ĐÀO SÂU VÀ ÁP DỤNG THƯ MỤC VỤ 2006
CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

MichelAnge

 

 

BÀI HAI

 

SỐNG ƠN GỌI NÊN THÁNH CỦA KI-TÔ HỮU

 

VÀO ĐỀ

Không hiểu tại sao mà trong Giáo Hội Công Giáo hễ nói đến “nên thánh” th́ mọi người đều nghĩ rằng đó là việc dành riêng cho các Ki-tô hữu sống đời tu tŕ như giáo hoàng, hồng y, giám mục, linh mục và tu sĩ nam nữ chứ ít người cho rằng đó cũng là việc của các Ki-tô hữu giáo dân là những người sống giữa thế gian và trong gia đ́nh.

Phải chăng v́ suốt bao nhiêu thế kỷ, Thánh Kinh nói chung và Tân Ước nói riêng không được đọc bằng tiếng bản xứ, nên người ta không được nghe những lời của chính Thiên Chúa nói về bổn phận của người theo Chúa phải trở nên trọn lành, thánh thiện? Hay phải chăng v́ trong quan niệm và trong cách giảng dậy suốt một thời gian dài, Giáo Hội đă đề cao ơn thiên triệu (của các thừa tác viên có chức thánh và của các tu sĩ) bằng cách hạ thấp giá trị của ơn gọi hôn nhân và gia đ́nh và bí tích hôn phối? Hay phải chăng trong nhiều thế kỷ Giáo Hội coi chuyện vợ chồng là chuyện tội lỗi và chuyện làm ăn sinh sống là chuyện thế gian, không có giá trị ǵ trước mặt Thiên Chúa, nên người giáo dân làm sao mà có thể nên thánh? Hay phải chăng v́ đại đa số các thánh được Giáo Hội phong (trừ các thánh tử đạo) đều là các thánh giáo hoàng, giám mục, linh mục và tu sĩ nam nữ, nên khiến mọi người nghĩ rằng nên thánh không phải chuyện của giáo dân, vượt sức người giáo dân?

Có lẽ tất cả những yếu tố nêu trên đều đă ít nhiều góp phần làm cho nhiều người có quan niệm sai lầm nghiêm trọng về ơn gọi nên thánh và khả năng nên trọn lành của các Ki-tô hữu giáo dân. Đức Cố Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đă muốn chấn chỉnh quan niệm sai lầm này của Giáo Hội bằng việc phong thánh cho một số giáo dân nam cũng như nữ vào những năm cuối triều đại Giáo Hoàng của Ngài.

Trong bài này, tôi sẽ tŕnh bày về nền tảng thứ hai của việc sống đạo hôm nay của người Công Giáo Việt Nam mà Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đă đưa ra: đó là sống ơn gọi nên thánh của Ki-tô hữu.

 

TR̀NH BÀY

 

I. NỀN TẢNG CỦA VIỆC "SỐNG ĐẠO HÔM NAY" CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Theo TMV 2006 của HĐGMVN th́ đời sống đức tin của người Công giáo Việt Nam phải được đặt (tức được xây dựng) trên hai nền tảng vững chắc sau đây:
Một là sống qui chiếu vào đời sống Thiên Chúa Ba Ngôi.
Hai là sống ơn gọi nên thánh của Ki-tô hữu.
Ba là sống sứ mạng chứng nhân (1)

 

II. THẾ NÀO LÀ ƠN GỌI NÊN THÁNH CỦA KI-TÔ HỮU?

2.1 Lời giáo huấn của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong Thư Mục Vụ 2006:

“Vinh dự được làm con Thiên Chúa đ̣i buộc Ki-tô hữu phải lớn lên mỗi ngày trong t́nh yêu của Ngài, trưởng thành hơn trong niềm tin cậy mến và nên đồng h́nh đồng dạng với Chúa Giêsu, hiện thân của T́nh Yêu. Nói cách khác, Ki-tô hữu được mời gọi để trở nên hoàn hảo và thánh thiện, như Chúa Giê-su đă dạy: “Anh em hăy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).

“Công Đồng Va-ti-ca-nô II, trong Hiến Chế "Ánh sáng muôn dân” cũng xác nhận lại đ̣i hỏi đó: “Mọi Kitô hữu đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Chúa Cha trọn lành” (LG 11,3). “V́ thế, tất cả các Ki-tô hữu, bất cứ theo bậc sống hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến sự viên măn của đời sống Ki-tô giáo và sự trọn lành của Đức Ái” (LG 40,2) (2).

