ĐÀO SÂU VÀ ÁP DỤNG THƯ MỤC VỤ 2006
CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

MichelAnge

 

 

BÀI BA

 

SỐNG SỨ MẠNG CHỨNG NHÂN

 

VÀO ĐỀ

Ngày nay ngoài xă hội người ta coi trọng việc làm chứng và người làm chứng hơn bao giờ hết, v́ trong thế giới này đầy rẫy những người gian xảo, lừa gạt, giả h́nh, khó phân biệt ai là chính, ai là tà, điều ǵ là chân, điều ǵ là giả. Muốn biết người nào, việc ǵ là chân chính, là tốt lành thật sự, người ta phải cậy dựa vào vật chứng và nhân chứng.

Trong lănh vực tôn giáo, Ki-tô giáo đă xuất hiện hơn hai ngàn năm và đă được rao giảng khắp nơi khắp chốn, nhưng c̣n rất nhiều người chưa biết chưa tin Đạo, chưa biết chưa tin Chúa. V́ thế việc làm chứng và người làm chứng cho Đạo và cho Chúa quan trọng hơn bao giờ hết. Hơn nữa có một thời trong Giáo Hội, trách nhiệm và cũng là sứ mạng làm chứng cho Đạo cho Chúa đă được hiểu một cách hạn hẹp: đó là việc của các Ki-tô hữu có chức thánh (tức các Giám Mục, Linh Mục) và có lời khấn (Tu Sĩ Nam Nữ). Rất may là ngày nay trách nhiệm và cũng là sứ mạng này đă được hiểu cách đúng đắn và đầy đủ như bản chất của sự việc: Hết mọi Ki-tô hữu, - có chức thánh hay không có chức thánh, có lời khấn hay không có lời khấn, - đều có trách nhiệm và sứ mạng làm chứng cho Đạo và cho Chúa. Sứ mạng chứng nhân này là một trong ba nền tảng sống Đạo mà các Giám Mục Việt Nam đă nêu trong Thư Mục Vụ 2006.

 

TR̀NH BÀY

 

I. NỀN TẢNG CỦA VIỆC "SỐNG SỨ MẠNG CHỨNG NHÂN" CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Theo TMV 2006 của HĐGMVN th́ đời sống đức tin của người Công giáo Việt Nam phải được đặt (tức được xây dựng) trên ba nền tảng vững chắc sau đây: Một là sống qui chiếu vào đời sống Thiên Chúa Ba Ngôi. Hai là sống ơn gọi nên thánh của Kitô hữu. Ba là sống sứ mạng chúng nhân (1).

 

II. SỨ MẠNG CHỨNG NHÂN

2.1 Lời giáo huấn của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong Thư Mục Vụ 2006:

“Trước khi về trời, Chúa Giê-su đă củng cố niềm tin của các tông đồ, mở trí cho các ngài hiểu Thánh Kinh và trao cho các ngài sứ mạng ra đi rao giảng cho muôn dân, kêu gọi thống hối để được ơn tha tội. Người khẳng định: “chính anh em là chứng nhân về những điều này” (Lc 24,48).

“Từ đó, sống chứng nhân là cách thế biểu thị sống động nhất về sức mạnh yêu thương cứu độ của Thiên Chúa, cũng như Chúa Giê-su đă đến trần gian không để t́m vinh quang cho chính ḿnh, nhưng là để làm vinh danh Thiên Chúa và cứu độ con người, Ki-tô hữu bước theo Chúa Giê-su để được Tin Mừng của Người biến đổi, và qua đó họ trở nên những người đem Tin Mừng cho thế giới này.

“Nếu trong đời sống Ki-tô hữu, Chúa Giê-su thực sự là điểm quy chiếu và là chuẩn mực giúp nhận định giá trị các hành vi, th́ sự hiện diện tích cực qua việc sống đạo của Ki-tô hữu trong xă hội sẽ trở thành lời chứng về những giá trị căn bản của Tin Mừng và trở nên dấu chỉ của niềm hạnh phúc Nước Trời.” (2).

2.2 Chính Chúa Giê-su Ki-tô là Chứng Nhân Vĩ Đại.

(a) Các nhà chú giải Thánh Kinh xem Bài Giảng Trên Núi không chỉ là Bản Hiến Chương Nước Trời dành cho những ai muốn gia nhập Thế Giới của Thiên Chúa mà c̣n là bản tóm tắt đời sống cụ thể của chính Chúa Ki-tô khi Người ở trần gian. V́ thế mà chúng ta có thể xem đây là Chứng Tá Sống Động của chính Người mà noi theo:

"Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, v́ Nước Trời là của họ. Phúc thay ai hiền lành, v́ họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. Phúc thay ai sầu khổ, v́ họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. Phúc thay ai khát khao nên người công chính, v́ họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả ḷng. Phúc thay ai xót thương người, v́ họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, v́ họ sẽ được nh́n thấy Thiên Chúa.Phúc thay ai xây dựng hoà b́nh, v́ họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc thay ai bị bách hại v́ sống công chính, v́ Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi v́ Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa." (3).

