HIỂU M̀NH BIẾT NGƯỜI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

psycho

 

 

CHƯƠNG 2

 

Bốn nhóm chung về tính t́nh

 

Hippocrates phân-chia tính t́nh thành 4 loại: đa huyết, đa nộ, lănh đạm và đa sầu. Để hiểu được cách chia loại đó, ta có thể chắp nối các quan-niệm hữu-ích trong các thuyết của Jung, Kretschmer, Freud, Adler, Sullivan và Maslow: nh́n nhận sáng-kiến của mỗi trường-phái và tránh những ư-kiến xung-khắc.

Muốn theo thuyết của Kretschmer về tính-t́nh, chúng ta phải gạt bỏ quan-niệm của Jung về nhiệm-vụ hành-sử, nhưng đừng bỏ cách Jung mô-tả các hành-động, v́ lối mô-tả của Jung giúp ích rất nhiều để đoán trước một hành-động. Khi biết một người thuộc mẫu tính-t́nh nào, ta có thể phỏng-đoán khác chính-xác hành-động của họ. Ta không nên bỏ qua điều khám-phá quư-giá đó. Thực ra, không phải chúng ta bỏ đi quan-niệm về loại hành-tác, nhưng là đặt quan-niệm đó vào quan-niệm về t́nh t́nh, v́ quan-niệm tính-t́nh có lănh-vực rộng lớn hơn và giúp giải-thích các hành-vi của con người.

Trước hết tính-t́nh là ǵ? Câu hỏi này không dễ như ta tưởng, v́ ngành tâm-lư-học ít nghiên-cứu về vấn-đề này, và các nhà tâm-lư chưa hoàn-toàn đồng-ư với nhau về định-nghiă cũng như về công-dụng của tính-t́nh. Tính-t́nh cho thấy một cố-gắng dung-hoà các nghị-lực đây đó của con người, kết-nạp và hoà-đồng các ảnh-hưởng đối-nghịch nhau, tạo nên một mầu sắc và âm-điệu duy-nhất, y như thể cấu-kết thành một chủ-đề, gầy dựng sự thuần-nhất trong hành-động. Tính-t́nh cũng giống như chữ kư trên một văn-kiện, minh-chứng rằng đây là hành-động của người này chứ không phải của người kia.

Ta có thể quan-sát tính cách thuần-nhất trong hành-động của một người từ thuở nhỏ: có những yếu-tố xảy đến sớm hơn có những yếu-tố chậm hơn, đôi khi c̣n trước cả khi gây nên ảnh-hưởng nơi con người. Như thế có nghĩa là đây là những yếu-tố bẩm-sinh, chứ không phải những h́nh-thức thu lượm được. Maslow, 1954, nói rằng động-lực này thay thế động-lực kia tùy theo tuổi lớn lên của con người. Ông nói: chúng ta bắt đầu với nhu-cầu thể xác. Chúng ta coi đó là nhu-cầu tự-nhiên và khi thoả-măn được những nhu-cầu tự-nhiên này, chúng ta không c̣n cảm thấy động-lực nào thôi-thúc nữa. Sau đó chúng ta tiến đến nhu-cầu an-ninh, rồi chúng ta lại thoả-măn được những nhu-cầu an-ninh này, và coi là phần tự-nhiên không c̣n thấy động-lực thôi-thúc nữa. Rồi chúng ta tiến thêm đến nhu-cầu xă-hội: yêu thương, chăm sóc. Đa-số có thể sắp xếp cuộc sống để thoả-măn những nhu-cầu yêu thương và chăm sóc để đi tới nhu-cầu tự-trọng: tôn-trọng chính ḿnh và được người khác tôn-trọng. Maslow cho biết rằng chỉ một số ít người có đủ tư-cách để biết tự-trọng và coi đây là thoả-măn nhu-cầu tự-nhiên để tiến-tới nhu-cầu cuối cùng là thành-nhân. Một người tới giai-đoạn thành-nhân, không c̣n bị thôi-thúc bởi những nhu-cầu hạ-đẳng như thể xác, an-ninh, hoặc nhu-cầu xă-hội như yêu thương, chăm sóc, tự-trọng nữa. Maslow muốn hiểu rằng những người chưa đạt được giai-đoạn thành-nhân, cũng có nhu-cầu để thành-nhân, và vẫn có khả-năng để tiến-tới, một khi họ vượt qua những nhu-cầu hạ-đẳng.

Hệ-thống nhu-cầu của Maslow làm ta nhớ tới những giai-đoạn phát-triển tâm-lư của Freud, cho dù không có mầu sắc phái-tính chút nào. Trước Maslow 14 năm, William Sheldon cũng đă đề-nghị một thuyết về động-lực gần giống như vậy. Theo ánh-sáng của việc Harlow thí-nghiệm với loài khỉ, có lẽ nên sắp xếp thứ-tự các nhu-cầu lại một chút: 1.- nhu-cầu xă-hội, 2.- nhu-cầu an-ninh, 3.- nhu-cầu thể xác. Dù sao cũng phải công-nhận rằng người ta không hẳn vẫn tiếp-tục đ̣i hỏi nhu-cầu xă-hội, an-ninh, thể xác, v́ phần lớn người ta đă có những nhu-cầu đó. Maslow đáp lại rằng đó là v́ người ta đi t́m thoả-măn nhu-cầu tự-trọng. Có lẽ chúng ta không nên theo Maslow về quan-niệm này, bởi lẽ không phải ai cũng ư-thức và ước muốn được nhu-cầu thành-nhân, sau khi đă thoả-măn nhu-cầu tự-trọng. Đa-số chúng ta muốn những điều ǵ khác nữa. Chỉ có mẫu người đa-nộ mới để ư tới con người thực của ḿnh.

