“CÁC ANH HĂY THEO TÔI”
(Mt 4,19; Mc 1,17)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

MichelAnge

 

ĐỀ TÀI IX

 

I. TỰA ĐỀ

 

CON ĐƯỜNG THEO CHÚA GIÊSU KITÔ CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ
(theo Tin Mừng Máccô)

 

II. MỤC TIÊU

Đề tài IX kết thúc một loạt bài học hỏi về chủ đề “ƠN GỌI LÀM MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU KITÔ CỦA MỌI KITÔ HỮU”. Đề tài này nêu bật chiều kích thập giá (hy sinh, từ bỏ, chịu thiệt tḥi, mất mát) của những người muốn làm môn đệ Chúa Kitô để anh chị em giáo dân ư thức và sẵn sàng chấp nhận hy sinh v́ Chúa Giêsu Kitô và v́ Tin Mừng của Người. Chủ đề ơn gọi môn đệ chính là nội dung của Tin Mừng Máccô, nên chúng ta sẽ dựa vào Sách Tin Mừng này để tŕnh bày.

 

III. ĐOẠN VĂN THÁNH KINH

Rồi Đức Giêsu gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: ”Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính ḿnh, vác thập giá ḿnh mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống ḿnh, th́ sẽ mất; c̣n ai liều mất mạng sống ḿnh v́ tôi và v́ Tin Mừng, th́ sẽ cứu được mạng sống ấy. V́ được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, th́ người ta nào có lợi ǵ? Quả thật người ta lấy ǵ mà đổi lại mạng sống ḿnh? Giữa thế hệ ngoại t́nh và tôi lỗi này, ai hổ thẹn v́ tôi và những lời tôi dậy, th́ Con Người cũng sẽ hổ thẹn v́ kẻ ấy, khi Người ngự đến cùng với các thánh thiên thần, trong vinh quang của Cha Người” (Mc 8,34-38).

 

IV. CÂU HỎI GỢI Ư

1. Trong hành tŕnh theo Chúa Giêsu, các môn đệ đă phải “trầy trật, khó khăn, vất vả” như thế nào?

2. Ông Bà Anh Chị đă khám phá ra “Mầu Nhiệm Thập Giá” trong cuộc sống người Kitô hữu ra sao?

Xin hăy chia sẻ với nhau những nỗ lực Hy Sinh - Từ Bỏ- Vác Thập Giá và những Niềm Vui, Hạnh Phúc của ḿnh khi theo Chúa Giêsu Kitô.

 

V. NỘI DUNG

(1)

1. Tin Mừng Máccô là một cuốn “sách khai tâm” dành cho những người mới trở thành Kitô hữu. Sách ấy nhằm mục đích dạy chúng ta biết môn đệ đích thực của Đức Giêsu là những người nào và làm thế nào để trở thành môn đệ Đức Giêsu. Trong khi kể chuyện Đức Giêsu, để đưa người nghe vào mầu nhiệm của Người, Máccô cũng đưa ra những mẫu người, cũng đơn sơ mộc mạc như các thính giả của Máccô, đă được Đức Giêsu dẫn vào trong mầu nhiệm của Người. Cách Đức Giêsu dẫn dắt và dạy dỗ bộc lộ cho người nghe con đường để trở thành môn đệ của Đức Giêsu. Con đường ấy có thể chia thành hai giai đoạn.

* Giai đoạn thứ nhất: đời sống môn đệ được đánh dấu bằng ba biến cố và xuyên qua ba bước:

A. Ba biến cố :

Biến cố 1 Đức Giêsu gọi bốn người chài lưới làm môn đệ Người để đi chinh phục người ta (Mc 1,16-20),

Biến cố 2 Đức Giêsu chọn mười hai ông để họ ở lại với Người và để Người sai các ông đi (Mc 3,13-19),

Biến cố 3 Chính việc Người sai các ông đi (Mc 6,7-13).

B. Ba bước :

Bước 1 (Mc 1,16 - 3,6): Các ông không làm ǵ hơn là ở bên cạnh Đức Giêsu và Người bênh vực các ông;

Bước 2 (Mc 3,7 - 6,6): Các ông được đặt tương phản với những người thù ghét Đức Giê-su cũng như những người thân thuộc của Đức Giêsu, và tách khỏi đám đông: được dậy bảo riêng (Mc 4,1-34), được chứng kiến những phép lạ đặc biệt hơn (Mc 4,35-5,43).

Bước 3: Nhóm Mười Hai được sai đi rao giảng rồi được tham gia việc nuôi đám đông. Nhưng sự chậm hiểu và cứng tin của các ông như đi ngược chiều với những cố gắng của Đức Giêsu (Mc 4,13; 6,52; 7,18; 8,14-21), càng lúc đầu các ông càng đặc lại. Phép lạ Đức Giêsu chữa người mù (Mc 8,22-26) có tác dụng làm mẫu và mở mắt cho các ông trước khi Người hỏi các ông một câu quyết liệt.

