HIỂU M̀NH BIẾT NGƯỜI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

gxvnparis

 

 

CHƯƠNG 2

 

Bốn nhóm chung về tính t́nh

 

3.- TÍNH T̀NH NGHIÊM-TÚC (NĂNG TIẾN): NT

Thần Prometheus đă cho con người ngọn lửa quư hoá, tượng-trưng cho ánh-sáng và năng-lượng, để biến con người nên giống thần-minh hơn. Nhờ chế-ngự được ánh-sáng và năng-lượng, con người kiểm-soát được thiên-nhiên, có nghĩa là nắm được quyền-lực ở trong tay. Chính đó là đặc-điểm của mẫu người Prometheus, khác với các mẫu người khác: ước muốn có quyền.

Có những mẫu NT như sau: INTP, ENTP, INTJ, ENTJ. Chỉ có khoảng 12% quần-chúng thuộc mẫu tính t́nh này thôi, nên tương-đối ít gặp thấy. Ở nhà trường , một lớp học tiêu-biểu 32 học-sinh, chỉ có 4 người thuộc mẫu NT, và chỉ có 1/4 là hướng-nội, hoặc INTP hoặc INTJ. Như thế đủ để thấy người NT phải sống trong một môi-trường thật xa lạ, khác-biệt. Họ phải sống với người khác mẫu tính t́nh, trong khi người SP và SJ thường gặp người cùng mẫu tính t́nh sống chung quanh. Cha mẹ và giáo-chức của người NT thường thuộc lại SP và SJ. Cứ 16 gia-đ́nh mới có một gia-đ́nh cả cha lẫn mẹ đều là N, và cứ một ngàn gia-đ́nh mới có một gia-đ́nh cả cha mẹ đều là NT.

Người NT thích có quyền-lực, không phải là quyền-hành trên người khác, nhưng là thứ quyền-lực đối với thiên-nhiên: làm sao để có thể hiểu biết, kiểm-soát, tiên-đoán và giải-thích các sự-kiện thực-tế đang xẩy ra. Nên nhớ trên đây là những đặc-điểm của khoa-học. Do đó, người NT có khuynh-hướng trở nên nhà khoa-học. Những h́nh-thức quyền-lực người NT muốn có chỉ là phương-tiện để họ đạt tới một mục-đích: mục-đích chính là thông-thạo hiểu biết. Thực ra, người NT không muốn quyền-lực v́ quyền-lực, mà muốn chứng-tỏ họ có khả-năng, thẩm-quyền, tư-thế, năng-khiếu, sở-trường, tài-cán.

Người NT say mê óc thông-minh sáng suốt, có nghĩa là họ có khả-năng làm việc tốt trong nhiều hoàn-cảnh khác nhau. Người NT cực-đoan có thể mê-mẩn thu-thập kiến-thức, lúc nào cũng t́m cách học khôn, y như con kiến trong truyện ngụ ngôn lo tích trữ của ăn. Nếu bạn cho người NT biết họ là con người giả-h́nh, lừa dối, lường gạt, thiếu trách-nhiệm và sáng-kiến, họ chỉ suy-nghĩ về nhận xét của bạn và có thể đáp lại rằng biết đâu bạn nhận xét có phần đúng. Như thế, không có nghĩa là họ không khó chịu, bực ḿnh, bởi lẽ họ thường thắc-mắc nghi-ngờ chính nhận-định của họ về tự-do, trách-nhiệm và quyền-hành. Nhưng nếu bạn cho người NT là điên-dại, ngu-xuẩn, không có khả-năng, họ sẽ cho bạn thấy rơ giá-trị tại sao bạn có thể nhận xét như vậy. Chỉ ḿnh họ mới có thể nhận-định khả-năng của họ, và họ nhận-định rất là khắt khe đúng mức.

Người NT t́m cách để chứng-tỏ khả-năng, và nhiều khi như thế vẫn chưa đủ, họ muốn họ có dư khả-năng. Họ ước muốn thật nhiều khả-năng, họ bị mê mẩn và chỉ muốn sao cho phát-triển thêm, y như thể bị một ma-lực nào lôi cuốn vậy. Người NT muốn phát-triển cũng như người SP muốn biểu-lộ vậy, cho dù đối-tượng khác nhau: người SP chỉ muốn hành-động diễn-xuất, nhưng không muốn phát-triển, cho dù hành-động của họ đă là tuyệt-vời, c̣n người NT phải phát-triển, nhưng không muốn chỉ hành-động diễn-xuất chỉ v́ phải hành-động, cho dù khi họ có hành-động, và càng ngày càng thêm chính-xác tinh-tế. Nói theo một cách nào đó, người SP là bức gương phản-chiếu người NT. Đối với người SP, khả-năng là phương-tiện cho họ tự-do diễn-xuất, c̣n đối với người NT, diễn-xuất là phương-tiện cho họ càng thêm khả-năng hữu-hiệu.

