ĐÀO SÂU VÀ ÁP DỤNG THƯ MỤC VỤ 2006
CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

MichelAnge

 

BÀI BẨY

 

VAI TR̉ & TRÁCH NHIỆM
CỦA LINH MỤC VÀ TU SĨ TRONG VIỆC THỰC HIỆN
THƯ MỤC VỤ 2006 CỦA HĐGMVN

 

VÀO ĐỀ

Sau phần (I) về “Nền Tảng” và phần (II) về “Định Hướng” của việc Sống Đạo trong năm 2007, Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề cập đến “Trách Nhiệm” đối với việc thực hiện Thư Mục Vụ về việc Sống Đạo của người Công giáo Việt Nam. Đă hẳn sống đạo là trách nhiệm của mọi người Ki-tô hữu, từ các Hồng Y, Tổng Giám Mục cho đến người giáo dân, không chừa một ai. Nhưng ngoài trách nhiệm chung ấy có một số thành phần, cơ chế của Giáo Hội có trách nhiệm riêng, đặc thù và nặng nề hơn. Các Giám Mục Việt Nam nói đến các linh mục và tu sĩ (số 8), các giáo xứ (số 9) và các gia đ́nh (số 10).

Để giúp mọi người đào sâu và áp dụng Thư Mục Vụ 2006, tôi sẽ dành bài 7 cho vai tṛ và trách nhiệm của các linh mục và tu sĩ, bài 8 cho vai tṛ và trách nhiệm của các giáo xứ và bài 9 cho vai tṛ và trách nhiệm của các gia đ́nh, trong việc thực hiện Thư Mục Vụ 2006 của HĐGMVN về việc Sống Đạo của mgười Công giáo Việt Nam

 

TR̀NH BÀY

 

I. VAI TR̉ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC LINH MỤC VÀ TU SĨ THEO THƯ MỤC VỤ 2006 TRONG VIỆC THỰC HIỆN THƯ MỤC VỤ 2006

Thư Mục Vụ 2006 của HĐGMVN nói về vai tṛ và trách nhiệm của các linh mục và tu sĩ trong việc thực hiện Thư Mục Vụ về việc Sống Đạo của người Công giáo Việt Nam như sau:

“Đến đây, chúng tôi muốn ngỏ lời đặc biệt với các linh mục và các tu sĩ nam nữ, v́ anh chị em chính là những nhân tố tích cực và quan trọng trong việc triển khai Thư Mục Vụ này.

Anh chị em là những người chọn Chúa làm gia nghiệp, và tự nguyện hiến dâng cả cuộc đời ḿnh để phục vụ Thiên Chúa và con người, nhất là những người bé nhỏ trong xă hội. Sự dấn thân này được thể hiện cả trong đời sống chiêm niệm lẫn trong hoạt động tông đồ.

Việc sống đạo trong ḷng xă hội hôm nay cần đến gương sáng và lời cầu nguyện của anh chị em. Tuy rằng việc tham gia vào những công tác từ thiện xă hội của anh chị em c̣n gặp rất nhiều hạn chế, nhưng nơi nào có sự hiện diện của anh chị em, đức tin và đức ái Ki-tô giáo được cảm nhận một cách rơ nét. V́ thế, chúng tôi kêu gọi anh chị em hăy nỗ lực và kiên tŕ dấn thân, để vừa xoa dịu nỗi khổ đau của anh chị em đồng loại, vừa làm cho Chúa Giê-su thực sự hiện diện trong ḷng xă hội chúng ta đang sống” (1).

 

II. LƯ DO VÀ ĐỘNG CƠ KHIẾN CÁC LINH MỤC VÀ TU SĨ CÓ VAI TR̉ VÀ TRÁCH NHIỆM ĐẶC BIỆT TRONG VIỆC THỰC HIỆN THƯ MỤC VỤ 2006

Đi sâu vào nội dung lời giáo huấn trên, chúng ta t́m ra ba lư do và động cơ khiến các linh mục và tu sĩ có vai tṛ và trách nhiệm đặc biệt trong việc thực hiện Thư Mục vụ về việc Sống Đạo của người Công giáo Việt Nam. Ba lư do và động cơ đó là
(1) vị trí,
(2) ơn gọi và
(3) trọng trách của các linh mục và tu sĩ trong Giáo Hội.

2.1 Vị trí của các linh mục và tu sĩ là lư do và động cơ thứ nhất. Thư Mục Vụ 2006 viết: “Anh chị em chính là những nhân tố tích cực và quan trọng trong việc triển khai Thư Mục Vụ này.” Thật vậy, dù Thư Mục Vụ 2006 đă được biên soạn một cách hết sức đơn sơ, dễ hiểu th́ phần đông giáo dân cũng khó ḷng mà hiểu hết được ư nghĩa sâu xa của các điều được đề cập trong Thư Mục Vụ nếu không được học tập với sự hướng dẫn của các linh mục và tu sĩ. Các linh mục và tu sĩ không chỉ có ṭa giảng mà c̣n có ṭa giải tội, hội trường, các buổi họp mặt, các trang sách/báo, các websites …… để giúp đỡ giáo dân hiểu và sống Thư Mục Vụ. Thiết nghĩ câu tục ngữ “Không thày đố mày làm nên” vẫn c̣n nguyên giá trị cho thời đại ngày nay cũng như trong đời sống đức tin và tâm linh, nhất là trong thực tế của Giáo Hội Việt Nam nói chung và của giáo dân Việt Nam nói riêng. Thật vậy, tuy Công Đồng Va-ti-ca-nô II đă kết thúc cách đây hơn 40 năm và luôn được các Đức Giáo Hoàng nhắc nhở và khuyến khích học tập và áp dụng, th́ Giáo Hội Việt Nam vẫn mang nặng “giáo sĩ tính” (cũng được gọi là giáo sĩ trị, cléricaliste) nghĩa là mọi việc đều (phải) do các linh mục và tu sĩ khởi xướng và thực hiện. Nên trong việc thực hiện Thư Mục Vụ 2006 cũng sẽ phải như thế; không và chưa thể khác được!