* Giai đoạn thứ hai: ba lần Đức Giêsu loan báo cuộc Khổ Nạn - Phục Sinh và dạy về những đ̣i hỏi của đời môn đệ. Trước giáo huấn về thập giá các ông vẫn tỏ ra chậm hiểu, chậm tin. Giai đoạn này cũng kết thúc bằng việc Đức Giêsu chữa người mù và anh ta đi theo Người. Chỉ có Chúa là Đấng có quyền năng mở con mắt thể xác, mới có quyền năng mở con mắt linh hồn cho các ông.

Chỉ sau Phục Sinh Đức Giêsu bắt đầu lại với các ông ở Galilê, các ông mới được biến đổi thật sự.

Con đường của Thầy là con đường Thập Giá - Phục Sinh th́ người môn đệ cũng không có con đường nào khác ngoài con đường Thập Giá và Phục Sinh mà Thầy đă đi!

2. Sách Tin mừng Máccô gồm hai phần, dài gần bằng nhau. Điều kết thúc phần thứ nhất và bắt đầu phần thứ hai của sách Tin Mừng ấy chính là câu hỏi liên quan tới con người Đức Giêsu: “C̣n anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Và câu trả lời của Phêrô: “Thầy là Đấng Kitô” (Mc 8,29). Sau đó là bắt đầu việc huấn luyện các môn đệ. Chúng ta có thể gọi phần thứ nhất là Hành tŕnh qua Galilê (Mc 1,16-8,21) và gọi phần thứ hai là Hành tŕnh đi Giêrusalem (Mc 8,27-10,45). Hành tŕnh ấy kết thúc tại chính Giêrusalem (11,1-15,39).

2.1 Phần thứ nhất của ơn gọi làm môn đệ Đức Giêsu trong Tin Mừng Máccô cũng có thể được gọi là Mùa Xuân của Ơn gọi Môn đệ, là thời gian môn đệ sống với Thầy ở Galilê. Quả đúng là những ngày phấn khởi, đầy ắp niềm vui và đầy trọng vọng. Các môn đệ trở thành những người quan trọng. Họ ch́m đắm trong sự thành công của Thầy. Họ được tôn kính và được coi là những con người may mắn. Có nhiều chuyến đi liên tục. Họ không có cả giờ để ăn uống. Ước vọng của họ rất cao. Nhưng họ c̣n cả một chặng đường dài phải trải qua trước khi họ trở thành môn đệ đích thực của Người.

Cuộc hành tŕnh qua Galilê kết thúc với hai cuộc chữa lành hai người mù. Cả hai câu chuyện ấy chỉ t́m thấy trong Tin Mừng Máccô mà thôi. Câu chuyện thứ nhất xảy ra tại Bếtsaiđa trước lời tuyên xưng đức tin của Phêrô (Mc 8,22-26). Câu chuyện thứ hai là câu chuyện anh hành khuất mù Báctimê tại Giêrikhô khi Đức Giêsu đă quyết định đi Giêrusalem để đương đầu với số phận cuối cùng của ḿnh là tử nạn thập giá (Mc 10,46-51).

Máccô miêu tả thế nào là người môn đệ đích thực trong đoạn 8,27-10,45 và mở đầu giai đoạn này bằng việc chữa lành người mù (8,22-26). Việc chữa lành được thực hiện trong hai đợt. Ơ cuối của toàn bộ các chương về môn đệ, Máccô lại tŕnh bày một cuộc chữa lành một người mù tên là Báctimê (10,46-52). Ơ đây, việc chữa lành xảy ra ngay tức khắc. Batimê được chữa lành hoàn toàn và sau khi vất áo choàng lại, anh ta bước theo Đức Giêsu để đi Giêrusalem.

Dường như Máccô muốn đặt song song hai yếu tố: việc chữa lành hai người mù với thái độ của Phêrô và của các môn đệ: việc chữa lành người mù ở Bếtxaiđa được thực hiện cách từ từ, giống như việc Phê-rô và các môn đệ khám phá ra Đức Giêsu cũng từ từ, thành nhiều đợt. Mặt khác, Máccô coi Batimê như biểu tượng của bất kỳ người môn đệ nào khi đă nhận thức hoàn toàn được Ơn gọi của ḿnh. Bao lâu mà Batimê không thể nh́n thấy đường, th́ bấy lâu anh không thể bước đi trên con đường ấy. Tất cả điều anh có thể làm được lúc bấy giờ là ngồi ở vệ đường (10,46). Sự tương phản giữa trước và sau lúc anh được chữa lành là hiển nhiên: lúc đầu Batimê là anh chàng mù ngồi bên vệ đường; lúc sau Batimê là anh chàng sáng mắt bước theo Đức Giêsu (10,52). Chỉ sau khi được Đức Giêsu chữa lành anh mới có thể đi theo Người: bất cứ ai không nh́n thấy tức không nhận ra Đức Giêsu đều không thể đi theo Người, và bất cứ ai không đi theo Người đều không nhận ra Người.