                    PHƯƠNG-TIỆN                 MỤC-ĐÍCH

người NT      diễn-xuất                             khả-năng

người SP       khả-năng                             diễn-xuất

Nhân-tiện cũng nên nói ngay rằng cả người SJ và người NF bí-ẩn đều không có quan-tâm chú-ư tới khả-năng và diễn-xuất bao nhiêu. Có lẽ chúng ta có thể hiểu người NF và SJ nhiều hơn, nếu luôn nhớ rằng họ không để ư tới khả-năng và diễn-xuất. Họ có vẻ như có mối quan-tâm khác, và họ không hiểu tại sao những người SP và NT cực-đoan lại chống-đối nhau dữ dội. Dĩ nhiên những người hiếu-chiến chỉ thích khả-năng với diễn-xuất cũng không hiểu tại sao người khác có thể dửng dưng với vấn-đề được.

Người NT là mẫu người tự kiểm-thảo khắt khe hơn hết. Họ coi đi xét lại về lỗi lầm của họ. Họ t́m đủ mọi cách để cải-thiện. Họ dùng mọi biện-pháp để nhận-định xem họ đă tiến-tới được bao nhiêu. Họ không ngừng bắt mạch xem họ có được bao nhiêu năng-khiếu, và mỗi lúc mỗi canh-chừng nghị-lực của họ. Họ muốn phải làm sao hiểu được mọi sự vật trên trời dưới đất, được biết mọi dữ-kiện siêu-nhiên và tự-nhiên, miễn sao để chứng-tỏ họ thông-thạo chuyên-môn. Người NT càng cực-đoan bao nhiêu, họ càng đ̣i hỏi chính ḿnh họ phải có nhiều năng-khiếu và hiểu biết bấy nhiêu. Người NT muốn rằng trong bất cứ lănh-vực nào họ để tâm đến, họ đều phải là người thấu-triệt quán-xuyến hết cả. Không thể nào họ chịu lép vế được. Người SJ hành-động theo những điều ‘nên’, ‘phải’, c̣n người NT hành-động theo những điều ‘phải biết’, ‘có khả-năng’. Người NT có khuynh-hướng tích-luỹ các khả-năng và chẳng muốn loại trừ khả-năng nào cả. Họ sống theo hệ-thống giá-trị ưu-tiên, và dĩ nhiên họ là người đ̣i hỏi trọn hảo, dễ để tinh-thần bị căng-thẳng và để hành-động thành nghiện-ngập khi họ bị áp-lực. Họ luôn ư-thức khuyết-điểm của họ, và nhận-thức rằng họ chưa tới được trọn-hảo. Họ có thể đón nhận lời phê-b́nh của người khác về quyền-lực của họ có, với một thái-độ khinh-khi hoặc diễu-cợt. Họ có thể biểu-lộ thái-độ đó, hoặc không biểu-lộ ǵ cả, cho dù người NT hướng-ngoại dễ biểu-lộ hơn. Người NT ư-thức rơ ràng giá-trị những lời phê-b́nh, và họ bằng ḷng để bị chỉ-trích tới mức-độ nào đó. Cùng với đ̣i hỏi trọn-hảo, người NT ngay từ nhỏ, không muốn chấp-nhận một quyền-bính nào mà không đặt vấn-đề trước. Người NT dửng dưn, cho dù ai tuyên-bố điều ǵ với uy-tín và thế-giá nào chăng nữa. Họ tin rằng mỗi lời tuyên-bố phải có lư-do căn-cớ riêng biệt, phải hợp-lư, có thể trắc-nghiệm xem đúng hay sai, và phải đi sát với thực-tế. Người NT có thể nói: ‘Tôi biết rằng Einstein đă nói như thế, nhưng ‘nhân vô thập toàn’ (không ai đúng hoàn-toàn mười phân vẹn mười) mà!’ Đặc-tính không chấp-nhận quyền-bính này có thể làm cho người NT trở nên ương-ngạnh cố-chấp, nhất là người NT cực-đoan.

