HIỂU M̀NH BIẾT NGƯỜI

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

gxvnparis

 

 

CHƯƠNG 5

 

tính t́nh
nơi người lănh đạo

 

 

III.- TRỞ-NGẠI KHÓ CHO THAY ĐỔI

Mỗi mẫu người lănh-đạo đều có một đóng góp độc-nhất và đặc-biệt vào t́nh-trạng làm việc. Người SJ có khuynh-hướng giúp cho cơ-sở vững bền và tạo niềm tin-tưởng. Người SP là những người giải-quyết vấn-đề tuyệt-vời và tạo nên thích-thú. Người NT cung-cấp hoài-băo tương-lai và các mẫu mực lư-thuyết để thay đổi. Người NF thêm dầu mỡ vào guồng máy tổ-chức để mọi sự được trơn tru, và có thể dự-đoán các hậu-quả xă-hội về các mẫu mục của người NT.

Muốn sử-dụng ưu-điểm một cách hữu-hiệu, mỗi người phải hiểu biết đường lối quản-trị của ḿnh. Thế nhưng đường lối quản-trị mới là một nửa phần hành-động và liên-hệ. Cách-thức người dưới liên-hệ phản-ứng cũng là một chiều-kích quan-trọng để tạo nên thành-quả tốt đẹp của người lănh-đạo. Chương 2 đă diễn-tả đầy đủ chi-tiết về 4 cách-thức và 16 mẫu tính t́nh. Tuy nhiên giờ đây cũng nên nói thêm một ít chi-tiết hữu-ích nữa. Chúng ta sẽ thảo-luận về những nhận xét của ông Seeland, 1975: ông phân-tích những trở-ngại g̣ bó của mỗi mẫu tính t́nh trong vấn-đề thay đổi, cũng như ông đề-nghị chiến-thuật giúp thực-hiện việc thay đổi thích-hợp cho mỗi mẫu tính t́nh.

 

1.- nơi người nhân-fẩm NF

Phát-ngôn-viên trong các nhóm thuộc ban giám-đốc quản-trị thông thường là từ mẫu người NF, nhất là ENFP nhà báo và ENFJ nhà giáo: họ có biệt-tài khuyến-dụ, ăn nói khéo léo, hoạt-bát, thu-hút đồng-nghiệp qua các lập-trường đầy cảm-xúc tâm-t́nh. Người NF có khuynh-hướng cho ḿnh và các đồng-nghiệp là những chuyên-viên có khả-năng, được huấn-luyện đầy đủ về khoa nhân-văn, hiểu biết nhu-cầu của nhân-loại nói chung và của các thân-chủ nói riêng. Họ thường không tỏ ra tài quản-trị theo cùng một kiểu. Tự ḿnh định-liệu là một yếu-tố chủ-yếu trong môi-trường làm việc của người NF. Tự-lập được coi như là một giá-trị độc-nhất chứng-tỏ con người của ḿnh. Họ tỏ ra cực-kỳ nhậy cảm, cho dù chỉ có hơi bóng gió một cơ-cấu đề-nghị, hoặc một ư-niệm độc-đoán, hoặc bất cứ một cử-chỉ nào của ban giám-đốc quản-trị mà họ coi như là xâm-phạm cá-nhân. H́nh như không một tổ-chức nào có thể thay đổi được toàn-bộ nếu không có nhóm NF ủng-hộ.

Biết rằng người NF cần được nh́n nhận với tính cách cá-biệt của họ cũng như giá-trị cá-nhân của họ, và biết rằng họ sẵn sàng dấn-thân cho các thủ-tục dân-chủ, muốn được họ ủng-hộ, chỉ có cách phải cho họ tham-gia vào các quyết-định, nhất là đường lối quản-trị tập-thể. Nếu như việc thay đổi là một việc có liên-quan đến giá-trị nhân-bản, có ảnh-hưởng đến nhu-cầu cá-nhân của nhân-viên và thân-chủ, người NF sẽ nh́n nhận nên hoặc không nên thay đổi. Họ cần phải có cơ-hội dài lâu để bàn-luận về việc thay đổi trước khi thực-thi. Người NF không bao giờ muốn thay đổi bất-thần, mà chỉ muốn thay đổi từ từ. Nguyên-tắc quản-trị vàng ngọc lâu đời ‘không có chuyện sét đánh bất-ngờ’ hoàn toàn hiệu-lực đối với người NF.

 

2.- nơi người chịu (siêng) làm) SJ

Cũng như người NF trong các nhóm đoàn-viên, người SJ có khả-năng tạo nên ảnh-hưởng rất cao. Họ có đặc-điểm ăn to nói lớn và luôn sẵn sàng phát-biểu ư-kiến cho dù khác với cách-thức phát-biểu của người NF. Người SJ có khuynh-hướng chủ-tâm đến các vấn-đề thủ-tục, các cách-thức hành-sự hơn là các giá-trị nhân-bản. Họ không tỏ ra nhậy-cảm đối với đường lối quyền-hành như người NF. Người SJ thích được vững-tâm qua quyền-hành ổn-định, và đôi khi hơi khó chịu về cách xử-sự của người NF đối với quyền-bính. Người SJ không có khuynh-hướng dàn cảnh như người NF, nên thường bị người NF gây ảnh-hưởng.

