ĐÀO SÂU VÀ ÁP DỤNG THƯ MỤC VỤ 2006
CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

MichelAnge

 

 

BÀI MỘT

 

SỐNG QUI CHIẾU VÀO ĐỜI SỐNG THIÊN CHÚA BA NGÔI

 

VÀO ĐỀ

Có nhiều người Công giáo sống đạo mà không qui chiếu vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Một số trong những người này tin vào tử vi, thày bói, thày tướng hơn là tin vào Thiên Chúa, nên gặp chuyện ǵ cũng chạy đến với những người lấy và giải tử vi hoặc đến với thày tướng, bà bói. Có thể họ vẫn đi lễ Ngày Chúa Nhật, nhưng tŕnh độ giáo lư th́ rất hạn chế, suy nghĩ và phản ứng chẳng khác ǵ một người chưa biết Chúa, chưa theo đạo.

Một số người Công giáo khác sống đạo nhưng chỉ biết có Đức Mẹ, chỉ tin vào Đức Mẹ và chỉ chạy đến cầu nguyện với Đức Mẹ chứ chằng hề quan tâm đến việc học hỏi giáo lư, đọc và suy niệm Thánh Kinh nói chung và Phúc Âm nói riêng để hiểu hơn về Đạo và để biết phải cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần như thế nào.

Có lẽ những người Công giáo thuộc hai loại kể trên cũng nhiều đáng kể. Ngoài ra c̣n có một số đông hơn hai hạng người vừa kể là những người Công giáo sống đạo với mớ giáo lư rước lễ lần đầu, nghĩa là họ rất mơ hồ v́ thiếu nền tảng giáo lư trong đời sống đức tin.

Cả ba hạng người kể trên sống đạo mà thiếu nền tảng giáo lư cũng là điều dễ hiểu. Trách nhiệm chung của Giáo Hội và riêng của các Giám mục và Linh mục là làm sao giúp người giáo dân có được một nền tảng sống đạo vừa vững chắc vừa phong phú !

 

TR̀NH BÀY

 

I. NỀN TẢNG CỦA VIỆC "SỐNG ĐẠO HÔM NAY" CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Theo TMV 2006 của HĐGMVN th́ đời sống đức tin của người Công giáo Việt Nam phải được đặt (tức được xây dựng) trên hai nền tảng vững chắc sau đây:
Một là sống qui chiếu vào đời sống Thiên Chúa Ba Ngôi.
Hai là sống ơn gọi nên thánh của Kitô hữu (1).

 

II. THẾ NÀO LÀ SỐNG QUI CHIẾU VÀO ĐỜI SỐNG THIÊN CHÚA BA NGÔI?

2.1 Bản văn Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam:

"Theo Thánh Phaolô, Kitô hữu khi lănh nhận bí tích Rửa Tội, được d́m vào trong nước Thanh Tẩy, tượng trưng cho việc d́m vào trong cái chết của Chúa Giêsu, th́ cũng như Người đă từ cơi chết sống lại nhờ quyền năng vinh hiển của Thiên Chúa Cha, họ cũng được sống một đời sống mới (x. Rm 6,3-4).

"Đó là đời sống có Thiên Chúa, suối nguồn t́nh yêu: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài th́ khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Chính nhờ t́nh yêu này, con người có thể nhận ra dung mạo đích thực của Thiên Chúa và hân hoan t́m đến với Ngài.

"Đó cũng là đời sống đến từ Chúa Giêsu, quà tặng t́nh yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại. Là con yêu dấu của Thiên Chúa “Người lại c̣n hạ ḿnh, vâng lời cho đến nỗi bằng ḷng chịu chết, chết trên thập giá” (Pl 2,8) để giao ḥa thế gian tội lỗi với Thiên Chúa và làm cho nhân loại trở nên con người mới, con người biết “nh́n lên Đấng họ đă đâm thâu” (Ga 19, 37) để nhận lấy ơn cứu độ.