hoanghon

“Từ khi lên 12 tuồi, tôi đă bắt đầu suy-tư dày ṿ với vấn-đề ư-nghĩa cuộc sống nhân-sinh... và chắc chắn rằng những người chung quanh tôi sống vất vưởng như đoàn vật càng làm cho vấn-đề thêm trầm-trọng...Lúc nào trong đầu óc của tôi cũng lởn vởn tư-tưởng này là phải có một phương-pháp khoa-học nào đó để t́m hiểu vấn-đề nhân-sinh chứ. Khi lên 14 tuổi, tôi đọc được cuốn sách ‘Man and Superman’(con người và siêu-nhân) của Shaw và lấy làm bực ḿnh v́ tôi không phải là người đầu-tiên đặt vấn-đề đó” (Colin Wilson, The Outsider, N.Y., Dell Publ. co., 1956, pp. 289-290)

Người NT thường hay thổ-lộ tâm-sự với những người họ tin-tưởng rằng họ có bị ư-nghĩ thất-bại ám-ảnh đầu óc họ không thôi: lần này th́ sợ không thể thành-công và chắc sẽ bị thất-bại, lần khác th́ sợ không đủ kiến-thức và kinh-nghiệm đối với vấn-đề. Số-phận người NT cứ hoài-nghi với ngờ-vực không thôi. V́ tính đa-nghi nên người NT, đặc-biệt là người NTP, khó mà ra tay hành-động cương-quyết. Có khi nghi-nan làm cho họ trở nên nhu-nhược bất-động, chỉ sợ điều ḿnh quyết-định sẽ mau thay đổi.

H́nh như người NT không bao giờ tin rằng ḿnh hiểu biết đủ, có khả-năng kinh-nghiệm đủ, để làm việc thành-công, và họ có khuynh-hướng mỗi ngày mỗi đ̣i hỏi toàn-hảo hơn. Hôm nay họ cho là được, ngày mai lại chê là không được. Người nào tỏ ra cực-đoan hơn, lại đ̣i hỏi mức toàn hảo hơn, cho dù nhiều lần họ đă thành-công. Người NT coi những việc thường ngày là thiếu chỉ-tiêu, chưa đủ kinh-nghiệm. Họ tỏ ra khắt khe đối với chính ḿnh, kiểm-soát kỹ-lưỡng xem họ tiến-triển được bao nhiêu, siêng năng làm bản kiểm-kê những thành-công và thất-bại. Họ muốn hoàn-toàn thông-thạo trong công việc họ làm, lănh-vực họ hoạt-động và không bao giờ ngừng tự cải-tiến phát-triển.

Quan-sát một người NT chơi dỡn làm cho ta phải cảm-động và cảm thấy hơi buồn khi so sánh với thái-độ bỏ rơi của người SP. Người NT lư-luận minh-bạch rằng chơi dỡn là cần-thiết cho sức khoẻ, nên hoạch-định giờ chơi đàng-hoàng, và trong giờ giải-trí đó, họ muốn làm sao phải tiến thêm. Chẳng hạn như khi muốn chơi bài, họ không muốn vấp phạm phải lầm lỗi nào. Khi chơi banh, họ muốn lần nhận banh này phải khá hơn lần vừa qua. Người NT muốn sao cho ḿnh phải được vui vẻ, v́ họ nghĩ rằng đó là mục-đích của giải-trí.

Khi đối-xử liên-hệ với người khác, người NT thường gây nên hai ấn-tượng mâu-thuẫn sau. Ấn-tượng thứ nhất là họ không kỳ-vọng nơi người khác bao nhiêu, v́ họ cho rằng người khác không có nhiều kiến-thức hoặc khả-năng kinh-nghiệm. Người NT có thể tạo ra ấn-tượng đó khi họ tỏ ra ngạc-nhiên một chút, v́ thấy người khác cũng hiểu biết và thành-thạo vấn-đề. Người NT thường cho rằng người khác không có thể thấu suốt những tinh-vi tế-nhị của vấn-đề, và họ dễ để cho người khác nh́n thấy thái-độ đó. Ấn-tượng này khác hẳn với ba mẫu tính t́nh kia, v́ ba mẫu kia đều tin rằng không nhiều th́ ít, người khác cũng có thể hiểu được vấn-đề. Ấn-tượng thứ hai là người NT muốn những người chung quanh họ cũng phải cố-gắng sống đúng chỉ-tiêu lư-tưởng như họ vậy. Mà v́ chẳng ai có thể hoàn toàn sống đúng chỉ-tiêu, trọn vẹn lư-tưởng, người NT thấy ai cũng đầy dẫy những sai lỗi khiếm-khuyết. Thông-thường người ta nhận thấy người NT thuộc loại đ̣i hỏi yêu-sách khá nhiều.

