ĐÀO SÂU VÀ ÁP DỤNG THƯ MỤC VỤ 2006
CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

MichelAnge

 

BÀI SÁU

 

GÓP PHẦN XÂY DỰNG MỘT XĂ HỘI CÔNG BẰNG

 

VÀO ĐỀ

Khi dấn thân phục vụ con người và cộng đồng xă hội, người Công giáo Việt Nam không thể không tiếp xúc với những con người cụ thể, trong đó có người lương thiện và kẻ bất lương. Chúng ta cũng không thể không đụng chạm đến những cơ chế hiện hành của xă hội, trong đó có những cơ chế công bằng, dân chủ mà cũng có những cơ chế bất công, độc đoán. Thế mà trách nhiệm của Ki-tô hữu là phải làm muối, làm men, làm ánh sáng để giúp con người nên hoàn thiện hơn và giúp xă hội nên công bằng và bác ái hơn. Cũng như tính riêng biệt và đặc thù của Ki-tô hữu giáo dân, được xác định trong Hiến chế tín lư về Giáo hội của Công đồng Vatican II, là tính trần thế tức người “giáo dân có bổn phận t́m kiếm nước Thiên Chúa bằng cách làm các việc trần thế và xếp đặt chúng theo ư Thiên Chúa” (1).

Chính v́ hiểu như thế mà trong Thư Mục Vụ 2006, các Giám Mục Việt Nam đă chọn góp phần xây dựng một xă hội công bằng làm định hướng thứ ba cho Năm Sống Đạo 2007 của toàn Giáo Hội Việt Nam.

Để đào sâu và áp dụng định hướng quan trọng này, chúng ta cũng sẽ đi từ chỉ thị của Thư Mục vụ 2006 đến các việc Công giáo Việt Nam phải và có thể làm để góp phần cùng với nhiều người/thành phần khác xây dựng một xă hội Việt Nam công bằng và văn minh.

 

TR̀NH BÀY

 

I. ĐỊNH HƯỚNG VIỆC SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Theo Thư Mục Vụ 2006 của HĐGMVN th́ việc sống đức tin của người Công giáo Việt Nam sẽ được triển khai theo ba định hướng quan trọng là:
Một là canh tân bản thân (2).
Hai là dấn thân phục vụ (3).
Ba là góp phần xây dựng một xă hội công bằng (4).

 

II. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG MỘT XĂ HỘI CÔNG BẰNG THEO THƯ MỤC VỤ HĐGMVN 2006

“Ḷng mến Chúa yêu người thôi thúc chúng ta góp phần xây dựng một xă hội trong đó con người có điều kiện để sống xứng với phẩm giá của ḿnh. Bởi v́ con người là h́nh ảnh của Thiên Chúa, nên mọi người có quyền được tôn trọng và phát huy những khả năng Chúa ban để phục vụ xă hội một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, bởi v́ con người là anh em của nhau, được tác tạo do quyền năng của Thiên Chúa và là đối tượng của ơn cứu chuộc trong Chúa Giê-su Ki-tô, nên mỗi người cần được đối xử với ḷng kính trọng và yêu thương chân thành như là mục đích của sự phát triển toàn diện, để họ không bao giờ bị biến thành phương tiện cho sự phát triển kinh tế, cho sự thăng tiến xă hội của bất kỳ tổ chức hay thế lực nào.

“Để xây dựng một xă hội công bằng, ngoài việc giáo dục để biết tôn trọng những quyền căn bản của con người, cũng cần có một đường lối thích hợp bảo đảm thực hiện được quyền này. Công việc này đ̣i hỏi sự đóng góp từ nhiều phía. Là Ki-tô hữu, được mời gọi để trở thành ánh sáng cho thế gian, muối cho đời, men trong bột, chúng ta hăy tập trung xây dựng một cộng đoàn trong đó mọi thành phần đều được yêu thương và được đối xử công bằng.

“Sự công bằng cần phải đi đôi với ḷng tôn trọng sự thật, v́ tôn trọng sự thật là điều kiện để xây dựng một cộng đoàn yêu thương. Chúng tôi tin chắc rằng gương sáng phát xuất từ cộng đoàn của những người con cái Chúa sẽ có ảnh hưởng tích cực trong xă hội chúng ta.” (5).