2.2 Đào sâu giáo lư về ơn gọi nên thánh của Ki-tô hữu.

(1o) Nền tảng Thánh Kinh của ơn gọi nên thánh của mọi người theo Chúa:

Ngoài câu Phúc Âm mà Thư Mục Vụ đă trích dẫn (Mt 5,48), chúng ta c̣n có thể t́m thấy rất nhiều câu Thánh Kinh khác, của cả Cựu Ước lẫn của Tân Ước, nói đến trách nhiệm sống thánh thiện của những người được chọn là con dân của Chúa. Sau đây là một ít câu Kinh Thánh tiêu biểu:

* “Thật vậy, Ta là ĐỨC CHÚA, Đấng đă đưa các ngươi từ đất Ai Cập lên, để Ta làm Thiên Chúa của các ngươi; vậy các ngươi phải thánh thiện v́ Ta là Đấng Thánh." (Lv 11.45).

* “Và sống sao cho thánh thiện công chính mà chỉ huy cả vũ trụ này, cùng được một tâm hồn ngay thẳng mà phân biệt phải trái.” (Kn 9,3).

* “Để ta sống thánh thiện công chính trước nhan Người, mà phụng thờ Người suốt cả đời ta.” (Lc 1,75).

* “Thưa anh em, v́ Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hăy hiến dâng thân ḿnh làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp ḷng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người.” (Rm 12,1).

* “Anh em thân mến, v́ nắm được những lời hứa ấy, nên chúng ta hăy tẩy rửa hồn xác cho sạch mọi vết nhơ, và đem ḷng kính sợ Thiên Chúa mà lo đạt tới mức thánh thiện hoàn toàn.” (2 Cr 7,1).

* “Để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền.” (Ep 5.27).

* “Nhưng nay nhờ Đức Giê-su là con người bằng xương bằng thịt đă chịu chết, Thiên Chúa cho anh em được ḥa giải với Người, để anh em trở nên thánh thiện tinh tuyền và không có ǵ đáng trách trước mặt Người.” (Cl 1,22).

* “Vả lại, thưa anh em, anh em đă được chúng tôi dạy phải sống thế nào cho đẹp ḷng Thiên Chúa, và anh em cũng đang sống như thế; vậy nhân danh Chúa Giê-su, chúng tôi xin, chúng tôi khuyên nhủ anh em hăy tấn tới nhiều hơn nữa.” (1 Tx 4,1).

* “Mỗi người hăy biết lấy cho ḿnh một người vợ để sống cách thánh thiện và trong danh dự.” (1 Tx 4,4).

* “Cha trần thế sửa dạy chúng ta trong một thời gian ngắn, và theo sở thích của ḿnh; c̣n Thiên Chúa sửa dạy là v́ lợi ích của chúng ta, để chúng ta được thông phần vào sự thánh thiện của Người.” (Dt 12,10).

* “Anh em hăy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đă kêu gọi anh em.” (1 Pr 1,15).

* “Xưa kia, các phụ nữ thánh thiện là những người trông cậy vào Thiên Chúa, cũng đă trang điểm như thế; họ đă phục tùng chồng.” (1 Pr 3,5).

* “Muôn vật phải tiêu tan như thế, th́ anh em phải là những người tốt dường nào, phải sống đạo đức và thánh thiện biết bao.” (1 Pr 3,11).

* “Hạnh phúc thay và thánh thiện dường nào kẻ được dự phần vào cuộc phục sinh thứ nhất này! Cái chết thứ hai không có quyền ǵ trên họ; nhưng họ sẽ là tư tế của Thiên Chúa và của Đức Ki-tô, họ sẽ hiển trị với Đức Ki-tô một ngàn năm ấy.” (Kh 20,6).

* “Kẻ gian ác cứ làm điều gian ác nữa đi, kẻ ô uế cứ ra ô uế nữa đi, người công chính cứ hành động công chính nữa đi, và người thánh thiện cứ sống thánh thiện nữa đi!" (Kh 22,11).

“Cha trần thế sửa dạy chúng ta trong một thời gian ngắn, và theo sở thích của ḿnh; c̣n Thiên Chúa sửa dạy là v́ lợi ích của chúng ta, để chúng ta được thông phần vào sự thánh thiện của Người.” (Dt 12,10).