Muốn người SJ ủng-hộ thay đổi một việc ǵ, trước hết phải để cho họ có trách-nhiệm và có dịp được phục-vụ, được bảo-vệ truyền-thống, và đối-phó với t́nh-trạng hiện thời. Cho người SJ biết những sự kiện đưa đến thay đổi sẽ làm cho họ dễ cộng-tác hơn. Ngoài ra nếu cần phải thay đổi để có được đường lối tốt đẹp hơn, kết-quả hơn, hoặc để cho thủ-tục khá hơn, người SJ sẽ chấp-thuận ngay v́ nhận thấy có lư. Ngược lại với người NF thích lời nói để thảo-luận, người SJ cần có sự kiện trên giấy trắng mực đen diễn-tả sự thay đổi. Thực-tế là họ có khuynh-hướng tỏ ra không kiên-nhẫn với các cuộc tranh-luận, nhất là những cuộc tranh-luận dài ḍng và lặp đi lặp lại. Nếu người SJ được tham-gia vào việc viết cuốn thủ-tục để thay đổi, họ sẽ lấy làm rất sung sướng và cũng sẽ tỏ ra khả-năng thiết-lập được một văn-kiện thấu-đáo và có lư.

 

3.- nơi người nghiêm-túc (năng tiến) NT

Thông thường người NT chỉ bao gồm một nhóm thiểu-số đoàn-viên. Thường thường họ tỏ ra không có ảnh-hưởng trông thấy trong vai tṛ lănh-đạo, nhưng lại là một sức mạnh đáng kể trong hậu-thuẫn hậu-trường. Họ được đồng-nghiệp kính-nể v́ họ làm chủ được khía cạnh kỹ-thuật và thực-tế của cơ-sở tổ-chức. Họ sống theo lư-luận và ít khi chống lại thay đổi nếu biết rơ những chi-tiết thực-hành. Người NT sẵn sàng đón nhận ư-kiến của người khác và nhận thấy không cần phải dài ḍng bàn căi như người NF, để thay đổi một việc ǵ. Người NT cũng không cảm thấy bị đe dọa hoặc được phấn-khởi bởi quyền-bính chỉ-định như người SJ. Chức-tước chẳng có nghĩa-lư ǵ bao nhiêu đối với họ, tuy nhiên uy-tín thực sự do khả-năng mới có giá-trị, và điều này áp-dụng đúng cho mọi người lănh-đạo. Người NT thường tránh xa, không theo đường lối vị-trí của người NF đồng-nghiệp, và thường không tranh-đấu v́ một vấn-đề ǵ. Họ chỉ tranh-đấu khi có vấn-đề đi ngược lại lương-tri và công-tâm.

Muốn được người NT ủng-hộ sự thay đổi, phải hiểu nhu-cầu của họ là nh́n thấy khả-năng của ḿnh cũng như của người. Cách tốt nhất để kêu gọi họ ủng-hộ là đề cao trí óc khả-năng của họ. Một trong các cách thực-hiện được như vậy là mời gọi họ phác-họa ra kiểu mẫu thay đổi. Những thay đổi mà người NT tra tay đề-nghị dĩ nhiên sẽ được họ ủng-hộ nhiệt-t́nh.

 

4.- nơi người chịu chơi (sống phê) SP

Người SP có khuynh-hướng coi thường luật-lệ của bất cứ hệ-thống nào v́ họ thích tinh-thần phóng-khoáng tự-do, một ḿnh một cơi tung-hoành. Ít khi họ muốn dấn-thân vào việc chung của tổ-chức, và v́ thế ít khi họ có ảnh-hưởng ǵ tới việc thay đổi. Chỉ khi nào có một cơn khủng-hoảng, người SP mới chịu huy-động nghị-lực ra tay hành-động, và v́ thế việc họ đóng góp vào sự thay đổi cũng chỉ là đột-xuất không có dự-tính trước. Chính v́ vậy chẳng cần có chiến-lược để được người SP ủng-hộ một sự thay đổi có dự-trù; tuy nhiên kể như là có thể tin họ sẽ ủng-hộ phấn-khởi những thay đổi không có tính toán trước, và có khuynh-hướng tự ḿnh thay đổi tùy ư tùy hứng.

 

IV.- TÍNH T̀NH TRONG VIỆC GIÁO-HUẤN

Nhiều khu học-chính ở tiểu-bang California đă cho biết việc phân-phối các mẫu tính t́nh trong ban giảng-huấn và quản-trị tương-đối khá đồng đều (một vài khu học-chính có hơi khác một chút khi có ban quản-trị NT):

nhân-sự học-sinh & sai-biệt (giảng-huấn & quản-trị) quần-chúng SJ 56% 38% +18% NF 36% 12% +24% NT 6% 12% -6% SP 2% 38% -36%

Bản thống-kê đó h́nh như cho biết ảnh-hưởng hành-động của mỗi cá-nhân ban giảng-huấn và quản-trị.

Trước hết giáo-chức SJ và quản-trị SJ không cảm thấy nhu-cầu cần phải bênh-vực quan-điểm, lời giảng-huấn hoặc đường lối hành-chánh của ḿnh, cho dù có lúc nên hành-động như vậy. Đại-đa-số giáo-chức là SJ , nên vô-t́nh họ đă chấp-nhận quan-điểm của họ là khuôn mẫu và rất ngạc-nhiên khi có đồng-nghiệp đặt vấn-đề với họ về căn-bản, nền tảng giáo-dục. (Nền tảng căn-bản của giáo-huấn thường là 3 chữ R bằng Anh-ngữ Reading, (w)Riting, và (a)Rithmetic: biết đọc biết viết và biết tính, có nghĩa là kỹ-thuật văn-pḥng. Thỉnh thoảng có người thêm vào lănh-vực của NT như triết-lư, luận-lư và cứu-cánh-luận). Quan-niệm của họ đều được đa-số quần-chúng công-nhận, không phải chỉ được đa-số đồng-nghiệp hoặc ban quản-trị, mà c̣n được đa-số phụ-huynh tán-thành. Nên nhớ rằng đa-số phụ-huynh đi họp Hội Phụ-huynh cũng lại thuộc mẫu tính t́nh SJ.