Nói như thế không có nghĩa là thành-nhân vượt quá tự-trọng, đúng ra thành-nhân là phương-thế để tỏ ra tinh-thần tự-trọng. Loại người đa-nộ chỉ muốn thành-nhân, yêu thích con người của họ hơn nữa khi họ thấy họ đạt được mục-đích. Dĩ nhiên ai cũng phải biết tự-trọng như Maslow nói thật đúng, nhưng thay v́ vượt quá giai-đoạn tự-trọng, thực ra thành-nhân chỉ là một trong nhiều đường lối đưa tới tự-trọng.

Tất nhiên có những đường lối khác nhau nữa. t.d. Freud , 1920, nói thật đúng khi ông quả-quyết thú vui là một đường lối, nhưng không phải là đường lối cho hết mọi người như ông chủ-trương, và thú vui càng không phải là cứu-cánh, mà chỉ là một phương-tiện, một đường lối đưa tới tự-trọng.

Chỉ có người đa-huyết mới yêu thích họ nhiều hơn khi họ sống tự-do không bị ràng buộc. Sullivan nói đúng: đối với một số người th́ địa-vị xă-hội là quan-trọng để có tinh-thần tự-trọng. Người đa-sầu đa-cảm thấy đời họ lên hương khi họ thực-hiện được giấc mơ ăn trên ngồi trốc, khi họ có điạ-vị cao. Cũng thế Adler có lư khi nói rằng một số người lại đi t́m uy-quyền. Người lănh-đạm coi họ là quan-trọng khi thấy có thêm quyền-hành này nọ.

Từ-ngữ Hippocrates dùng để chỉ 4 mẫu tính-t́nh dễ gây hiểu lầm. Ông dùng 4 chất lỏng trong thể xác con người là máu, nước đạm, mật vàng và mật đen để chỉ người đa-huyết, lănh-đạm, đa-nộ và đa-sầu. Theo thần-thoại Hy-lạp, có 4 vị thần được thần chúa Zeus (Trời) sai đi với sứ-mệnh làm cho loài người trở nên giống thần-minh hơn: tên 4 vị thần này nói lên khá đúng 4 mẫu tính-t́nh. Đó là Apollo, Dionysius, Promotheus, và Epimetheus. Thần-thoại Hy-lạp cho biết: Apollo có sứ-mệnh làm cho con người có tinh-thần, Dionysius có sứ-mệnh dạy cho con người biết vui chơi, Promotheus có sứ-mệnh trau dồi kiến-thức con người, Epimetheus có sứ-mệnh dạy con người có tinh-thần trách-nhiệm. Đặt tên cho 4 loại tính-t́nh theo 4 vị thần có cái hay là mỗi vị thần cũng như mỗi tính-t́nh đều có người theo. Người tôn-thờ Apollo (tinh-thần) th́ không thờ Promotheus (khoa-học), và người ước muốn Dionysius (thú vui) sẽ không hài-ḷng với Epimetheus (trách-nhiệm). Như vậy ta thấy 4 mẫu tính-t́nh có nền-tảng căn-bản rất khác nhau.

Có một điểm nữa trong thuyết của Jung về phân-loại tính-t́nh cần được điểu-chỉnh lại. Các mẫu tính-t́nh của Jung phát-xuất do sự khác-biệt chứ không phải do tổng-hợp của các hành-động. Theo Jung, tính-t́nh phát-triển là do sự phân-hoá, tách-biệt, cá-nhân-hoá hơn là tổng-hợp, liên-kết, thu góp. Như vậy một người trở nên ENFJ hoặc INFP hoặc mẫu tính t́nh ǵ chăng nữa là v́ tính-t́nh của họ sẵn có như vậy hơn là một yếu-tố nào đó t.d. hướng-ngoại liên-kết với trực-giác. Như thế, thuyết về tính-t́nh thay thế các nguyên-tắc về tổng-hợp bằng nguyên-lư phân-hoá.

Ngoài ra, các phân-loại của Jung cần phải được sắp xếp lại để thích-hợp với các mẫu-tính-t́nh này. H́nh như mẫu trực-giác (N = iNtuition) của Jung th́ tương-đương với loại khuynh-hướng bộc-trực (schixothyme) của Kretschmer. Trực-giác hoặc bộc-trực thích-hợp với nếp sống tinh-thần của Apollo (thành-nhân) hoặc cuộc đời khoa-học Promotheus. Mẫu cảm-giác (S = sensation) của Jung tương-đương với khuynh-hướng mẫn-cảm (cyclothyme) của Kretschmer. Mẫu cảm-giác hoặc mẫn-cảm sẽ lưạ chọn niềm vui Dionysius (tự-do hành-động) hoặc trách-nhiệm Epimetheus (địa-vị xă-hội). Nên nhớ rằng theo Jung, mẫu tâm-t́nh (F = feeling) cho thấy sự khác-biệt giữa động-lực thành-nhân Apollo và mẫu suy-tư (T = thinking) với động-lực uy-quyền; và mẫu phán-đoán (J = judgment) với động-lực trách-nhiệm Epimetheus cũng khác mẫu tri-thức (P = perceiving) với động-lực tự-do Dionysius.

