ĐÀO SÂU VÀ ÁP DỤNG THƯ MỤC VỤ 2006
CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

MichelAnge

 

BÀI TÁM

 

VAI TR̉ & TRÁCH NHIỆM
CỦA GIÁO XỨ TRONG VIỆC THỰC HIỆN
THƯ MỤC VỤ 2006 CỦA HĐGMVN

 

VÀO ĐỀ

Sau phần (I) về “Nền Tảng” và phần (II) về “Định Hướng” của việc Sống Đạo trong năm 2007, Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề cập đến “Trách Nhiệm” đối với việc thực hiện Thư Mục Vụ về việc Sống Đạo của người Công giáo Việt Nam. Đă hẳn sống đạo là trách nhiệm của mọi người Ki-tô hữu, từ các Hồng Y, Tổng Giám Mục cho đến người giáo dân, không chừa một ai. Nhưng ngoài trách nhiệm chung ấy có một số thành phần, cơ chế của Giáo Hội có trách nhiệm riêng, đặc thù và nặng nề hơn. Các Giám Mục Việt Nam nói đến các linh mục và tu sĩ (số 8), các giáo xứ (số 9) và các gia đ́nh (số 10).

Để giúp các thành phần và cơ chế nêu trên của Giáo Hội hiểu rơ hơn vai tṛ và trách nhiệm của ḿnh trong việc thực hiện Thư Mục Vụ 2006, bài 7 đă đề cập đến vai tṛ và trách nhiệm của các linh mục và tu sĩ; bài 9 sẽ nói về vai tṛ và trách nhiệm của các gia đ́nh; c̣n bài 8 này sẽ tŕnh bày về vai tṛ và trách nhiệm của các giáo xứ.

 

TR̀NH BÀY

 

I. VAI TR̉ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁO XỨ TRONG VIỆC THỰC HIỆN THƯ MỤC VỤ 2006

Thư Mục Vụ 2006 của HĐGMVN nói về vai tṛ và trách nhiệm của giáo xứ trong việc thực hiện Thư Mục Vụ về việc Sống Đạo của người Công giáo Việt Nam như sau:

“Vai tṛ của giáo xứ trong việc giáo dục đức tin đă được chứng minh qua lịch sử Giáo Hội Việt Nam. V́ thế, chúng tôi kêu gọi các giáo xứ hăy chăm lo tổ chức những sinh hoạt giáo dục theo từng lứa tuổi, nhằm giúp cho mọi thành phần dân Chúa, cách riêng là giới trẻ, phát huy được những giá trị Ki-tô giáo trong đời thường. Hơn nữa, dưới sự điều hành của các vị chủ chăn, với sự cộng tác của các thành phần trong gia đ́nh giáo xứ, và với sự hỗ trợ của các hoạt động tông đồ cũng như các h́nh thức Công giáo tiến hành, giáo xứ sẽ trở thành môi trường thuận lợi thúc đẩy cộng đoàn Dân Chúa thể hiện những giá trị Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội trong cuộc sống xă hội và mọi sinh hoạt nghề nghiệp.

“Trong hoàn cảnh xă hội ngày nay với những biến chuyển mới, bên cạnh những hoạt động mục vụ thông thường, cộng đoàn giáo xứ cần quan tâm đến những lĩnh vực mục vụ mới như chăm lo cho anh chị em di dân, cho những nạn nhân của các tệ nạn xă hội, những người bơ vơ hoặc bị bỏ rơi. Chính ḷng yêu thương phục vụ chăm lo cho những anh chị em này làm vang lên tại mỗi địa phương sứ điệp đại đồng của Tin Mừng Chúa Ki-tô” (1).

 

II. VAI TR̉ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁO XỨ TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐỨC TIN & TRONG MỘT SỐ LĂNH VỰC VÀ CÔNG TÁC MỤC VỤ MỚI VÀ CẤP BÁCH

Đọc kỹ lời giáo huấn trên, chúng ta thấy có ba nội dung chính liên quan tới trách nhiệm của giáo xứ: đó là
(1) việc giáo dục đức tin của giáo xứ
(2) giáo xứ phải là đơn vị và công cụ loan báo Tin Mừng và
(3) giáo xứ đứng trước một số lănh vực và nhu cầu mục vụ mới và cấp bách được đặt ra cho giáo xứ ngày nay.

2.1 Việc giáo dục Đức Tin cho mọi thành phần, nhất là giới trẻ của giáo xứ. Thư Mục Vụ 2006 viết: “V́ thế, chúng tôi kêu gọi các giáo xứ hăy chăm lo tổ chức những sinh hoạt giáo dục theo từng lứa tuổi, nhằm giúp cho mọi thành phần dân Chúa, cách riêng là giới trẻ, phát huy được những giá trị Ki-tô giáo trong đời thường.