Thế nhưng nhóm NF ở học-đường th́ nhiều hơn nhóm NF ở trong quần-chúng, nên họ ăn nói mạnh bạo, mặc dầu họ ư-thức được như vậy, bởi lẽ nhóm NF biết được nhóm SJ chiếm đại-đa-số. Giáo-chức NF tin-tưởng rằng phải t́m kiếm nhân-vị bản-ngă của ḿnh, và họ sẽ không bao giờ rút lui từ-bỏ mà không nói về vấn-đề đó. Dĩ nhiên thỉnh thoảng một người NF cũng bị rơi vào t́nh-trạng đơn-thương độc-mă một ḿnh giữa nhóm SJ. Trong trường-hợp này, họ giữ im lặng bởi v́ họ không được ai ủng-hộ quan-điểm của họ.

Trong khi đó, cả trường mới chỉ có 1-2 người NT, nên họ đứng ngoài lề chầu ŕa không dính líu ǵ vào việc giằng co tư-tưởng cả. Họ buồn cười, thắc mắc, nghi ngờ, không dính líu, và tự hỏi sao mấy nhóm người kia lại phải loạn-xà-ngầu xào xáo với nhau mà không chịu lo vấn-đề giáo-dục thực sự của học-sinh, nghĩa là phát-triển khả-năng trí-thức của học-sinh. C̣n người SP cô-độc chỉ đứng ngoài chầu ŕa v́ đa-số các trường không có nổi một mống giáo-chức SP đâu. Họ chẳng hay biết ǵ về vụ giằng co tư-tưởng nữa. Họ chỉ biết lo việc bổn-phận của ḿnh, quên cả luật-lệ và chương-tŕnh học nữa.

Cũng nên để ư rằng thỉnh thoảng khu học-chính lại theo lịch-tŕnh trở về nền-tảng căn-bản của học-tŕnh, có nghĩa là nhóm SJ trở nên làm đầu tầu lái và có ư sẽ đảo ngược lại các con đường nội-địa do chương-tŕnh của nhóm NF tạo dựng để h́nh-thành con người toàn-diện. Cứ như thế chu-kỳ diễn-tiến:

HỌC-ĐƯỜNG thời-gian tiếp-diễn căn-bản tự-quản 1940 1950 1960

Giả-dụ như giáo-chức SJ của chúng ta ư-thức được lư-do tại sao họ chọn lựa học-đường của họ, bước vào một lớp học có 32 học-sinh (sĩ-số trung-b́nh lớp học công-lập ở Hoa-kỳ), như là một lớp học kiểu-mẫu để thay đổi (thực ra trong địa-hạt yêu thương kết bạn thành vợ chồng hoặc làm cha mẹ cũng giống như vậy). Họ muốn thay đổi các hữu-thể chưa thành h́nh này trở nên h́nh ảnh riêng của họ. Chúng ta hăy thử nh́n vào vấn-đề đă được đề-cập đến ở chương 4:

ESFJ     ESFJ     ESFP     ESFP     ENTP     INTP

ESFJ     ESFJ     ESFP     ESFP    ENTJ

ESFJ     ESFJ     ESFP     ESTP     ENTJ

ESTJ     ISFJ     ESTP     ISFP     ENFP

ESTJ     ISTJ     ESTP     ISFP     ENFP

ESTJ     ISTJ     ESTP     ISTP     ENFJ     INFJ

Nhân tiện đây, tưởng cũng nên nhắc lại hậu-quả của cuốn sách WHO SHALL SURVIVE? (AI SẼ SỐNG SÓT?) do J.L. Moreno viết năm 1934 nói đến ảnh-hưởng đối với giáo-chức SJ tại Hoa-kỳ. Ông Moreno khám-phá ra một mực thước để đo lường ảnh-hưởng yếu-tố liên-hệ xă-hội trong lớp học: cứ chừng 20 năm người ta lại dùng mực thước đó để y như muốn trở về nền-tảng căn-bản.

Bây giờ hăy trở lại vấn-đề của giáo-chức: làm sao để tạo những học-sinh này thành những con người chi-tiêu hoặc tiết-kiệm, đa-nghi hoặc cả tin, có nghĩa là thầy sao tṛ vậy đây? Chúng ta có thể chắc chắn một điều này là nếu giả-thuyết về tính t́nh có một chút ư-nghĩa ǵ, th́ chỉ có mỗi một chuyệïn nên mà thôi, đó là hăy coi giả-thuyết này như sai lầm. Không thể nào giải-quyết được vấn-đề như đă đặt ra. Chúng ta không thể thay đổi tính t́nh của ai khác, cũng như không ai có thể đổi màu da, tàn nhang, mụn cứt ruồi. Chính đó là một điều rất đáng mừng: chúng ta không thể thay đổi được tâm-tính con người. Mục-đích của sư-phạm thực sự không phải là có thể thay đổi được tâm-tính con người, nhưng là làm sao biết sử-dụng tính t́nh của ḿnh để thiết-lập và duy-tŕ một liên-hệ hữu-ích với các mẫu tính t́nh khác của học-sinh. Điều đó không phải là dễ, v́ phải hiểu biết các lề lối giảng-huấn và học-tập. Chúng ta đă thảo-luận về lề lối học-tập trong chương 4. Bây giờ chúng ta hăy chú ư tới các lề lối giảng-huấn.