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một, để ai tin vào Con của Ngài th́ khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Chính nhờ t́nh yêu này, con người có thể nhận ra dung mạo đích thực của Thiên Chúa và hân hoan t́m đến với Ngài.

"Đó cũng c̣n là đời sống năng động trong Chúa Thánh Thần, năng lực t́nh yêu. Nhờ Chúa Thánh Thần, Kitô hữu thông hiệp vào mầu nhiệm Tử Nạn - Phục Sinh của Chúa Giêsu để can đảm bước theo con đường của Thầy chí thánh và sống theo gương Người" (2).

2.2 Đào sâu giáo lư về cách/lối sống đạo qui chiếu vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi.

(1o) Đạo Công giáo là đạo mạc khải tức nền tảng của đạo là mạc khải của Thiên Chúa:

“Với ḷng nhân hậu và sự khôn ngoan, Thiên Chúa tự mạc khải chính ḿnh cho con người. Qua các hành động và lời nói, Thiên Chúa tự mạc khải chính Ngài cũng như ư định của ḷng nhân hậu, mà Ngài đă hoạch định tự muôn đời trong Đức Kitô. Ư định này nhằm đón nhận tất cả mọi người trở thành nghĩa tử trong Người Con duy nhất của Ngài nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần và cho họ tham dự vào sự sống của Thiên Chúa.” (3).

(2o) Thiên Chúa tự mạc khải là T́nh Yêu:

“Thiên Chúa tự mạc khải cho dân Israel rằng Ngài là Đấng có một t́nh yêu mạnh mẽ hơn t́nh yêu của cha mẹ đối với con cái hoặc của vợ chồng đối với nhau. Tự bản chất, Thiên Chúa “là T́nh Yêu” (1 Ga 4, 8.16), Ngài tự hiến ban ḿnh cách trọn vẹn và nhưng không, Ngài “yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một, […] để nhờ Con Ngài, mà thế gian được cứu độ” (Ga 3,16-17). Khi sai phái Con Ngài và Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa mạc khải chính Ngài là sự trao đổi t́nh yêu vĩnh cửu.” (4).

(3o) Thiên Chúa tự mạc khải nơi/qua Chúa Giêsu Kitô:

“Giai đoạn Mạc khải trọn vẹn và dứt khoát của Thiên Chúa được thực hiện nơi Ngôi Lời nhập thể, là Đức Giêsu Kitô, Đấng là trung gian và là viên măn của Mạc khải. Chúa Giêsu, Con duy nhất của Thiên Chúa, đă làm người, là Lời hoàn hảo và dứt khoát của Chúa Cha. Mạc khải đă được hoàn tất cách trọn vẹn qua việc Thiên Chúa Cha sai Con Ngài và ban tặng Thánh Thần, mặc dù đức tin của Hội thánh phải dần dần trải qua bao thế kỷ mới nhận biết ư nghĩa đầy đủ của Mạc khải.”

“Từ khi Thiên Chúa ban cho chúng ta Con Ngài, Đấng là Lời duy nhất và dứt khoát của Ngài, Thiên Chúa đă nói với chúng ta một lần duy nhất trong Lời này và Ngài không c̣n ǵ để nói thêm nữa” (Thánh Gioan Thánh Giá), (5).

(4o) Mầu nhiệm trung tâm của đức tin và đời sống Kitô giáo “là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh. Các người Kitô hữu được Rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”, (6).

- Chúa Giêsu mạc khải về Cha:

“Đức Giêsu Kitô mạc khải cho chúng ta Thiên Chúa là “Cha”, không những v́ Ngài là Đấng sáng tạo vũ trụ và con người, nhưng trên hết, từ đời đời Ngài đă sinh ra Chúa Con tự ḷng ḿnh, Đấng là Ngôi Lời, là “phản ánh vẻ huy hoàng, là h́nh ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa” (Dt 1,3), (7).