2.2 Phần thứ hai của Tin Mừng Máccô và cũng là của Ơn gọi làm Môn đệ: đó là hành tŕnh đi Giêrusalem. Trong giai đoạn thứ hai này các môn đệ phải theo Thầy “xuống” Giêrusalem với cái viễn ảnh sẽ bị đóng đinh thập giá với Thầy. Tại Galilê là sân khấu cuộc đời công khai, Đức Giêsu hoàn toàn làm chủ. Người đóng vai chủ động: Người gọi các môn đệ, Người chữa lành bệnh nhân và họ đáp lại Người, Người khai trừ ma quỷ và chiến đấu với kẻ thù của Người. Tại Giêrusalem là sân khấu của cuộc Tử Nạn, Đức Giêsu đóng vai thụ động: “Người bị nộp” là câu được dùng tới 22 lần.

Để đưa các môn đệ của ḿnh vào con đuờng làm môn đệ, Đức Giêsu đặt câu hỏi quyết định: “Người ta bảo Thầy là ai?” Nhưng câu hỏi thật sự lại là: “C̣n anh em, anh em bảo Thầy là ai?”

Con đường của Thầy không phải là con đường đi lên, đi lên măi, mà là con đường đi xuống và sẽ tới một khúc dốc dẫn tới Giêrusalem (bị bắt, bị tra tấn, đánh đập, phỉ nhổ và kết án thập giá) và tới Núi Sọ (bị đóng đinh trần truồng trên thập giá, bị chế nhạo, bị chết). Liệu các môn đệ có sẵn sàng đi với Thầy xuống con đường dốc ấy không? Phêrô với tư cách người lănh đạo các ông, đă đưa ra câu trả lời khởi đầu: KHÔNG! (Mc 8,33). Nhưng không chỉ có một ḿnh Phêrô là người không thể chấp nhận ư tưởng một Đấng Mêsia đau khổ và bị loại trừ (đọc Mc 9,34; 10,32-34) mà tất cả các môn đệ đều như thế!

Theo Máccô th́ Chúa Giêsu hiểu về người môn đệ phải là người muốn đi với Thầy đến Giêrusalem, chịu đau khổ và bị loại trừ. Batimê là gương mẫu: anh vất áo choàng lại, có nghĩa là anh bỏ lại đằng sau tất cả mọi an toàn bản thân, mọi sở hữu của người nghèo…như các môn đệ đầu tiên (1,18-20) đă bỏ tất cả và đi theo Chúa Giêsu. Bây giờ chúng ta đă thấy rơ thế nào là môn đệ đối với Máccô: là người đi theo Thầy-từ bỏ chính ḿnh-vác thập giá ḿnh.

 

VI. SỨ ĐIỆP

 

Hạt lúa gieo vào ḷng đất mà không thối nát đi th́ không sinh hoa trái. Chỉ khi nào thối nát đi, hạt lúa ấy mới sinh bông kết trái, bông năm mươi, bông một trăm.

 

VII. SỐNG SỨ ĐIỆP

1. Được Chúa Giêsu mời gọi để sống với Người, để Người sai đi, để cùng vác thập giá với Người, để chấp nhận một thân phận bị khinh rẻ, bị loại trừ, bị giết chết: Ơn gọi của tôi thật quá khó! thật đ̣i hỏi! Nhưng đó là ơn gọi cao quí, là đ̣i hỏi của T́nh yêu: “Không có t́nh yêu nào cao cả hơn t́nh yêu của con người đă hy sinh tính mạng v́ bạn hữu của ḿnh” (Ga 15,13). Hăy cảm tạ Chúa Giêsu đă ban cho chúng ta Ơn gọi làm Môn đệ Người, đă đ̣i hỏi tôi nên giống Người.

2. Chúng ta trông cậy và phó thác vào Chương Tŕnh Kế Hoạch của Cha, vào Sức Mạnh và Sự Nâng Đỡ của Thánh Thần để thực thi Ơn gọi và nên giống Chúa Giêsu.

 

Sàig̣n, ngày 10 tháng 8 năm 1999
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 


Ghi Chú

(1) Tất cả những ư tưởng được tŕnh bày trong phần Nội Dung của đề tài IX này là mượn của chương “The handbook of Mark” (trang 76-80) trong cuốn “Throu Fire” của linh mục John Fuellenbach là một chuyên viên Thánh Kinh và Thần Học Ḍng Ngôi Lời.

 


Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.