“CÁC ANH HĂY THEO TÔI”
(Mt 4,19; Mc 1,17)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MichelAnge

 

ĐỀ TÀI VI

 

I. TỰA ĐỀ

 

PHƯƠNG PHÁP THĂNG TIẾN CON NGƯỜI VÀ BIẾN ĐỔI XĂ HỘI CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU KITÔ.

 

II. MỤC TIÊU

Giúp giáo dân biết cách thăng tiến con người và biến đổi xă hội theo đ̣i hỏi của Phúc Âm.

 

III. CÂU HỎI GỢI Ư

1. Đức Bác Ái Kitô giáo và sứ mệnh của người môn đệ Chúa Giêsu Kitô có liên quan ǵ với sự thăng tiến con người và sự thay đổi xă hội không?

2. Muốn thăng tiến con người và cải thiện xă hội theo tinh thần Chúa Giêsu Kitô chúng ta phải làm những ǵ? và làm thế nào?

 

IV. NỘI DUNG

4.1 Hiện trạng xă hội các nước Á Châu và Việt Nam:

Theo bản nhận định và phân tích xă hội năm 1990 của Liên Hội Đồng Giám Mục Á châu (Federation of Asian Bishops Conferences, viết tắt là FABC) th́ trong đời sống xă hội của các nước Á Châu -trong đó có Việt Nam- đang diễn ra một cuộc chiến khốc liệt giữa ánh sáng và bóng tối. Bóng tối là “các lực lượng phi nhân gieo rắc sự chết chóc”. C̣n ánh sáng là “các sức mạnh đem lại sự sống cho Châu Á”. Chúng ta có một bảng liệt kê như sau:

4.1.1 Các lực lượng phi nhân gieo rắc sự chết chóc:

(1) Nạn nghèo đói.
(2) Nạn bất công.
(3) Nạn khai thác môi trường sinh thái.
(4) Chủ nghĩa quân phiệt.
(5) Nạn lăng phí sức người và tài nguyên thiên nhiên.
(6) Nạn kỳ thị đối với phụ nữ xuất phát từ phong tục tập quán.
(7) Nạn tranh chấp về mặt chính trị, tạo nên t́nh trạng di dân nội địa.
(8) T́nh trạng di dân nội địa và quốc tế.
(9) Nạn bạo động đối với trẻ em và người trẻ.
(10) Đa số thống trị, thiểu số gây hấn.

Riêng ở Việt Nam th́ những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là:

(1) T́nh trạng nghèo đói.
(2) Nạn tham nhũng, hối lộ của cán bộ Nhà Nước.
(3) Các tệ nạn xă hội khác như ma túy, HIV-AIDS, trộm cướp, lừa đảo, mại dâm, phá thai v.v..
(4) T́nh trạng sa sút về đạo đức trong các mối tương quan gia đ́nh và xă hội.
(5) Vấn đề nhân quyền trong đó có tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội… của cá nhân hay cộng đồng các tôn giáo.

4.1.2 Các sức mạnh nhân bản và tâm linh đem lại sự sống:

(1) Ư thức mới của những kẻ sống bên lề: họ nhận thức rằng đoàn kết với nhau họ có thể làm điều ǵ đó thay đổi hoàn cảnh của họ.

(2) Nguyện vọng sống cộng đoàn, liên đới, đối thoại và cùng tham gia.

(3) Các trào lưu:
- Tham gia dân chủ.
- Đại kết.
- Hỗ trợ phát triển.
- Thăng tiến phụ nữ.
- Canh tân tâm linh (1).

4.2 Nguyên nhân:

Đi sâu vào phân tích các vấn đề xă hội, chúng ta sẽ t́m ra nguyên nhân, cội rễ của các t́nh trạng trên. Các nguyên nhân có hai loại, một là nguyên nhân có tính cá nhân, hai là nguyên nhân có tính xă hội.