Một hậu-quả tai-hại của hai ấn-tượng mâu-thuẫn trên là những người sống quanh người NT trước sau cũng cảm thấy ḿnh không có tài-trí hiểu biết bằng người NT, nên sẽ trở thành thủ-thế, rút lui vào bóng tối, và chẳng muốn tŕnh-bày tư-tưởng chia sẻ ư-nghĩ của họ nữa. Như vậy, người NT sẽ bị cô-lập không được ai san-sẻ kinh-nghiệm hiểu biết cho, v́ ai cũng sợ bị coi là ngu-si đần-độn. Dĩ nhiên cuối cùng người NT càng có lư để tin rằng người khác là ngu-si đần-độn thực sự, bởi lẽ không chịu đả-thông tư-tưởng, chia sẻ kinh-nghiệm với họ.

Thái-độ tự-cao tự-đại này làm cho người NT không được những người khác quư-mến thực sự, nhưng lại giúp mẫu người NT tạo nên những tác-phẩm để đời có ảnh-hưởng trên suy-tư của nhân-loại. Chẳng hạn như Machiavelli biểu-lộ mẫu người như vậy khi ông dạy hoàng-thân Lorenzo về nghệ-thuật điều-khiển quốc-gia, cho dù chính Macchiavelli chỉ là một người tầm-thường vô-danh tiểu-tốt:

“Thói thông-thường là những ai muốn xin được ân-huệ nơi một ông hoàng th́ phải chứng-tỏ ḷng muốn thực t́nh của ḿnh bằng cách dâng-tiến những lễ-vật mà ông quư-trọng, hoặc thích-thú. Đó là lư-do người ta dâng-tiến các ông hoàng những lễ-vật như ngựa quư, khí-giới, vàng bạc, kim-cương, đồ trang-sức xứng-đáng với địa-vị hoàng-tộc. Tuy thế mặc dầu tôi có ư muốn dâng-tiến lễ-vật cho quư hoàng-thân để chứng-tỏ ḷng ngưỡng-mộ của tôi, tôi cũng không thể t́m được một lễ vật nào trong tất cả những của cải tôi có, ngoại trừ kiến-thức mà tôi thu-thập được về những thành-tích của các bậc vĩ-nhân qua kinh-nghiệm lâu năm đối với những sự việc hiện-tại, và nghiên-cứu liên-tục những sự việc dĩ-văng.

Tôi đă hết sức cần-mẫn suy-nghĩ và t́m hiểu hành-động của các bậc vĩ-nhân qua nhiều năm, và giờ đây tôi xin dâng lên quư hoàng-thân thành-quả của những năm đó trong một cuốn sách nhỏ bé; và mặc dầu tôi trộm nghĩ công việc này không đáng được quư hoàng-thân chấp-nhận, tôi tin ḷng nhân-đạo của quư hoàng-thân sẽ hoan-hỉ đón tiếp, v́ quư hoàng-thân biết rằng tôi không có thẩm-quyền dâng-tiến một lễ-vật nào cao-trọng hơn giúp cho quư hoàng-thân chỉ trong một thời-gian ngắn hiểu được những ǵ mà tôi đă phải trả giá cô-đơn và nguy-hiểm để học hỏi qua nhiều năm.” (Niccolo Machiavelli, Mentor Classic, N.Y. 1952, p. 31)

Trong các giao-tiếp liên-hệ, người NT thường không thích phải nói đi nhắc lại. Lời họ nói cô-đọng, chính-xác, lư-luận, đanh thép. Họ không muốn xác-nhận một điều hiển-nhiên, v́ như vậy là làm lời nói bị giới-hạn, bởi lẽ họ tin rằng ‘Dĩ nhiên ai cũng biết rằng...’ Người NT nghĩ rằng nếu họ xác-nhận một điều hiển-nhiên th́ sẽ làm cho người khác chán ngán. Người NT có khuynh-hướng không muốn dùng những h́nh-thức vô-văn-tự. Người NT muốn dùng những chữ thật chính-xác, và hy-vọng người khác cũng dùng như vậy, cho dù sớm ǵ họ cũng nhận thấy người khác không dùng như thế. Nữ-hoàng Elizabeth, con vua Henry VIII, đă trị v́ nước Anh trên 40 năm, là tiêu-biểu cho đặc-tính trên khi bà tuyên-bố ư-định kết-hôn của bà cho các quần-thần làm áp-lực với bà:

