lại không chịu để dành nhiều thời-giờ và nghị-lực như người NT mong muốn. Ngay cả người NT hướng-ngoại cũng vậy, bề ngoài có vẻ dễ làm quen, nhưng thực ra cũng khó mà hiểu được họ, v́ cơ-cấu tâm-t́nh con người NT thật là phức-tạp và có nhiều uẩn-khúc. Bạn bè và người phối-ngẫu của người NT luôn tỏ ra ngạc nhiên khi thấy tâm-tính của người NT mang một sắc-thái mới, sắc-thái trước kia chưa xuất-hiện.

Cách riêng người nữ NT có khuynh-hướng để cho tính-dục bị chi-phối bởi tri-thức. Tính thích lư-luận của họ có thể làm lu mờ những biểu-lộ t́nh-cảm, dù những t́nh-cảm này được phát-triển hay chưa. Nếu người nữ NT chưa phát-triển đủ t́nh-cảm, họ có thể cảm thấy khó mà được khoái-cảm tột-đỉnh, trừ phi người chồng chịu khó dùng thời-giờ, kiên-nhẫn để t́m hiểu nhu-cầu của nàng là phải giúp nhau khám-phá ra những quan-niệm tri-thức. Người nữ NT khó có thể được kích-thích về tính-dục do một người chồng thua nàng về tri-thức. Người nam NT lại có quan-niệm khác về b́nh-đẳng tri-thức. Họ muốn b́nh-đẳng vừa phải thôi, có nghĩa là nói chung th́ đừng có quá kém cỏi. Như vậy người nữ NT tài giỏi khó mà kiếm được một người chồng môn-đăng hộ-đối.

Dù sao người NT dù nam hay nữ cũng có thể t́m cách khám-phá ra những cách tạo niềm vui sảng-khoái về phương-diện tính-dục. Nếu họ coi đây là lănh-vực chuyên-môn của họ, họ có thể là chuyên-viên thành-thạo về vấn-đề tính-dục. Họ có khuynh-hướng thu-thập đầy đủ mọi hiểu biết tâm-sinh-lư về nghệ-thuật làm t́nh, và nhận-định rằng nghệ-thuật làm t́nh đ̣i hỏi hai người phải có nhiều sở-thích chung khác, ngoài chuyện chăn gối. Người NF có thể cho là không t́nh-tứ lăng-mạn chút nào cả khi phải t́m hiểu nghiên-cứu đầy đủ về vấn-đề tính-dục để viết thành sách (như trường-hợp Masters & Johnson, 1966), c̣n người NT lại coi đó như là cơ-hội thuận-tiện để chuyển-đạt những khám-phá khách-quan này thành những hành-động tính-dục đầy sáng-tạo.

psycho

Ngoài chuyệïn chăn gối, người NT khó t́m được cách giải-trí nào khác. Nói chung, họ có khuynh-hướng đứng đắn, nghiêm-trang. Họ cảm thấy thích-thú đối-thoại về những siêu-thể trừu-tượng, những đề-tài mà các mẫu người khác coi là chán ngán. Đối với người NT, tính cách khôi-hài đùa cợt phải thật là tế-nhị, và thường là trong cách chơi chữ tài-t́nh. Đặc-biệt họ thích những lời nói bông đùa hai ư, và khác với người SP hoặc đôi khi người SJ, họ không thích kể chuyện tiếu-lâm có pha mùi tính-dục trong đó. Họ coi đó là khiếm-nhă, không lịch-sự, nhất là khi có mặt người khác phái.

Cuộc sống t́nh-cảm của người NT thường chỉ gồm có một vài liên-hệ t́nh-nghĩa thật sâu đậm. Họ không thể nào chịu cảnh chồng chung vợ chạ. Họ không chấp-nhận việc thay vợ đổi chồng một cách dễ dàng. Người NT không muốn nói với người phối-ngẫu về những mối t́nh cũ đă qua, và cũng chẳng muốn nói ǵ về người phối-ngẫu cho bạn bè biết.