 

1.- đường lối giáo-huấn của người SP

Giáo-chức SP thích học-sinh phát-triển khả-năng tự-do và tự-nguyệïn. Muốn đạt được mục-đích đó, giáo-chức SP có thể nổi hứng làm điều bất-ngờ. Thật là không may v́ chỉ có chừng 2% giáo-chức là SP, v́ người SP thích các nghề hoạt-động hơn, do đó giáo-chức SP có một lề lối giảng-dạy độc-đáo và quư-giá. Tuy nhiên cũng dễ hiểu tại sao họ không thích đi vào ngành giáo-dục này, cho dù họ chỉ muốn có một đời sống êm đềm. Thế nhưng v́ họ chủ-tâm đến những ǵ trực-tiếp trước mắt, muốn sống một cuộc sống tốt lành, biết vui hưởng những ǵ trong tầm tay, phản-ứng thích-hợp tùy nghi đối vơiù các t́nh-trạng mới, và dành thời-giờ để vui chơi, nên họ tỏ ra rất hấp-dẫn đối với học-sinh. Họ tỏ ra xuất-sắc trong công việc giảng dạy và những bài học của họ th́ vui vẻ, giải-trí, hấp-dẫn và có tính cách thi đua trong khi giảng dạy học tập.

Rất tiếc số người SP có khuynh-hướng bỏ việc giáo-dục khuôn mẫu chính-thức nhiều hơn là các mẫu tính t́nh khác. Như đă đề-cập ở chương nói về con em, học-sinh SP có khuynh-hướng tỏ ra có khác-biệt giữa các bài trắc-nghiệm khả-năng học-vấn và điểm trung-b́nh xếp hạng. H́nh-thức học trong lớp không được tổ-chức đúng theo ư thích của học-sinh SP, do đó nó đi t́m lề lối học tập khác, mỗi khi nó có được cơ-hội. Tương-đối mà nói ít khi học-sinh SP theo đuổi việc học đến nơi đến chốn để có đủ bằng cấp giảng dạy, và thực ra nền giáo-dục nói chung cũng như những nghề đ̣i hỏi học tập lâu la phải thiệt tḥi v́ mất phần đóng góp của họ.

Khi người SP quyết-định đi vào nghề dạy học, họ có thể trở nên những giáo-chức hấp-dẫn. Cũng có khi họ trở nên khó đoán trước được, và học-sinh không biết được những ǵ sẽ xẩy ra hôm nay hoặc ngày mai. Nếu bị bắt buộc tuyệt-đối, giáo-chức SP sẽ nộp dàn bài của họ, nhưng chưa chắc họ đă theo dơi cẩn-thận mà thực-thi. Họ quư-trọng tự-do của họ quá sức và muốn đáp-ứng với bất cứ việc ǵ xẩy ra bất cứ lúc nào ngày nào tùy như cảm thấy hứng-thú.

gxvnparis

Thật là kỳ-lạ khi chúng ta nhận thấy liên-hệ giữa thầy và tṛ của người SP cũng giống như liên-hệ thầy tṛ của người SJ, có nghĩa là họ chủ-tâm đến việc thầy dạy tṛ hơn là tṛ bảo tṛ. Người SP thích thú biểu-diễn nên họ tỏ ra xuất-sắc trong lớp, và dĩ nhiên cần phải có học-sinh nghe giảng. Tất nhiên học-sinh say sưa từng giây từng phút nghe giáo-chức SP giảng dạy. Chưa chắc học-sinh đă học được ǵ theo chương-tŕnh học-vấn, nhưng có một điều chắc chắn là chúng thích học với giáo-chức SP và tỏ ra rất quư mến họ. Có thể so sánh t́nh nghĩa thầy tṛ nầy giống như t́nh anh chị em hơn là t́nh cha mẹ con cái.

Giáo-chức SP không muốn chịu trách-nhiệm về thành-quả của học-vấn, v́ ưu-điểm của họ là cung-cấp cho học-sinh nhiều kinh-nghiệm và hành-động khác nhau. Lớp học lúc nào cũng có việc này việc kia xẩy ra và thường là ồn ào rộn ră, h́nh như lổm cổm đủ mọi thứ đồ. Học-sinh cảm thấy thích-thú v́ hết dự-án này đến dự-án kia, hết hoạt-động này tới hoạt-động khác, có việc th́ đă xong, có việc c̣n đang dang dở. Giáo-chức SP thường giảng dạy qua việc vừa học vừa chơi, vừa làm vừa học, bắt học-sinh phải sử-dụng đồ nghề và vật-liệu. Họ thích dùng phim ảnh, h́nh ảnh, băng nói, băng h́nh để giảng dạy. Giáo-chức SP không thích bắt học-sinh trả lời những câu hỏi ở cuối một chương sách. Nếu như có bài về nhà làm, học-sinh chểnh mảng cũng không bị rầy la là bao nhiêu. Giáo-chức SP cũng không cảm thấy cần phải sửa bài đúng giờ, dù bài làm ở nhà hay ở trong lớp.

Giáo-chức SP có phần đóng góp cho việc giảng-huấn mà đa-số các mẫu tính t́nh khác không thích bao nhiêu. Tuy nhiên người SP có thể không quư mến cảm-phục đồng-nghiệp bao nhiêu v́ họ có khuynh-hướng giảng dạy theo hứng, không giống như dàn bài của các mẫu tính t́nh khác. Người SP không câu-nệ phải tin rẳng cứ học-tập là tự tạo được niềm an-vui thoải-mái, và họ cũng không cho là xấu ǵ khi phải dùng phần thưởng bề ngoài để kích-thích phấn-khởi việc học-vấn của học-sinh. Do đó người SP có khuynh-hướng tổ-chức việc học tập như một loại đua tranh hơn là các mẫu tính t́nh khác. Người SP cảm thấy họ không có thể g̣ bó con em không cho nó tự mạo-hiểm, chiến-đấu và cảm thấy phấn-khởi.

