“CÁC ANH HĂY THEO TÔI”
(Mt 4,19; Mc 1,17)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MichelAnge

 

ĐỀ TÀI II

 

I. TỰA ĐỀ

 

CHÚNG TA ĐƯỢC CHÚA GIÊ-SU MỜI GỌI ĐỂ “SỐNG VỚI NGƯỜI” hay CHIỀU DỌC CỦA ƠN GỌI LÀM MÔN ĐỆ CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ.

 

II. MỤC ĐÍCH

Giúp các học viên có được ḷng biết ơn đối với Chúa Giê-su là Đấng đă mời gọi họ sống thân mật với Người.

 

III. ĐOẠN VĂN THÁNH KINH

“Rồi Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người. Người lập nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ” (Mc 3, 13-15).

 

IV. CÂU HỎI GỢI Ư

1. Ngay sau khi chịu phép rửa của Gio-an, Chúa Giê-su đă có những hoạt động nào?

2. Chúa Giê-su đă gọi và chọn một số người để họ làm ǵ?

3. Tại sao phần đông những người Chúa Giê-su chọn chỉ là những người chài lưới, đơn sơ, ít học, không có địa vị xă hội, thậm chí có người thuộc hàng thu thuế bị dân chúng Do Thái khinh miệt?

 

V. NỘI DUNG

5.1 ”Rồi Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người. Người lập nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ” (Mc 3, 13-15).

Trong đoạn Tin Mừng theo Thánh Mác-cô trên, chúng ta có được các yếu tố căn bản và ư nghĩa nhất, giúp xác định thế nào là người môn đệ theo như chính Chúa Giê-su đă hiểu:

(1) Ta chọn anh em,

(2) để anh em sống với Ta,

(3) để anh em được sai đi,

5.2 Không chỉ có các tông đồ mà tất cả chúng ta đều được Chúa Giê-su, đều được Thiên Chúa mời gọi, để trở thành môn đệ của Người, v́ chưng Chúa Giê-su là Thiên Chúa hằng sống, Đấng thực hiện công tŕnh Cứu độ xuyên qua mọi thời đại và cho mọi dân, mọi nước. Người muốn chia sẻ công việc của Người với loài người với chúng ta (Mc 1, 16-20; Lc 14,45).

5.3 Nhưng không ai có thể trở thành môn đệ “nếu như Chúa Cha không ban ơn ấy cho” (Ga 6, 65) Chính Chúa Giê-su cũng đă nói rơ ràng: “Không phải anh em đă chọn Thầy, nhưng chính Thầy đă chọn anh em và cắt cử anh em…” (Ga 15,16).

Tại sao Chúa Giê-su lại chọn tôi? Không có câu trả lời nào đích đáng cho bằng câu trả lời đă t́m thấy trong Cựu Ước: “Ta đă không chọn ngươi v́ ngươi đạo đức hay đẹp trai hơn. Không, Ta đă chọn ngươi v́ Ta đă thương yêu ngươi” (xem Đnl 7,78).

Đó là t́nh yêu vô điều kiện của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Làm môn đệ trước hết chính là một hồng ân của t́nh yêu! Là một quà tặng của t́nh yêu!

5.4 Ngôn sứ I-sa-i-a đă loan báo Đấng Mê-si-a đến và đă đặt cho Người một cái tên đầy ư nghĩa: “Cho nên chính Đức Chúa sẽ cho các ngươi một dấu: này Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh con và bà sẽ gọi tên con bà là “Em-ma-nu-en” (Is 7,14). Em-ma-nu-en có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng tôi” (Mt 1,23).

Chúng ta có thể nói: Hạnh phúc của Thiên Chúa là được ở với chúng ta. V́ thế Chúa Giê-su Ki-tô kêu gọi chúng ta để chúng ta ở với Người, đó chính là yếu tố đầu tiên hay chiều kích thứ nhất của lời mời, của ơn gọi của chúng ta: người ta gọi đó là chiều dọc của ơn gọi làm môn đệ Chúa Giê-su Ki-tô.

5.5 Trong Tin Mừng Gio-an câu chuyện Chúa Giê-su gọi các môn đệ đầu tiên được tŕnh bày một cách khác nhưng mang nhiều giáo huấn: Chúa Giê-su mời Gio-an và An-rê: “Đến mà xem” Họ đă đến xem chỗ Người ở và ở lại với Người ngày hôm ấy (Ga 1, 39).