Người NT bắt đầu đời sống tính-dục trong trí tưởng-tượng, cũng giống như người NF. Cả hai đều có thể cảm-nghiệm được những tinh-tế trong việc gợi t́nh mà những người có khuynh-hướng S như SJ và SP coi như là không thích-hợp hoặc không đo lường được. Trong việc chăn gối, người NT có thể đầy sáng-kiến, nhiều tưởng-tượng và được phấn-khởi thích-thú. Liên-hệ t́nh-nghĩa càng sâu đậm mật-thiết, người NT càng cảm thấy thích-thú thỏa-măn. Tuy nhiên đôi khi họ cũng cảm thấy cần phải giải-tỏa sinh-lư, nhất là khi những căng thẳng dồn nén về sinh-lư làm cản trở một công việc quan-trọng của họ. Trong trường-hợp này, họ sẽ t́m cách giải-quyết thật mau lẹ, tiện sao làm vậy.

Người NT có khuynh-hướng ít để ư đến việc thu-tích tiền của, v́ thế sống đời đôi bạn, họ dễ bằng ḷng với các tiện-nghi vừa phải. Người NT không thích t́m kiếm của cải mà coi đó như mục-đích cuộc đời. Họ chỉ thích thưởng-thức vẻ đẹp của đồ vật, nh́n ngắm đường nét của kiểu-mẫu và dinh-thự, say sưa cách sử-dụng hào-hoa trang-nhă qua các đồ dùng họ có. Họ thích nh́n ngắm một xe thật sang-trọng, một phi-cơ triển-lăm, một tác-phẩm nghệ-thuật, cho dù họ có hay không có những thứ đó. Tính cách đặc-biệt của người NT là thích chiêm-ngắm hơn sở-hữu: tính cách đó có thể làm cho người phối-ngẫu khác tâm-tính phải khó chịu mất kiên-nhẫn. Đôi khi người NT tỏ ra coi thường chẳng để ư sắm sửa các tiện-nghi vật-chất làm cho liên-hệ t́nh-nghĩa vợ chồng bị sứt mẻ. Cho dù đôi khi có người NT muốn sắm sửa một chút, nhưng ít khi mà họ cảm thấy phấn-khởi hăng hái đủ để gây dựng được nổi sự-nghiệp cơ-đồ. Người NT mau trở về với thế-giới trừu-tượng đầy lư-thuyết để rồi ư-nghĩ làm giàu mau tan biến, cho dù thỉnh thoảng có lảng vảng trở lại rồi lại biến tan.

Người NT ít khi cạn hứng thu thập sách vở và trau dồi kiến-thức: năm này qua năm khác, họ vẫn say mê sách vở. Nhà của họ lúc nào cũng tràn ngập sách vở báo chí đủ loại. Thực-tế cho thấy người phối-ngẫu không phải NT thường thường nhận-định rằng người NT chú-trọng tuyệt-đối vào thế-giới trừu-tượng của lư-thuyết và kỹ-thuật. mà quên để ư đến người phối-ngẫu của ḿnh. Cho dù người NT coi như ra vẻ quên cuộc sống gia-đ́nh bao quanh họ, nhưng nếu có ai nhắc nhở cho, họ lại tỏ ra quan-tâm để ư. Người NT thường sao lăng cuộc sống giao-tế xă-hội, nhất là người NT hướng-nội, và ít để ư đến những buổi họp mặt gặp gỡ thân-t́nh, trừ khi có ai nhắc giúp chỉ dùm ngày giờ, địa-điểm. Điều đó có thể gây trở ngại cho người phối-ngẫu thích vui mừng tổ-chức những lễ lạc, kỷ-niệm như sinh-nhật, giáp năm v.v...

Người NT và người NF hướng-nội có khuynh-hướng xây dựng liên-hệ t́nh-nghĩa thân-mật một cách từ-tốn: họ phát-triển liên-hệ trí-thức mau hơn liên-hệ xă-hội rất nhiều. Người NT và NF nhận thấy liên-hệ sinh-lư càng ngày càng trở nên phức-tạp hơn, và họ coi khía cạnh sinh-lư t́nh-dục mang đầy ư-nghĩa tinh-tế. Việc giao-hợp có ư-nghĩa cao-siêu hơn là chỉ để thỏa-măn t́nh-dục. Người NT hướng-nội sẽ có liên-hệ sinh-lư ít hơn là người NT hướng-ngoại. Những thói quen tập-quán của cuộc sống hằng ngày như việc làm, nhất là những việc tạo nên mâu-thuẫn, có thể gây nên trở ngại cho đời sống t́nh-cảm và sinh-lư, nhất là đối với người NT hướng-nội (cũng như người NF hướng-nội), làm cho họ khó biểu-lộ và diễn-tả. Người NT có thể giao-hợp v́ t́nh yêu tha thiết sâu đậm, hoặc ngược lại chỉ v́ cực chẳng đă, cho bơ ghét.