(2o) Giáo huấn của Công Đồng Va-ti-ca-nô II về ơn gọi nên thánh của mọi Ki-tô hữu:

Ngoài hai đoạn văn của Công Đồng Va-ti-ca-nô II mà Thư Mục Vụ đă trưng dẫn (LG 11,3 và 40,2), chúng ta nên đọc toàn bộ Chương IV của Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội với tựa đề GIÁO DÂN và Chương V với tựa đề LỜI KÊU GỌI MỌI NGƯỜI NÊN THÁNH. Chúng ta cũng nên đọc toàn bản văn Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân. Riêng về ơn gọi nên thánh của mọi Ki-tô hữu là thành phần của Dân gười giáo sĩ cũng như giáo dân, được Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội minh định như sau:

“Thế nên chỉ có một Dân Thiên Chúa được Ngài tuyển chọn: "chỉ có một Thiên Chúa, một đức tin, một Thánh Tẩy" (Ep 4,5), cùng chung một phẩm giá của những chi thể v́ đă được tái sinh trong Chúa Ki-tô, cùng một ân huệ được làm con cái, một ơn gọi trở nên trọn lành, một ơn cứu độ và một niềm hy vọng duy nhất và một đức ái không phân chia. V́ thế, trong Chúa Ki-tô và trong Giáo Hội, không c̣n có sự hơn kém v́ nguồn gốc hay dân tộc, v́ địa vị xă hội hoặc v́ nam nữ, bởi lẽ "không c̣n là người Do Thái hoặc Hy Lạp, nô lệ hay tự do, nam hay nữ, v́ anh em hết thảy đều là một trong Chúa Giê-su Ki-tô" (Gl 3,38, bản Hy Lạp; x. Cl 3,11).

“V́ thế, tuy trong Giáo Hội, tất cả không cùng đi một đường, nhưng tất cả vẫn cùng được mời gọi nên thánh, và đồng thừa hưởng đức tin trong sự công chính của Thiên Chúa. (x. 2 Pr 1,1)” (LG 32).

 

III. THẾ NÀO LÀ NÊN THÁNH TRONG ĐỜI SỐNG KI-TÔ HỮU?

3.1 Thế nào là nên thánh?

Nên thánh hay nên trọn lành có thể được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn:

(a) Nên thánh là sống trọn vẹn các giới răn nhất là giới răn yêu thương;

(b) Nên thánh là chu toàn các bổn phận của ḿnh đối với Thiên Chúa đối với bản thân, và đối với chính ḿnh.

(c) Nên thánh là nên giống Chúa Giêsu Kitô trong tư tưởng, lời nói và việc làm.

3.2 Nên thánh trong ba lănh vực.

Người Ki-tô hữu được mời gọi sống ơn gọi nên thánh không những trong đời sống cá nhân mà cả trong đời sống gia đ́nh và đời sống xă hội, nghề nghiệp nữa.

(1o) Trong đời sống cá nhân.

Trước hết mọi Ki-tô hữu nói chung và các Ki-tô hữu giáo dân nói riêng có bổn phận phải nên thánh trong đời sống cá nhân tức riêng tư của ḿnh. Nên thánh bằng cách tuân giữ các giới răn của Chúa, chu toàn các bổn phận của bậc sống ḿnh, biết hy sinh hăm ḿnh, từ bỏ và siêu thoát khỏi mọi quyến rũ của trần gian trong tinh thần Tám Phúc thật và có một đời sống nội tâm, cầu nguyện, bí tích và kết hiệp chặt chẽ với Thiên Chúa, với Chúa Giê-su như chính Người đă nói:

“Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, th́ người ấy sinh nhiều hoa trái, v́ không có Thầy, anh em chẳng làm ǵ được.” (Ga 15,5). Hoa trái đây là đời sống thánh thiện, đẹp ḷng Thiên Chúa và ích lợi thật sự cho tha nhân và bản thân.

(2o) Trong đời sống gia đ́nh.

Kế tiếp các Ki-tô hữu giáo dân c̣n có bổn phận phải nên thánh trong đời sống gia đ́nh và hôn nhân của ḿnh. Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng nói về sự thánh thiện của hôn nhân và gia đ́nh như sau:

“Đấng Tạo Hóa đă thiết lập và ban những định luật riêng cho đời sống chung thân mật và cho cộng đoàn t́nh yêu vợ chồng. Đời sống chung này được gầy dựng do giao ước hôn nhân, nghĩa là sự ưng thuận cá nhân không thể rút lại. Như thế, bởi một hành vi nhân linh, trong đó, hai vợ chồng tự hiến cho nhau và đón nhận nhau, nhờ sự an bài của Thiên Chúa, phát sinh một định chế vững chắc có giá trị trước mặt xă hội nữa. V́ lợi ích của lứa đôi, của con cái và của xă hội, nên sợi dây liên kết thánh thiện này không lệ thuộc sở thích của con người.

