“CÁC ANH HĂY THEO TÔI”
(Mt 4,19; Mc 1,17)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MichelAnge

 

ĐỀ TÀI IV

 

I. TỰA ĐỀ

 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỐNG GẮN BÓ MẬT THIẾT VỚI CHÚA GIÊSU KITÔ, VỚI THIÊN CHÚA?

 

II. MỤC TIÊU

Giúp anh chị em giáo dân biết cách phát triển mối tương quan gắn bó, thân t́nh, mật thiết với Chúa Giêsu Kitô, với Thiên Chúa, nhờ các phương thế thích hợp của đời sống tâm linh.

 

III. ĐOẠN VĂN THÁNH KINH

“Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không gọi anh em là tôi tớ nữa, v́ tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, v́ tất cả những ǵ Thầy nghe được nơi Cha của Thầy, Thầy đă cho anh em biết.” (Ga 15,14-15).

 

IV. CÂU HỎI GỢI Ư

1. Hai người thân nhau, yêu nhau th́ họ sống với nhau như thế nào?

2. Quư ông bà, anh chị dùng các phương thế nào để phát triển mối liên hệ với Chúa Giêsu Kitô? với Thiên Chúa? Và phương thế nào phù hợp và hữu hiệu nhất đối với quư ông bà, anh chị?

3. Quư ông bà, anh chị gặp phải những khó khăn trở ngại nào trong lănh vực này? và đă làm ǵ để vượt qua những khó khăn trở ngại ấy?

 

V. NỘI DUNG

Có mối tương quan gắn bó, thân t́nh và mật thiết với Chúa Giêsu Kitô giả thiết rằng chúng ta có một sự hiểu biết tương đối dồi dào về Chúa Giêsu Kitô: Người là Đấng nào? có sứ mạng ǵ? có mơ ước ǵ? có chương tŕnh ǵ? có tấm ḷng như thế nào? tinh thần của Người thế nào? Tất cả những điều ấy đ̣i phải có một quá tŕnh lâu dài học hỏi, thực hành và cầu nguyện.

Muốn có mối tương quan gắn bó, thân t́nh và mật thiết với Chúa Giêsu Kitô, chúng ta phải biết t́m kiếm và nhận ra Người ở đâu và gặp gỡ Người bằng cách nào?

5.1 T́m kiếm và nhận ra Chúa Giêsu Kitô và Thiên Chúa ở đâu?

Chúng ta có thể gặp được Chúa Giêsu Kitô và Thiên Chúa tại các địa chỉ sau đây:

(1) Ở khắp mọi nơi: Thiên Chúa ở khắp mọi nơi; Chúa Giêsu Kitô cũng ở khắp mọi nơi, v́ Người là Thiên Chúa hằng sống và là Đấng Kitô đă Phục Sinh từ cơi chết.

(2) Trong các Bí tích: Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô hiện diện trong các Bí tích, đặc biệt trong Bí tích Thánh Thể và Ḥa Giải mà chúng ta đón nhận mỗi ngày, mỗi tuần hay mỗi tháng.

(3) Trong các trang Thánh Kinh: Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô có mặt trong các trang/sách Thánh Kinh là Lời của Chúa: trong Thánh Kinh Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô nói với chúng ta. Lời Chúa có giá trị hiện thực, tức có giá trị vào chính lúc này và tại chính nơi chúng ta đang sống. Chúa nói với chúng ta để chỉ cho chúng ta biết Thánh Ư của Người và con đường cứu độ của chúng ta. V́ thế mà Thánh Giêrônimô linh mục tiến sĩ Hội Thánh đă nói: “Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô”

(4) Trong cộng đoàn: Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô hiện diện trong các cộng đoàn của chúng ta, trong các nhóm, các hội đoàn khi chúng ta họp nhau để chúc tụng ngợi khen, cầu khẩn Người hay để phục vụ tha nhân là tạo vật và con cái của Người và phục vụ Vương quốc của Cha.