Spranger sống đồng-thời với Jung nên quan-điểm của ông về nhân-cách tính-t́nh rất hữu-ích. Ôâng nói về giá-trị hơn là về nhiệm-vụ. Trong cuốn ‘Types of men’ (1928, các mẫu người), ông đặt tên 4 giá-trị để đánh giá các mẫu người khác nhau: thẩm-mỹ, kinh-tế, thuyết-lư, và sùng-đạo. C̣n 2 giá-trị nữa mà ông gọi là xă-giao và chính-trị, th́ có liên-hệ tới tất cả, nên không thể dùng mà đánh giá các mẫu tính-t́nh khác nhau được. Đọc kỹ tác-phẩm trên, ta có thể thấy cách đánh giá trên cũng tương-đương với các phân-loại của Jung:

psycho

NF quư-trọng tôn-giáo (luân-lư), NT quư-trọng lư-thuyết (khoa-học), SP quư-trọng thẩm-mỹ (nghệ-thuật), và SJ quư-trọng kinh-tế (thương-mại).

Đầu thế-kỷ này ở Âu-châu, không có lư-thuyết nào chắc chắn về nhân-cách và tính-t́nh: nhiều nhà nghiên-cứu đă tạo được ảnh-huưởng trên thuyết của Jung, Kretschmer và Spranger. Có nhiều quan-niệm giống nhau như Adickes (1907), Apfelbach (1924), Levy (1896), Stenberg (1907). 8 mẫu tính-t́nh của Bulliot (1901) rất giống cách phân-loại của Jung. Nói một cách thật đơn-giản, tính-t́nh ấn-định hành-động, bởi v́ hành-động chỉ là một dụng-cu để đạït được những ǵ ta cần có, để thoả-măn nhu-cầu ta mong muốn. Y như thể khi mỗi người được sinh ra dưới quyền một vị thần, và vị thần này để mặc cho ta phải đói luôn, nên phải ăn mỗi ngày mới sống nổi. Cũng giống như thần Zeus phạt Sisiphus bắt phải lăn tảng đá đi dưới chân núi lên đỉnh núi, nhưng cứ mỗi lúc chàng nghỉ ngơi để lấy sức th́ tảng đá lại rơi xuống chân núi. Có lẽ chúng ta cũng chỉ giống như Sisiphus,

Dă Tràng xe cát biển đông,
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán ǵ.

Hôm nay ta thoả măn nhu-cầu đói khát uy-quyền, địa-vị, tự-do, ư-nghĩa, hoặc bất cứ nhu-cầu nào mà tính-t́nh ta đ̣i hỏi, để rồi lại thấy ngày mai ta lại phải bắt đầu làm lại từ số không. Thành-quả của ngày hôm qua chẳng có ích ǵ cả.

 

1.- TÍNH T̀NH CHỊU CHƠI (SỐNG PHÊ): SP

Vừa thoạt leo lên xe là khí-huyết của bạn đă nổi sôi lên sùng sục. Chẳng c̣n ǵ khích-động hơn nữa. Đi phản-lực cũng không bằng leo lên chiếc xe này và bạn phóng như bay trên xa-lộ. Bạn thề sống thề chết là chẳng biết có đi tới nơi mà không bị tai-nạn đâu. Có hàng ngàn hàng vạn xe cộ khác xô lấn nhau, và bạn lách như một chàng khùng: chạy mau thắng gấp, cố làm sao để đi kịp xe trước mà không đụng tới những chàng điên khùng khác như muốn đụng độ với bạn. (Studs Terkel, Working, p. 209)

Những người thuộc loại SP là như vậy (ISTP, ESTP, ISFP, ESFP): họ có những đường lối quan-trọng khác nhau, nhưng lại giống nhau một cách kinh-khủng. Điều căn-bản nhất là loại SP này phải được hoàn-toàn tự-do, không g̣ bó, không cưỡng ép, không ràng buộc, không khuôn khổ ǵ. Muốn là làm, và làm tuỳ hứng: đó là lư-tưởng của họ. Họ không muốn chờ-đợi, chuẩn-bị, dành dụm, lo lắng cho ngày mai. Đối với người SP, họ phải

chơi xuân kẻo hết xuân đi
cái già sồng sộc nó th́ theo sau

tận-hưởng ngày hôm nay, giây phút này, v́ biết đâu ngày mai sẽ chẳng bao giờ tới.

Đối với mẫu người SP, trách-nhiệm, uy-quyền và tinh-thần là thứ yếu và chẳng quan-trọng ǵ. Chỉ có hành-động mới đáng kể thôi, và phải hiểu người SP muốn nói tới hành-động theo kiểu nào. Hành-động chỉ v́ hành-động chứ không phải v́ một mục-đích ǵ khác. Người SP không chối căi rằng hành-động của họ giúp cho người khác đạt được mục-đích, nhưng không phảøi v́ mục-đích đó mà họ hành-động. Lư-do chính để họ hành-động chỉ v́ họ cảm thấy động-lực thúc-đẩy.