Chính Thiên Chúa là Đấng tác tạo hôn nhân, phú bẩm những lợi ích và mục tiêu khác nhau; những điều ấy hết sức quan trọng đối với sự tiếp nối nhân loại, sự phát triển cá nhân và phần rỗi đời đời của mỗi thành phần trong gia đ́nh, quan trọng đối với phẩm giá, sự vững chăi, an b́nh và thịnh vượng của chính gia đ́nh và của toàn thể xă hội loài người. Tự bản chất, chính định chế hôn nhân và t́nh yêu lứa đôi qui hướng về việc sinh sản và giáo dục con cái như chóp đỉnh diễm phúc của hôn nhân. Như thế, bởi giao ước hôn nhân, người nam và người nữ "không c̣n là hai, nhưng là một xương thịt" (Mt 19,6), phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau bằng sự kết hợp mật thiết trong con người và hành động của họ, cảm nghiệm và hiểu được sự hiệp nhất với nhau mỗi ngày mỗi đầy đủ hơn. Sự liên kết mật thiết vẫn là sự tự hiến của hai người cho nhau cũng như lợi ích của con cái buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín và đ̣i hỏi kết hợp với nhau bất khả phân ly.” (GS 48), (3).

Đối với người Ki-tô hữu, xao lăng bổn phận trần thế tức là xao lăng bổn phận đối với người lân cận và hơn nữa đối với chính Thiên Chúa, khiến phần rỗi đời đời của ḿnh bị đe dọa.

(3o) Trong đời sống xă hội, nghề nghiệp:

Sau cùng các Ki-tô hữu giáo dân c̣n có bổn phận phải nên thánh trong đời sống xă hội và nghề nghiệp tức chu toàn nhiệm vụ “làm muối, làm men, làm ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,13-16; Mc 9,50; Lc 14:, 34-35). Hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng” nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc chu toàn bổn phận trần thế để được cứu độ:

"Vậy, không được đem sinh hoạt nghề nghiệp và xă hội mà đối nghịch cách giả tạo với đời sống tôn giáo. Đối với người Ki-tô hữu, xao lăng bổn phận trần thế tức là xao lăng bổn phận đối với người lân cận và hơn nữa đối với chính Thiên Chúa, khiến phần rỗi đời đời của ḿnh bị đe dọa. Theo gương Chúa Giê-su đă sống như một người thợ, các Ki-tô hữu hăy vui mừng v́ có thể thi hành mọi hoạt động trần thế mà đồng thời có thể liên kết trong một tổng hợp sống động duy nhất, các cố gắng nhân loại, gia đ́nh, nghề nghiệp, khoa học hay kỹ thuật với các giá trị tôn giáo. Dưới sự điều hướng tối cao của các giá trị tôn giáo này, mọi sự được qui hướng về vinh danh Thiên Chúa." (GS 43).

 

THAY LỜI KÊT

Đi sâu vào t́m hiểu như trên chúng ta hẳn thấy nội dung giáo lư và tu đức phong phú của đời sống người môn đệ Chúa Giê-su Ki-tô. Chính v́ thế mà trong Hội Thánh có nhiều con đường nên thánh hay linh đạo, dành cho các thành phần Dân Chúa khác nhau: linh đạo linh mục, tu sĩ và giáo dân. Chỉ tiếc một điều là hai linh đạo trước th́ được nhiều người suy nghĩ và tŕnh bày, c̣n linh đạo sau cùng th́ chẳng mấy ai quan tâm, kể cả chính những người được quan pḥng để sống linh đạo nên thánh ấy. V́ thế mà ước ǵ trong giảng dậy và sinh hoạt tôn giáo, người giáo dân được nhắc nhở, giúp đỡ và hướng dẫn để biết thực hiện được ơn gọi nên thánh trong đời sống của ḿnh.


Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
(Garden Grove (CA/USA) ngày 1711.2006



Ghi chú:

(1) Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, số 2.

(2) Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, số 3.