Sau này Chúa Giê-su tuyên bố: “Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. Thầy không gọi anh em là tôi tớ nữa, v́ tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, v́ tất cả những ǵ Thầy nghe được nơi Cha của Thầy, Thầy đă cho anh em biết” (Ga 15,14-15).

Sống với Chúa Giê-su, ở bên Chúa Giê-su để chia sẻ với Người tất cả mọi điều chứa chất trong ḷng Người, đó là điều quan trọng nhất đối với cuộc sống của chúng ta.

5.6 Chúa Giê-su đă thổ lộ với các môn đệ:

- về ước mơ của Người:

”Thầy đă ném lửa vào mặt đất và Thầy nhưng ước mong phải chi lửa ấy đă bùng lên” (Lc 12, 49).

- về ư nghĩa cuộc sống của Người:

“Lương thực của Thầy là thi hành ư muốn của Đấng đă sai Thầy và hoàn tất công tŕnh của Người” (Ga 4, 34).

- về sứ mạng của Người, sứ mạng đă được ngôn sứ I-sa-i-a loan báo:

“Thần khí Chúa ngự trên tôi
V́ Chúa đă xức dầu tấn phong tôi
Để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn,
Người đă sai tôi đi công bố
Cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha
Cho người mù biết họ được sáng mắt,
Trả lại sự tự do cho người bị áp bức,
Công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4,18-19).

- về bí mật của Thiên Chúa:

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một, để ai tin vào Con của Người, th́ khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).

Kết Luận:

V́ thế cho nên, “Yếu tố đặc thù trong mối quan hệ của Chúa Giê-su với các môn đệ là điều Chúa Giê-su tự biết về ḿnh và đă bộc lộ ra với các môn đệ. Chúa Giê-su đ̣i hỏi các môn đệ một sự dấn thân trọn vẹn và hoàn toàn phó thác vào Người. Làm môn đệ không có nghĩa là học một nghề, trở thành một nhà chuyên môn, theo đuổi một sự nghiệp, có bằng cấp của một đại học hay một trường nổi tiếng. Không phải thế! Làm môn đệ tức là chia sẻ cái kinh nghiệm căn bản của Thầy chúng ta, cái kinh nghiệm mà Người thông đạt cho chúng ta. Có nghĩa là chúng ta bị cuốn theo nhăn quan của Thầy, bị thiêu đốt bởi ngọn lửa đă thiêu đốt tâm can Thầy”.

“Hiểu cho đến cùng th́ người môn đệ phải trở nên giống như Thầy. Người môn đệ có cùng một kinh nghiệm căn bản như Chúa Giê-su đă có và kinh nghiệm ấy là nền tảng của đời sống Đức Tin của chúng ta: Thiên Chúa yêu thương mọi người với một t́nh yêu vô điều kiện, một t́nh yêu đầy xót thương. Người luôn luôn tha thứ cho chúng ta. Người luôn luôn ở cùng chúng ta. Người môn đệ là kẻ sống cái kinh nghiệm ấy trong đời thường và coi việc làm chứng về kinh nghiệm ấy là cách tham dự vào sứ mạng của Chúa Giê-su. Chỉ khi nào chúng ta sống với Chúa và cảm nghiệm t́nh thân và t́nh yêu của Người dành cho chúng ta, th́ lúc đó chúng ta mới có thể được sai đi” (1).

 

VI. SỨ ĐIỆP

 

SỐNG THÂN MẬT VỚI CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT CỦA KẺ LÀM MÔN ĐỆ NGƯỜI.

 

VII. SỐNG SỨ ĐIỆP

T́m mọi cách để sống gần bên Chúa Giê-su, đi vào ḷng Người, chia sẻ mọi tâm tư, nguyện vọng, lư tưởng của Người… Cụ thể có thể bằng những việc sau đây:

1. Đọc, suy niệm Lời Chúa và cầu nguyện (Lectio Divina) mỗi ngày 15-20 phút, để lắng nghe tiếng Chúa và biết Chúa muốn ǵ ở mỗi người chúng ta,

2. Học hỏi Thánh Kinh để hiểu biết về Chúa hơn,

3. Siêng năng tham dự các buổi cử hành phụng vụ, cầu nguyện cộng đồng,

4. Sống công bằng, bác ái, phục vụ,

5. Tham gia vào việc truyền giáo (giới thiệu Chúa với người chung quanh)

 

Sàig̣n, ngày 10 tháng 8 năm 1999
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Ghi Chú

(1) John Fuellenbach, Throw Fire. Australia: Logos Publications, 2000, trang 67.

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.