Thông thường người NT coi bổn-phận gia-đ́nh rất là quan-trọng, nhất là bổn-phận đối với cha mẹ và con cái, và giữa vợ chồng. Tuy nhiên những người trong gia-đ́nh lại thường coi họ như xa cách, hơn là các mẫu tính t́nh khác. Người NT không thích làm chủ thể xác và hành-động của người phối-ngẫu như các mẫu tính t́nh khác. Khi ai có lầm lỗi, dù là người trong gia-đ́nh hay người ngoài, người NT không coi đó là lầm lỗi của ḿnh, và xử-sự một cách rất khách-quan. C̣n lỗi của chính ḿnh th́ người NT coi là không thể biện-minh hoặc tha-thứ được. Người NT thích-thú trong vai tṛ làm cha mẹ: thích nh́n thấy con cái lớn lên hoặc người phối-ngẫu tăng-trưởng nhưng họ chỉ thích đứng xa nh́n ngắm hơn.

 

4. người phối-ngẫu nhân-fẩm NF

Nếu có ai chết v́ yêu, chắc hẳn người đó phải là NF. Romeo và Juliet là tiêu-biểu cho loại mẫu người NF, không thể sống mà không có nhau, nên đă chọn cái chết để được gần nhau và trọn vẹn với nhau. Những cặp t́nh-nhân trứ-danh trong lịch-sử như Anthony và Cleopatra, những nhân-vật lăng-mạn trong tiểu-thuyết như Héloise và Abélard đều thi-vị-hóa mối t́nh của họ trong nghệ-thuật. Người NF có tài tạo nên mối t́nh lăng-mạn thần thánh. Do đó những chữ ‘sinh-lư, sắc-dục’ nghe rất lỗ măng trần-tục đối với tai người NF. Họ thích những chữ ‘yêu thương, cảm mến’ hơn để nói lên khía cạnh thể xác con người. Người NF nam cũng như nữ đối-xử với người phối-ngẫu một cách dịu dàng, từ-tốn, thông-cảm, biểu-lộ và diễn-tả t́nh yêu dễ dàng và thường-xuyên qua ngôn-từ cũng như cử-chỉ. Người NF có tài ăn nói, nên họ có thể diễn-tả đầy-đủ chi-tiết t́nh-cảm của họ một cách khéo léo tinh-tế mà các mẫu người khác không thể làm được. Người NF không ngần-ngại dùng thơ, nhạc, văn-chương để tô-điểm cho cuộc t́nh của họ. Mối t́nh lăng-mạn trong cuộc sống của người NF được triển-nở là nhờ những biểu-lộ t́nh-cảm yêu đó. Người NF có khuynh-hướng thần-tượng-hóa mối t́nh của họ, coi đó như là mối t́nh độc-nhất hoàn-hảo. Chuyện t́nh của họ nghe như có vẻ trong tiểu-thuyết vậy. Người phối-ngẫu NF chắc chắn sẽ sống trăm năm hạnh-phúc, và chứng-minh ư-định đó qua đối-tượng họ theo đuổi. V́ họ theo đuổi một t́nh yêu lư-tưởng, nên họ luôn luôn có phấn-khởi thích-thú để đi t́m một người bạn hoàn-toàn về tinh-thần cũng như thể-lư. Họ muốn sống với nhau thực sự, rất thân-mật ấm-cúng. Con người của họ muốn chứng-tỏ họ thực là một người bạn phối-ngẫu.