(b) Chính Chúa Giê-su cũng đă khẳng định Người là hiện thân, là chứng nhân của Chúa Cha: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha…. Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự ḿnh nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của ḿnh.” (4).

2.3 Giáo huấn của Thánh Kinh về Chứng Tá Đời Sống.

"Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, th́ lấy ǵ muối nó cho mặn lại? Nó đă thành vô dụng, th́ chỉ c̣n việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được.Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giăi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời." (5).

Con người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là các thầy dạy. Tin vào kinh nghiệm hơn là đạo lư, tin vào đời sống và các sự kiện hơn là các lư thuyết.

2.4 Giáo huấn của Giáo Hội về Chứng Tá Đời Sống.

“Con người thời nay tin vào các chứng nhân hơn là các thầy dạy. Tin vào kinh nghiệm hơn là đạo lư, tin vào đời sống và các sự kiện hơn là các lư thuyết. H́nh thức đầu tiên của việc truyền giáo là chứng tá đời sống Kitô hữu ; h́nh thức này là điều không thể thay thế được. Chúa Kitô, Đấng mà chúng ta đang tiếp tục sứ mạng của Người, là “Vị Chứng Nhân” tuyệt hảo (Kh 1,5 ; 3,14) và là khuôn mẫu cho chứng tá Kitô giáo. Chúa Thánh Thần đang đồng hành với Giáo hội trên bước đường của Giáo hội, đồng thời liên kết Giáo hội với lời chứng của người về Chúa Kitô (Ga 15,26-27).

“H́nh thức đầu tiên của chứng tá là chính đời sống của nhà truyền giáo, của gia đ́nh Kitô hữu và của cộng đồng Giáo hội, h́nh thức này làm cho người ta nh́n thấy một lối sống mới. Cho dù vẫn có giới hạn và bất toàn của con người, nhưng khi nhà truyền giáo chân thành sống theo gương Đức Kitô, th́ họ là một dấn chỉ về Thiên Chúa và về những thực tại siêu việt. Tuy vậy. Mọi người trong Giáo hội, khi nỗ lực noi gương Thầy Chí Thánh, th́ có thể và phải nêu lên chứng tá này; trong rất nhiều trường hợp, đây là cách thế duy nhất để truyền giáo” (6).

 

III. SỐNG SỨ MẠNG CHỨNG NHÂN TRONG GIÁO HỘI & XĂ HỘI VIỆT NAM HÔM NAY

3.1 Làm chứng cho ai và làm chứng điều ǵ?

Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là: Ki-tô hữu phải làm chứng cho ai và làm chứng điều ǵ? - Thật ra không khó trả lời câu hỏi tưởng như hóc búa này. Trước hết là làm chứng cho Chúa, cho T́nh Yêu của Thiên Chúa, cho Kế Hoạch và cho Thánh Ư của Thiên Chúa, cho Mầu Nhiệm Nhập Thể, Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa Kitô, Con Một Thiên Chúa!

* Kế đến là làm chứng cho đời sống tôn giáo và tâm linh được xây dựng trên đức tin, đức cậy, đức mến là các nhân đức “đối thần” tức có đối tượng là chính Thiên Chúa.

* Sau cùng là làm chứng cho cộng đoàn Ki-tô là Giáo Hội là cộng đoàn những người được mời gọi chia sẻ niềm tin của Áp-ra-ham và trở thành “khởi đầu” (embryon) của một Cộng Đoàn rộng lớn hơn là Vương Quốc của Thiên Chúa. Lư do hiện hữu của Cộng Đoàn này là để thờ phượng, ngợi khen, chúc tụng và làm vinh danh Thiên Chúa. Quy luật của Cộng đoàn này là Bác Ái, Yêu Thương. Đầu hay Lănh Tụ của Cộng đoàn này là chính Chúa Giê-su Ki-tô….

3.2 Làm chứng bằng cách nào?

Câu hỏi thứ hai được đặt ra là: Ki-tô hữu phải làm chứng bằng cách nào? - Thật dễ dàng để trả lời câu hỏi này: làm chứng bằng nhiều cách như:

* Bằng tâm t́nh, thái độ, lời nói và việc làm của cá nhân và tập thể.

* Bằng các công tŕnh nghệ thuật: thơ ca, hội họa, kiến trúc, kịch nghệ v.v...

* Bằng các phương tiện truyền thông xă hội: sách báo, băng đĩa, phim ảnh, websites, internet…

* Bằng các chương tŕnh phát triển kinh tế, xă hội, văn hóa, giáo dục, y tế, tôn giáo và tâm linh….

