ĐÀO SÂU VÀ ÁP DỤNG THƯ MỤC VỤ 2006
CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

MichelAnge

 

BÀI NĂM

 

DẤN THÂN PHỤC VỤ

 

VÀO ĐỀ

Canh tân bản thân chỉ trọn vẹn ư nghĩa khi sự canh tân ấy dẫn người Ki-tô hữu đến hành động dấn thân phục vụ Tin Mừng, phục vụ Nước Trời, phục vụ con người và thế giới.

Chính v́ hiểu như thế mà trong Thư Mục Vụ 2006, các Giám Mục Việt Nam đă chọn dấn thân phục vụ làm định hướng thứ hai cho Năm Sống Đạo 2007 của toàn Giáo Hội Việt Nam.

Để đào sâu và áp dụng định hướng quan trọng này, chúng ta cũng sẽ đi từ chỉ thị của Thư Mục vụ 2006 đến các công việc và lănh vực cụ thể mà người Công giáo Việt Nam có thể dân thân phục vụ ngày hôm nay.

 

TR̀NH BÀY

 

I. ĐỊNH HƯỚNG VIỆC SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Theo Thư Mục Vụ 2006 của HĐGMVN th́ việc sống đức tin của người Công giáo Việt Nam sẽ được triển khai theo ba định hướng quan trọng là:
Một là canh tân bản thân (2).
Hai là dấn thân phục vụ (3).
Ba là góp phần xây dựng một xă hội công bằng (4).

 

II. CANH TÂN BẢN THÂN THEO THƯ MỤC VỤ HĐGMVN 2006

2.1 Trích Thư Mục Vụ:

“Con người mới theo gương Chúa Giê-su phải là con người dấn thân phục vụ. Nếu việc phục vụ tha nhân có thể giúp cho người khác nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Ki-tô hữu, th́ chính việc phục vụ đó cũng có thể giúp Ki-tô hữu cảm nghiệm t́nh yêu Thiên Chúa cách rơ nét hơn. Đức Thánh Cha Bê-nê-đi-tô XVI đă khẳng định về tác động hỗ tương cần thiết này giữa t́nh yêu đối với Thiên Chúa và t́nh yêu đối với con người. Chính khi dấn thân phục vụ anh em, chúng ta cảm nghiệm Thiên Chúa một cách dễ dàng hơn. Ngài viết: “Chỉ có việc phục vụ tha nhân mở mắt cho tôi thấy điều Thiên Chúa làm cho tôi và Ngài đă yêu tôi như thế nào” (Thông điệp ‘Thiên Chúa là T́nh Yêu’, số 18).

“Như thế, dấn thân phục vụ con người là đ̣i hỏi tất yếu của đức tin Ki-tô giáo. Đời sống đạo luôn luôn phải được đặt trên nền tảng bác ái yêu thương, v́ đây là điều răn quan trọng nhất (x. Mt 22, 37-39) và là dấu hiệu rơ ràng nhất khẳng định chúng ta thuộc về Chúa Giê-su: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có ḷng yêu thương nhau” (Ga 13, 35).

Đời sống bác ái có thể thực hành bằng nhiều cách, nhưng Thư Mục Vụ năm nay nhấn mạnh đặc biệt đến việc dấn thân phục vụ. V́ thế, chúng tôi mời gọi anh chị em hăy phát huy tinh thần liên đới và yêu thương phục vụ Tin Mừng Chúa Giê-su, phục vụ sự sống và phẩm giá con người, đặc biệt những người nghèo khổ: nghèo kiến thức, nghèo vật chất, nghèo t́nh thương, nghèo niềm hy vọng, nghèo hạnh phúc…

Khi dấn thân phục vụ những người này, Ki-tô hữu làm chứng một cách hùng hồn về tính khả thi của lời mời gọi Phúc Âm và hiệu quả của ơn cứu chuộc trong Chúa Giê-su Ki-tô: con người được cứu chuộc đă bước ra khỏi cái tôi của chính ḿnh để phục vụ Chúa nơi những anh chị em bé nhỏ.” (4).

2.2 Mục đích và ư nghĩa của việc dấn thân phục vụ của người Công giáo.

Chúng tôi mời gọi anh chị em hăy phát huy tinh thần liên đới và yêu thương phục vụ Tin Mừng Chúa Giê-su, phục vụ sự sống và phẩm giá con người, đặc biệt những người nghèo khổ: nghèo kiến thức, nghèo vật chất, nghèo t́nh thương, nghèo niềm hy vọng, nghèo hạnh phúc…

Theo các Giám Mục Việt Nam th́ việc dấn thân phục vụ của chúng ta nhằm các mục đích và có những ư nghĩa sau đây:

(a) Dấn thân phục vụ là làm cho người khác nhận ra Chúa Giê-su nơi chính chúng ta là người dấn thân phục vụ. Muốn được thế, chúng ta phải phục vụ với tinh thần và tấm ḷng của Chúa Giê-su. Nói cách khác chúng ta phải là tấm gương phản chiếu dung mạo và t́nh yêu của Thiên Chúa. Có thế người được phục vụ mới có thể nhận ra Chúa tốt lành, thánh thiện, cao siêu và yêu thương là dường nào.