Người NF thích-thú theo đuổi những chuyện có thể xẩy ra hơn là những sự thực trong đời họ, nên họ cũng thích-thú theo dơi những liên-hệ t́nh-nghĩa có thể xẩy ra. Khi họ bắt đầu một mối t́nh, đối-tượng trở nên trung-tâm-điểm cuộc đời của họ. Họ đặt tất cả nghị-lực chủ-tâm vào đó và không thể từ-nan một cố-gắng nào mà không dùng để xây đắp cho mối t́nh đó. Khi t́nh yêu bất-diệt đă khơi-mào, và khi người nam NF đă được thỏa-măn thể-lư, cũng như khi người nữ NF được an-tâm vững dạ v́ được yêu, t́nh yêu của họ sẽ đem lại hạnh-phúc t́nh-tứ thật lăng-mạn. Người nam NF cũng như người nữ NF thật mù quáng, ít khi có thể nhận ra các khuyết-điểm của người t́nh trong ṿng đầu của t́nh-ái. Cuộc đời tưởng chừng như sẽ được trọn đời hạnh-phúc, cho dù họ ít khi t́m hiểu cho rơ chi-tiết làm sao cho được trọn đời hạnh-phúc. Người t́nh NF có những cử-chỉ thật t́nh-tứ, những lời nói thật bay bướm, và hay lư-tưởng-hóa, thần-thánh-hóa cuộc t́nh. Có khi họ coi những mơ ước y như thể thực-tại. Đôi khi trí tưởng-tượng về đời sống sinh-lư không đáp-ứng được theo những đ̣i hỏi thực-tế của cuộc sống, nhất là nơi người nam NF.

H́nh như người nữ NF có khả-năng kéo dài thời-gian t́nh-tứ lăng-mạn và đi sâu hơn là người nam NF. Khi người nam NF đă được thỏa-măn về sinh-lư rồi, họ dễ mất cảm-hứng để rồi đi t́m một mối t́nh tưởng-tượng khác. Với tâm-tính phiêu-diêu lăng-du, họ như bị thúc-bách phải đi t́m cho ra những ǵ hơn người, phải theo đuổi những giấc mộng thật lớn, phải chiếm-hữu cho được những thần-tượng t́nh-ái trong màn ảnh, để làm người t́nh, người mẹ, người yêu, người vợ, người con gái, người mẫu. Thực ra người phối-ngẫu của họ không có thể trở nên tất cả như vậy cho họ. Người nam NF muốn yêu cuồng sống vội, có khuynh-hướng biểu-lộ t́nh yêu như bất-diệt mà vội tàn, bằng cách sống như thể mối t́nh đă qua rồi vậy. Người nữ NF không có khuynh-hướng đó: trái lại, sau khi thụ-hưởng t́nh yêu thể-lư, họ t́m cách để tăng-cường t́nh yêu làm cho t́nh yêu trở nên bền chặt hơn. Nàng tỏ ra quyến-luyên, dâng hiến nhiều hơn, tiếp-tục sống t́nh-tứ lăng-mạn, tin rằng t́nh yêu sẽ trọn-hảo, gán cho những công việc tầm-thường một ư-nghĩa trọng-đại cao cả, quan-trọng-hóa những liên-hệ với người yêu, và dám sẵn sàng chết v́ yêu. Ít khi nàng bực bội v́ chuyện giao-hoan. Nàng không quan-tâm tới khoái-cảm thể-lư của nàng bao nhiêu, miễn sao được vui sướng v́ dâng hiến trọn vẹn cho chàng. Điều quan-trọng là làm sao chàng được thoải-mái sảng-khoái. Người nam NF dễ quen quá hóa nhàm, nhưng người nữ NF không có t́nh-trạng như vậy. Người SP có thể tự-hào như Dorothy Parker: “Anh thành-thực bao nhiêu, em chính-chuyên bấy nhiêu, chứ không kẻ trước người sau” C̣n người nữ NF th́ có khuynh-hướng nh́n nhận rằng một khi đă yêu là yêu đến trọn cuộc đời. Dĩ nhiên có khi t́nh yêu không được trọn-hảo, nhưng như thế không có nghĩa là t́nh yêu sẽ không có cơ-hội trở nên trọn-hảo. Rất may là cả người nam cũng như nữ NF đều có khả-năng yêu tha-thiết đậm-đà vượt qua những giới-hạn thể-lư, để nhờ đó họ có khả-năng tạo-dựng một t́nh-nghĩa bền-vững thoải-mái.