(5) Trong mỗi người, nhất là những người nghèo hèn: Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô hiện diện nơi tha nhân. Đặc biệt Người có mặt và chịu đau khổ nơi những người khó nghèo, bị loại trừ, bị gạt ra ngoài lề xă hội, bị xỉ nhục hành hạ. (x. Mt 25).

(6) Trong các biến cố xẩy đến: Mỗi biến cố xẩy đến cũng là những nơi Chúa chờ đợi để gặp gỡ chúng ta v́ mỗi sự việc xẩy ra đều mang đến cho chúng ta một thông điệp.

Kết Luận: Nếu chúng ta muốn t́m gặp Chúa Giêsu Kitô và Thiên Chúa, chúng ta có thể và phải t́m Người ở 6 “địa chỉ” mà Người có mặt như vừa tŕnh bày ở trên.

5.2 Gặp gỡ Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô bằng cách nào?

- Có 4 cách:

(1) Cách thứ nhất là bằng đời sống cầu nguyện riêng tư của mỗi người:

a. Trước hết cầu nguyện là ư thức mối tương quan của ḿnh với Thiên Chúa, với Chúa Giêsu Kitô: “Trong kinh Tin Kính, chúng ta khẳng định ḷng tin của chúng ta vào Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng và Cứu Độ. Chúng ta gọi Thiên Chúa là Cha, gọi Chúa Giêsu Kitô là Anh và Chúa Thánh Linh là Đấng Ban Sự Sống. Chúng ta khẳng định rằng Chúa Giêsu Kitô đă chết v́ tội lỗi chúng ta và đă sống lại để công chính hóa chúng ta. Chúng ta hăy dành mấy phút để nghĩ đến những hệ quả của những lời tuyên xưng ấy đối với đời sống cầu nguyện. Dù chúng ta có biết hay không th́ Thiên Chúa vẫn luôn có mối tương quan với mỗi tạo vật và với mọi tạo vật trong vũ trụ và giữ mối tương quan ấy với toàn vũ trụ. Người tiếp tục tạo dựng và giữ cho mọi vật, mọi người hiện hữu. V́ thế, Thiên Chúa luôn sống mối tương quan với mọi tạo vật, bất kể tạo vật ấy có ư thức hay không về mối tương quan ấy…Con Thiên Chúa, Lời đă thành xác phàm là Anh của tất cả loài người trên mặt đất này, bất kể loài người có biết điều ấy hay không. Thánh Linh là Đấng Ban Sự Sống cho những kẻ không ư thức cũng như cho những kẻ ư thức về hồng ân ấy. V́ vậy, Thiên Chúa, là Huyền Nhiệm, luôn luôn và ở khắp mọi nơi, Người sống mối tương quan với chúng ta và với toàn vũ trụ, và bởi v́ Người là Thiên Chúa, nên Người luôn ư thức về mối tương quan ấy.

“Thánh Kinh là nơi ghi nhận sự kiện Thiên Chúa đă luôn luôn nỗ lực và hiện đang cố gắng như thế nào để làm cho con người ư thức đầy đủ về t́nh trạng loài người là ai. Nói rơ hơn Thiên Chúa muốn loài người ư thức ḿnh là con cái, được Thiên Chúa yêu thương. Hơn nữa Thiên Chúa muốn chúng ta ư thức sự thật đó là để đem lại lợi ích cho chính chúng ta…Cho nên Thiên Chúa muốn chúng ta sống ư thức mối tương quan với Người. Mà ư thức mối tương quan ấy chính là cầu nguyện đấy, v́ cầu nguyện là nâng ḷng trí lên Thiên Chúa” (1)

b. Kế tiếp cầu nguyện là mở trí, mở ḷng, mở mắt, mở tai ra với Thiên Chúa, với Chúa Giêsu Kitô: “Chúa Giêsu Kitô có thể bộc lộ ḿnh ra trong con mắt của trí ta, trong sự cảm nhận của ḷng ta, trong sự hiện diện của tha nhân, trong các nhu cầu và linh ứng thuộc thừa tác vụ của ta. Nhiệm vụ của ta là lắng nghe, là chú ư và giữ cánh cửa luôn rộng mở, Người như thế nào th́ ước mong biết Người như vậy” (2).

