“CÁC ANH HĂY THEO TÔI”
(Mt 4,19; Mc 1,17)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MichelAnge

 

ĐỀ TÀI VIII

 

I. TỰA ĐỀ

 

PHƯƠNG PHÁP CANH TÂN GIÁO HỘI CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU KITÔ.

 

II. MỤC TIÊU

Giúp anh chị em giáo dân biết cách và tích cực thực hiện việc canh tân đổi mới theo tinh thần Phúc Am và tinh thần Công Đồng Vatican II, bắt đầu từ chính bản thân và gia đ́nh ḿnh cho đến cộng đoàn giáo xứ, giáo phận.

 

III. CÂU HỎI GỢI Ư

1. Thế nào là canh tân đổi mới theo tinh thần Phúc Âm và tinh thần Công Đồng Vatican II?

2. Canh tân giáo xứ, giáo phận có phải là công việc của giáo dân hay là công việc của riêng hàng giáo sĩ và hàng giáo phẩm?

3. Làm thế nào để giáo xứ và giáo phận canh tân theo tinh thần Phúc Âm và tinh thần của Công Đồng Vatican II?

 

IV. NỘI DUNG

4.1 Đối chiếu lư tưởng Kitô giáo với thực tế Giáo hội Việt Nam

a) Lư tưởng Kitô giáo:

Canh tân cộng đoàn, theo tinh thần Phúc âm và Công đồng Vatican II không là ǵ khác là làm sao để mỗi Kitô hữu có đời sống kết hiệp thâm sâu, mật thiết với Chúa Giêsu Kitô là chính Sự Sống thần linh, như lời Chúa đă nói trong Phúc âm và cộng đoàn Kitô hữu thể hiện là cộng đoàn của Đấng Phục Sinh như được mô tả trong Sách Công vụ Tông đồ:

(*) “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho. Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, th́ Người chặt đi; c̣n cành nào sinh hoa trái, th́ Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, th́ người ấy sinh nhiều hoa trái, v́ không có Thầy, anh em chẳng làm ǵ được.

Ai không ở lại trong Thầy, th́ bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo, người ta nhặt lấy, quăng vào lửa cho nó cháy đi” (Ga 15,1-2. 5-6).

(*) “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng.

Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu.

Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với ḷng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (Cv 2,42-47).

b) Thực tế Giáo hội Việt Nam:

Linh mục Nguyễn Hồng Giáo, Ḍng Phanxicô, vừa có một bài mang tựa đề VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ HIỆN T̀NH GIÁO HỘI VIỆT NAM 2005 trong đó ngài nêu lên một số lănh vực đời sống đạo cần được xem xét và đánh giá lại cho chính xác (1). Một trong những lănh vực ấy là MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA GIÁO SĨ VÀ GIÁO DÂN. Chúng tôi xin đưa nhận định của linh mục Nguyễn Hồng Giáo về lănh vực này để mong mọi người, nhất là các linh mục và các giáo dân ṇng cốt, thấy rằng chúng ta c̣n xa lư tưởng Phúc Âm và tinh thần Công Đồng Vatican II:

“Vatican II là một Công Đồng thăng tiến giáo dân chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội. Công Đồng nhấn mạnh sự b́nh đẳng và phẩm giá căn bản giữa mọi người trong Giáo Hội là con cái Thiên Chúa. Tất cả cùng nhau làm thành Dân Thiên Chúa. Giáo hoàng, giám mục, linh mục trước tiên là những người Kitô hữu như các Kitô hữu khác; quyền bính, “chức vị” thuộc về cơ cấu thiết yếu của Giáo Hội mà Chúa Kitô đă thiết lập nhưng chỉ là những dịch vụ, không thêm bớt ǵ vào bản chất, ơn gọi căn bản làm Kitô hữu của các ngài. Hiến chế tín lư về Giáo Hội trích dẫn lời của Thánh Âutinh: “Làm giám mục cho anh em, tôi rất sợ; làm tín hữu với anh em, tôi rất an tâm. Giám mục là một chức vụ, tín hữu là một ân phúc. Giám mục là danh hiệu nguy hiểm, tín hữu là danh hiệu đem ơn cứu độ” (số 32).

“Vậy giáo dân là thành phần trọn vẹn của Giáo Hội. Và hàng giáo sĩ phải yêu mến, kính trọng, thăng tiến họ, cũng như nâng đỡ, khuyến khích họ cộng tác vào đời sống và hoạt động của Giáo Hội, coi họ như anh chị em, như con cái, như những người cộng sự viên đích thực. Về điểm này tôi sợ rằng các chủ chăn chúng ta phần đông c̣n rất thiếu sót. Nhiều người vẫn coi giáo dân như những người để sai bảo, dù đó là ông chủ tịch Hội đồng Giáo xứ do dân bầu ra, v́ thực tế họ thường là người của cha xứ; thậm chí có trường hợp dân bầu người này, ”cha” chỉ định người khác hoặc cha giải tán một hội đồng không vừa ư cha! Đôi khi tôi có cảm tưởng rằng cách của linh mục với giáo dân tại Việt Nam nhiều nơi c̣n quá xa với giáo lư Công Đồng và Giáo Luật Mới, thậm chí không khác lắm với cung cách của một số cán bộ quan liêu, hách dịch đối với nhân dân mà ta vẫn lấy làm khó chịu. Chỉ mấy gợi ư trên thiết tưởng cũng đủ để đừng vội hài ḷng với những lời khen ngợi về Giáo Hội chúng ta.”