Giai đoạn Mạc khải trọn vẹn và dứt khoát của Thiên Chúa được thực hiện nơi Ngôi Lời nhập thể, là Đức Giêsu Kitô, Đấng là trung gian và là viên măn của Mạc khải. Chúa Giêsu, Con duy nhất của Thiên Chúa, đă làm người, là Lời hoàn hảo và dứt khoát của Chúa Cha.

- Chúa Giêsu mạc khải về Thánh Thần:

“Ngài là Ngôi thứ ba trong Ba Ngôi cực thánh. Ngài là Thiên Chúa, hợp nhất và đồng hàng với Chúa Cha và Chúa Con. Ngài “xuất phát từ Chúa Cha” (Ga 15,26), Đấng là nguyên lư không có khởi đầu, là nguồn gốc trọn vẹn cuộc sống của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần cũng xuất phát từ Chúa Con (Filioque), v́ Chúa Cha đă trao ban Ngài cho Chúa Con như Ân ban vĩnh cửu. Được Chúa Cha và Chúa Con nhập thể sai phái, Chúa Thánh Thần hướng dẫn Hội Thánh đến sự nhận biết “Chân lư trọn vẹn” (Ga 16,13), (8).

- Hoạt động của Ba Ngôi Thiên Chúa:

“Ba Ngôi Vị thần linh không thể tách rời nhau trong cùng một bản thể duy nhất, th́ cũng không thể tách rời trong các hoạt động của ḿnh. Ba Ngôi có cùng một hoạt động duy nhất. Tuy nhiên, trong hoạt động thần linh duy nhất này, mỗi Ngôi Vị hiện diện theo cách đặc thù của ḿnh trong Ba Ngôi.”

“Lạy Thiên Chúa của con, Lạy Ba Ngôi con tôn thờ . . . xin ban b́nh an cho linh hồn con, xin biến linh hồn con thành thiên đàng của Chúa, nơi trú ngụ dễ mến và nơi yên nghỉ của Chúa. Không bao giờ con muốn bỏ mặc Chúa một ḿnh, nhưng con sẽ trọn vẹn ở đó, tỉnh thức trong đức tin, hoàn toàn thờ lạy, và hoàn toàn phó thác vào hoạt động sáng tạo của Chúa.” (Chân phước Elisabeth Chúa Ba Ngôi) (9).

(5o) Hội Thánh diễn tả đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi:

“Hội Thánh diễn tả đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi khi tuyên xưng một Thiên Chúa duy nhất mà Ngài có Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần. Ba Ngôi Vị thần linh chỉ là một Thiên Chúa duy nhất, v́ mỗi Ngôi Vị đều có trọn vẹn bản thể duy nhất và không thể phân chia của Thiên Chúa. Ba Ngôi thực sự phân biệt giữa nhau qua các liên hệ tương quan với nhau. Chúa Cha sinh Chúa Con; Chúa Con được Chúa Cha sinh ra; Chúa Thánh Thần xuất phát từ Chúa Cha và Chúa Con" (10).

2.3 Những ứng dụng cụ thể cho cách/lối sống đạo qui chiếu vào đời sống Thiên Chúa Ba Ngôi.

Lối/cách sống đạo qui chiếu vào đời sống Thiên Chúa Ba Ngôi sẽ có ba đặc điểm chính sau đây:

(1o) Thiên Chúa Ba Ngôi là nền tảng, trọng tâm và chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu:

(a) Chúng ta được tạo dựng, thánh hóa và cứu độ bởi Thiên Chúa là T́nh Yêu và cũng là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Do đó Thiên Chúa Ba Ngôi là đối tượng tin thờ, yêu mến, biết ơn và cảm tạ của chúng ta.

(b) Chúng ta được rửa tội nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Thần. Do đó Thiên Chúa Ba Ngôi là Đấng bảo vệ, ǵn giữ và nâng đỡ chúng ta.

(c) Chúng ta được giao sứ mạng chiêu mộ các môn đệ cho Chúa Giêsu Kitô, nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Thần. Do đó chúng ta phải hết ḷng, hết sức, hết linh hồn và hết trí khôn với sứ mạng được giao, để làm vinh danh Thiên Chúa và mưu ích cho các linh hồn.