(b) Dấn thân phục vụ là làm cho người dấn thân phục vụ cảm nghiệm sâu sắc hơn t́nh yêu của Thiên Chúa dành cho ḿnh và cho những người được phục vụ. Muốn được thế, chúng ta phải có tâm hồn tĩnh lặng luôn lắng nghe tiếng của Chúa, luôn t́m cách kết hợp với Người.

(c) Dấn thân phục vụ làm cho người dấn thân phục vụ thành môn đệ của Chúa Ki-tô, nên giống Chúa Ki-tô hơn. Muốn được thế, chúng ta phải luôn biết học cùng Chúa, nỗ lực noi gương bắt chước Người trong tư tưởng, lời nói và việc làm.

(d) Dấn thân phục vụ là đáp lại đ̣i hỏi cốt yếu của đức tin và đức ái Ki-tô giáo. Muốn được thế, chúng ta phải tâm niệm đức tin, đức ái cùng với đức cậy là cốt lơi của đời sống tôn giáo của Ki-tô hữu. Riêng đức ái là dấu riêng của các môn đệ Chúa.

2.3 Đối tượng của việc dấn thân phục vụ của người Công giáo Việt Nam.

Thư Mục vụ đă xác định rất rơ ràng về đối tượng của việc dấn thân phục vụ của người Công giáo Việt Nam. Đó là “phục vụ Tin Mừng Chúa Giê-su, phục vụ sự sống và phẩm giá con người, đặc biệt những người nghèo khổ: nghèo kiến thức, nghèo vật chất, nghèo t́nh thương, nghèo niềm hy vọng, nghèo hạnh phúc…” (5).

Khách quan mà nói th́ cuộc sống con người ngày nay mang 8 chiều kích khác nhau nhưng liên kết chặt chẽ với nhau: đó là (a) sinh thể lư, (b) tâm lư, (c) kinh tế, (d) xă hội, (e) văn hóa, (g) chính trị, (h) môi trường và (i) tâm linh. Cuộc sống con người cũng diễn ra trong 8 lănh vực trên. Đó là cuộc sống toàn diện của con người. Do đó sự dấn thân phục vụ con người của các Ki-tô hữu cũng phải mang đủ 8 chiều kích và cũng phải được thực hiện trong 8 lănh vực nêu trên.

 

III. NHỮNG CHIỀU KÍCH VÀ NHỮNG LĂNH VỰC CẦN CÁC KI-TÔ HỮU VIỆT NAM DẤN THÂN PHỤC VỤ.

Cuộc sống con người mang những chiều kích nào th́ sự sấn thân phục vụ của các Ki-tô hữu phải mang những chiếu kích ấy. Tương tự như thế, cuộc sống con người diễn ra trong những lănh vực nào th́ sự sấn thân phục vụ của các Ki-tô hữu phải được thực hiện trong tất cả những lănh vực ấy.

Một cách khách quan mà nói th́ cuộc sống con người ngày nay mang 8 chiều kích khác nhau nhưng liên kết chặt chẽ với nhau: đó là (a) sinh thể lư, (b) tâm lư, (c) kinh tế, (d) xă hội, (e) văn hóa, (g) chính trị, (h) môi trường và (i) tâm linh. Cuộc sống con người cũng diễn ra trong 8 lănh vực trên. Đó là cuộc sống toàn diện của con người. Do đó sự dấn thân phục vụ con người của các Ki-tô hữu cũng phải mang đủ 8 chiều kích và cũng phải được thực hiện trong 8 lănh vực nêu trên.

(a) Về chiều kích và trong lănh vực sinh thể lư: giúp cho con người và mọi người phát triển về mặt sinh thể lư tức khỏe mạnh, cường tráng, lành mạnh..