“Câu trả lời của nữ-hoàng Elizabeth thật mạnh-bạo dứt-khoát: ‘Ta không biết rồi sau này ta sẽ hành-động ra sao, nhưng có một điều chắc chắn là ta muốn các ngươi biết rằng hiện-thời ta không làm ǵ khác hơn là những ǵ ta đă tuyên-bố rới các ngươi’. Thực không c̣n lời nào rơ ràng hơn nữa!” (E. Jenkins, Elizabeth the Great, N.Y. Time Publication 1958, p. 57)

Elizabeth sống hoàn-toàn trái ngược với con người của một đối-thủ trọn đời là nữ-hoàng Mary của Tô-cách-lan với mẫu người NF. Elizabeth luôn sống xa cách thuộc-hạ, c̣n Mary lôi-cuốn người khác tới gần. Ngay cả những cai tù cũng c̣n thích và cảm mến bà. Mọi hành-động của Mary đều đượm mầu t́nh-cảm. Mary muốn trở thành nữ-hoàng Anh-quốc và ngây-thơ tin-tưởng rằng đứa con riêng của bà sẽ không nỡ từ-chối đến cứu-nguy cho bà khi hữu-sự. Người ta có thể tiên-đoán được phản-ứng của Elizabeth: theo lư-trí cứng nhắc, cần làm th́ cứ làm, cho dù có nuối tiếc và hối-hận, và tránh đích-thân can-thiệp vào việc lên án Mary.

Bởi v́ người NT quan-trọng-hoá vấn-đề hiểu biết và thông-thạo: họ muốn họ hiểu biết và thông-thạo, và cũng muốn người khác nh́n nhận về họ như vậy, nên thường thường họ xuất-sắc trong phần chuyên-môn và trên lănh-vực của họ. Họ thèm khát quyền-lực hơn là hành-động, trách-nhiệm, và ngay từ thuở nhỏ, họ đă tỏ ra tính ṭ ṃ hiếu-kỳ, muốn coi xem máy móc làm việc ra sao, muốn biết các sự việc diễn-tiến như thế nào. Trẻ em NT sẽ bắt đầu t́m kiếm những lời giải-thích, những cách cắt nghĩa này nọ khi chúng biết nói. Chúng thắc mắc về thế-giới chung quanh chúng, và không bao giờ được thoả-măn với những lời giải-đáp nghe như không hợp-lư của người lớn. Chúng muốn những lời giải-đáp có đầu có đuôi. hợp t́nh hợp lư. Chúng có thể mải mê t́m kiếm cho ra đủ mọi sự kiện có khi làm cho người khác khó chịu. Người NT học hỏi suốt ngày suốt đêm 24/24, nhất là người NT cực-đoan, kể cả từ thuở nhỏ.

Người NT say mê học hỏi t́m hiểu, nên khi họ rời ghế nhà trường, họ đă có cả một kho tàng kiến-thức. Người NT học hỏi từ thuở nhỏ và chăm chỉ nên dễ xuất-sắc về chuyên-môn kỹ-thuật hơn các mẫu người khác. Càng có khả-năng tri-thức, người NT càng có khuynh-hướng thiên về khoa-học, toán, triết-lư, kiến-trúc, kỹ-nghệ: tất cả những ngành đ̣i hỏi chính-xác và tỉ-mỉ. Rất nhiều người NT ở trong các ngành đó.

Người NT sống với việc họ làm. Đối với họ, lúc làm việc th́ họ làm việc, và lúc chơi họ cũng làm việc. Phạt người NT phải ăn không ngồi rồi là một h́nh-phạt nặng nề nhất. Người NT làm việc không phải để hoàn-thành một công-tác, hoặc để tạo nên một thích-thú ǵ, nhưng là để cải-tiến, kiện-toàn, bổ-túc khả-năng hoặc kiến-thức cần cho công việc. Người NT không có ḷng thèm khát hành-động như người SP. Đúng ra qua việc làm họ chứng-tỏ họ thích luật-lệ. Họ luôn luôn t́m hiểu những nguyên-do của vũ-trụ. Họ luôn luôn cố-gắng nhóm lên một tia lửa hiểu biết vào các lănh-vực chuyên-môn của họ.