Người SP theo nguyên-tắc tính đam-mê: họ muốn là một con người đam mê. Đam mê chính là lẽ sống của họ. Người SP ước ao có những động-lực thúc-đẩy bên trong, thấy thích-thú khi cảm-nghiệm được và t́m cách phát-huy các động-lực bùng nổ ra bên ngoài. Người SP cảm thấy tội lỗi nếu họ không cảm thấy động-lực nào cả. Tất cả chúng ta ai cũng cảm nghiệm thấy có những động-lực này nọ thúc đẩy chúng ta làm việc, nhưng đa-số chúng ta bỏ qua đi, ngơ hầu hướng tới những mục-đích cao xa hơn, bền bỉ hơn. Chúng ta rèn luyện động-lực tự-do này bằng trách-nhiệm, uy-quyền và tinh-thần, trong khi người SP cảm thấy bị g̣ bó và đóng kín. Nói như thế không có nghĩa là người SP không biết nhằm tới mục-đích và liên-hệ như mọi người. Dĩ nhiên họ cũng có, nhưng tất cả chỉ là tạm thời và thiểu-số. Nếu có liên-hệ nhiều quá hoặc liên-hệ bền bỉ quá, người SP sẽ cảm thấy sốt ruột, nôn nao và có lẽ sẽ cảm thấy nhu-cầu phải lăng ra chỗ khác.

Cách tốt nhất để có thể hiểu hành-động là ǵ , đó là so sánh thực-tập với đam-mê. Trước hết ai cũng phải thực-tập mới có kinh-nghiệm và tài giỏi trong công việc muốn làm. Đây chỉ là thực-tập, tập-sự, chứ không phải thực-tế, vĩnh-viễn. Người SP không muốn thực-tập. Họ làm là làm liền. Một khi họ cảm thấy động-lực thúc đẩy là họ làm. Nhiều khi họ cứ mải miết làm quá sức, quên cả giờ giấc nghỉ ngơi. Những người thuộc mẫu tính t́nh khác sẽ coi sự say mê làm việc đó như là kỷ-luật. Nhưng thực ra đây không phải là kỷ-luật mà là hành-động v́ đam-mê. Một khi họ đă bắt tay vào là phải làm cho kỳ được mới thôi. Giống như người lên núi, chỉ v́ thấy có núi ở trước mặt, người SP không giải-thích nổi động-lực thúc-đẩy họ hành-động. Họ phải hành-động v́ có động-lực thúc-đẩy, và bao lâu động-lực c̣n thúc-đẩy, họ vẫn c̣n tiếp-tục hành-động. Khi hết động-lực, họ sẽ chẳng cảm thấy muốn làm ǵ nữa.

Người SP bị lệ-thuộc vào cái mà Karl Buhler gọi là ‘function lust’ si-mê hoạt-động: thèm hành-động mà không có ǵ ràng buộc giới-hạn, muốn hành-động thám-hiểm mà không cần quy-tắc, thực-tập. Người SP thích dấn thân vào những trường-hợp chưa rơ được tự-do tới mức nào, chưa rơ hoàn-cảnh sẽ ngă ngũ ra sao. Trong các mẫu tính-t́nh, người SP đáp-ứng t́nh-trạng khẩn-trương hữu-hiệu hơn cả, và t́nh-trạng càng khẩn-trương bao nhiêu, họ càng có cơ-hội đáp-ứng mau chóng , thích-hợp. Khi hoàn-cảnh không có ǵ thay đổi, người SP dễ bị mất hứng thú. Khi có nhiều t́nh-trạng khẩn-trương và thay đổi, người SP càng có nhiều nghị-lực để chu-toàn nhiệm-vụ. Thực-tế là khi hoàn-cảnh trở nên nhàm chán, môi-trường có vẻ quen thuộc, người SP có khuynh-hướng tạo nên một t́nh-trạng khẩn-trương để làm cho mọi sự được sống động.

Loài người có được hơn loài vật về 3 lănh-vực: biểu-tượng, thần-thánh và dụng-cụ. Người SP thường không thấy quan-niệm thần-thánh hấp-dẫn ǵ cả, và càng xa tránh vấn-đề biểu-tượng, nhưng dụng-cụ là sở-trường của họ. Dụng-cụ là để mà sử-dụng, và người SP không thể nào không sử-dụng dụng-cụ được. Họ phải lái xe cầy, đi máy bay, bắn súng, múa kiếm, bóp c̣i, khua chân múa tay. Dụng-cụ có một ma-lực huyền-bí làm cho người SP thích-thú phấn-khởi. Dụng-cụ trở nên phương-tiện để người SP phóng-diễn h́nh ảnh con người của họ: làm h́nh ảnh đó lớn ra, to hơn, sắc nét hơn; như vậy để họ xả hơi các nghị-lực và động-lực bên trong.

Người SP muốn người khác nh́n họ là con người được tự-do hành-động, hơn là con người hoạt-động, hoàn-toàn tự-do trong tinh-thần. Không phải là người SP hănh-diện v́ có khả-năng hoặc quyền-lực để làm một cái ǵ, v́ mẫu tính-t́nh khác cũng có như vậy, nhưng họ hănh-diện v́ có tự-do để hành-động như họ đang tự-do hành-động. Họ không tiết-kiệm kiến-thức hoặc tập-trung quyền-bính, nhưng họ sử-dụng nếp sống một cách tự-do như họ có thể. Không cần phải chờ-đợi tới ngày mai mới hành-động, v́ mỗi ngày mới đều đem lại nhu-cầu thích-thú mới, mạo-hiểm mới, thời-vận mới, cơ-hội mới. Họ cần phải phát-triển tài-nguyên, phải cho guồng máy hoạt-động, phải vui hưởng với người. Trong mọi tác-động, người SP cho thấy một thèm khát hành-động, và qua các hành-động đó, họ để lộ nhu-cầu muốn được người khác thấy họ có tự-do hành-động.

