“CÁC ANH HĂY THEO TÔI”
(Mt 4,19; Mc 1,17)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MichelAnge

 

ĐỀ TÀI III

 

I. TỰA ĐỀ

 

CHÚNG TA ĐƯỢC CHÚA GIÊSU MỜI GỌI ĐỂ ĐƯỢC SAI ĐẾN VỚI THẾ GIỚI hay CHIỀU NGANG CỦA ƠN GỌI LÀM MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU KITÔ.

 

II. MỤC ĐÍCH

Giúp giáo dân hiểu và thực thi, cách cụ thể, sứ mạng được sai đi như các môn đệ Chúa Giêsu xưa.

 

III. ĐOẠN VĂN THÁNH KINH

“Rồi Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người. Người lập nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ” (Mc 3.13-15).

“Thầy đă được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đă truyền cho anh em.Và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,18-20).

 

IV. CÂU HỎI GỢI Ư

1. Ông Bà Anh Chị hiểu thế nào về sứ mạng được sai đi của một Kitô hữu?

2. Ông Bà Anh Chị đă khám phá ra ơn gọi truyền giáo của ḿnh khi nào? và bằng cách nào?

3. Ông Bà Anh Chị đă sống như thế nào, đă làm những ǵ để thực hiện ơn gọi cao trọng ấy?

4. Ông Bà Anh Chị có thể tỏ cho người khác biết ḿnh là Kitô hữu bằng cách nào?

5. Để loan báo Tin Mừng tại Việt Nam ngày hôm nay, các môn đệ Đức Giêsu Kitô là chúng ta cần phải có những ǵ ?

 

V. NỘI DUNG

5.1 Lệnh truyền của Đức Giêsu Kitô:

“Anh em hăy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo…” (Mc 16,15). “Thầy đă được trao toàn quyền trên trời, dưới đất, vậy anh em hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đă truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 28-20).

Không bao giờ chúng ta được phép lăng quên lệnh truyền này.

5.2 Không chỉ là bạn đồng hành của Chúa Giêsu:

“Các môn đệ không chỉ thuần túy là những bạn đồng hành của Chúa Giêsu, họ trở thành những người cùng làm việc với Chúa, họ đă được sai đi. Sứ mạng của họ hệ tại việc loan báo và làm chứng cho cái nh́n mà Chúa Giêsu đă phác họa: Thiên Chúa là “CHA” và Vương quốc (của Thiên Chúa) đă tới. Các môn đệ không có bổn phận phải tŕnh bày một học thuyết mà đưa ra một kinh nghiệm cá nhân mà các ngài loan báo. Các môn đệ bị lôi cuốn bởi một ước vọng sâu xa là lôi kéo người khác vào cảm nghiệm mà chính họ đă cảm nghiệm”

“Nói tới cùng th́ được Thiên Chúa mời gọi có nghĩa là được lôi kéo vào kế hoạch riêng của Thiên Chúa, vào sự mệnh của Con Thiên Chúa ngơ hầu được sai đi và để trở nên người cùng làm việc với Thiên Chúa để đem ơn cứu độ biến đổi thế giới theo sự phác thảo cuối cùng của Thiên Chúa”.

“Sứ mệnh được sai đi là mục đích cuối cùng của mọi lời mời gọi trong cuộc đời. Được mời… đơn giản có nghĩa là được sai đi! Mọi Kitô hữu đều được mời gọi để đi rao giảng dựa trên nền tảng của Bí tích Thanh tẩy! Bí tích Thanh tẩy chẳng phải là tấm hộ chiếu vào Thiên đàng hay là chiếc vé để hưởng cuộc sống đời đời; Bí tích Thanh tẩy theo nghĩa đầu tiên là một tiếng gọi để nhận một sứ mệnh. Phần đông dân chúng sẽ t́m thấy cuộc sống vĩnh hằng mà không được rửa tội. Đặc ân được là người Kitô hữu hệ tại việc được mời gọi để tham gia vào sứ mệnh của Chúa Kitô bằng một cách thức đặc biệt, để cứu độ hết mọi người”.

