“CÁC ANH HĂY THEO TÔI”
(Mt 4,19; Mc 1,17)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MichelAnge

 

ĐỀ TÀI V

 

I. TỰA ĐỀ

 

SỨ MẠNG BIẾN ĐỔI XĂ HỘI CỦA CÁC MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU KITÔ.

 

II. MỤC TIÊU

Giúp anh chị em giáo dân ư thức trách nhiệm hay sứ mạng của người Ki-tô hữu là muối, là men, là ánh sáng và tích cực hăng say làm cho xă hội và thế giới nên tốt hơn, để trần gian này trở thành “Vương Quốc” hay “Triều Đại” của Thiên Chúa.

 

III. ĐOẠN VĂN THÁNH KINH

Lc 4,18-19; Mt 5,13-14; 13,33 và 7,12.

 

IV. CÂU HỎI GỢI Ư

4.1 Trong xă hội chúng ta đang sống, hiện có những vấn đề nào làm nhức nhối lương tâm của những người thành tâm thiện chí muốn đất nước quê hương được tốt đẹp, xă hội được công bằng văn ḿnh, con người được thương yêu tôn trọng?

4.2 Những vấn đề ấy do đâu mà có?

4.3 Những vấn đề ấy gây ra những hậu quả ǵ?

4.4 Muốn xă hội chúng ta có yêu thương, ḥa b́nh và công lư th́ mỗi người/cộng đoàn chúng ta phải làm ǵ?

Khi trả lời 4 câu hỏi trên, xin đề nghị dùng bảng dưới đây:

 

 

Vấn đề

 

Nguyên Nhân

 

Hậu quả

 

Giải pháp

1.

 

 

 

2.

 

 

 

3.

 

 

 

4.

 

 

 

 

V. NỘI DUNG

5.1 Chúa Giêsu thực hiện Sứ mạng Phúc Âm hóa Xă hội

(1) Ngay từ những ngày đầu cuộc sống công khai, Chúa Giêsu đă khẳng định lời sấm của Ngôn sứ Isaia chính là Sứ Mạng của Người:

“Thần khí Chúa ngự trên tôi, V́ Chúa đă xức dầu tấn phong tôi, Để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, Người đă sai tôi đi công bố Cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, Cho người mù biết họ được sáng mắt, Trả lại tự do cho người bị áp bức, Công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4,18-19).

(2) Trên thực tế, Chúa Giêsu đă thực hiện rất nhiều điều kỳ diệu để cứu giúp con người khỏi ốm đau, tật nguyền, quỉ ám và u mê tâm hồn. Hơn nữa Người c̣n xem những hành động cứu độ chúng sinh ấy là những dấu chỉ về sự Hiện Diện của Vương quốc hay Triều Đại Thiên Chúa:

“Môn đệ của ông Gioan báo cho ông biết tất cả những việc ấy; ông Gioan liền gọi hai người trong nhóm môn đệ lại, sai họ đến hỏi Chúa rằng: ”Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi c̣n phải đợi ai khác?” Khi đến gặp Đức Giêsu, hai người ấy nói: “Ông Gioan Tẩy giả sai chúng tôi đến hỏi Thầy: “Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi c̣n phải đợi ai khác”. Người trả lời hai môn đệ ấy rằng: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy, tai nghe: người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” (Lc 7,18-22).

(3) Nghiên cứu kỹ và sâu hơn nữa, chúng ta sẽ thấy rằng những giáo huấn và cách sống của Chúa Giêsu về công bằng, yêu thương, b́nh đẳng, tinh thần nghèo khó và siêu thoát, sự quan tâm đến người nghèo và những người bị thiệt tḥi, tinh thần lănh đạo là phục vụ và là làm tôi tớ kẻ khác. đặt nền móng cho một xă hội mới, xă hội hoàn toàn sống theo tinh thần của Phúc Âm, báo trước một Trời Mới Đất Mới mà Thiên Chúa sẽ thiết lập.

5.2 Sứ mạng Phúc Âm hóa Xă hội của các Kitô hữu

(1) Giáo huấn của Phúc Âm:

(a) “Chính anh em là muối cho đời… Chính anh em là ánh sáng cho trần gian…” (Mt 5,13-14).

(b) “Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba đấu bột, cho đến khi tất cả dậy men” (Mt 13,33).

(c) “Vậy tất cả những ǵ anh em muốn người ta làm cho ḿnh, th́ chính anh em cũng hăy làm cho người ta, v́ Luật Mô-sê và lời các ngôn sứ là thế đó” (Mt 7,12).

(2) Giáo huấn của Công đồng Vatican II:

(a) “Tính cách trần thế là tính cách riêng biệt và đặc thù của giáo dân (…) V́ ơn gọi riêng, giáo dân có bổn phận t́m kiếm Nước Thiên Chúa bằng cách làm các việc trần thế và xếp đặt chúng theo ư Thiên Chúa. Họ sống giữa trần gian, nghĩa là giữa tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đ́nh và ngoài xă hội; tất cả những điều đó như dệt thành cuộc sống của họ. Đó là nơi Thiên Chúa gọi họ, để dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Am, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của ḿnh; và như thế, với ḷng tin cậy mến sáng ngời, và nhất là với bằng chứng đời sống, họ tỏ lộ Chúa Kitô cho kẻ khác, v́ thế, họ có nhiệm vụ đặc biệt soi sáng và xếp đặt những thực tại trần gian có liên hệ mật thiết với họ, để chúng không ngừng phát triển và bành trướng theo thánh ư Chúa Kitô, hầu ca tụng Đấng Tạo Hóa và Đấng Cứu Độ” (1).