* Bằng các hoạt độg và chương tŕnh từ thiện, bác ái, xóa đói giảm nghèo, cứu trợ nạn nhân thiên tai và tệ nạn xă hội….

* Bằng các đóng góp ư kiến và việc làm để quyền con người (nhất là quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, quyền dân làm chủ) được tôn trọng…

3.3 Làm chứng khi nào?

“Cha trần thế sửa dạy chúng ta trong một thời gian ngắn, và theo sở thích của ḿnh; c̣n Thiên Chúa sửa dạy là v́ lợi ích của chúng ta, để chúng ta được thông phần vào sự thánh thiện của Người.” (Dt 12,10).

Câu hỏi thứ ba là: Ki-tô hữu phải làm chứng khi nào? – Thánh Phao-lô đă có câu trả lời cho chúng ta là “lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện" (7).

3.4 Làm chứng ở đâu?

Câu hỏi thứ bốn là: Ki-tô hữu phải làm chứng ở đâu? – Cũng không khó trả lời câu hỏi này: - Phải làm chứng ở khắp mọi nơi, từ trong gia đ́nh cho đến ngoài xă hội, từ trong cộng đoàn niềm tin cho đến trong các môi trường xa lạ và thù nghịch với Phúc Âm.

3.5 Điều kiện để Ki-tô hữu sống sứ mạng làm chứng?

Câu hỏi thứ năm và cuối cùng là: Ki-tô hữu phải có những điều kiện nào để có thể làm chứng cho Đạo, cho Chúa? – Chỉ cần suy nghĩ một chút là chúng ta t́m ra ba điều kiện sau đây, giúp có câu trả lời thỏa đáng.

(1) Một là ư thức ơn gọi và vai tṛ Ki-tô hữu của ḿnh trong môi trường và chủ động tích cực để "hiện diện" trong mọi môi trường dù hoàn cảnh khó khăn. Sống trong các nước cộng sản th́ điều này rất quan trọng và có thể nói là mang tính quyết định, v́ chính quyền có chủ trương gạt người Ki-tô hữu ra khỏi xă hội, hoặc vô hiệu hóa chất men Phúc Âm mà chúng ta muốn đem vào xă hội.

(2) Hai là sống gắn bó mật thiết với Chúa Giê-su và với Chúa Thánh Thần như cành nho gắn liền với thân nho (8) v́ không có đời sống siêu nhiên và ơn sủng của Thiên Chúa chúng ta không thể làm được điều ǵ tốt lành.

(3) Ba là chấp nhận thua thiệt, mất mát là những điều gắn liền với mọi đời sống chứng tá (9).

 

THAY LỜI KÊT

Sứ mạng làm chứng cho Đạo, cho Chúa của Ki-tô hữu Việt Nam thật khó khăn, nặng nề. Càng khó khăn, nặng nề, chúng ta càng ư thức được giới hạn của ḿnh để khiêm tốn cậy dựa vào Thiên Chúa và biết cách liên kết chặt chẽ với nhau trên mặt trận chung.

Nhưng trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đang có nhiều thuận lợi vô cùng lớn. Trong đạo th́ chúng ta vừa có Đại Hội Truyền Giáo Á Châu được tổ chức tại Thái Lan hồi tháng 10.2006 và cả Giáo Hội Việt Nam vừa bước vào NĂM SỐNG ĐẠO. Ngoài đời th́ Việt Nam vừa trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO). T́nh h́nh nhất định sẽ sáng sủa hơn, không chỉ về mặt kinh tế, xă hội, giao lưu văn hóa mà c̣n về cả mặt chính trị, nhân quyền, công lư và ḥa b́nh nữa.

Những khó khăn và thuận lợi –dù lớn đến mấy- cũng chỉ tác động và ảnh hưởng phần nào trên sự dấn thân của chúng ta mà thôi. Ch́a khóa chính của vấn đề là CANH TÂN ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA MỌI THÀNH PHẦN DÂN CHÚA ở Việt Nam, nhất là của HÀNG GIÁO DÂN.

Mong thay!
Uớc thay!

 


Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Westminter (CA/USA) ngày 17.12.2006



Ghi chú:

(1) Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, số 2.

(2) Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, số 3.

(3) Mt 5, 3-11 và Lc 6, 20-23.

(4) Mt 5,13-16; Mc 9, 50; Lc 14, 34-35.

(5) Ga 14,9-10.

(6) Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Thông điệp Sứ vụ Đấng Cứu Độ, số 42.

(7) 2 Tm 4,2

(8) Ga 15,1-8.

(9) Mt 10,37-39.



Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6, GHHV Đà Lạt Việt Nam.