Chúng ta được giao sứ mạng chiêu mộ các môn đệ cho Chúa Giêsu Kitô, nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Thần. Do đó chúng ta phải hết ḷng, hết sức, hết linh hồn và hết trí khôn với sứ mạng được giao, để làm vinh danh Thiên Chúa và mưu ích cho các linh hồn.

(2o) Sống với Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần:

Chúng ta được mời gọi sống mật thiết, gắn bó với Thiên Chúa Ba Ngôi:

- Với Chúa Cha chúng ta sống như một người con hiếu thảo;

- Với Chúa Giêsu Kitô chúng ta sống như một người em ruột thịt và một môn đệ tín trung;

- Với Thánh Thần chúng ta sống như một người bạn chí cốt và như một đền thờ sống động của Thiên Chúa.

(3o) Thể hiện đời sống Thiên Chúa Ba Ngôi ra bên ngoài:

(a) Chúng ta được mời gọi thể hiện T́nh Huynh Đệ với mọi người v́ tất cả đều thuộc gia đ́nh Thiên Chúa Ba Ngôi nên là anh chị em, là chi thể của nhau, liên đới chặt chẽ với nhau.

(b) Chúng ta cũng được mời gọi thể hiện T́nh Hiệp Thông (Communion) và Tính Cộng Đoàn (Community Dimension) với hết mọi người, không phân biệt mầu da, chủng tộc, thành phần xă hội; v́ Thiên Chúa Ba Ngôi có kế hoạch và ước muốn qui tụ hết mọi người, mọi dân tộc thành một đại gia đ́nh là Vương Quốc T́nh Thương và Đại Đồng!

 

THAY LỜI KẾT

"Vô tri bất mộ" là câu nói của cha ông chúng ta. Không hiểu, không biết, th́ làm sao yêu mến? Không hiểu, không biết, không yêu mến th́ làm sao sống những điều giáo lư rất cơ bản mà vô cùng phong phú của Kitô giáo?

Thiết nghĩ mọi tài liệu của Hội Thánh đều cần được phổ biến và giảng dạy một cách SÂU & RỘNG cho mọi thành phần Dân Chúa. Con cái mà ngu dốt th́ chắc chắn trách nhiệm thuộc về cha mẹ và thày cô. Giáo dân mà dốt nát về Giáo lư th́ chắc chắn là trách nhiệm của các chủ chăn lớn nhỏ là những người đă được giao quyền cai trị, giảng dạy và thánh hóa Dân Chúa.


Giêrônimô NGuyễn Văn Nội
(Garden Grove (CA/USA) ngày 1711.2006



Ghi chú:

(1) Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, số 2 & 3.

(2) Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, số 2 & 3.

(3) Toát yếu Giáo lư của Hội Thánh Công Giáo, số 6; xem Giáo Lư Hội Thánh Công Giáo (GLHTCG) số 50-53, 68-69.

(4) Toát yếu Giáo lư của Hội Thánh Công Giáo, số 42; xem GLHTCG, số 218-221.

(5) Toát yếu Giáo lư của Hội Thánh Công Giáo, số 9; xem GLHTCG số 65-66, 73.

(6) Toát yếu Giáo lư của Hội Thánh Công Giáo, số 44; xem GLHTCG số 232-237.

(7) Toát yếu Giáo lư của Hội Thánh Công Giáo, số 46; xem GLHTCG số 240-242.

(8) Toát yếu Giáo lư của Hội Thánh Công Giáo, số 47; xem GLHTCG số 243-248.

(9) Toát yếu Giáo lư của Hội Thánh Công Giáo, số 49; xem GLHTCG số 257-260, 267.

(10) Toát yếu Giáo lư của Hội Thánh Công Giáo, số 48; xem GLHTCG số 249-256, 266.



Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6, GHHV Đà Lạt Việt Nam.