 

2.- đường lối giáo huấn của người SJ

Giáo-chức SJ muốn học-sinh phát-triển để trở thành con người trưởng-thành hữu-dụng và có một chỗ đứng quan-trọng trong xă-hội. Cứ 5 người giáo-chức th́ có 1 người thuộc nhóm SJ, và lư-do là v́ họ muốn bảo-tŕ và truyền-đạt di-sản văn-hóa trong các định-chế xă-hội được công-nhận. Giáo-chức SJ có khuynh-hướng tổ-chức lớp học quy-củ đàng-hoàng. Công việc của họ được tổ-chức đâu vào đó, dự-thảo từ lâu trước, có thứ-tự diễn-tiến và rơ ràng mạch lạc từ đầu đến cuối. Giáo-chức SJ thường cũng giữ kỷ-luật công-b́nh và nghiêm-minh, muốn học-sinh vâng lời kỷ-luật của lớp học và nhà trường. Chính giáo-chức SJ làm gương sáng về hành-vi, cử-chỉ và lời nói.

Giáo-chức SJ ở mức trung-dung giữa nhóm NF và NT về vấn-đề giữ khoảng cách tâm-lư giữa thầy và tṛ. Người SJ không tỏ ra thiện-cảm đối với học-sinh như người NF, nên cũng khó bị vấp váp, và cũng không xa cách như người NT. Giáo-chức SJ có khuynh-hướng thích học-sinh nào ngoan ngoăn vâng lời, nên sẵn sàng hy-sinh dùng hết nghị-lực để giúp học-sinh học tập. Người SJ có thể tỏ ra thiếu kiên-nhẫn đối với học-sinh không tùng-phục t.d. học-sinh SP hay phá rối.

Giáo-chức SJ thường tỏ ra xuất-sắc giảng dạy theo đường lối tra hỏi của Socrates. Có thể quan-sát thấy họ khuyến-khích đối-thoại giữa thầy với tṛ hơn là giữa tṛ với tṛ. Giáo-chức SJ cũng coi việc điều-khiển lớp học là nhiệm-vụ của ḿnh, nên họ không muốn chia sẻ nhiệm-vụ cho học-sinh, trừ khi đó là mục-đích của bài học.

Giáo-chức SJ thật thấu đáo trong việc phê-b́nh việc làm của học-sinh, và nói cho học-sinh biết kết-quả việc học tập. Một mặt khác, giáo-chức SJ hơi ái-ngại không muốn chỉ cho học-sinh biết những chỗ đúng. Đây là một kỹ-thuật sai lầm đối với học-sinh NF. Học-sinh NT có thể bỏ qua không để ư tới giáo-chức SJ v́ tính của người NT là có thái-độ tự-lập và có khuynh-hướng theo đuổi sở-thích học-vấn của ḿnh. Học-sinh NT một cách vô-t́nh dường như muốn nhắn nhủ giáo-chức SJ rằng nó chẳng cần họ. Sự thực là học-sinh NT rất cần người SJ làm giáo-chức giảng dạy cho nó, nhưng phải là trong cách thức kỳ-cục đặc-biệt của nó. Nó không biểu-lộ rơ ràng nhu-cầu đó cho giáo-chức SJ (hoặc NF , SP cũng vậy).

Giáo-chức SJ c̣n bị học-sinh SP coi thường hơn nữa, v́ học-sinh SP chỉ ưa thích hành-động và mạo-hiểm thôi, và không muốn thực tập để có thói quen học tốt trong kho tàng hiểu biết của ḿnh. Học-sinh SP phản-ứng lại lời từ-chối bằng cách hành-động ngược lại, và như vậy làm cho giáo-chức phải từ-chối nữa, Cứ như vậy mà tạo nên cái ṿng lẩn quẩn không đem lại lợi-ích ǵ cho ai cả. Cuối cùng học-sinh SP bị thiệt tḥi và mất cơ-hội để học cao hơn, bởi lẽ thường học-sinh SP giải-quyết vấn-đề bằng cách bỏ học khi có cơ-hội. Học-sinh NF có thể quá tùy thuộc vào giáo-chức SJ đến độ phiền-hà khó chịu, lúc nào cũng muốn được giúp đỡ, nên có thể làm cho giáo-chức bực ḿnh, nhất là khi học-sinh NF chỉ lo xin giúp đỡ mà không chịu tự ḿnh làm bài học bài ǵ cả.

38% học-sinh SJ có khuynh-hướng sống ḥa-hợp với 56% giáo-chức SJ trong bầu-khí giáo-chức tạo nên, có nghĩa là làm bài đúng giờ đúng cách. Giáo-chức SJ làm việc tốt trong ban giám-đốc quản-trị nhà trường và khu học-chính, nhưng họ tỏ ra trung-thành và ủng-hộ nhà trường khi có lực-lượng bên ngoài tấn-công. Giáo-chức SJ hiểu biết và khuyến-khích ḷng trung-thành đối với hệ-thống học-chính, làm việc thích hợp với hoạt-động học-đường và ban đại-diện học-sinh. Họ thường ủng-hộ các chương-tŕnh thểâ-thao và giải-trí, cũng như nâng đỡ hội phụ-huynh học-sinh. Người SJ giúp cho nhà trường được bền vững và mong muốn học-sinh cũng như đồng-nghiệp cũng phải hành-sử như vậy.