Trong câu trên, chúng ta thấy rơ vai tṛ và trách nhiệm của giáo xứ trong việc giáo dục đức tin là sứ mạng nặng nề và vinh quang của giáo xứ. Việc giáo dục đức tin của giáo xứ phải nhắm đến hết mọi hạng người, mọi lứa tuổi trong giáo xứ, từ thiếu nhi, thiếu niên, giới trẻ cho đến người trưởng thành. Việc giáo dục đức tin của giáo xứ phải giúp mọi giáo dân, lớn bé già trẻ, biết phát huy các giá trị Ki-tô giáo trong đời sống cá nhân, gia đ́nh và cộng đồng xă hội. Chiều kích “đưa đạo vào đời” tức sống đạo, hiện rơ trong lời giáo huấn trên của các Giám Mục.

2.2 Giáo xứ phải là đơn vị và công cụ Loan Báo Tin Mừng. Thư Mục Vụ 2006 viết: “Hơn nữa, dưới sự điều hành của các vị chủ chăn, với sự cộng tác của các thành phần trong gia đ́nh giáo xứ, và với sự hỗ trợ của các hoạt động tông đồ cũng như các h́nh thức Công giáo tiến hành, giáo xứ sẽ trở thành môi trường thuận lợi thúc đẩy cộng đoàn Dân Chúa thể hiện những giá trị Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội trong cuộc sống xă hội và mọi sinh hoạt nghề nghiệp.

Giáo xứ phải là đơn vị và công cụ Loan Báo Tin Mừng.

Theo câu trên của Thư Mục Vụ 2006, giáo xứ - qua việc giáo dục đức tin và hoạt động tông đồ - phải trở thành môi trường thuận lợi thúc đẩy cộng đoàn Dân Chúa thể hiện những giá trị của Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội trong cuộc sống xă hội và mọi sinh hoạt nghề nghiệp. Nói cách khác giáo xứ phải trở thành đơn vị và công cụ Loan Báo Tin Mừng cho/trong môi trường xă hội hôm nay.

2.3 Giáo xứ đứng trước một số lănh vực và nhu cầu mục vụ mới và cấp bách được đặt ra cho giáo xứ. Thư Mục Vụ viết: “Trong hoàn cảnh xă hội ngày nay với những biến chuyển mới, bên cạnh những hoạt động mục vụ thông thường, cộng đoàn giáo xứ cần quan tâm đến những lĩnh vực mục vụ mới như chăm lo cho anh chị em di dân, cho những nạn nhân của các tệ nạn xă hội, những người bơ vơ hoặc bị bỏ rơi. Chính ḷng yêu thương phục vụ chăm lo cho những anh chị em này làm vang lên tại mỗi địa phương sứ điệp đại đồng của Tin Mừng Chúa Ki-tô

Theo câu trên của Thư Mục Vụ 2006, các giáo xứ được đặt trước một số lănh vực và nhu cầu mục vụ mới mà giáo xứ có trách nhiệm phải giải quyết. Đó là vấn đề mục vụ dành cho những người từ nơi khác, nhất là từ nông thôn, đến làm ăn sinh sống trong địa bàn giáo xứ (gọi là di dân). Đó c̣n là mục vụ chuyên biệt dành cho các nạn nhân của các tệ nạn xă hội như người nghiện ma túy, bệnh nhân HIV-AIDS, những người bị bỏ rơi và bơ vơ như những ông già bà cả, trẻ em khuyết tật, các cô gái có bầu ngoài hôn nhân do bị hoàn cảnh mưu sinh ép buộc. Các Giám Mục kêu gọi giáo xứ thể hiện ḷng yêu thương phục vụ đối với những đối tượng ưu tiên kể trên.

 

III. ĐỂ GIÁO XỨ LÀM TỐT HƠN VAI TR̉ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA M̀NH

Nh́n vào sinh hoạt của hầu hết các giáo xứ hiện nay tại Việt Nam, th́ điều nổi bật nhất vẫn là sinh hoạt Phụng Vụ Bí Tích. Thực trạng tốt lành ấy cần được duy tŕ và nâng cao chất lượng hơn nữa. Nhưng dựa vào các chỉ thị của Thư Mục Vụ 2006 nói về trách nhiệm của giáo xứ trong việc thực hiện Thư Mục Vụ, thiết nghĩ chúng ta có thể nêu bốn đề nghị sau đây:

3.1 Giáo xứ nên quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đức tin cho người trẻ cũng như người trưởng thành, theo chiều hướng đem đạo vào đời, dựa trên nền tảng Thánh Kinh và Giáo Huấn Xă Hội của Giáo Hội.