c. Và sau cùng cầu nguyện là thinh lặng lắng nghe tiếng Chúa như Mẹ Têrêxa Calcutta đă có nhiều kinh nghiệm: “Tôi luôn luôn bắt đầu việc cầu nguyện bằng sự thinh lặng. Thiên Chúa nói trong sự thinh lặng của trái tim. Chúng ta cần lắng nghe v́ điều quan trọng không phải là điều chúng ta nói mà là điều Người nói với chúng ta và qua chúng ta. Máu đối với cơ thể như thế nào, th́ cầu nguyện đối với linh hồn cũng như thế.”

(2) Cách thứ hai là Đọc, Suy niệm Lời Chúa và cầu nguyện (Lectio Livina) như đă tŕnh bày trong đặc san điện tử Thăng Tiến Giáo Dân số 3 phát hành ngày 01.11.2005.

(3) Cách thứ ba là bằng Chia sẻ Lời Chúa trong nhóm nhỏ: Chia sẻ Lời Chúa trong nhóm nhỏ là một phương thế hữu hiệu để chúng ta tập biết lắng nghe, hiểu và sống Lời Chúa trong cuộc đời. Trong Chia sẻ Lời Chúa có hai phương pháp chính: Phương Pháp 7 bước và Phương Pháp Xem Xét Làm (xin đón đọc trong một số báo sau của TTGD).

(4) Cách thứ bốn là chu toàn bổn phận của ḿnh và phục vụ tha nhân: Dấu chứng t́nh yêu của chúng ta đối với Chúa là (a) vui vẻ đón nhận và chu ṭan công việc và trách nhiệm mà Chúa giao cho chúng ta (b) yêu thương và phục vụ tha nhân là h́nh ảnh của Thiên Chúa, là anh em của chúng ta như chính Lời Chúa đă dạy.

Kết luận: Nếu chúng ta yêu Chúa Giêsu Kitô, yêu Thiên Chúa thật sự th́ chúng ta sẽ không nề hà chi mà không dành thời gian và công sức cho việc t́m kiếm và gặp gỡ Người.

 

VI. SỨ ĐIỆP

 

Sống với Chúa Giêsu Kitô, với Thiên Chúa như sống với người mà chúng ta thương yêu, quí trọng nhất.

 

VII. SỐNG SỨ ĐIỆP

7.1 Luôn nghĩ, luôn nhớ tới Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô và sống với Người giống như Mẹ Têrêxa Calcutta: “Có nhiều tôn giáo và mỗi tôn giáo có những cách thế khác nhau để theo Chúa. Tôi theo Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa của tôi, Chúa Giêsu Kitô là Hôn Phu của tôi, Chúa Giêsu Kitô là Cuộc Sống của tôi, Chúa Giêsu Kitô là Tất Cả trong tất cả, Chúa Giêsu Kitô là Tất Cả của tôi. V́ thế không bao giờ tôi sợ hăi.”

7.2 T́m mọi cách để hiểu biết hơn về Thiên Chúa, về Chúa Giêsu Kitô:

a) Siêng năng học hỏi Thánh Kinh; Đọc và suy niệm Lời Chúa mỗi ngày,

b) Tham dự các buổi sinh hoạt, các đợt tĩnh tâm, các khóa huấn luyện,

c) Năng đọc sách, báo viết về Thiên Chúa và về Chúa Giêsu Kitô thường gọi là sách thần học và tu đức.

 

Sàig̣n, ngày 10 tháng 8 năm 1999
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Ghi Chú

(1) William Barry SJ, God and you, trang 12-13.

(2) Richard Bohlman, tài liệu tĩnh tâm của Viện Mục vụ Đông Á (EAPI) Philíppin, 1997.

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.