 

3.- đường lối giáo huấn của người NT

Giáo-chức NT muốn phát-triển trí tuệ con người. Họ đi t́m câu trả lời cho những bí-ẩn thiên-nhiên và khuyến-khích học-sinh cũng làm như vậy. Họ chủ-tâm tới các liên-hệ và các thành-tố phức-tạp và cố-gắng hướng-dẫn học-sinh làm như vậy. Giáo-chức NT có khuynh-hướng vô-tư trong việc tiếp-xúc với học-sinh, hiểu ngầm cho rằng học-sinh đều muốn học tập. Đôi khi giáo-chức NT có thể quên đi mất bầu-khí t́nh-cảm của lớp học, mà cứ tiếp-tục giảng dạy bài học như đă dự-tính, trong khi có thể có lợi cho học-sinh v́ cần được một thứ kinh-nghiệm khác. Giáo-chức NT được mô-tả như có khuynh-hướng chủ-tâm tới đề-tài học hỏi.

Giáo-chức NT thường thích-thú phác-họa và thiết-lập một chương-tŕnh mới, cho dù họ không luôn luôn chịu dấn-thân vào việc thực-thi các tư-tưởng mới, nhất là khi có những chi-tiết thuộc hành-chánh văn-pḥng. Giáo-chức NT không muốn giảng dạy măi cùng một chất-liệu nên thường t́m những kỹ-thuật phương-pháp mới khi phải đối-phó với cùng một nội-dung. Mẫu giáo-chức này có thể hết hứng-thú một khi đă hiểu biết nội-dung đề-tài, và không phải là t́nh cờ mà đa-số các giáo-chức NT đi vào lănh-vực giáo-dục cao-cấp, v́ theo nguyên-tắc lănh-vực đó đ̣i hỏi trí óc nhiều nhất. Ở bậc trung-học, giáo-chức NT thường dạy các bộ môn khoa-học và toán, ít người chịu dạy kinh-doanh, kỹ-nghệ-họa hoặc khoa nhân-văn. Giáo-chức NT cẩn-thận truy-nguyên hệ-thống tư-tưởng của các học-sinh, nhất là những học-sinh muốn phát-triển thăng-tiến về trí-thức. Nếu có dịp tranh-luận, giáo-chức NT rất mực hài-ḷng. Họ thích được chia sẻ những khám-phá trí-thức của học-sinh của họ và khuyến-khích học-sinh phải cố-gắng mở mang trí-tuệ thêm nữa. Nếu có học-sinh nào tiếp-tục ṭ ṃ t́m hiểu thêm, giáo-chức NT thường tỏ ra khích-lệ, miễn là dự-án có tính cách suy-tư lư-luận. Có thể suy ra rằng giáo-chức NT thật có khiếu giảng-dạy bằng phương-pháp thảo-luận một vấn-đề, cho dù họ có thể không kiên-nhẫn khi lớp hội-thảo đi ra ngoài vấn-đề hoặc khi cách-thức học-tập diễn-tiến quá chậm.

gxvnparis

Giáo-chức NT có thể phải tự kiềm-chế chính ḿnh để giới-thiệu việc học-tập bằng cách lặp đi lặp lại có thể như không cần-thiết, phải phấn-đấu với chiều-hướng cho rằng chỉ cần lập-luận một lần, đưa ra một sự kiện là học-sinh phải thu-thập được kiến-thức đó ngay. V́ họ sợ làm cho học-sinh phải nhàm chán, nên giáo-chức NT có khuynh-hướng đi quá mau đối với đa-số. Giáo-chức NT có năng-khiếu giảng dạy về kỹ-thuật hơn là hành-chánh văn-pḥng, lịch-sử hoặc mỹ-thuật. Thường họ không chú ư đến những học-sinh chậm trí, và họ dễ cảm thấy thoải-mái với các học-sinh mau trí.

Với những tiêu-chuẩn cao cho học-sinh, giáo-chức NT có khuynh-hướng gia-tăng tiêu-chuẩn đ̣i hỏi, và một lớp học xuất-sắc có thể là mẫu mựïc mà họ muốn tất cả các lớp khác phải bắt chước và đua theo. Như thế, học-sinh trong lớp của giáo-chức NT có thể không đủ kinh-nghiệm thành-công so-sánh với kinh-nghiệm thất-bại. Giáo-chức NT thường quư-trọng giá-trị kiến-thức hiểu biết một vấn-đề, như là phương-tiện phát-triển trí-tuệ, hơn là phát-triển các năng-khiếu về xă-giao và thẩm-mỹ, ngược hẳn lại với giáo-chức NF.