Sự công bằng cần phải đi đôi với ḷng tôn trọng sự thật, v́ tôn trọng sự thật là điều kiện để xây dựng một cộng đoàn yêu thương.

 

III. Ư NGHĨA CỦA VIỆC XÂY DỰNG MỘT XĂ HỘI CÔNG BẰNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

3.1 Mối tương quan giữa Đức Ái Ki-tô giáo và việc xây dựng một xă hội tương xứng với phẩm giá con người.

Đức Ái Ki-tô giáo, thường được nói vắn gọn là “mến Chúa yêu người” nhưng thực ra phải nói là “thờ phượng Chúa và yêu thương mọi người” mói đúng. Đức Ái ấy đ̣i các Ki-tô hữu phải xây dựng một cộng đồng xă hội trong đó con người có điều kiện để sống tương xứng với phẩm giá của ḿnh là tạo vật cao cấp và là con cái của Thiên Chúa, đồng thời cũng là anh em của nhau.

3.2 Một xă hội tương xứng với phẩm giá con người trước hết phải là một xă hội công bằng

Trong một cộng đồng tương xứng với phẩm giá con ngươi th́ những quyền căn bản của con người, quyền b́nh đẳng của mọi người công dân và sự thật phải được tôn trọng. Các quyền ấy phải được nh́n nhận trong Hiến Pháp và được triển khai trong các luật lệ của ngành tư pháp.

Hơn nữa, xă hội đó phải có một đường lối thích hợp để bảo đảm các quyền nêu trên được áp dụng trong thực tế, chứ không chỉ được qui định (vẽ!) trên giấy hay bằng văn bản mà thôi.

Một xă hội hội đủ các tính chất hay điều kiện như thế được xem là một xă hội công bằng.

 

IV. NHỮNG NÉT ĐẶC THÙ CỦA XĂ HỘI VIỆT NAM .

4.1 Hiện trạng xă hội Việt Nam.

(a) Khẩu hiệu của Nhà Nước Việt Nam là xây dựng một xă hội công bằng, văn minh. Có nghĩa là người không Công giáo và người Công giáo có một mục tiêu chung để cùng theo đuổi trong lănh vực xây dựng xă hội.

(b) Phải thành thật nh́n nhận rằng trong mấy năm gần đây, t́nh h́nh kinh tế, xă hội, chính trị và tôn giáo của xă hội Việt Nam chúng ta đă được cải thiện rất nhiều. Nhưng không thể nói là ở Việt Nam hiện nay các quyền tự do căn bản của con người, quyền b́nh đẳng của mọi công dân (trước pháp luật và cơ hội tiến thân) đă được thực thi ở mọi lănh vực, ở mọi cấp. Cũng thế, chúng ta không thể nói là sự thật đă được tôn trọng ở trong mọi bộ phận của guồng máy nhà nước và trong mọi tổ chức xă hội. Chỉ cần đọc lướt qua các tựa đề các bài trên bất cứ một tờ báo nào, chúng ta cũng đọc thấy nhan nhản những vi phạm nhiều khi rất trầm trọng về những quyền thiêng liêng ấy (6).

4.2 Làm sao người Công giáo Việt Nam góp phần xây dựng một xă hội công bằng văn minh?

Để các Ki-tô hữu Việt Nam có thể góp phần xây dựng một xă hội công bằng văn minh, thiết nghĩ cũng cần có một số điều kiện như đối với việc dấn thân phục vụ (đă được tŕnh bày trong bài trước)

(1o) Từ chính những người Công giáo Việt Nam:

Việc những người Công Giáo Việt Nam cần làm hiện nay là:

(a) Ư thức về trách nhiệm ‘tôn giáo’của ḿnh đối với quê hương, dân tộc trong việc xây dựng mộ xă hội công bằng, văn minh.

(b) Nhận thức sâu sắc vể tính chất tội lỗi của những bất công hay vi phạm sự công bằng xă hội. Để tự ḿnh không đồng lơa hay tham gia vào những bất công ấy. Cũng để can đảm đấu tranh chống mọi bất công lớn nhỏ, bất cứ từ đâu đến.

(c) Liên kết với nhau và với các thành phần xă hội khác thành nhóm, hiệp hội, đoàn thể, lực lượng để cùng xây dựng và chiến đấu trên mặt trận chung.