Khung-cảnh xă-hội tạo nên môi-trường thuận-tiện cho người SP phái nam hoạt-động nhiều hơn phái nữ SP. Phong-trào giải-phóng phụ-nữ có giúp phái nữ hướng về hành-động một phần nào, tuy nhiên thực-tế hiện thời, người nữ SP không làm những công việc đặc-biệt của người SP cho dù một nửa số người SP thuộc phái nữ. Dĩ nhiên có một số phụ-nữ làm thương mại, gia-nhập quân-đội, làm cố-vấn giải-quyết các khó khăn, nhưng những nghề đ̣i hỏi chính-xác, kiên-tŕ, nghị-lực, can-đảm, giờ giấc, vẫn c̣n ở trong tay phái nam nhiều hơn. Đa-số phụ-nữ vẫn đi làm những công việc cổ-truyền của phái nữ như y-tế, giáo-dục, văn-pḥng. Nên nhớ cả 3 việc này không làm thoả-măn đam-mê của người SP được.

Bạn bè thường mô-tả người SP là lạc-quan, vui vẻ, yêu đời, dễ mến, dễ có cảm-t́nh. Xét về mặt xă-giao, người SP có tính t́nh dễ thương, nói chuyện khôn-ngoan, dịu ngọt, và hay có những mẩu chuyện cười, những câu chuyện dí dỏm vô-tận. Dù đi đâu, người SP, nhất là người SP hướng-ngoại, đều đem lại sức sống niềm vui cho một nhóm, một nơi. Người SP dù chơi hay làm việc cũng gây nên hứng-khởi thích-thú. Bầu-khí trở nên sáng tươi, nhiều mầu sắc và có tính cách mạo-hiểm.

Thực vậy người SP dễ bị chán ngán v́ t́nh-trạng cô-đọng kéo dài. Họ thích thay đổi cách làm việc mỗi ngày. Họ thường t́m giờ để giải-trí, thử ăn món mới lạ, kiếm nhà hàng mới hoặc du-ngoạn chỗ xa. Người SP thích tự-do phóng-khoáng, t́nh cờ ngẫu nhiên, ăn uống tùy lúc tùy nơi tùy hứng: khuynh-hướng này dễ làm cho mẫu người thích trật-tự như mẫu người SJ khó chịu, và có thể tạo nên rắc rối nếu hai người SP và SJ cưới nhau. Người SP sống một cuộc đời thanh-thản làm cho nhiều người khác phải cảm-phục và đôi khi phen b́. Auntie Mame bất-chấp những người phản-đối, đă thúc-dục người bạn (cuối màn 2) phải thử liều một chút: “Vâng! Cuộc đời là một bữa tiệc, và đa-số những hạng ăn mày khốn-nạn phải chịu chết đói! Phải sống chứ!” Và người bạn hiểu ư đă đáp lại: “Vâng! Phải sống chứ! Phải sống chứ!” (Lawrence and Lee, 1957).

Người SP chỉ có thể thất-bại tạm thời thôi. Họ có dư khả-năng để chịu trận nhịn đ̣n, trong khi đó những người khác có thể bị đo ván một lần là đi đời luôn. Họ tự nhủ: ‘hết cơ bĩ-cực, tới hồi thái-lai’, khi mưa khi nắng, ngày mai trời lại sáng. Jennie Churchill, người mẹ phi-thường của thủ-tướng Anh, là một người SP. Bà sống trong một t́nh-trạng căng-thẳng mà chính người SP cũng cho là hoạ-hiếm. Ralph Martin bắt mạch được nếp sống đó khi ông viết về một lúc cuộc đời bà bị xuống dốc, như sau:

Đối với Jennie, năm 1895 là khởi-đầu cay đắng và tối tăm. Chồng bà chết v́ bệnh giang-mai sau một cơn bệnh dai-dẳng. Chỉ trước đó mấy tuần người yêu của bà không c̣n đủ sức chờ-đợi nữa, đă thành-hôn với một người khác. Hai đứa con trai là Winston và Jack đều có vấn-đề trở-ngại, nên bà phải chăm nom từng li từng tí. Đúng là bà kiệt-quệ về thể-xác và tâm-thần...Đây nhé: người yêu của bà bỏ đi lấy người khác, bà chỉ c̣n một chút tiền c̣m, và chẳng có một căn nhà riêng để ở...Thế nhưng trong nội-tâm bà có một nghị-lực tiềm-tàng và một sức chịu-đựng bền-bỉ, nên chẳng bao lâu mà cuộc đời bà tạo nên nhiều phấn-khởi và sinh-lực mà chưa bao giờ bà dám mơ-tưởng tới. Người bạn của bà là Lady Curzon đă viết thư cho bà: “Bà là người độc-nhất trên trần-gian đă cỡi sóng thần mà c̣n sống sót được” (Ralph Martin, Jennie, Signet, vol. II, p.15-17).

Cuộc sống đối với người SP đồng-nghĩa với khích-động và hành-động khi được kích-thích. Khích-động nào cũng chỉ là giai-đoạn ngắn ngủi nên người SP phải sống cho giây phút hiện-tại. Đối với người SP, chờ-đợi là chết trong tâm-thần; tŕ-hoăn là làm mất hết khích-động. Những mẫu người khác không thấy điều đó có ư-nghĩa ǵ cả, và họ có thể hiểu tại sao người SP lại chỉ thích sống vội vă chớp nhoáng như vậy; nhưng đối với người SP , cuộc sống không có chương-tŕnh dài hạn, không có kế-hoạch mục-đích là cuộc sống thú-vị phấn-khởi hơn cả.