Học-sinh của một giáo-chức NT thường biết rơ lập-trường của thầy cô ḿnh về vấn-đề kỷ-luật cũng như mức-độ học-vấn phải đạt được. Ít khi giáo-chức NT thay đổi lập-trường v́ yếu-tố t́nh-cảm, bởi lẽ họ tin rằng lập-trường của họ là hợp-lư và công-b́nh. Chẳng hạn như giáo-chức NT không chịu nghe lời ban giám-đốc quản-trị, hoặc phụ-huynh để cho học-sinh làm bài lại và phê điểm lại, v́ họ tin rằng bài làm sao được điểm làm vậy. Người NT có trở-ngại khó truyền-đạt cho học-sinh hiểu được rằng học-sinh có những cố-gắng đáng khen, mặc dầu đối với họ là quá rơ ràng minh-bạch, nhưng đối với học-sinh lại chưa chính-xác đủ. Học-sinh thường tin rằng giáo-chức NT phán-đoán về chúng không chính-xác, trong khi các bài làm đều được chu-toàn thỏa-đáng. Trong môi-trường giảng dạy cũng như các môi-trường khác, người NT cần phải nói thành lời những đóng góp cố-gắng của học-sinh trong việc học-tập. Giáo-chức NT có thể phải làm việc khó nhọc để tạo nên bầu-khí tích-cực trong lớp học, bởi lẽ họ hay quên không nh́n thấy nhu-cầu của người khác cũng cần phải được khen tặng, đồng-thời khuynh-hướng của người NT là chỉ nh́n thấy một thiểu-số học-sinh làm việc đúng chỉ-tiêu, c̣n đa-số là lè phè, tồi tệ. Thế mà trong các mẫu tính t́nh, người NT lại có năng-khiếu nhất để phân-chia công-tác cho mỗi học-sinh tiến theo đà phát-triển của ḿnh. Bởi v́ sứ-mệnh chính-yếu của giáo-chức NT là phát-triển trí-tuệ nơi mỗi học-sinh, nên họ có năng-khiếu nh́n nhận những khác-biệt về trí-tuệ giữa học-sinh với nhau, hoặc trong cùng một học-sinh. Ít khi họ mắc phải lầm lẫn của người khác cứ tưởng rằng một đứa trẻ làm một việc dở hoặc hay, là sẽ làm việc ǵ cũng dở hoặc cũng hay luôn măi. Giáo-chức NT cũng bén nhậy hơn các mẫu tính t́nh khác khi để ư-thức được khả-năng và lănh-vực chuyên-môn của học-sinh. Bởi lẽ họ luôn bắt mạch tâm-trí thật đúng, nên người NT có thể nh́n thấy quan-điểm của đứa trẻ về khả-năng trí-tuệ.

Trong ban giảng-huấn, một người NT luôn làm việc tốt với một người NT nữa, nhưng đưa một người NF vào có thể có lợi v́ thêm được yếu-tố mà người NT không có. Giáo-chức NF có năng-khiếu tỏ ra nhậy cảm đối với bầu-khí t́nh-cảm trong lớp học mà các mẫu tính t́nh khác không có. Nói chung, người NT tỏ ra ủng-hộ cơ-sở tổ-chức, ủng-hộ đồng-nghiệp, nhưng họ đ̣i hỏi một mức-độ thông-thạo khá cao nơi các giáo-chức khác cũng như nơi ban giám-đốc quản-trị. C̣n ban giám-đốc quản-trị nhận thấy nhóm NT ít đủ kiên-nhẫn đối với các giấy tờ thừa thăi vô-ích và các buổi họp vô-bổ. Người NT có khuynh-hướng mất hứng-thú khi phải đi họp, v́ thấy nội-dung buổi họp trên giấy tờ hay hơn.

Người NT có khuynh-hướng tiếp-tục cải-tiến khả-năng chuyên-môn của họ, và nhóm NT nói chung có khá nhiều bằng-cấp này nọ. Họ thường chịu khó đọc sách báo chuyên-môn và đầu-tư vào sách vở chuyên-biệt. Nhóm NT thường được coi là lên tiếng ủng-hộ tiêu-chuẩn khắt khe cho học-tŕnh, và ít khi họ theo lập-trường vui học, học tùy ư. Chính họ quư chuộng những cơ-hội học hỏi tu-nghiệp nếu như có liên-quan tới nội-dung học-vấn khắt khe.

 

4.- đường lối giáo huấn của người NF

Đường lối giảng dạy của người NF được ghi dấu đặc-biệt bởi những đặc-ân cá-nhân và sự dấn-thân cho học-sinh họ giảng dạy. Giáo-chức NF ưu-tư đích-thực về mọi phương-diện tốt của học-sinh, phương-diện xă-hội cũng như phát-triển trí-tuệ. Họ có khuynh-hướng liên-hệ riêng tư với từng học-sinh một và thường có ư muốn dạy riêng từng em một. Dưới sự lănh-đạo hướng-dẫn của người NF, học-sinh thường nhận-định ra những tài-năng mà trước kia họ không nh́n thấy.

Giáo-chức NF cũng thường có khuynh-hướng dạy theo một lớp học dân-chủ. Họ muốn học-sinh tham-dự vào thể-thức hoàn-thành một quyết-định và sẵn sàng sống theo quyết-định đó. Họ cũng muốn cho học-sinh liên-hệ phản-ứng với nhau hơn là các mẫu tính t́nh khác mong muốn, và không tự coi ḿnh là nguồn gốc mọi khôn-ngoan, là đỉnh cao trí tuệ loài người. Giáo-chức NF cũng thường có can-đảm cho phép học-sinh sai lỗi đôi khi và họ có mặt đó để khuyến-khích khi cần-thiết.

Giáo-chức NF trực-tiếp nhận biết bầu-khí lớp học và sẵn sàng thay đổi một bài học đă soạn nếu như học-sinh cần phải có kinh-nghiệm khác vào lúc đó. Giáo-chức NF có thể tổ-chức và điều-hành một lúc 3 màn tuồng kịch khác nhau, v́ họ có tài chịu đựng nhiều sinh-hoạt cùng một lúc miễn là hữu-ích. Họ dùng h́nh-thức nhóm lớn, nhóm nhỏ, giảng chung dạy riêng và kiểu nào cũng làm cho họ thoải mái, tuy nhiên họ ngại dùng sách giáo-khoa, nhưng lại có tài biến-chế những bài làm, dự-án theo như tài-liệu riêng tư có được.

