“CÁC ANH HĂY THEO TÔI”
(Mt 4,19; Mc 1,17)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MichelAnge

 

ĐỀ TÀI I

 

I. TỰA ĐỀ

 

MỌI KI-TÔ HỮU ĐỀU ĐƯỢC GỌI LÀM MÔN ĐỆ CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ

 

II. MỤC ĐÍCH

Giúp giáo dân hiểu rơ ơn gọi căn bản của ḿnh là ơn gọi làm môn đệ Chúa Giê-su Ki-tô. Ơn gọi này là ơn gọi chung của mọi Ki-tô hữu.

 

III. ĐOẠN VĂN THÁNH KINH

- “Người đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, th́ thấy hai anh em kia, là ông Si-mon, cũng gọi là Phê-rô, và người anh là ông An-rê, đang quăng chài xuống biển, v́ các ông làm nghề đánh cá. Người bảo các ông: ”Các anh hăy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá.” Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người.

“Đi một quăng nữa, Người thấy hai anh em khác con ông Dê-bê-đê, là ông Gia-cô-bê và người em là ông Gio-an. Hai ông này đang cùng với cha là ông Dê-bê-đê vá lưới ở trong thuyền. Người gọi các ông. Lập tức, các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Người” (1).

- ”Bỏ nơi ấy, Đức Giê-su đi ngang qua trạm thu thuế, th́ thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi ở đó. Người bảo ông: ”Hăy theo tôi!” Ông đứng dậy đi theo Người” (2).

 

IV. CÂU HỎI GỢI Ư GIÚP SUY TƯ & KHÁM PHÁ

(1) Theo Phúc Âm th́ phần đông những người được Chúa Giê-su mời gọi đi theo Người, làm môn đệ Người, đều là những người b́nh thường, đơn sơ, ít học, chất phác và thậm chí thấp hèn trong xă hội (chài lưới, thu thuế). Sự kiện ấy khiến chúng ta có suy nghĩ ǵ?

(2) Tại sao phần đông giáo dân Việt Nam thường nghĩ rằng chỉ có các linh mục, tu sĩ mới là các môn đệ Chúa Giê-su Ki-tô mà thôi, c̣n người giáo dân th́ không?

(3) Hiểu như vậy có đúng không? Phải hiểu thế nào cho đúng? Tại sao? Riêng bản thân ông bà anh chị có nghĩ như nhiều người khác không? Tại sao?

(4) Muốn giúp người giáo dân hiểu đúng về ơn gọi làm môn đệ Chúa Giê-su là ơn gọi căn bản của mọi Ki-tô hữu, Giáo hội chúng ta phải làm ǵ? phải bắt đầu từ đâu? phải dựa trên nền tảng và chứng cứ nào?

 

V. NỘI DUNG

 

(1) Quan niệm phổ biến trong giáo dân Việt Nam.

- Nhiều giáo dân Việt Nam quan niệm rằng chỉ có những người có chức thánh hay sống đời sống tu tŕ (linh mục, tu sĩ) mới được coi là các môn đệ Chúa Giê-su Ki-tô; c̣n giáo dân chỉ là những người tín hữu b́nh thường, không có được cái vinh dự lớn lao ấy.

- V́ cho rằng chỉ có các linh mục tu sĩ mới là môn đệ Chúa Giê-su Ki-tô nên giáo dân cho rằng việc tông đồ, việc truyền giáo là trách nhiệm của các vị ấy, chứ không phải nhiệm vụ của ḿnh. V́ thế mà họ sống thờ ơ với việc Loan Báo Tin Mừng Cứu Độ, với việc xây dựng và phát triển Hội Thánh.

 

(2) Quan niệm đúng về Ơn gọi Môn đệ Chúa Giê-su Ki-tô.

Quan niệm trên là không đúng, cần phải điều chỉnh lại. Quan niệm đúng là mọi Ki-tô hữu đều được mời gọi làm môn đệ Chúa Giê-su Ki-tô! Chúng ta điều chỉnh quan niệm sai lạc trên bằng hai cách: cách thứ nhất là đào sâu nền tảng Phúc Âm là Lời Thiên Chúa. Chúng ta cũng dựa vào chứng cứ lịch sử h́nh thành các Sách Phúc Âm và nếp sống của Hội Thánh những thế kỷ đầu. Cách thứ hai là học hỏi Phúc Âm và giáo huấn Công Đồng Va-ti-can II.