(b) “Đối với người Kitô hữu, xao lăng bổn phận trần thế tức là xao lăng bổn phận đối với người lân cận và hơn nữa đối với chính Thiên Chúa, khiến phần rỗi đời đời của ḿnh bị đe dọa” (2). Bổn phận trần thế của mọi môn đệ Chúa Kitô là phải góp phần ḿnh vào việc xây dựng một xă hội và một thế giới hạnh phúc, ấm no, tôn trọng công lư, ḥa b́nh, tự do và nhân quyền.

5.3 Cách hiều Công cuộc Phúc Âm hóa Xă hội trước đây và ngày nay:

(1) Con người là tạo vật cao quí nhất của Công Tŕnh Tạo Dựng của Thiên Chúa nên đời sống con người bao gồm nhiều lănh vực hay chiều kích khác nhau: từ vật chất đến tinh thần, từ thể lư đến siêu h́nh, từ kinh tế chính trị, xă hội và văn hóa đến môi sinh và tôn giáo. Phúc âm hóa hay Thăng tiến con người và xă hội là cải thiện và thăng tiến các lănh vực hay chiều kích nêu trên. Nói cách khác Đức Tin Kitô giáo chỉ được xem là đích thực khi Đức Tin ấy có đủ sức biến đổi và làm tăng chất lượng cho đời sống cá nhân và xă hội.

(2) Công Cuộc Phúc Âm hóa Xă hội hay Truyền Giáo thời xưa chú trọng nhiều đến chiều kích tâm linh mà lăng quên chiều kích vật chất; chú trọng nhiều đến việc thánh hóa cá nhân mà coi nhẹ việc biến đổi xă hội, cộng đồng; chú trọng nhiều đến đời sau mà quên đời này. Chính v́ thế mà chúng ta thấy có nhiều người Kitô hữu như có hai đời sống: đời sống đạo tách rời khỏi đời sống đời (đạo ngăn kéo). Và kết quả là Đức Tin Kitô không có ảnh hưởng trên đời sống xă hội. C̣n Công Cuộc Phúc Âm hóa Xă hội hay Loan Báo Tin Mừng ngày nay nhấn mạnh nhiều đến chiều kích toàn diện của con người, cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, gồm các chiều kích kinh tế, chính trị, văn hoá, xă hội, tôn giáo, tâm linh và môi sinh. Cũng nhấn mạnh đến sự biến đổi môi trường xă hội và quan tâm đến cuộc sống trần gian này của một con người, một cộng đồng chứ không chỉ quan tâm đến cuộc sống đời sau của họ mà thôi.

(3) Để thấy sự thay đổi trọng tâm hay các ưu tiên của Công Cuộc Truyền Giáo ngày xưa và ngày nay chúng ta hăy nh́n vào biểu đồ dưới đây:

Công Cuộc Phúc Âm Hóa Xă Hội

 

TRƯỚC ĐÂY

 

 

NGÀY NAY

1. Nặng tính phẩm trật: chỉ các Giám mục, linh mục mới có trách nhiệm.

2. Tĩnh.

3. Thánh hóa cá nhân.

4. Cuộc sống đời sau.

5. Tâm linh (thiêng liêng).

6. Đối tượng cần được Phúc Âm hóa và người rao giảng Phúc Âm là các cá nhân đơn lẻ.

1. Mang tính phổ quát: mọi Kitô hữu đều có trách nhiệm.

2. Động.

3. Biến đổi xă hội.

4. Ngay từ bây giờ và ở đây.

5. Toàn diện.

6. Đối tượng cần được Phúc Âm hóa,
và nhân tố thay đổi xă hội là Cộng đoàn.

 

 

VI. SỨ ĐIỆP

 

Đức tin của các Kitô hữu phải đủ sức tác động tức ảnh hưởng trên đời sống con người và xă hội như muối, men và ánh sáng để thăng tiến và biến đổi đời sống ấy thành Vương Quốc của Thiên Chúa ở trần gian này.

 

VII. SỐNG SỨ ĐIỆP

7.1 Cảm tạ Thiên Chúa v́ Người đă giao cho chúng ta sứ mạng thăng tiến và biến đổi xă hội.

7.2 Cầu nguyện cho những người đang hoạt động cho việc thăng tiến người nghèo, trẻ em và phụ nữ… Cũng cầu nguyện cho những người hoạt động cho việc phát triển các giá trị nhân sinh và nhân linh.

7.3 Đóng góp phần của ḿnh - cách cụ thể - vào những nỗ lực đem lại sự thăng tiến và biến đổi đời sống con người và xă hội.

 

Sàig̣n, ngày 10 tháng 8 năm 1999
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Ghi Chú

(1) Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội, số 31.

(2) Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, số 43.

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.