Người NT thích tạo nên các kiểu-mẫu, thăm ḍ các sáng-kiến, thiết-lập các hệ-thống. Điều dễ hiểu là họ thích các nghề có liên-quan đến việc thiết-lập và ứng-dụng các nguyên-tắc khoa-học. Khoa-học, kỹ-thuật, triết-lư, toán, luận-lư, trang-trí, kỹ-nghệ, khảo-cứu, phát-triển, điều-hành, sản-xuất, h́nh-luật, tâm-lư, nghiên-cứu chứng-khoán: tất cả đều lôi-cuốn người NT. Những dịch-vụ thương-mại, những liên-hệ thân-chủ với khách hàng, không tỏ ra hấp-dẫn ǵ cho người NT. Người NT cũng không thích các công việc phục-vụ như thư-kư, văn-pḥng, sửa chữa, bảo-tŕ, giải-trí, phân-phối. Có nhiều người NT trong số các kỹ-sư, kiến-trúc-sư, giáo-sư toán, khoa-học-gia, triết-gia. Dù ở đâu dù làm việc ǵ, người NT cũng cố-gắng làm cho trọn hảo, và thường thường họ làm được cho trọn hảo.

Dù ở đâu dù làm việc ǵ, người NT, nhất là mẫu người NTJ, cũng phải sắp xếp lại môi-trường bằng cách xây cất pḥng ốc, chỉnh-trang lại cách trang-trí hoặc bằng cách thiết-lập và kiện-toàn cơ-sở tổ-chức. Ayn Rand là xếp ṣng về mẫu tính t́nh NT, đă mô-tả đặc-điểm đó trong nhân-vật Howard Roark, đối-thủ của bà trong tác-phẩm The Fountainhead như sau:

giaoduyen

“Hắn cố-gắng suy-nghĩ. Nhưng hắn quên mất rồi. Hắn nh́n vào những phiến đá. Hắn không cười khi mắt hắn dừng lại, nhận-thức được trái đất bao quanh hắn. Mặt hắn cũng giống như luật thiên-nhiên - không ai có thể tra hỏi , thay đổi hoặc kêu nài. Xương hàm nhô lên, g̣ má sâu hơm, mắt xám, lạnh và đứng yên, miệng thách-đố, khép kín y như miệng của một tên đao-thủ hoặc của một vị thánh. Nh́n vào phiến đá, hắn nghĩ phải cắt phiến đá này ra để làm thành tường. Nh́n vào một cây, hắn nghĩ phải chẻ ra để làm bè làm ván. Nh́n vào vết loang trên tảng đá, hắn nghĩ đến những quặng mỏ ở trong ḷng đất cần phải được khai-quật, đúc luyện thành những thang, cọc chống đỡ bầu trời. Hắn nghĩ: những tảng đá này là để cho hắn phải khoan, phải chờ vỡ tung ra, để được đục khoét, mài dũa, được tái-sinh và có một h́nh-thái mới do bàn tay hắn tạo cho” (Ayn Rand, The Fountainhead, Signet books, Bobbs Merrill Co., N.Y. 1943, p.15-16).

Người NT rất dễ lắng nghe những tư-tưởng mới, dễ chấp-nhận những thay đổi về phương-pháp và chính-sách mà không tỏ ra khó chịu, miễn là những thay đổi đó có lư. Họ muốn học hỏi thêm những tư-tưởng tranh đua, và thường mở rộng ḷng trí để nghiên-cứu suy-nghĩ. Người NT có khuynh-hướng ăn ngay nói thẳng khi giao-tiếp liên-hệ với người khác, cho dù người khác thường nhận thấy rằng người NT lạnh nhạt, xa cách và bí-ẩn. Tuy vậy, nếu hỏi thẳng một người NT về lập-trường, ư-nghĩ của họ về một vấn-đề ǵ, họ sẽ không ngần-ngại nói rơ ư-kiến không mập mờ chút nào cả.

Người NT chỉ thích làm mà không thích chơi, nên dễ làm họ bị đụng chạm với người khác, và hậu-quả là họ bị g̣ bó đóng kín trong tháp ngà trí-thức, không liên-hệ được với thế-giới thực-tế bên ngoài như các mẫu người khác. Đôi khi chúng ta gặp những thiên-tài bất-thường trong mẫu NT. Einstein đi lại trên đường phố New York với đôi dép ngủ, và chỉ có thể nói truyện có ư-nghĩa với một số nhỏ. Dĩ nhiên Einstein chẳng hối-hận ǵ về t́nh-trạng đó, và rất may là công-tŕnh của ông không bị mất mát ǵ. Tuy nhiên nhiều công-tŕnh của người NT bị mất đi, v́ tŕnh-độ tư-tưởng quá trừu-tượng nên ít ai hiểu cho được.