 

(3) Nền tảng: Nền tảng Phúc Âm là Lời Thiên Chúa:

Một số sự kiện quan trọng đáng quan tâm:

1o). Chúa Giê-su thường ngỏ lời với hết mọi người, mời gọi hết mọi người, chứ không chỉ nói riêng với các tông đồ (Nhóm Mười Hai). Ta có thể h́nh dung ra quang cảnh dân chúng đứng hay ngồi nghe Chúa Giê-su như thế này: Trước mặt Chúa Giê-su th́ ṿng cung thứ nhất là 12 Tông đồ, ṿng cung thứ hai là những người đi theo Ngài từ một thời gian dài và ṿng cung thứ ba là quần chúng nhân dân. Ví dụ: Mt 5,1-2: ”Thấy đám đông, Chúa Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người mở miệng dạy họ rằng…” Chúa Giê-su thường lên núi để Ngài có thể dễ dàng nh́n thấy cử toạ trước mặt và cũng để mọi người có thể nh́n thấy Ngài và nghe Ngài nói một cách dễ dàng hơn. Chúa Giê-su cũng thường ngồi trên thuyền, cách xa bờ một khoảng, để giảng cho những người đứng thành ṿng cung (ṿng trước ṿng sau) trên bờ. Trong trường hợp này th́ Nhóm Mười Hai ngồi trên thuyền với Ngài.

2o). V́ thế những lời giảng dạy, những lời nhắn nhủ, những lời mời gọi của Chúa Giê-su là Ngài dành cho tất cả mọi người t́m đến nghe Lời Ngài, chứ không chỉ dành riêng cho Nhóm Mười Hai Tông Đồ mà thôi.

3o). Dĩ nhiên trong Phúc Âm chúng ta thấy Chúa Giê-su có những lời giáo huấn dành riêng cho Nhóm Mười Hai. Nhưng phải nói là tuyệt đại đa số các trang Phúc Âm đều mở ngỏ cho hết mọi người. Văng vẳng trên các nẻo đường Pa-let-tin là lời mời gọi của Chúa Giê-su: ”Nếu ai muốn theo tôi…” Những ai nghe Lời Chúa, thực thi Lời Chúa, đi theo Chúa đều là môn đệ của Ngài.

4o). Sách Phúc Âm theo Thánh Mác-cô được coi là SÁCH KHAI TÂM KI-TÔ GIÁO, là SÁCH GIÁO LƯ TÂN T̉NG. Nội dung Phúc Âm ấy nhằm trả lời hai câu hỏi chính: (1o) Chúa Giê-su là Ai? và (2o) Muốn làm môn đệ Ngài th́ phải đi con đường nào hay phải sống như thế nào? Hai câu trả lời là: (1o) Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô là Con Thiên Chúa (Đấng Ki-tô hay Mê-si-a có nghĩa là Đấng được Thiên Chúa xức dầu, được tấn phong, là Sứ Giả của Thiên Chúa, là Đấng Cứu Độ), và (2o) Muốn làm môn đệ Ngài th́ chúng ta phải sống giống như Ngài (sống cống hiến và phục vụ), phải đi con đường Ngài đă đi (con đường thập giá).

 

(4) Chứng cứ:

 

*Chứng cứ 1: Từ lịch sử h́nh thành các Sách Phúc Âm.

(1o) Chúa Giê-su chết vào khoảng năm 33 sau Công Nguyên.

(2o) Các Sách Phúc Âm chỉ được viết vào khoảng từ năm 70 đến năm 100 sau Công Nguyên. Nghĩa là có một khoảng thời gian ít nhất là 40 năm, Ki-tô giáo chưa có Sách Phúc Âm.

(3o) Trong các cộng đoàn tín hữu đầu tiên, tuy chưa có Sách Phúc Âm, nhưng có sự giảng dạy của các Tông đồ và các người kế vị các ngài. Sự rao giảng của các ngài về Chúa Giê-su Ki-tô được xây dựng trên lời nói, việc làm, phép lạ, chuyện kể của Chúa Giê-su, về Chúa Giê-su mà các Tông đồ đă tận mắt chứng kiến và những người kế vị các tông đồ đă nghe các Tông đồ tường thuật lại.

 

* Chứng cứ 2: Từ đời sống của Hội Thánh trong những thế kỷ đầu.