Trong thập-niên vừa qua, có một hiện-tượng thật kỳ-lạ đă xuất-hiện, có lẽ là do đặc-tính người nữ NF muốn duy-tŕ ước mơ t́nh-tứ lăng-mạn cho dù gặp phải thực-tế trái ngược: đó là phong-trào cách-mạng luyến-ái sinh-lư (sex revolution). Đa-số nhóm lănh-đạo phong-trào cách-mạng luyến-ái sinh-lư là người nữ NF. Chính những người nữ NF đă lớn tiếng chối-từ những tiêu-chuẩn mâu-thuẫn hàng hai về luyến-ái sinh-lư. Chính họ là những người đ̣i hỏi phải được khoái-cảm sinh-lư y như chồng. Chính họ là những người quyết-định rằng chưa chắc họ đă thành-thực và chung-thủy với chồng. Hiểu theo một cách nào đó, họ là những người quyết-định rằng họ có thể tiến-tới tạo-dựng được một t́nh-nghĩa tốt đẹp hơn, thoải-mái hơn. Càng ngày càng có nhiều người sẵn sàng mạo-hiểm dấn-thấn đi t́m cho được t́nh-nghĩa tốt đẹp thoải-mái đó, cho dù có giao-ước hôn-phối hay không. Thực-tế là càng ngày càng có nhiều người nữ NF tỏ ư không chịu chấp-nhận sự áp-đặt khống-chế của pháp-lư, sẵn sàng bắt bản-năng muốn làm vợ phải chờ đợi cho đến khi nào nàng biết chắc là nàng làm đúng. Càng ngày càng có nhiều người nữ muốn có con ngoại-hôn và tự ḿnh nuôi-dưỡng. Nói như thế không có nghĩa là các mẫu tính t́nh khác không góp phần ǵ vào phong-trào này, nhưng phải nh́n nhận rằng đa-số người nữ NF với một số nhỏ người nữ NT đă đứng lên lănh-đạo phong-trào cách-mạng luyến-ái sinh-lư. Ngày nay thay v́ sẵn sàng hy-sinh chết v́ yêu, người nữ NF hiện-đại h́nh như chỉ muốn sống với hy-vọng sẽ t́m ra được cách tốt đẹp hơn để liên-hệ với nam-giới.

Cả người nam lẫn người nữ NF đều là những người phối-ngẫu dễ thương và đáng yêu, là nguồn t́nh thương ấm-cúng, tương-trợ và thông-cảm. Họ dễ tỏ ra cảm-thông khi người phối-ngẫu gặp phải nghịch-cảnh ở thế-giới bên ngoài, và không có khuynh-hướng lợi-dụng nghịch-cảnh đó để sửa sai chỉnh-lư người phối-ngẫu, như các mẫu tính t́nh khác thích làm. Thông-thường người NF có tài xă-giao, và ai ở nhà họ cũng cảm thấy được yêu quư săn đón đàng-hoàng. Họ có biệt-tài tri-ân mộ mến, nhất là trong lănh-vực đức-tính cá-nhân của mỗi người, và họ biểu-lộ ḷng tri-ân mộ mến đó cho người phối-ngẫu biết thật thân-t́nh. Có lẽ người NF là loại người phối-ngẫu đáng yêu hơn cả, tận-tụy, dễ thương, biết ơn, và không ngừng biểu-lộ các tâm-t́nh đó ra cho người phối-ngẫu và con cái. Câu chuyện của người NF nhất là người hướng-ngoại phảng-phất những ngôn-từ thân-mật ấm-cúng, nhất là những kiểu nói riêng tư đối với nhau. Người NF có thể cũng hào-hoa như người SP khi biểu-lộ t́nh yêu qua quà tặng, nhưng người NF có khuynh-hướng tặng quà một cách kín-đáo, và cẩn-thận tỉ-mỉ lựa chọn quà với một ư-nghĩa đặc-biệt. Người NF nam cũng như nữ, thường dễ nhớ ngày sinh-nhật, ngày kỷ-niệm, không cần ai nhắc nhở. Đảo lại, nếu ngày kỷ-niệm của họ bị lăng-quên, họ sẽ cảm thấy đau khổ, và dĩ nhiên khi được nhớ đến, họ rất vui mừng.