(b) Về chiều kích và trong lănh vực tâm lư: giúp cho con người và mọi người phát triển tốt về tâm lư: thoải mái, quân b́nh, tự tin, hài ḥa…

(c) Về chiều kích và trong lănh vực kinh tế: giúp cho con người và mọi người có công ăn việc làm ổn định, có thu nhập đủ sống, có điều kiện tối thiểu về nhà cửa, điện nước, lương thực…

(d) Về chiều kích và trong lănh vực xă hội: giúp cho con người và mọi người t́m thấy chỗ đứng hay vị trí của ḿnh trong cộng đồng xă hội, được đón nhận và trân trọng trong cộng đoàn ấy…

(e) Về chiều kích và trong lănh vực văn hóa: giúp cho con người và mọi người có điều kiện nâng cao tŕnh độ văn hóa, biết cách ứng xử, lịch sự văn minh và có thụ hưởng văn hóa (báo chí, nghệ thuật, phường tiện giải trí…)

(f) Về chiều kích và trong lănh vực chính trị: giúp cho con người và mọi người có ư thức về quyền lợi và nghĩa vụ chính trị của ḿnh; có đầy đủ các quyền lợi căn bản của con người; có điều kiện tham gia vào việc mọi sinh hoạt chính trị, trên nền tảng b́nh đẳng, tự do và dân chủ…

(g) chiều kích và trong lănh vực môi sinh: giúp cho con người và mọi người biết quư trọng và ǵn giữ thiên nhiên và sống hài ḥa với môi trường chung quanh….

(h) chiều kích và trong lănh vực tâm linh: giúp cho con người và mọi người phát triển tốt về tâm linh: biết quí trọng và phát huy những giá trị đạo đức, tôn giáo và tâm linh của dân tộc và của các tôn giáo….

 

IV. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ CÁC KI-TÔ HỮU VIỆT NAM DẤN THÂN PHỤC VỤ.

Để các Ki-tô hữu Việt Nam có thể dấn thân phục vụ quê hương và dân tộc Việt Nam một cách hiệu quả, thiết nghĩ cần có một số điều kiện tiên quyết, từ ba phía liên hệ:

4.1 Từ chính những người Công giáo Việt Nam:

Việc những người Công Giáo Việt Nam cần làm hiện nay là:

(a) Ư thức về trách nhiệm ‘tôn giáo’của ḿnh đối với quê hương, dân tộc.

(b) Nhận thức nhu cầu phải thay đổi cách sống đạo: sống đạo không chỉ ở trong nhà thờ mà c̣n ở ngoài xă hội, trong các môi trường kinh tế, xă hội, văn hóa, chính trị v.v…. là những môi trường riêng của giáo dân.

(c) Liên kết với nhau và với các thành phần xă hội khác thành nhóm, hiệp hội, đoàn thể, lực lượng.

4.2 Từ Giáo Hội Công giáo Việt Nam như một cộng đoàn, một tổ chức có phẩm trật:

Việc Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cần làm lúc này có lẽ là:

(a) Giúp giáo dân ư thức về trách nhiệm của họ đối với quê hương, dân tộc.

(b) Trong giáo dục đức tin giúp giáo dân hiểu rằng việc phụng thờ Thiên Chúa không chỉ bằng/qua các cử hành nghi lễ và bí tích mà c̣n bằng/qua việc dần thân phục vụ con người và xă hội nữa.

(c) Quan tâm hơn nữa đến việc đào tạo, bồi dưỡng nhiều mặt cho các hội viên các đoàn thể, các thành viên các tổ chức Công Giáo Tiến Hành, để những người này đủ khả năng dấn thân phục vụ theo đặc sủng riêng của từng nhóm, hội đoàn.

4.3 Từ chính quyền các cấp:

Việc các cấp chính quyền Việt Nam cần làm hiện nay là:

(a) Tạo điều kiện cho mọi người được b́nh đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với quê hương, dân tộc.

(b) Ban hành và nghiêm chỉnh thực thi (5) những qui định pháp luật theo chiều hướng văn minh dân chủ, tự do và b́nh đẳng để mọi người/nhóm người sống thoải mái, hạnh phúc và tích cực đóng góp vào việc xây dựng hiện tại và tương lai chung của dân tộc và đất nước.

 

THAY LỜI KẾT

Công Đồng Vatican II đă khẳng định: “Đối với người Ki-tô hữu, xao lăng bổn phận trần thế tức là xao lăng bổn phận với người lân cận và hơn nữa với chính Thiên Chúa, khiến phần rỗi đời đời của ḿnh bị đe dọa” (6).

V́ thế việc dân thân phục vụ mà các Giám Mục Việt Nam đề ra trong Thư Mục Vụ 2006 là việc hết sức quan trọng và cấp bách. Đó chính là cách sống đạo mà Thiên Chúa và Hội Thánh đang chờ đợi ở chúng ta. Đó cũng là cách sống đạo mà đồng bào, nhất là những người nghèo, những người bị thiệt tḥi và bị loại ra ngoài lề xă hội cách này hay cách khác, sẽ hết sức hoan nghênh và đón nhận.

 


Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Sài g̣n ngày 21.01.2007



Ghi chú:

(1) Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, số 5.

(2) như trên, số 6.

(3) như trên, số 7.

(4) như trên, số 5.

(5) như trên.

(6) Ban hành mà không thực thi th́ điều luật vẫn chỉ ở trên giấy.

(7) Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, số 43.



Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6, GHHV Đà Lạt Việt Nam.