4.2.1 Các nguyên nhân có tính cá nhân

Là những sức mạnh nằm trong con người tác động trên tư tưởng, lời nói và hành động của mỗi con người, khiến các giá trị và nhân cách con người bị chà đạp. Trước hết là ḷng ham hố tiền của, quyền lực, danh vọng khiến người ta chạy theo những thứ ấy một cách mù quáng mà làm hại người khác. Thứ đến là sự nhát gan sợ sệt không dám bênh vực công lư chống lại bất công cường quyền. Kế tiếp là thái độ dửng dưng, thờ ơ trước sự đau khổ và số phận hẩm hiu của đồng bào, trước các tệ nạn đang tàn phá xă hội. Và sau cùng là sự dốt nát và các thành kiến, là hận thù và năo trạng thực dân.

4.2.2 Các nguyên nhân có tính xă hội

Là những sức mạnh ở ngoài con người tức ở trong xă hội, khiến các giá trị và phẩm giá con người bị chà đạp. Đó là những cơ cấu có tính đàn áp; là tập quán hay luật lệ kỳ thị; là luật lệ kinh tế bất công & buôn bán không ṣng phẳng giữa các nhóm, các tồ chức kinh tế, các quốc gia.

4.3 Cách giải quyết các vấn đề xă hội:

4.3.1 Cách thứ nhất để thăng tiến con người và biến đổi xă hội mà người Kitô hữu có thể thực hiện được là mỗi người Kitô hữu nỗ lực nên thánh hay ít nhất là tập sống như các thánh. V́, theo sự chỉ dậy ở trên của Đức Thánh Cha Bênêditô XVI th́ chỉ từ Thiên Chúa mới có “cuộc cách mạng đích thực” và chỉ có các Thánh mới là “những nhà cải cách đích thực”. Vậy th́ việc thực hiện sứ mạng thăng tiến con người và biến đổi xă hội giả thiết một cuộc hoán cải cá nhân và cộng đoàn, tức bắt đầu sự thay đổi con tim và tâm hồn con người. Vậy th́ trách nhiệm của mỗi Kitô hữu là phải nên thánh như Chúa Giêsu và Công đồng Vatican II đă dạy (2). Điều này rất khó, nhưng là điều cơ bản, v́ không có sự thay đổi ấy th́ xă hội sẽ chẳng thay đổi ǵ. Và trách nhiệm của các Kitô hữu là làm sao cho nhiều người- bắt đầu từ chính bản thân ḿnh và từ các cộng đoàn Kitô hữu - thay đổi năo trạng, thay đổi tâm hồn: từ hẹp ḥi ích kỷ thành quảng đại, vị tha; từ ham hố của cải, chức quyền, danh vọng, lạc thú thành siêu thoát, điều độ, tinh tuyền.

4.3.2 Cách thứ hai để thăng tiến con người và biến đổi xă hội mà người Kitô hữu có thể thực hiện được là tích cực đảm nhận công việc trần thế, để làm cho con người và xă hội được thăng tiến về mọi mặt kinh tế, xă hội, chính trị, văn hóa, tôn giáo và môi sinh (3). Muốn làm được việc đó, chúng ta phải có một hiểu biết tương đối về hiện trạng xă hội, về nguyên nhân tạo nên nghèo đói, bất công, tranh chấp, bạo lực. Chúng ta cũng phải có chút hiểu biết về cơ chế guồng máy đang vận hành trong xă hội, để thấy nó phục vụ hay bóp nghẹt con người, phục vụ thiện ích của số đông hay của một thiểu số? Nói cách khác là chúng ta phải biết phương pháp phân tích xă hội của các nhà hoạt động xă hội và chính trị.

4.3.3 Trong cụ thể chúng ta có thể làm cho con người được thăng tiến và xă hội được biến đổi bằng nhiều cách khác nhau, như:

(a) Cứu giúp con người: cho người đói ăn, cho người khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, thăm viếng người lao tù bệnh tật, tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp, giúp vốn cho người nghèo để họ tự thoát khỏi cảnh nghèo, nâng cao văn hóa cho người thất học, quí trọng giúp đỡ những người bị lăng quên hay khinh rẻ hoặc bị gạt ra ngoài lề xă hội (4).