Cho dù người NF, nhất là người nam NF, tỏ ra bồn-chồn khi người khác tùy thuộc vào họ, kể cả gia-đ́nh vợ con cha mẹ, thực ra tâm-t́nh của họ làm cho người khác tùy thuộc vào họ. Lư-do là v́ họ tự-hào biết tế-nhị, chăm sóc cho người khác. Tính người NF là như vậy: không thể nào mà họ không để ư đến nhu-cầu của người khác được. Tuy nhiên, họ trở nên bồn-chồn khi những chăm sóc đó bắt đầu ràng buộc họ, làm cho họ bị áp-lực tâm-lư phải làm như vậy măi. Khi đó người NF có thể tỏ ra tàn-nhẫn, mạnh tay bắt buộc người khác phải tự-túc tự-cường. Cách thay đổi thái-độ đột-ngột này làm cho người khác trước kia được đặc-biệt săn sóc, giờ đây có cảm-tưởng như bị bỏ rơi. Thực ra, người NF không có chủ-ư tỏ ra bất-nhân, họ chỉ muốn chấm-dứt một liên-hệ mà họ không thể nào chịu nổi nữa, cho dù thực-tế là chính họ đă tạo nên liên-hệ qua sự chăm sóc, thông-cảm. Tâm-t́nh của người NF là tạo-dựng những liên-hệ thông-cảm, những t́nh-nghĩa thân-mật. Nhưng khi những người chung quanh người NF muốn được chú-ư nhiều hơn, muốn được quan-tâm nhiều hơn, muốn được yêu thương nhiều hơn, dĩ nhiên người NF trở nên bồn-chồn bất-an và không muốn bị áp-lực tâm-linh để phải trao cho người khác t́nh yêu lư-tưởng, t́nh bạn trọn-hảo và chấp-nhận trọn vẹn.

Người NF dễ bị hiểu lầm v́ họ rất hay suy-diễn nội-tâm. Việc ǵ họ cũng đưa vào ḿnh được: quan-điểm, cảm-xúc, tâm-tư của người khác đều có thể trở nên như quan-điểm, cảm-xúc và tâm-tư của họ, khiến cho người khác có cảm-tưởng là được chấp-nhận. Người khác không biết rằng người NF cư-xử hành-động như vậy đối với tất cả các liên-hệ t́nh-nghĩa khác, và có thể bị đau khổ khi nhận ra được rằng ḿnh không phải là đặc-biệt độc-nhất nữa. Khi người NF chấm-dứt một liên-hệ, họ không c̣n liên-lạc màng tưởng ǵ tới người đó nữa, mà chỉ liên-hệ tới người hiện-tại. Dĩ nhiên điều này có thể gây trở ngại một chút trong t́nh-nghĩa phối-ngẫu, khi người khác chỉ muốn độc-quyền. Người NF khó có thể biết được cách để tránh không đáp-ứng nhu-cầu t́nh-cảm của người khác.

psycho

Sau khi hưởng tuần trăng mật xong, người phối-ngẫu của người NF có thể cảm thấy xuống tinh-thần khi thấy thực-tế cuộc sống với người NF đi ngược lại với những ǵ họ hy-vọng mơ-ước. Khi họ khám-phá ra được rằng người NF không có trọn-hảo như họ nghĩ, họ dễ cảm thấy nuối tiếc hối-hận. Đây là một tâm-t́nh rất thực, cho dù thực ra người NF không đến nỗi quá tệ như vậy. Chính những người phối-ngẫu NF trở thành một trường-hợp nan-giải. Họ bị chi-phối bởi những mơ mộng lăng-mạn do chính họ tưởng-tượng ra cũng như do người khác khuyến-khích về kinh-nghiệm tâm-sinh-lư. Cả người NF cũng như người phối-ngẫu thích tưởng-tượng cho thật phong-phú, đôi khi quá mức hơn những ǵ họ đă kinh-nghiệm, và nhiều khi tâm-t́nh họ hồi-hộp chờ đợi đem lại cho họ nhiều phấn-khởi thích-thú hơn là chính hành-dộng hưởng-thụ. Cách riêng hành-động giao-hợp có khi lại tạo nên ít hứng-thú hơn là ước mơ của họ, bởi lẽ trong rất nhiều trường-hợp, bản-tính lăng-mạn của người NF không cho phép họ thu-thập kinh-nghiệm về t́nh-ái qua học hỏi sách vở. Họ coi như họ có trực-giác tự-nhiên biết cách êm-ái dễ thương đối với nhau. Các nghiên-cứu khoa-học y-khoa bị coi như là khách-quan, lạnh-nhạt và tai-hại cho liên-hệ t́nh-nghĩa. Chính v́ thế lúc đầu những va chạm sinh-lư thực-sự có thể gây nhiều khó khăn trở ngại cho họ, cho đến khi cả hai thu lượm đủ kinh-nghiệm thực-tế.