“Tôi không muốn có con th́ cưới hỏi làm ǵ? Đa-số phụ-nữ muốn cưới hỏi là để có con. Đa-số được nhồi sọ như thế. C̣n tôi th́ không chịu như vậy đâu. Trong thâm-tâm tôi cảm thấy có ǵ kỳ-lạ một chút. Tôi bắt đầu cảm thấy bị g̣ bó nếu như tôi bó buộc phải có mặt một nơi nào đó đúng giờ đúng khắc, rồi nếu tôi không có mặt ở đó th́ nàng sẽ lo lắng. Ôi thôi! T́nh yêu chính là gánh nặng nhất cuộc đời của tôi rồi vậy” (Cheryl Bentsen, This man is madly in love, Los Angeles Times, Part III, Sunday, Feb. 15, 1976, p.1: story of Joe Namath, football professional).

Người SP không cân-nhắc kinh-nghiệm theo nguyên-tắc chủ-đích. Họ chỉ nói về hành-động và hữu-dụng. Họ không phải cố-gắng chịu-đựng, đối-phó với ai cả. Dù mệt nhọc, đói khát, đau khổ thế nào chăng nữa, họ cũng chỉ coi đó như một cuộc phiêu-lưu mạo-hiểm, chứ không phải một sứ-mệnh phải chu-toàn. Người SP không nghĩ đến chủ-đích phải nhắm tới, mục-tiêu phải đạt được, nên không có vấn-đề phải chịu-đựng làm ǵ. Chỉ khi nào nhắm một chủ-đích, người ta mới phải cố-gắng chịu-đựng để đạt mục-đích đó. Có lỗ là phải đào, có cửa là phải mở, có sân là phải chạy, có chuông là phải reo, có núi là phải trèo. Đôi khi sự khích-động bắt phải hành-động này khiến người SP phải trả một giá quá đắt như câu chuyện về Elvis Presley. Presley đậu xe Cadillac đặc-biệt của chàng bên cạnh một hăng bán xe. Khi chàng trở về th́ thấy một người con gái lạ mặt nh́n chăm chú vào chiếc xe của chàng, tỏ vẻ thích-thú chiếc xe đó. Chàng hỏi xem cô nàng có thích chiếc xe đó không, rồi đưa ra đề-nghị: “Đây là chiếc xe của tôi, nhưng nếu cô thích, tôi sẽ mua cho cô một chiếc xe khác”. Thế là chàng dắt tay cô gái lạ mặt vào trong hăng bán xe và bảo cô chọn một chiếc xe tùy ư cô thích. Cô chọn một chiếc xe mầu trắng mạ vàng giá $11,500.00 (giá năm 1975). Chàng hỏi chuyện và được biết hôm đó là ngày sinh-nhật của cô, chàng trao ch́a khoá xe cho cô, chúc cô mừng sinh-nhật vui vẻ, và c̣n bảo người tùy-phái viết cho cô một chi-phiếu để cô có chút tiền mua y-phục xứng-đáng với chiếc xe mới” (Los Angeles Times)

psycho

Điều kỳ-lạ nhất là người SP có sức chịu-đựng hơn những mẫu người khác. Họ chịu-đựng thiếu tiện-nghi, đói khát, mệt nhọc, đau khổ, và họ tỏ ra can-đảm phi-thường. Đó là v́ những mẫu người khác luôn hướng về một chủ-đích, không muốn làm ǵ cả nếu không có một lư-do. V́ thế những mẫu người khác mới bắt đầu hành-động một chút mà thấy có trở ngại khó khăn, mệt nhọc, bực bội, th́ họ t́m hiểu xem họ có sức chịu đựng tới mức nào nữa. Đặt câu hỏi như vậy là chết rồi: tự ḿnh làm hại ḿnh, v́ khi đặt câu hỏi như vậy, là đă ngầm trả lời không rồi vậy. C̣n người SP không hướng tới chủ-đích, họ không cảm thấy hành-động của họ là kéo dài triền-miên, họ không lo phải chịu đựng lâu dài, và chẳng bao giờ thắc mắc họ có sức chịu được nữa hay thôi. Họ chỉ biết tiếp-tục hành-động như họ đă và đang hành-động, hơn mọi giới-hạn của các mẫu người khác.

Chính nhờ khuynh-hướng hành-động theo kích-thích và khích-động,- nghe như có vẻ mâu-thuẫn, v́ chỉ sống cho hành-động hiện-tại - mà người SP đă trở nên những nghệ-sĩ trứ-danh, các thiên-tài về nghệ-thuật, về giải-trí, về phiêu-lưu mạo-hiểm. Những hoạ-sĩ tài-ba, nhạc-sĩ nổi tiếng, ca-sĩ thượng-thặng, vũ-sư, điêu-khắc-gia, nhà chụp ảnh, lực-sĩ, thợ săn, vơ-sĩ, người đánh bạc: tất cả đều cần phải có tài chịu-đựng thật lâu, để tập-trung thích-thú vào những ǵ đang xẩy ra. Không mẫu người nào có thể có sức như những thiên-tài đó: hành-động liên-tiếp và triền-miên.