(b) Hoạt động cho sự nh́n nhận và tôn trọng quyền con người, nhất là quyền của phụ nữ, trẻ em, người thiểu số và những thành phần kém may mắn trong xă hội.

(c) Tích cực hoạt động cho xă hội được nhân bản, công bằng và văn minh hơn. Đức Hồng Y Sepe cũng nhắc lại trách nhiệm này trong cuộc gặp mặt hơn 10 ngàn tín hữu tại Trung tâm Văn hóa Công giáo Tổng Giáo phận Sàig̣n chiều 04.12.2005 vừa qua.

 

V. SỨ ĐIỆP

 

Nâng cao đời sống cá nhân và xă hội về mọi mặt để làm cho xă hội trở thành Vương Quốc, Triều Đại của Thiên Chúa ở trần gian này.

 

VI. SỐNG SỨ ĐIỆP

6.1 Cảm tạ Thiên Chúa đă dựng nên con người có hồn có xác, có tinh thần và vật chất, có gia đ́nh và xă hội.

6.2 Tích cực góp phần vào việc làm cho con người được no đủ, hạnh phúc về vật chất cũng như về tinh thần và làm cho xă hội được tốt đẹp hơn về mọi mặt và trong mọi lănh vực kinh tế, chính trị, xă hội, văn hóa, môi sinh, tôn giáo và tâm linh (Đề nghị mỗi người viết ra giấy những việc ḿnh có thể và quyết tâm làm để giúp người khác thăng tiền và xă hội biến đổi).

 

Sàig̣n, ngày 10 tháng 8 năm 1999
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Ghi Chú

(1) Đề nghị đọc thêm Tông Huấn “Giáo Hội tại Châu Á”, Chương I, của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong đó có phác họa những thực tại tôn giáo, văn hóa, kinh tế, xă hội và chính trị của Châu Á.

(2) …V́ thế, tất cả mọi người trong Giáo hội (…) đều được kêu gọi nên thánh như lời Thánh Tông Đồ dạy: ”V́ Thiên Chúa muốn anh em được thánh hoá” ( 1 Th 1, 3 xem Ep 1,4)… Chúa Giêsu, thầy dạy và mẫu mực thần linh của mọi sự trọn lành, đă giảng dậy cho tất cả và cho mỗi một môn đệ, bất luận thuộc cảnh vực nào một đời sống thánh thiện mà chính Người vừa là Đấng ban phát vừa là Đấng hoàn tất: ”Vậy anh em hăy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện (Mt 5,48) (Hiến chế tín lư về Giáo hội, Chương V, số 39, 40).

(3) “Tính cách trần thế là tính cách riêng biệt và đặc thù của giáo dân (…) V́ ơn gọi riêng, giáo dân có bổn phận t́m kiếm Nước Thiên Chúa bằng cách làm các việc trần thế và xếp đặt chúng theo ư Thiên Chúa. Họ sống giữa trần gian, nghĩa là giữa tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đ́nh và ngoài xă hội; tất cả những điều đó như dệt thành cuộc sống của họ. Đó là nơi Thiên Chúa gọi họ, để dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Am, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của ḿnh; và như thế, với ḷng tin cậy mến sáng ngời, và nhất là với bằng chứng đời sống, họ tỏ lộ Chúa Kitô cho kẻ khác, v́ thế, họ có nhiệm vụ đặc biệt soi sáng và xếp đặt những thực tại trần gian có liên hệ mật thiết với họ, để chúng không ngừng phát triển và bành trướng theo thánh ư Chúa Kitô, hầu ca tụng Đấng Tạo Hóa và Đấng Cứu Độ.” (Hiến Chế Tín lư về Giáo Hội, số 31).

(4) “Thưa anh em, ai bảo rằng ḿnh có đức tin mà không hành động theo đức tin, th́ nào có ích lợi ǵ?… Đức tin không có hành động th́ quả là đức tin chết” (Gc 2,14.17).

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.