Mặc dầu người NF rất nhậy cảm đối với tính t́nh của người phối-ngẫu, nhất là khi họ có tính cách hướng-nội, không phải lúc nào họ cũng cố-gắng đề-cập tới nhu-cầu t́nh-cảm của người phối-ngẫu một cách tích-cực. Người NF cho biết rằng họ nhận thấy nhu-cầu t́nh-cảm của họ cũng đầy dẫy những vấn-đề, những ưu-tư, th́ làm sao họ có giờ dể ư săn sóc tới nhu-cầu t́nh-cảm của người khác được, nhất là của những người thân, khi kinh-nghiệm cho thấy đă có sứt mẻ rạn vỡ và mâu-thuẫn. Do đó, người phối-ngẫu của người NF có thể nh́n thấy người phối-ngẫu NF của ḿnh đáp-ứng nhu-cầu t́nh-cảm của những người tương-đối xa lạ một cách thân-t́nh êm-ái mà chính ḿnh lại không được ǵ cả.

Cha mẹ NF tỏ ra tế-nhị với những cái nh́n của con cái, đôi khi như về phe với chúng, làm cho chúng tăng thêm các hành-động nghịch ngợm, phá quấy của tuổi trẻ. Chẳng hạn như một người cha/mẹ NF có thể hấp-tấp cứu một đứa trẻ khỏi vấp-phạm một lầm lỗi, và như thế là không để cho trẻ con phát-triển các năng-khiếu tự-nhiên, ngơ hầu sau này chúng có thể đối-phó hữu-hiệu với một thế-giới không an-toàn bao nhiêu.

Người phối-ngẫu NF có thể tách-biệt họ ra khỏi môi-trường làm việc hoặc các đ̣i hỏi xă-hội để dành giờ cho gia-đ́nh. Về điểm này, họ giống như người SP. Họ có nói lời chối-từ những khi được mời mọc, để rồi quên cả những việc cần phải thực-hiện. Những ai đang hiện-diện trước mặt và đ̣i hỏi nài nỉ th́ được, c̣n ai ṃn mỏi đợ trông nơi xa th́ sẽ bị thiệt-tḥi.

Người NF phải đối-phó với một nguy-hiểm đáng kể trong t́nh-nghĩa thân-mật, đó là họ có khuynh-hướng bay bướm lả lướt: quen một chút rồi quen thêm một chút nữa, quen người này một chút rồi quen thêm người khác một chút, chứ không chịu dành tâm-sức để phát-triển t́nh-nghĩa đang có. V́ khuynh-hướng thích hồi-hộp chờ đợi và thấy tưởng-tượng hấp-dẫn hơn là thực-tế, người NF có thể dùng hết nghị-lực để sống mơ mộng mà quên bẵng đi thực-tế. Một khi người NF tin rằng họ biết đi guốc trong bụng một người rồi, họ đâm ra chán ngán: bồn-chồn, áy náy, chán nản. Người NF cũng như các mẫu tính t́nh khác muốn có những thay đổi trong cuộc sống. Tuy nhiên những mẫu tính t́nh khác đi t́m thay đổi trong những theo đuổi trí-thức, những thích-ứng với tập-quán. những nghỉ hè, những hoạt-động mới. Người NF muốn có những thay-đổi qua việc đi t́m những liên-hệ t́nh-nghĩa mới và đó là điều nguy-hiểm, v́ họ bỏ lỡ cơ-hội phát-triển liên-hệ t́nh-nghĩa đang có sẵn.

Đức-tính cao-quư của người NF có thể giúp t́nh-nghĩa thêm thân-mật thắm-thiết chính là v́ họ có một tâm-t́nh nhậy cảm đặc-biệt, và có khả-năng diễn-tả biểu-lộ t́nh-cảm. Về điểm này, có lẽ không ai có thể sánh b́ với người NF được. Người NF thích tâm-sự thân-mật không ai bằng. Người phối-ngẫu NF tạo nên nguồn thân-t́nh ấm-cúng, tương-trợ, yêu thương và quư-trọng mà các mẫu tính t́nh khác khó theo kịp.

 

 


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.