3.2 Canh tân việc tổ chức và điều hành của/trong giáo xứ để xây dựng t́nh hiệp thông sâu sắc và dấn thân cụ thể. Canh tân quan trọng nhất là dần dần thay đổi cung cách “lănh đạo áp đặt hay thống trị” (dominating-leadership) bằng cung cách “lănh đạo hợp tác hay không áp đặt” (collaborative or non-dominating leadership) để phát huy tối đa sự đóng góp của mọi thành phần Dân Chúa trong việc chu toàn sứ mạng của giáo xứ là một cộng đoàn yêu thương và phục vụ, là một đơn vị và công cụ truyền giáo hữu hiệu (2).

3.3 Dành ưu tiên cho việc đào tạo cán bộ giáo dân thuộc cơ chế hội đồng mục vụ giáo xứ và các hội đoàn. Cũng dành ưu tiên cho việc đào tạo cán bộ tông đồ giáo dân chuyên biệt để phục vụ người di dân và các nạn nhân tệ nạn xă hội. Đối với những người này, nguyên ḷng nhiệt thành không chưa đủ, mà cần có một tŕnh độ chuyên môn tối thiểu về giáo dục, tư vấn, xă hội, y tế, v.v… làm hành trang cho việc dấn thân phục vụ của họ.

3.4 Nên khuyến khích và hỗ trợ việc h́nh thành và sinh họat của các nhóm nhỏ (small groups) thường được gọi là các Cộng Đoàn Giáo Hội Cơ Bản (Basic Ecclesial Communities: BEC) trong giáo xứ. Nếu có thể được, nên tổ chức các Hội đoàn lớn thành các tế bào nhỏ (Cells) để mọi thành viên có điều kiện và hoàn cảnh sống và làm chứng cho Tin Mừng, một cách cụ thể và thiết thực ngay trong môi trường gia đ́nh, khu xóm và giáo xứ (3).

 

Dành ưu tiên cho việc đào tạo cán bộ giáo dân thuộc cơ chế hội đồng mục vụ giáo xứ và các hội đoàn.

 

THAY LỜI KẾT

Nói đến vai tṛ và trách nhiệm của giáo xứ trong việc thực hiện Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam là một lần nữa nói đến vai tṛ và trách nhiệm của các linh mục và tu sĩ, nhất là các linh mục coi xứ và các linh mục đào tạo các linh mục coi xứ. V́ linh mục coi xứ là người đứng đầu cộng đoàn giáo xứ, chịu trách nhiệm trước mặt Chúa và Giáo hội về mọi khía cạnh đời sống của giáo xứ, về sự thăng tiến hay tŕ trệ của giáo xứ. Trách nhiệm này quả không nhẹ, cũng không dễ ǵ thực hiện, nếu ……

Trong tài liệu huấn luyện người lănh đạo cộng đoàn Ki-tô hữu của FABC - có nêu lên 10 phẩm chất cần thiết sau đây:
(1o) Yêu thương, tôn trọng người khác
(2o) Ư thức về nhu cầu của người khác.
(3o) Sẵn sàng giúp đỡ và phục vụ người khác.
(4o) Biết khai thác nguồn nhân lực và vật lực.
(5o) Đón nhận gợi ư và lời khuyên.
(6o) Thông cảm và chịu đựng.
(7o) Khiêm tốn trong thành công cũng như trong thất bại.
(8o) Sáng kiến.
(9o) Hướng về tương lai.
(10o) Quyết tâm và bền chí.

Bốn phẩm chất đầu (1-4) liên quan tới mối quan hệ của người lănh đạo với người khác. Ba phẩm chất tiếp theo (5-7) liên quan tới mối quan hệ của người lănh đạo với chính bản thân người ấy. Ba phẩm chất sau cùng (8-10) liên quan tới mối quan hệ của người lănh đạo với công việc người ấy đảm trách và thực hiện (4).

 


Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Sài g̣n ngày 22.02.2007
(Lễ Lập Tông Ṭa Thánh Phê-rô)



Ghi chú:

(1) Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, số 9.

(2) Xin mời đọc “Giáo Dân Ṇng Cốt” của Giê-rô-ni-mô Nguyễn Văn Nội, đề tài 9.

(3) Xin mời đọc “Giáo Dân Xây Dựng Cộng Đoàn Giáo Hội Cơ Bản” của Giê-rô-ni-mô Nguyễn Văn Nội.

(4) Xin mời đọc “Giáo Dân Ṇng Cốt” của Giê-rô-ni-mô Nguyễn Văn Nội, đề tài 8.



Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6, GHHV Đà Lạt Việt Nam.