Làm sao lại như vậy khi mà người SP ghét tập-luyện và dấn-thân, và họ chỉ để cho kính-thích khích-động điều-khiển họ? Như đă nói trước, một khi người SP bắt-đầu hành-động, họ say mê hành-động giờ này qua giờ khác, luôn luôn bền đỗ, chứ không dễ bỏ cuộc như mấy mẫu t́nh-t́nh khác. Chính máu đam-mê hành-động đó đă rèn luyện họ trở nên nhân-tài. H́nh như chỉ có người SP mới có được hoàn-hảo trong hành-động, cho dù không bao giờ họ có ư tập-luyện để được hoàn-hảo như những mẫu tính t́nh khác. Người NT t́m kiếm hoàn-hảo, nhưng chẳng bao giờ đạt được, c̣n người SP quên đi mục-đích theo đuổi hoàn-hảo, không cố-ư tập-luyện để được hoàn-hảo, nhưng lại có được hoàn-hảo. Người NT cố-ư thực-tập theo sách vở, quyết-định rèn luyện theo thời-khắc-biểu, c̣n người SP chỉ hành-động theo tự-nhiên, triền-miên không ngừng, không biết mệt, chỉ làm là làm, hành-động với không mục-đích nào khác ngoài hành-động. Có khi ư-hướng đi t́m hoàn-hảo hoặc cố-gắng làm việc để được như vậy c̣n cản-trở họ là đàng khác. Đối với họ, chỉ một ḿnh hành-động tự nó đă là sự hoàn-hảo rồi.

Những nghệ-sĩ tài-danh như Nijinsy, Rubinstein, Heifetz, Casals, Callas đều thuộc về mẫu người SP. Cả những người đua xe ngựa, lính chuyên-nghiệp, nhà ảo-thuật, đấu-vơ, chơi bài, bắn súng thiện-xạ. Một tay súng cừ-khôi có thể rút súng lục, quay mấy ṿng, giương lên rồi bắn trúng ngay một vật nhỏ đang di-động. Hành-động của họ cũng mau lẹ như nốt nhạc nhanh trong một bản hoà-tấu.

Nói theo một nghĩa nào đó, người SP không có làm việc, v́ làm việc ngụ ư phải sản-xuất, h́nh-thành, chu-toàn. Người SP không muốn làm như vậy. Họ thích hướng về đường lối phương-pháp hơn là kết-quả mục-đích. Dĩ nhiên thành-quả của đường lối phương-pháp họ hành-động đưa đến một kết-quả mục-đích, nhưng đó là tuỳ ṭng phụ-thuộc. Họ không phải như Sisiphus thất-vọng v́ suốt ngày vất vả đẩy tảng đá lên núi để rồi tối đến tảng đá lại lăn xuống chân núi. Họ lấy làm vui thích khi được đẩy tảng đá lên núi, chứ không để ư xem những cố-gắng của họ có tạo-dựng được đền đài nào không. Người SP thích làm những việc đ̣i hỏi nhiều tác-động như các bộ môn nghệ-thuật, công-tŕnh xây cất đ̣i hỏi máy móc đủ cỡ, mở đường xá, khai-quang, đi đánh thuê, chuyên-chở hàng-hoá, quảng-cáo, lái xe cứu-thương, lái xe đua, đua xe gắn máy, lái máy bay. Những chính-trị-gia hoặc nhà thương-thuyết, nhà kinh-doanh thích thành-công trong việc cứu-nguy một kỹ-nghệ sắp phá-sản, người chuốc rượu, người giữ cửa, nhà ảo-thuật, lực-sĩ, trọng-tài. Tất cả những nghề đ̣i hỏi phải hành-động và biết đáp-ứng với những đ̣i-hỏi khẩn-cấp tại chỗ. Tất cả đều phải hành-động do áp-lực đ̣i hỏi và t́nh-trạng càng khẩn-trương, họ càng tỏ ra hữu-hiệu. t.d. Arthur Hailey diễn-tả năng-khiếu lạ lùng và hành-động thiếu suy-tư gần đưa đến nguy-hiểm của một người SP trong phim Airport:

“Thưa ông, có xăng rơi răi nơi đây. Xin vui ḷng tắt thuốc. Patroni không chú-ư tới lời căn-dặn, cũng chẳng bao giờ chú-ư tới những luật cấm hút thuốc. Ông cầm điếu x́-gà vẫy về phía chiếc xe vận-tải bị lật rồi nói: ‘Này, c̣n ǵ nữa không? Làm ǵ mất giờ của mọi người, giờ của ông bạn cũng như giờ của tôi? Làm sao mà bạn t́m cách lật chiếc xe vận-tải đó lại được? Ông bạn phải kéo xe ra một bên để cho xe cộ lưu-thông đă chứ. Ông bạn cần hai xe cần cẩu nữa: một chiếc bên này để đẩy, hai chiếc bên kia để kéo!’