Nhưng không thể nói là ở Việt Nam hiện nay các quyền tự do căn bản của con người, quyền b́nh đẳng của mọi công dân (trước pháp luật và cơ hội tiến thân) đă được thực thi ở mọi lănh vực, ở mọi cấp.

(2o) Từ Giáo Hội Công giáo Việt Nam như một cộng đoàn, một tổ chức có phẩm trật:

Việc Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cần làm lúc này có lẽ là:

(a) Giúp giáo dân ư thức về trách nhiệm của họ đối với quê hương, dân tộc trong việc làm cho quyền căn bản của con người quyền b́nh đẳng của mọi người, và sự thật được tôn trọng không chỉ trên văn bản mà phải trên thực tế.

(b) Trong giáo dục đức tin giúp giáo dân hiểu rằng việc phụng thờ Thiên Chúa không chỉ bằng/qua các cử hành nghi lễ và bí tích mà c̣n bằng/qua việc dấn thân phục vụ con người và xây dựng một xă hội công bằng theo thánh ư Thiên Chúa.

(c) Quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo, bồi dưỡng nhiều mặt cho các hội viên các đoàn thể, các thành viên các tổ chức Công Giáo Tiến Hành, để những người này đủ khả năng và dũng cảm dấn thân phục vụ theo đặc sủng riêng của từng nhóm, hội đoàn.

(3o) Từ các cấp chính quyền:

Việc các cấp chính quyền Việt Nam cần làm hiện nay là:

(a) Tạo điều kiện cho mọi người được b́nh đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với quê hương, dân tộc.

(b) Ban hành và nghiêm chỉnh thực thi (7) những qui định pháp luật theo chiều hướng văn minh dân chủ, tự do và b́nh đẳng để mọi người/nhóm người sống thoải mái, hạnh phúc và tích cực đóng góp vào việc xây dựng hiện tại và tương lai chung của dân tộc và đất nước.

 

THAY LỜI KẾT

Chúng tôi xin trích một phần bài tham luận (về định hướng và thực hành) của Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn, tại Hội nghị về Học Thuyết Xă hội của Giáo Hội vừa được tổ chức tại Thái Lan trong hai ngày 23 và 24.1.2007, để làm phần kết của bài này.

Về định hướng:

1. Giáo huấn của Giáo Hội về xă hội làm nổi bật những giá trị làm nền tảng cho việc xây dựng vững bền một cộng đồng nhân loại mới, như sự thật và công bằng, t́nh huynh đệ đại đồng và t́nh liên đới, ḷng yêu thương bác ái và xây dựng hoà b́nh...

2. Những giá trị này phải là chuẩn mực cho việc giáo dục con người toàn diện và trong mọi lănh vực: gia đ́nh, học đường, cộng đồng xă hội. Thiếu sự giáo dục toàn diện này, lương tâm sẽ bị lệch lạc. Đồng thời, con người – với phẩm giá và những quyền căn bản của họ – vốn phải là cùng đích của sự phát triển đích thực và toàn diện cũng như của mọi cơ cấu xă hội và công quyền, lại có thể bị biến thành phương tiện sản xuất và công cụ phục vụ cho những tham vọng ích kỷ của một số người nắm quyền hành và thế lực trong xă hội.

3. Giáo Hội có quyền và có trách nhiệm góp phần xây dựng xă hội loài người. Những giá trị nền tảng được nêu lên trong giáo huấn của Giáo Hội về xă hội chính là cơ sở cần thiết và vững chắc để dựa vào đó, Giáo Hội đóng góp phần của ḿnh vào việc xây dựng xă hội dân sự trên nền tảng sự thật và công bằng, yêu thương và b́nh an, là những giá trị của Tin Mừng cứu độ.

Về thực hành:

1. Trong những năm qua, giáo huấn của Giáo Hội về xă hội đă được đưa vào chương tŕnh chính thức của một số đại chủng viện và ḍng tu. Đây cũng là một trong những đề tài được quan tâm trong việc thường huấn linh mục trong một ít giáo phận.

2. Chúng tôi mong muốn phổ biến giáo huấn này cách rộng răi hơn, đặc biệt đối với hai đối tượng sau:

(1o) các nhóm tín hữu đang trực tiếp tham gia các công tác mục vụ xă hội,

(2o) những người tham gia việc điều hành đất nước.