(3) Mời đọc thêm Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay tức “Vui Mừng và Hy Vọng”, số 48: "Chúa Ki-tô ban dồi dào ơn phúc cho t́nh yêu muôn h́nh ấy, một t́nh yêu phát xuất từ nguồn mạch t́nh yêu Thiên Chúa và được tác thành theo gương kết hiệp của Chúa Ki-tô và Giáo Hội. Thực vậy, như xưa kia Thiên Chúa đến gặp gỡ dân Ngài bằng một giao ước yêu thương và trung thành, ngày nay Đấng Cứu Thế, Bạn Trăm Năm của Giáo Hội, cũng đến với đôi vợ chồng qua Bí Tích Hôn Phối. Người c̣n ở lại với họ để hai vợ chồng cũng măi măi trung thành yêu thương nhau bằng sự tự hiến cho nhau như Người đă yêu thương Giáo Hội và đă nộp ḿnh v́ Giáo Hội. T́nh yêu vợ chồng đích thực được kết nhập trong t́nh yêu Thiên Chúa, được hướng dẫn và thêm phong phú nhờ quyền năng cứu chuộc của Chúa Kitô và hoạt động cứu rỗi của Giáo Hội, để hai vợ chồng được dẫn dắt cách hữu hiệu đến cùng Thiên Chúa, cũng như được nâng đỡ và kiện cường trong nhiệm vụ cao cả làm cha mẹ. Bởi đó, vợ chồng Kitô hữu được củng cố và như được thánh hiến bằng một bí tích riêng để được lănh nhận các bổn phận và phẩm giá của bậc sống họ; nhờ sức mạnh của bí tích này, họ được thấm nhuần tinh thần Chúa Kitô mà chu toàn bổn phận hôn nhân và gia đ́nh của họ, nhờ đó tất cả đời sống của họ được thấm nhuần đức tin, cậy, mến, và càng ngày họ càng tiến gần hơn tới sự trọn lành riêng biệt của họ và sự thánh hóa lẫn nhau; và bởi đấy, cùng nhau tôn vinh Thiên Chúa. "Do đó, được cha mẹ hướng dẫn bằng gương sáng và kinh nguyện gia đ́nh, con cái và tất cả những ai sống trong khuôn khổ gia đ́nh sẽ gặp được con đường nhân ái, cứu độ và thánh thiện dễ dàng hơn. C̣n vợ chồng đă lănh nhận phẩm giá và chức vụ làm cha mẹ sẽ chăm lo chu toàn bổn phận giáo dục, nhất là về phương diện tôn giáo v́ bổn phận này liên hệ đến họ trước hết. "Con cái là những phần tử sống động trong gia đ́nh nên cũng góp phần riêng vào việc thánh hóa cha mẹ. Thực vậy, con cái sẽ đáp lại công ơn cha mẹ với ḷng biết ơn, tâm t́nh hiếu thảo và tin cậy, và sẽ theo đạo làm con mà phụng dưỡng cha mẹ trong nghịch cảnh cũng như trong tuổi già cô quạnh. Mọi người hăy tôn trọng đời sống góa bụa được can đảm tiếp nhận như một tiếp nối ơn gọi hôn nhân. Các gia đ́nh hăy quảng đại san sẻ cho nhau những của cải thiêng liêng. Như thế, mỗi gia đ́nh Kitô hữu xuất phát từ hôn nhân, một hôn nhân như là h́nh ảnh và nói lên sự tham dự giao ước yêu thương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, nên sẽ biểu hiện trước mặt mọi người sự hiện diện sống động của Đấng Cứu Thế trong thế giới và bản chất đích thực của Giáo Hội qua t́nh yêu, qua niềm quảng đại chấp nhận sinh sản con cái, qua sự hiệp nhất và trung tín của hai vợ chồng cũng như qua sự hợp tác thân ái của mọi thành phần trong gia đ́nh”.

(4) Mời đọc thêm Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội hay “Ánh Sáng Muôn Dân”, số 31: “V́ ơn gọi riêng, giáo dân có bổn phận t́m kiếm nước Thiên Chúa bằng cách làm các việc trần thế và xếp đặt chúng theo ư Thiên Chúa. Họ sống giữa trần gian, nghĩa là giữa tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đ́nh và ngoài xă hội; tất cả những điều đó như dệt thành cuộc sống của họ. Đó là nơi Thiên Chúa gọi họ, để dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của ḿnh; và như thế, với ḷng tin cậy mến sáng ngời, và nhất là với bằng chứng đời sống, họ tỏ lộ Chúa Ki-tô cho kẻ khác, v́ thế, họ có nhiệm vụ đặc biệt soi sáng và xếp đặt những thực tại trần gian có liên hệ mật thiết với họ, để chúng không ngừng phát triển và bành trướng theo Thánh Ư Chúa Ki-tô, hầu ca tụng Đấng Tạo Hóa và Đấng Cứu Độ.”



Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6, GHHV Đà Lạt Việt Nam.