Các linh mục và tu sĩ không chỉ có ṭa giảng mà c̣n có ṭa giải tội, hội trường, các buổi họp mặt, các trang sách/báo, các websites …… để giúp đỡ giáo dân hiểu và sống Thư Mục Vụ.

2.2 Ơn gọi của các linh mục và tu sĩ là lư do và động cơ thứ hai. Thư Mục Vụ viết: “Anh chị em là những người chọn Chúa làm gia nghiệp, và tự nguyện hiến dâng cả cuộc đời ḿnh để phục vụ Thiên Chúa và con người, nhất là những người bé nhỏ trong xă hội. Sự dấn thân này được thể hiện cả trong đời sống chiêm niệm lẫn trong hoạt động tông đồ.” Các linh mục tu sĩ đă chọn Chúa làm gia nghiệp và tự nguyện hiến dâng cả cuộc đời ḿnh để phục vụ Thiên Chúa và con người, th́ lẽ sống và sự nghiệp của các linh mục và tu sĩ là xây dựng hay huấn luyện tinh thần và cách Sống Đạo của những người /cộng đoàn được Chúa và Giáo Hội giao phó cho các ngài.

2.3 Trọng trách của các linh mục và tu sĩ là lư do và động cơ thứ ba. Thư Mục Vụ viết: “Việc sống đạo trong ḷng xă hội hôm nay cần đến gương sáng và lời cầu nguyện của anh chị em. Tuy rằng việc tham gia vào những công tác từ thiện xă hội của anh chị em c̣n gặp rất nhiều hạn chế, nhưng nơi nào có sự hiện diện của anh chị em, đức tin và đức ái Ki-tô giáo được cảm nhận một cách rơ nét.” Nếu mọi Ki-tô hữu đều phải là muối, là men, là ánh sáng trần gian (2) th́ các Ki-tô hữu giáo sĩ và tu sĩ càng phải là muối, là men, là ánh sáng, ở một mức độ cao hơn, sâu sắc và hiển nhiên hơn. Nếu giáo dân là muối th́ các linh mục và tu sĩ phải là muối của muối. Nếu giáo dân là men th́ các linh mục và tu sĩ phải là men của men. Nếu giáo dân là ánh sáng th́ các linh mục và tu sĩ phải là ánh sáng của ánh sáng. Làm gương, đi đầu là trọng trách chính và riêng biệt của các linh mục và tu sĩ. Ngoài ra cầu nguyện cho những người/cộng đoàn được giao phó cho ḿnh cũng là trọng trách chủ yếu của các linh mục và tu sĩ. Trọng trách này thật nặng nề, nhưng cũng thật vinh quang!

 

III. ĐỂ CÁC LINH MỤC VÀ TU SĨ THỰC HIỆN VAI TR̉ VÀ TRÁCH NHIỆM ĐẶC BIỆT CỦA M̀NH TRONG VIỆC THỰC HIỆN THƯ MỤC VỤ 2006

Để tránh hiểu lầm và ngộ nhận, tôi không muốn đưa ra bất cứ một điều ǵ liên quan tới mục này. Đây là trách nhiệm của chính các linh mục và tu sĩ, và cao hơn là trách nhiệm của các Bề Trên Ḍng Tu, của các Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục các giáo phận.

Chỉ xin được nêu một điều, nói thay cho nhiều giáo dân khác: Nếu đại đa số các linh mục và tu sĩ Việt Nam đă là những tấm gương sáng ngời về đời sống thánh thiện, hy sinh, phục vụ quên ḿnh… th́ một ít vị cũng đă để lại những tấm gương xấu cho giáo dân và nhất là cho người ngoài Công giáo, về cách sống hưởng thụ, t́m kiếm tiện nghi vật chất, khinh rẻ người nghèo, thiếu cầu nguyện và đầu tư cho việc đào sâu và giảng dậy Lời Chúa!

một ít vị cũng đă để lại những tấm gương xấu cho giáo dân và nhất là cho người ngoài Công giáo, về cách sống hưởng thụ, t́m kiếm tiện nghi vật chất, khinh rẻ người nghèo, thiếu cầu nguyện và đầu tư cho việc đào sâu và giảng dậy Lời Chúa!

 

THAY LỜI KẾT

Để kết thúc bài này tôi xin mượn lời các Giám Mục Việt Nam kêu gọi các linh mục và tu sĩ nam nữ trong Thư Mục Vụ 2006:

V́ thế, chúng tôi kêu gọi anh chị em hăy nỗ lực và kiên tŕ dấn thân, để vừa xoa dịu nỗi khổ đau của anh chị em đồng loại, vừa làm cho Chúa Giê-su thực sự hiện diện trong ḷng xă hội chúng ta đang sống.

Mong thay lời kêu gọi trên được các linh mục và tu sĩ trân trọng lắng nghe và thực hiện để dân Chúa và dân chúng được nhờ!

 


Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Sài g̣n ngày 20.02.2007



Ghi chú:

(1) Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, số 8.

(2) Mt 5,13-16; Mc 9,50 và Lc 14,34-35.



Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6, GHHV Đà Lạt Việt Nam.