“Rồi ông bắt đầu đi ṿng quanh, dùng chiếc đèn điện để xem xét chiếc xe vận-tải từ nhiều góc cạnh. Bao giờ cũng vậy thôi, khi nào cứu xét một vấn-đề, ông đặt ḿnh trọn vẹn vào vấn-đề đó. Ông cầm điếu x́-gà vẫy một lần nữa rồi nói: “hai xe cần cẩu sẽ kích vào 3 điểm, rồi sẽ kéo xe taxi ra trước và nhanh hơn. Như thế là hai xe không c̣n dính vào nhau nữa. C̣n xe cần cẩu bên kia...’’ Cảnh-sát công-lộ nói: “chờ đă!” rồi gọi mấy viên cảnh-sát bên kia đường: “Này, ở đây có ông này coi bộ biết việc phải làm”. (Arthur Hailey, Airport, Bantam books, 1968, p.43)

Người SP là mẫu người hay có tính đi lang thang đây đó. Họ dễ cắt đứt giây liên-lạc hơn các mẫu tính-t́nh khác, cho dẫu họ biết làm như thế là tạo nên đau khổ cho những người thân của họ. Họ có thể bất-thần bỏ cuộc, thay đổi nếp sống, dứt khoát ra đi mà không thèm ngó lại. Mực vương văi tới đâu là nằm y chỗ đó. Họ từ-bỏ trách-nhiệm y như thể họ không bao giờ lănh-nhận trách-nhiệm đó cả. Mặc dầu chính người SP tạo nên những liên-hệ đó, bây giờ họ nhận ra những ràng buộc và gánh nặng. Đặc-biệt là vào tuổi trung-niên, người SP rất cần tự-do, có khi tới độ đứng ngồi không yên. Hoạ-sĩ Gaugin vào khoảng hơn 40 tuổi, đă bỏ nhà để vượt trùng-dương tới Tahiti. Chính ở đó, ông đă sáng-tác những tác-phẩm tuyệt vời, và dĩ nhiên là ông đă đành để mất tín-nhiệm đằng sau ông.

Tuy thế qua lối sống đầy mâu-thuẫn, người SP lại là người sống có t́nh chung-thuỷ hơn ai hết. Họ thích sống tinh-thần đồng-đội, giữ liên-lạc bền-vững với bạn bè, bênh-vực nhóm khi bị công-kích. Trường-hợp điển-h́nh nhất là quân-đội, hướng-đạo, hội-đoàn từ-thiện. Người SP có thể bỏ qua những t́nh-cảm ướt át, t́nh-tứ lăng-mạn, đặc-điểm của các mẫu tính-t́nh khác. Dù người SP là xếp x̣ng về những cử-chỉ hào-hoa t.d. tặng món đồ lớn như hột xoàn, nhẫn vàng, nhưng họ có thể quên dễ dàng một lời nói yêu thương, một cử-chỉ thân-ái nhỏ mọn.

Người SP sử-dụng những ǵ họ có và sẵn sàng chia sẻ với người khác. Họ thích sống một đời vương-giả khi họ không thiếu phương-tiện, và nếu có thiếu th́ cũng chỉ là tạm thời. Cho dù có lúc họ thiếu thốn, họ cũng muốn tỏ ra đại-lượng. Họ là mẫu người muốn chia sẻ và có óc thực-tế biết dùng những ǵ họ sở-hữu. Của tôi là của bạn, và dĩ nhiên của bạn cũng là của tôi. Đối với người SP, khi cần th́ cái ǵ cũng có thể thương-lượng dàn xếp được. Người SP chấp-hành nghiêm-chỉnh các luật-lệ một cách b́nh-thường, nhưng nếu có trường-hợp khẩn-cấp xẩy đến, hoặc do nhu-cầu đ̣i hởi, họ có thể có một thái-độ và tính-t́nh khác hẳn. Hoàn-cảnh mới đ̣i hỏi hành-động mới, nên những hứa hẹn trước có thể bị dẹp bỏ qua một bên, cho dù có thể có tiếc nuối nhưng cũng là dẹp bỏ. Ngày hôm nay là hiện-tại phải đối-phó, và ngày hôm qua phải nhường chỗ cho đ̣i hỏi mới khẩn-thiết của ngày hôm nay.

Người SP cần-thiết phải sống trọn vẹn cho hiện-tại hơn là mấy mẫu người khác, và như vậy đôi khi có thể làm cho những ngướ khác khó chịu v́ nghĩ rằng họ cứ phải sống trọn vẹn như vậy luôn măi. Bạn của người SP thích ḷng quảng-đại và tính vui vẻ của người SP, nhưng thỉnh thoảng họ lại có nhận xét rằng chỉ gặp một lần là đủ để đi guốc trong bụng người SP rồi, và có gặp gỡ thêm cũng không biết ǵ hơn nữa. Thực ra lối sống của người SP dễ bị người khác coi thường. Ai cũng thấy nếp sống của người SP hấp-dẫn lôi cuốn, rồi sau đó lại cảm thấy bực ḿnh v́ không thấy người SP sống đúng với kỳ-vọng người khác muốn nh́n nơi người SP. Người SP không cảm thấy phấn-khởi ǵ về những vấn-đề kích-động rườm rà rắc rối. Đối với họ, kích-động nào cũng được cả, và như vậy là đủ để họ suy-tư, hành-động và tin-tưởng. Họ sống với óc rất thực-tế, nên họ không cần hành-động của họ phải tuân theo cách chính-sách, luật-lệ, đường lối như các mẫu người khác. Tính người SP là nhào vô trước khi mở mắt quan-sát, họ dễ bị tai-nạn hơn các mẫu người khác. Họ dễ tự gây thương-tích v́ không chú-ư quan-sát để rồi bị thất-bại hoặc tai-nạn. Họ lạc-quan chỉ v́ mong chờ cơ-hội may mắn.

 

 


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.