5.3 Danh xưng cao quư nhất của người được sai đi:

Trong Thánh Kinh, “Tôi Tớ” là danh xưng của người được Thiên Chúa gọi. Điển h́nh là ông Môsê. Danh xưng cao cả nhất mà ông Môsê có được, chính là: “Môsê Tôi Tớ của Ta”. Trong Sách Công Vụ Tông Đồ, chúng ta t́m thấy một bức phác thảo tuyệt vời về đời sống của ông Môsê (7,20-47). Cuộc đời của ông Môsê dài 120 năm, chia làm 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn dài 40 năm, với từng nét riêng biệt. Trong 40 năm đầu, Thiên Chúa để cho ông Môsê lớn lên trong triều vua Pharaô nhằm chuẩn bị ông cho công việc phục vụ Giavê. 40 năm tiếp theo, ông Mô-sê sống trong sa mạc để hiểu biết Thiên Chúa một cách thân mật và được đào tạo để hiểu biết cách thế Thiên Chúa hành động. Ông Môsê được dẫn đưa vào kế hoạch của Thiên Chúa đối với Israel và được giao phó trách nhiệm phải chủ động sáng tạo trong kế hoạch đó. Cuối cùng trong giai đoạn thứ ba cũng dài 40 năm của đời ông, Môsê trở thành nguời Tôi Tớ của Thiên Chúa đối với dân tộc ḿnh. Đó là vinh dự cao nhất mà ông Môsê có được khi Thiên Chúa tin cậy ông và ông trở thành người thân thiết, bạn hữu của Thiên Chúa” (1).

Chúng ta nên đọc lại câu chuyện ông Môsê được kêu gọi trong Sách Xuất Hành (3,4-10):

“Khi thấy ông tạt qua để nh́n xem cho rơ hơn, th́ Giavê gọi ông từ giữa bụi gai mà rằng: ”Môsê! Môsê!”. Ông thưa: ”Này, tôi đây”. Và Người phán: ”Chớ lại gần! Cởi dép khỏi chân đi v́ chỗ ngươi đứng là thánh địa đó!” và Người phán: ”Ta là Thiên Chúa của Cha ngươi, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Ysaac, Thiên Chúa của Yacob!” Ông Môsê đă che mặt đi v́ ông sợ không dám nh́n vào Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa phán: “Ta thấy rơ nỗi khổ của dân ta bên Ai-cập, và Ta đă nghe tiếng than chúng kêu lên trước mặt đốc công, quả Ta đă biết các nỗi khổ đau của chúng. Nên Ta xuống giật chúng khỏi tay Ai-cập và dẫn chúng ra khỏi xứ ấy và đưa chúng đến xứ vừa đẹp vừa rộng, xứ chan ḥa sữa mật… Vậy bây giờ ngươi hăy đi! Ta sai ngươi đến với Pharaô: ngươi hăy đem dân của Ta, con cái Isra-el, ra khỏi Ai-cập”.

5.4 Được sai đi để thể hiện ḷng Thiên Chúa xót thương con người:

Thiên Chúa của ông Môsê là Thiên Chúa đầy ḷng xót thương; Chúa Giêsu cũng đầy ḷng xót thương như Thiên Chúa, trước nỗi thống khổ của con người:

“Ra khỏi thuyền Đức Giêsu thấy một đám người rất đông th́ chạnh ḷng thương, v́ họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy họ nhiều điều” (Mc 6, 34).

Và Công đồng Vatican II cũng đă dạy chúng ta t́nh liên đới và sự cảm thông của Giáo hội và của mọi Ki-tô hữu đối với nhân loại và hết mọi người:

“Vui Mừng và Hy Vọng, Ưu Sầu và Lo Lắng của con người ngày nay, nhất là của những người nghèo và những ai đau khổ, cũng là Vui Mừng và Hy Vọng, Ưu Sầu và Lo Lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có ǵ thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong ḷng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đă được quy tụ trong Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đă đón nhận Tin Mừng Cứu Rỗi đem tới cho mọi người. V́ thế cộng đoàn ấy mới nhận thấy ḿnh thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại” (2).

 

VI. SỨ ĐIỆP

 

Được ơn gọi làm môn đệ Chúa Giêsu tức là được sai đi: Chúa Giêsu sai chúng ta đến với môi trường, đến với xă hội và đến với thế giới con người với một sứ mạng cao trọng là Loan Báo Tin Mừng, Loan Báo và Xây Dựng Nước Thiên Chúa.

 

VII. SỐNG SỨ ĐIỆP

(1) Cảm tạ Thiên Chúa, cảm tạ Chúa Giêsu Kitô đă mời gọi và cho chúng ta tham dự vào sứ vụ Loan Báo Tin Mừng của Người.

(2) T́m cách thực thi, một cách cụ thể, sứ mạng “được sai đi” của ḿnh trong cuộc sống thường ngày (mỗi người hăy ghi ra giấy việc ḿnh quyết tâm làm để thực hiện sứ mạng được sai đi của riêng ḿnh).

 

Sàig̣n, ngày 10 tháng 8 năm 1999
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Ghi Chú

(1) John Fuellenbach, Throw Fire, Australia: Logos Publications, 2000, trang 67-68.

(2) Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay, Lời mở đầu, số 1.

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.