Tuy nhiên việc làm này cho đến nay c̣n rất giới hạn.

3. Công việc trước mắt là hoàn chỉnh và phổ biến bản dịch cuốn Com-pedium of the Social Teaching of the Church. Đây sẽ là nền tảng cho việc huấn luyện mọi thành phần Dân Chúa, đặc biệt là các Kitô hữu giáo dân đang có mặt trong nhiều lănh vực xă hội khác nhau. Hi vọng rằng họ sẽ trở nên ánh sáng và muối men của Tin Mừng trong mọi lănh vực giáo dục, kinh tế, xă hội, chính trị, góp phần tích cực vào việc phát triển đất nước cách vững bền, đưa con người và gia đ́nh đến cuộc sống thật sự dồi dào và an lành lâu dài.

 


Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Sài g̣n ngày 03.02.2007



Ghi chú:

(1) “Tính cách trần thế là tính cách riêng biệt và đặc thù của giáo dân. Thực vậy…, họ sống giữa trần gian, nghĩa là giữa tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đ́nh và ngoài xă hội; tất cả những điều đó như dệt thành cuộc sống của họ. Đó là nơi Thiên Chúa gọi họ, để dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của ḿnh; và như thế, với ḷng tin cậy mến sáng ngời, và nhất là với bằng chứng đời sống, họ tỏ lộ Chúa Kitô cho kẻ khác, v́ thế, họ có nhiệm vụ đặc biệt soi sáng và xếp đặt những thực tại trần gian có liên hệ mật thiết với họ, để chúng không ngừng phát triển và bành trướng theo Thánh Ư Chúa Kitô, hầu ca tụng Đấng Tạo Hóa và Đấng Cứu Độ” (Hiến chế tín lư về Giáo Hội, Ánh sáng muôn dân, số 31).

(2) Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, số 5.

(3) như trên, số 6.

(4) như trên, số 7.

(5) như trên, số 5.

(6) “Trong thập niên vừa qua, nhờ sự chuyển dịch từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, đời sống kinh tế đă gia tăng đáng kể; tuy nhiên sự phát triển này lại thiếu tính đồng đều, thiếu tính toàn diện và vững bền. Sự phát triển như thế, cộng thêm với tính chuyên chế tự măn, t́nh trạng thiếu kinh nghiệm và thiếu chuẩn bị thích đáng, đă dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực: làn sóng di dân nhiều triệu người từ nông thôn lên thành thị, sự phân hoá giầu nghèo càng lúc càng lớn, sự suy thoái về mặt đạo đức, khuynh hướng cá nhân hưởng thụ ích kỷ, và đủ thứ tệ nạn xă hội (gian dối, tham nhũng, bạo lực trong gia đ́nh, phá thai, ly dị, măi dâm, buôn người, ma túy và dịch HIV/AIDS...). Tất cả những hậu quả trên đă làm đảo lộn trật tự những giá trị căn bản trong truyền thống đạo đức của gia đ́nh và truyền thống văn hóa của dân tộc, góp phần h́nh thành nền văn hóa sự chết, chống lại nền văn hóa sự sống và văn minh t́nh thương vốn là con đường đích thực dẫn đưa mọi người và mọi gia đ́nh đến sự sống dồi dào, an lành và hạnh phúc vững bền. Dựa trên những lư do về lịch sử cũng như tư tưởng, chính quyền Việt Nam trong những thập niên qua, có thái độ khá tiêu cực với các tôn giáo; do đó các tôn giáo gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong các sinh hoạt của ḿnh. Từ khi Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường, t́nh h́nh đă được cải thiện nhiều nhưng vẫn c̣n một số hạn chế, cách riêng trong việc Giáo Hội dấn thân vào các lănh vực xă hội như giáo dục và y tế.” (Trích tham luận của Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn, tại Hội nghị Á châu về “Học Thuyết Xă hội của Giáo Hội” vừa được tổ chức tại Thái Lan trong hai ngày 23 và 24 tháng 1.2007)

(7) Ban hành mà không thực thi th́ điều luật vẫn chỉ ở trên giấy.



Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6, GHHV Đà Lạt Việt Nam.