4.2 Xác định hướng canh tân

Muốn canh tân cộng đoàn Giáo hội th́ việc đầu tiên là xác định hướng canh tân. Nhờ Công Đồng Vatican II chúng ta có một cái nh́n mới, một quan điểm mới về Giáo hội, về con người và về thế giới. V́ thế việc canh tân cộng đoàn đức tin ngày hôm nay không thể không theo hướng sau đây:

a)- Giáo hội là cộng đoàn các môn đệ được sai đi

Sau Công Đồng, Giáo hội nhấn mạnh tính cộng đoàn (community) và tính môn đệ (discipleship) của các Kitô hữu. Nhấn mạnh tính cộng đoàn v́ Đức Giêsu đă qui tụ những người theo Người thành cộng đoàn và giao sứ mạng phúc âm hóa thế giới cho cộng đoàn ấy. Nhấn mạnh tính môn đệ v́ người môn đệ Chúa phải thể hiện hai chiều kích cơ bản: sống mật thiết với Chúa Giêsu và được Người sai đi (xem Mc 3,14) để loan báo Tin Mừng cho muôn dân và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Người (Mt 28,19-20). Hơn nữa ngày nay Giáo hội hiểu công cuộc Phúc âm hóa là Phúc âm hóa toàn diện con người, bao gồm việc Rao Giảng hay Loan Báo Tin Mừng và giải thoát con người khỏi những ǵ trói buộc và hạn chế sự phát triển con người toàn diện. Nói cách khác là thăng tiến con người và biến đổi xă hội. Mục tiêu cuối cùng của hai công việc cao cả và khó khăn trên là cùng với Chúa Giêsu xây dựng Triều Đại của Thiên Chúa trong ḷng mọi người cũng như trong mọi không gian và thời gian mà con người sinh sống, tức cùng với Chúa Giêsu xây dựng Vương Quốc của Cha ngay tại đây và chính trong lúc này (hic et nunc) để mọi người sống t́nh Cha con với Thiên Chúa và t́nh anh em với nhau.

b)- Giáo hội là Giáo hội của người nghèo

Một đặc điểm khác được lưu ư trong hướng canh tân Giáo hội là Giáo hội phải nỗ lực để trở thành Giáo hội của người nghèo. Thật ra th́ Giáo hội Chúa Giêsu Kitô luôn phải là Giáo hội của mọi người, giầu cũng như nghèo! Nhưng, cũng như Chúa Giêsu trong khi yêu thương hết mọi người, vẫn yêu thương một cách đặc biệt những người nghèo khổ (2), th́ Giáo hội trong khi quan tâm phục vụ hết mọi người, cũng phải đặc biệt quan tâm đến những người kém may mắn, bất hạnh, bị bỏ rơi, bị gạt ra ngoài lề xă hội. Nói cách khác, Giáo hội ngày nay noi gương Chúa Giêsu dành cho người nghèo một t́nh yêu, một chọn lựa ưu tiên. Khi công bố sứ vụ của ḿnh Chúa Giêsu đă coi người nghèo là đối tượng ưu tiên (xem Lc 4, 18-22) th́ ngày nay, trong khi tiếp tục sứ vụ của Chúa Giêsu Giáo hội cũng phải lấy người nghèo làm đối tượng ưu tiên để phục vụ.

c)- Giáo dân là Mùa Xuân của Giáo hội

Nhờ Công đồng Vatican II mà Giáo hội hiểu ḿnh cách sâu sắc và xác định rơ hơn các ơn gọi, sứ mạng, vai tṛ khác nhau của các thành phần Dân Chúa. Riêng về người giáo dân th́ có thể nói là Công đồng đă trả lại cho họ phẩm giá và vị trí tương xứng với ơn gọi và sứ mạng mà Chúa Giêsu đă dành cho họ. Giáo hội có sứ mạng phục vụ nhân loại mọi thời mọi nơi thông qua những dấn thân phục vụ của người giáo dân cũng như của các giáo sĩ, tu sĩ, dưới sự lănh đạo của các chủ chăn là các Giám mục. V́ thế trong công cuộc canh tân Giáo hội không thể không có sự đóng góp - kể cả ư kiến, nguyện vọng - của người giáo dân. Chưa có giáo phận nào “dám” tổ chức một hội nghị giáo phận để mọi thành phần Dân Chúa nói chung và giáo dân nói riêng, được tự do và cởi mở nói lên những thao thức, bức xúc, mong đợi, thậm chí cả những bất măn, phê phán của họ. Đó là sự canh tân từ hạ tầng cơ sở rất cần thiết cho Giáo hội chúng ta. Chỉ khi nào người giáo dân Việt Nam được các linh mục “yêu mến, kính trọng, thăng tiến, nâng đỡ, khuyến khích và coi như anh chị em, như con cái, như những người cộng sự viên đích thực” - như linh mục Nguyễn Hồng Giáo viết ở trên - th́ khi ấy giáo dân mới có thể là Mùa Xuân của Giáo hội!