Người NF có thể không theo quy-ước trong việc giảng dạy và có thể điều-khiển các học-sinh ngoài quy-ước. Giáo-chức NF biết sử-dụng các tài-liệu giảng dạy thích hợp với chương-tŕnh học để giúp phát-triển chiều-hướng xă-hội. Họ thường thích các chương-tŕnh và kinh-nghiệm về các giá-trị này nọ.

Người NF cũng giao-tiếp liên-hệ với từng học-sinh một trong lớp: thỉnh thoảng có trường-hợp cảm-xúc quá dồi-dào v́ các giáo-chức này b́nh-thường đă tỏ ra thiện-cảm và ư-thức được cảm-xúc của người khác cũng như t́nh-cảm của chính ḿnh. Như vậy họ dễ bị vấp váp khi có phản-ứng tích-cực cũng như tiêu-cực. Liên-hệ với 100 học-sinh trong nhiều lớp khác nhau có thể làm tiêu-hao nhu-cầu t́nh-cảm của người NF, và dĩ nhiên họ cần phải có giờ nghỉ-ngơi thỏa-đáng.

Một giáo-chức NF có thể mất bớt hiệu-lực nếu như cứ tin rằng ḿnh phải lo cho tất cả những học-sinh ḿnh giảng dạy và chúng cũng phải liên-hệ với ḿnh. Nếu họ không thích một học-sinh nào đó, họ sẽ phải đau-khổ cho đến khi nào suy-đoán ra được lư-do tại sao họ không thích, cho dù người khác nhận xét như vậy là đúng. Người NF có thể coi nhân-viên ban giám-đốc quản-trị như một vai tṛ uy-quyền và phóng-diễn vào đó phản-ứng cũ của họ trong liên-hệ sơ-khởi trong dĩ-văng, chẳng hạn như liên-hệ với cha mẹ. Đôi khi người NF cảm thấy thật khó chấp-nhận những người trên nói chung cũng như chấp-nhận học-sinh và giáo-chức đồng-nghiệp. Điều đó có thể dễ hiểu, v́ người NF có tính cách thèm khát muốn mọi sự được trọn-hảo và mỗi việc là độc-nhất vô-nhị, nhưng như vậy lại dễ làm tổn-thương đến liên-hệ làm việc.

Giáo-chức NF có thể bỏ bê giấy tờ các thứ cho đến độ khủng-hoảng. Họ cũng có thể bỏ qua các liên-hệ khó chịu hoặc các t́nh-trạng khó-khăn, luôn hy-vọng rồi thế nào mọi sự cũng sẽ qua đi. Tuy nhiên người NF liên-hệ dễ dàng với người khác và có khuynh-hướng là một người lănh-đạo hùng-mạnh và được ḷng mọi người trong ban giáo-chức. Mặc dầu họ có khuynh-hướng nói điều hay điều tốt về người khác, nhưng nếu có điều ǵ họ không thích xẩy đến, người NF cũng dễ có khuynh-hướng đưa ra những nhận xét về người khác và về hành-động đặc-biệt của người ta, nhất là khi những người bị chỉ-trích không có mặt ở đó. Điều này cũng áp-dụng thật đúng khi họ thảo-luận chi-tiết không thích-hợp về học-sinh hoặc phụ-huynh trong pḥng họp giáo-chức. Nói chung chung, giáo-chức NF có khuynh-hướng giúp ích hơn là làm tổn-thương các liên-hệ với những người chung quanh họ. Họ có khuynh-hướng thích-thú nghề-nghiệp của họ và rất thích giảng-dạy. Họ sẵn sàng hy-sinh tất cả thời-giờ cần-thiết để chu-toàn mọi sự và thích những khóa tu-nghiệp hội-thảo có liên-quan tới sở-thích của họ. Họ có khuynh-hướng thích những cuộc hội-thảo hơn là thuyết-tŕnh, thích những sinh-hoạt nhóm nhỏ hơn là tường-tŕnh nhóm lớn. Họ có khuynh-hướng theo dơi sách báo chuyên-nghiệp một cách qua loa vậy thôi, cho dù họ luôn chú ư đến những ǵ là sáng-tạo và mới lạ. Giáo-chức NF có khuynh-hướng đầu-tư vào các tài-liệu dùng cho lớp học để giúp họ giảng dạy khá hơn, trong khi giáo-chức NT lại đầu-tư vào các sách vở chuyên-môn.

 

tổng-quan về đường lối giảng-huấn

giá-trị    bách-phân    bộ-môn thích   kỹ-thuật tiên-quyết giáo-chức & giảng-dạy thường dùng giáo-dục thời-kỳ phục-vụ

SP phát-triển 4% mỹ-thuật bi-kịch dự-án,biểu- tự-giác & thời-kỳ ngắn thủ-công-nghệ diễn,thi đua, tự-do thể-thao giải-trí âm-nhạc tṛ chơi

SJ phát-triển 56% canh-nông sử-địa chính-trị thuộc ḷng, trách-nhiệm & thời-kỳ hành-chánh, kinh-tế gia-đ́nh thực-tập,luậ lợi-ích lâu dài kinh-doanh, thể-thao, xă-hội trắc-nghiệm

NT phát-triển 8% triết-lư toán thuyết-tŕnh kiến-thức & thời-kỳ vừa khoa-học ngữ-học trắc-nghiệm năng-khiếu kỹ-thuật, truyền-thông luận, dự-án

NF phát-triển 32% nhân-văn ngoại-ngữ dự-án nhóm nhân-vị & thời-kỳ xă-hội hùng-biện tṛ chơi,diễn toàn-diện lâu dài kịch-nghệ thần-học thảo-luận âm-nhạc giả-tưởng

 

 


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11 12 13 14 15 16 17 18

 

Xem các bài viết khác trong Anthony Vũ Hùng Tôn.