(1o) Cho tới cuối thế kỷ thứ II, mọi người đă chịu Phép Rửa đều được coi là thuộc về Dân được tuyển chọn, không phân biệt ai. Theo nguyên ngữ, tất cả đều là những người ‘thừa kế’, bởi v́ họ đều tham dự vào ‘di sản’ mà Thiên Chúa dành riêng cho ḿnh giữa loài người. Trong các cộng đoàn tín hữu đầu tiên, về thành phần, chúng ta chỉ thấy có các Tông đồ, các Kỳ mục giữ vai tṛ lănh đạo và mọi người đều coi nhau như anh em và gọi nhau là ‘các thánh’, là ‘các kẻ được cứu độ’.

(2o) Trong Hội Thánh, danh từ ‘giáo dân’ xuất hiện rất trễ, vào thế kỷ thứ III v́ nhu cầu phát triển của cộng đoàn. Lúc đầu từ ‘giáo dân’ có nghĩa là ‘một dân của những người đă được tập hợp lại’. V́ thế từ ‘giáo dân’ không hề mang ư nghĩa ‘tiêu cực’, không có nghĩa đối nghịch với từ giáo sĩ. Nhưng sang thế kỷ thứ V th́ từ giáo dân này mang một nghĩa ‘khinh miệt’ và đối nghịch với từ giáo sĩ, trong một xă hội Ki-tô giáo đề cao giáo sĩ: ’Người giáo dân chỉ là những đứa con nít phải canh chừng’ (3).

(3o) Cũng măi đến thế kỷ thứ III sau Công Nguyên, trong ḷng Hội Thánh mới xuất hiện một hạng người mà sau này được gọi là tu sĩ. Khởi thủy họ cũng chỉ là ‘giáo dân’. Đó là những người nam hay nữ có một ḷng ước ao mănh liệt nên giống Chúa Giê-su nên họ đi t́m con đường thực hiện ước ao ấy. Có người sống đơn độc một ḿnh trong rừng vắng, có người sống thành cộng đoàn…

 

(5) Kết Luận

Mọi Ki-tô hữu đều được gọi làm môn đệ Chúa Giê-su Ki-tô. Nói cách khác Ơn gọi làm môn đệ Chúa Giê-su Ki-tô là ơn gọi chung của mọi Ki-tô hữu. Nên vấn đề cốt yếu, dựa theo ư kiến của linh mục Ngô Tôn Huấn là việc đào tạo con người Ki-tô giáo (Christian formation) dù ở cương vị giáo dân hay giáo sĩ để sống xứng đáng với Ơn phúc được là Ki-tô hữu (the grace of being a Christian).

Chính v́ muốn nhấn mạnh về giá trị và tầm quan trọng của ơn phúc này, mà Thánh Âu Tinh (4) đă nói một câu thời danh và rất sâu sắc như sau: «Cho anh em tôi là Giám Mục, với anh em tôi là Ki-tô hữu. Danh hiệu Giám Mục nói lên một trách nhiệm đảm nhận, c̣n danh hiệu Ki-tô hữu là một ơn phúc. Danh hiệu Giám Mục nói lên một hiểm họa trong khi danh hiệu Ki-tô hữu nói đến sự cứu độ» = «For you I am a Bishop, with you I am a Christian. The former title speaks of a task undertaken, the latter a grace, the former betokens danger, the latter salvation» (5) (6).

 

VI. SỨ ĐIỆP

 

MỌI KI-TÔ HỮU ĐỀU LÀ MÔN ĐỆ CỦA CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ.

 

VII. SỐNG SỨ ĐIỆP: “THÀY NÀO TR̉ NẤY”

T́m hiểu về Chúa Giê-su Ki-tô là Thầy, là Sư Phụ, là Cứu Chúa của chúng ta. Cũng t́m hiểu xem nội dung của ơn gọi làm môn đệ hàm chứa những ǵ, để biết phải sống như thế nào và nỗ lực sống theo sự hiểu biết của ḿnh, cho xứng với danh hiệu “là môn đệ” của Chúa Giê-su Ki-tô.

 

Sàig̣n, ngày 10 tháng 8 năm 1999
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Ghi Chú

(1) Mt 4,18-22

(2) Mt 9,9

(3) Cuốn Giáo huấn các Tông đồ, cuối thế kỷ thứ IV

(4) Thánh Augustine 354-430

(5) Cf. Sermon 340, 1: PL: 1483

(6) Một thoáng suy tư về Giáo hội Việt Nam (bài 2)

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.