Khi người NT họp nhau lại thành một nhóm, họ thường thích chơi chữ với nhau, cảm thấy thú-vị v́ nhận ra những tinh-tế của ngôn-từ. Họ say mê những kiểu nói quanh co, những nhận-định mâu-thuẫn. Einstein nói: “Đứng vêà phương-diện thực-tế những định-lư toán học không chắc chắn được chút nào cả, và nếu có chắc chắn được chút nào th́ cũng lại chẳng ăn nhằm ǵ với thực-tế cả!”: câu nói đó làm người NT sảng-khoái tâm-trí, cũng y như khi họ đọc thơ trào-phúng hoặc kịch châm-biếm.

Người NT có khuynh-hướng nhắm về tương-lai, coi quá-khứ như đă chết và đáng bỏ. Đối với họ, điều quan-trọng là những ǵ có thể xẩy ra và những ǵ sắp xẩy đến. Quá-khứ dĩ-văng chỉ có một công-dụng là làm phương-tiện hướng-dẫn cho tương-lai và góp phần rút tỉa những bài học của lịch-sử, nhớ lời cảnh-cáo này: “ Ai không am-tường lịch-sử, sẽ phải lập lại lỗi lầm của lịch-sử quá-khứ”. Không bao giờ người NT muốn lập lại cùng một lỗi lầm. Họ không đủ kiên-nhẫn đốùi với lầm lỗi ban đầu, nên phạm lầm lỗi một lần nữa có nghĩa là đáng lên án, là đồ bỏ. Dĩ nhiên nếu ta hiểu được đầy đủ các nguyên-tắc, đâu c̣n lư-do để phạm cùng một lầm lỗi. Người NT cảm thấy xấu-hổ vô chừng nếu có ai bắt lỗi được việc làm của họ, nhất là lỗi lầm về đường hướng lư-luận.

Một khi người NT làm chủ được một kỹ-thuật ǵ hoặc một dự-án lư-thuyết nào rồi, họ sẽ tiến thêm bước nữa vào thách-đố khác. Sau khi đă tách-biệt được các luật-lệ tạo thành trật-tự và lư-do hành-động, và sau khi làm chủ được các khả-năng cần-thiết, dù là làm việc dù là chơi dỡn, người NT đưa mắt hướng về các thách-đố mới. Dĩ nhiên bao giờ họ cũng chỉ mong sao có dịp cải-tiến hoàn-thiện thêm trong bất cứ lănh-vực khả-năng nào, dù mới dù cũ.

Tính người NT là thích suy-nghĩ t́m hiểu xem những người chung quanh họ đang có ư-nghĩ ǵ, đang có động-lực nào, và họ t́m cách sáp-nhập những kinh-nghiệm hiện-tại vào hệ-thống họ có trong đầu óc, nên nhiều khi họ không được cảm-nghiệm trực-tiếp. Họ lo lắng t́m hiểu xem có ǵ đang xảy ra trong khi sự việc đang diễn-tiến, để rồi họ bỏ lỡ cơ-hội chứng-kiến sự việc diễn-tiến. Đôi khi người NT lộ vẻ đứng bên cạnh cuộc sống hơn là đi vào cuộc đời, y như thích-thú đứng trên bờ nh́n nước sông trôi, xa xa, tách-biệt, vô-tư một chút. Thái-độ xa cách này đôi khi làm cho người NT lỡ hứa dấn thân làm việc rồi sau này phải hối-hận. Đặc-biệt là mẫu người NT chưa để t́nh-cảm phát-triển đầy đủ, mà đă liên-hệ với người khác phái trong khi thực sự họ không hợp nhau để trở thành bạn đời. Forester bắt mạch được tấm thảm-kịch đó khi mô-tả nhân-vật thời-danh của ông khi đứng trước bàn thờ:

Vị chủ-lễ nói: “Xin lặp lại theo tôi: Tôi, Horatio, nhận em Maria Ellen.”..Bỗng dưng trong đầu óc của Hornblower có thoáng một ư-nghĩ rằng đây là những giây phút cuối cùng chàng có thể rút lui không phải thực-hiện một công việc mà chàng biết là không hay. Maria không phải là mẫu người đàn bà đúng y như chàng muốn để làm vợ chàng, cho dù chàng nh́n nhận rằng dù sao chàng cũng xứng đáng để thành-hôn. Nếu như chàng c̣n có một chút suy-nghĩ, chàng sẽ hủy-bỏ nghi-lễ vào giờ phút chót này, chàng sẽ tuyên-bố rằng chàng đă đổi ư, chàng sẽ rời bỏ bàn thờ, để kệ vị chủ-lễ và Maria đứng đó, và chàng sẽ từ bỏ nhà thờ để chàng trở thành một con người tự-do... “để tôn-trọng và yêu thương”... chàng vẫn c̣n đó ư như một cái máy, lặp lại những lời của vị chủ-lễ. Maria vẫn c̣n ở bên chàng đó, với bộ áo cưới mầu trắng. Nàng chan-hoà hạnh-phúc. Nàng tràn ngập ḷng yêu thương chàng, cho dù ḷng yêu đó có bộ sai chỗ. Chàng không thể và chắc chắn không thể có một hành-động tàn-nhẫn với nàng được. Hornblower lặp lại: “và anh hứa giữ ḷng chung-thuỷ với em trọn đời”...Chàng nghĩ như vậy là được rồi. Đó là những lời quyết-định cuối cùng để chứng-tỏ nghi-lễ có giá-trị luật-pháp. Chàng đă tuyên-hứa một lời thề và bây giờ không có cách ǵ trở ngược lại được nữa. Cũng có một điều an-ủi với tư-tưởng này là cách đây một tuần, chàng đă dấn-thân cam-kết khi Maria khóc nức nở trong tay chàng, tỏ t́nh yêu thương đối với chàng, và chàng đă quá mềm ḷng không dám cười nàng, v́ có lẽ chàng quá yếu đuối? quá chân-thật? không dám lợi-dụng nàng để rồi phản-bội nàng? Từ giây phút chàng lắng nghe nàng, từ khoảnh-khắc chàng hôn lại nàng những nụ hôn thật êm dịu, th́ dĩ nhiên những điều phải đến đă đến: áo cưới cho cô dâu, nghi-lễ ở nhà thờ St. Thomas, và một tương-lai mơ hồ về t́nh yêu đằm thắm” (G.S. Forester, Hornblower and the Hotspur, Boston, Little Brown and co. 1962, p.3-4).

Đôi khi người NT có thể quên t́nh-cảm của người khác đối với họ và không tế-nhị trong lănh-vực liên-hệ giữa người với người, một lănh-vực thật phức-tạp. Người ta thường kể lại rằng khi có người NT hiện-diện, th́ không có ai thực sự hiện-hữu nữa, nên họ thường phản-ứng lại bằng cách chỉ-trích, công-kích tâm-tính người NT. Người NT thường phản-ứng lại bằng cách tỏ ra sửng-sốt ngạc-nhiên và ít khi chống-đối phản-pháo lại. Tuy nhiên nếu muốn người NT cũng có khả-năng châm-biếm chua cay và hậu-quả có thể là tai-hại cho người bị châm-biếm.

Tinh-thần của người NT được gói ghém trong huyền-thoại về Prometheus, một vị thần Hy-lạp, đă tạo-dựng con người từ đất sét. Prometheus bực ḿnh v́ con người khô cứng như tượng đá, nên đă cầu cứu nữ-thần Minerva trợ giúp. Nàng chở Prometheus lên trời để ăn trộm lửa từ bánh xe mặt trời. Prometheus đặt ngọn lửa vừa ăn trộm được vào ngực chàng, và chàng trở nên sống động. Prometheus trả giá vụ ăn cắp đó bằng cách bị đóng đinh vào xiềng xích giữa khoảng trời xanh (Grant, p.200). Một con quạ tham lam mổ rách lá gan thâm tím của Prometheus mỗi ngày, năm này qua năm khác. Và vết thương đau không bao giờ tận cùng: mỗi khi đêm về, Prometheus lại phải hứng thân chịu gió rét sương rơi, và lá gan trở lại lành lặn như cũ. Prometheus giải-thoát con người khỏi ngu dốt, cho dù chàng phải lên trời để ăn trộm. Prometheus muốn con người phải tiến-bộ và tặng con người ân-huệ khoa-học và kỹ-thuật.

 

 


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.