4.3 Lên chương tŕnh canh tân và thực hiện những việc cần thiết:

Sau khi đă xác định được hướng canh tân gồm ba đặc điểm nêu trên th́ công việc c̣n lại là lên chương tŕnh canh tân và cố gắng thực hiện những việc cần thiết.

a)- Lên chương tŕnh canh tân:

Nay đă đến lúc Giáo hội Việt Nam nói chung và mỗi giáo xứ nói riêng nên khiêm tốn học hỏi với các tổ chức trần thế về cách làm việc bài bản khoa học bằng việc lên kế hoạch hành động, kiểm tra đôn đốc và lượng giá việc thực hiện kế hoạch. Khi lên kế hoạch canh tân cộng đoàn th́ sẽ phải chọn lựa ưu tiên v́ có việc chính có việc phụ, có việc quan trọng nhiều có việc quan trọng ít và không thể làm tất cả mọi việc cùng một lúc. Khi lên kế hoạch canh tân cộng đoàn th́ c̣n phải lưu ư đến tính cụ thể, thiết thực và khả thi của kế hoạch nữa.

b)- Những việc cần thiết gồm những việc quan trọng sau đây:

* Việc cần thiết thứ nhất để canh tân cộng đoàn giáo xứ và Giáo hội là mỗi người Kitô hữu nỗ lực nên thánh hay ít nhất là tập sống như các thánh theo lời mời gọi của Chúa Giêsu và của Công đồng Vatican II (3).

* Việc cần thiết thứ hai là cố gắng nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm về Giáo Lư, Thánh Kinh, Công Đồng để biết rơ giáo huấn của Chúa và của Giáo hội cho đời sống đức tin ngày hôm nay. Có như thế chúng ta mới có thể cảm nhận được những điều mới mẻ và dứt bỏ những điều cũ kỹ lạc hậu, không phù hợp với Phúc Âm và thời đại.

* Việc cần thiết thứ ba là chân thành và tích cực cộng tác với mọi thành phần Dân Chúa, để cùng nhau phục vụ lợi ích chung của cộng đoàn theo định hướng nh́n về tương lai.

 

V. SỨ ĐIỆP

 

Để thực hiện việc canh tân cộng đoàn giáo xứ và giáo phận nói riêng và Giáo hội nói chung, theo đ̣i hỏi của Tin Mừng và của thời đại, th́ chúng ta phải xác định hướng canh tân, lên chương tŕnh canh tân một cách cụ thể, thiết thực và khả thi và ra sức thực hiện những việc cần thiết.

 

VI. SỐNG SỨ ĐIỆP

1. Cảm tạ Thiên Chúa đă mời gọi chúng ta canh tân đổi mới không ngừng, đă ban cho Giáo hội Công Đồng Vatican II.

2. Quyết tâm dùng một phương cách nào đó để đóng góp vào việc canh tân đời sống giáo xứ, giáo phận.

 

Sàig̣n, ngày 10 tháng 8 năm 1999
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Ghi Chú

(1) Tuần báo Công giáo và dân tộc, số Xuân Bính Tuất, trang 26-29.

(2) Chúa Giêsu là người cực kỳ nhạy bén trước cái ác, đồng thời cực kỳ nhạy bén trước nỗi đau của con người. Vì thế, ngài luôn luôn đứng về phía những người bị áp bức, những người yếu đau và bệnh tật, những người bị xã hội khinh khi và loại ra bên lề. Đồng thời, ngài thách đố mọi thứ ngẫu tượng và cơ chế, xã hội cũng như tôn giáo, nếu những cơ chế đó xúc phạm phẩm giá con người. Từ Đền thờ cho đến hàng tư tế và vua chúa đều có thể là đối tượng cho những lời phê phán rất gắt gao của Chúa Giêsu. Cũng vì thế, như các ngôn sứ thời Cựu Ước, ngài cảm nhận nỗi cô đơn quay quắt, nỗi cô đơn đã lên đến tột đỉnh trên thập giá (Bài gợi ư tĩnh tâm cho các linh mục giáo phận Phan Thiết đầu năm 2006 của linh mục Phêrô Nguyễn Khảm).

(3) Mt 5,48; Hiến chế tín lư về Giáo hội, số 39.40.

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.