ĐÀO SÂU VÀ ÁP DỤNG THƯ MỤC VỤ 2006
CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

MichelAnge

 

BÀI BỐN

 

CANH TÂN BẢN THÂN

 

VÀO ĐỀ

Sau khi tŕnh bày những nền tảng của việc sống đạo của người Công giáo Việt Nam hôm nay, Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam viết: “Nền tảng việc sống đạo thật sâu xa, nhưng thể hiện đời sống ấy như thế nào lại là cả một công tŕnh cần phải xây dựng từng ngày, qua việc nổ lực huấn luyện đức tin và thực hành các nhân đức, qua việc chuyên chăm cầu nguyện và siêng năng lănh nhận các bí tích. Trong hoàn cảnh xă hội Việt Nam đang bước vào tiến tŕnh toàn cầu hóa, vốn đem lại những tác động tích cực, nhưng cũng đặt ra những thách đố mới cho cả đời lẫn đạo, chúng tôi nêu lên một vài định hướng mục vụ cho việc sống đạo hôm nay” (1).

Sau ba bài đào sâu và áp dụng giáo huấn của các Giám Mục Việt Nam về nền tảng của việc sống đạo của người Công giáo (sống qui chiếu vào Chúa Ba Ngôi, sống ơn gọi nên thánh và sống sứ mmạng chứng nhân), từ bài bốn này chúng ta sẽ nghiên cứu về định hướng của việc sống đạo ấy. Định hướng đầu tiên là canh tân bản thân.

 

TR̀NH BÀY

 

I. ĐỊNH HƯỚNG VIỆC SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Theo Thư Mục Vụ 2006 của HĐGMVN th́ việc sống đức tin của người Công giáo Việt Nam sẽ được triển khai theo ba định hướng quan trọng là:
Một là canh tân bản thân (2).
Hai là dấn thân phục vụ (3).
Ba là góp phần xây dựng một xă hội công bằng (4).

 

II. CANH TÂN BẢN THÂN THEO THƯ MỤC VỤ HĐGMVN 2006

2.1 Trích Thư Mục Vụ:

“Con người vừa là nạn nhân vừa là tác nhân của hoàn cảnh xă hội. Nếu hoàn cảnh xă hội nhào nặn ra những con người, th́ con người mới cũng sẽ dần dần tác động làm nên những hoàn cảnh mới. Trước những thay đổi hiện thời của xă hội làm ảnh hưởng không nhỏ đến cách nghĩ và lối sống của nhiều người, nhất là người trẻ, chúng tôi đề nghị một lộ tŕnh sống đạo khởi đi từ việc đổi mới bản thân.

“Điểm căn bản trong việc xây dựng con người mới này là làm sao để bản thân mỗi người ư thức và sống đúng phẩm giá của ḿnh; bởi lẽ phẩm giá con người là quà tặng do Thiên Chúa ban. Nhận ra phẩm giá của ḿnh chính là khởi đầu cho việc thánh hóa bản thân.

“Ngoài ra, mỗi người cũng cần được huấn luyện để có một lương tâm ngay chính. Thật vậy, một trong những điều cấp thiết người Công giáo phải nêu gương là t́m hiểu giá trị của lương tâm và thực hành theo tiếng nói lương tâm của ḿnh. Trong hiến chế “Giáo Hội trong thế giới ngày nay”, Công Đồng Va-ti-ca-nô II đă viết: “Lương tâm làm cho con người nhận biết một cách tuyệt vời luật mến Chúa, yêu người. Trung thành với lương tâm, các Ki-tô hữu phải liên kết với những người khác để t́m kiếm chân lư và giải quyết trong chân lư biết bao vấn đề luân lư được đặt ra trong đời sống cá nhân cũng nhưng trong giao tiếp xă hội” (Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng, số 16).

“Trong xă hội hiện nay, đôi khi nhu cầu sinh sống và phát triển đă kéo theo những hệ lụy làm cho lương tâm con người bị sai lệch hoặc bị mất phương hướng, mỗi Ki-tô hữu cần nêu gương học hỏi và thể hiện lương tâm ngay chính tại gia đ́nh cũng như giữa nơi ḿnh sống.

“Trước khi về trời, Chúa Giê-su đă củng cố niềm tin của các tông đồ, mở trí cho các ngài hiểu Thánh Kinh và trao cho các ngài sứ mạng ra đi rao giảng cho muôn dân, kêu gọi thống hối để được ơn tha tội. Người khẳng định: “chính anh em là chứng nhân về những điều này” (Lc 24,48).

“Từ đó, sống chứng nhân là cách thế biểu thị sống động nhất về sức mạnh yêu thương cứu độ của Thiên Chúa, cũng như Chúa Giê-su đă đến trần gian không để t́m vinh quang cho chính ḿnh, nhưng là để làm vinh danh Thiên Chúa và cứu độ con người, Ki-tô hữu bước theo Chúa Giê-su để được Tin Mừng của Người biến đổi, và qua đó họ trở nên những người đem Tin Mừng cho thế giới này.

Trong xă hội hiện nay, đôi khi nhu cầu sinh sống và phát triển đă kéo theo những hệ lụy làm cho lương tâm con người bị sai lệch hoặc bị mất phương hướng, mỗi Ki-tô hữu cần nêu gương học hỏi và thể hiện lương tâm ngay chính tại gia đ́nh cũng như giữa nơi ḿnh sống.

“Nếu trong đời sống Ki-tô hữu, Chúa Giê-su thực sự là điểm quy chiếu và là chuẩn mực giúp nhận định giá trị các hành vi, th́ sự hiện diện tích cực qua việc sống đạo của Ki-tô hữu trong xă hội sẽ trở thành lời chứng về những giá trị căn bản của Tin Mừng và trở nên dấu chỉ của niềm hạnh phúc Nước Trời.” (5).

2.2 Ba điểm cốt yếu của việc canh tân bản thân.

Theo các Giám Mục Việt Nam th́ việc canh tân bản thân mỗi người tín hữu cần được tập trung vào ba điểm cốt yếu sau đây:

(1) Ư thức phẩm giá làm người và sống đúng phẩm giá ấy (6):

Cho dù, với đà phát triển của khoa học, con người càng ngày càng ư thức về phẩm giá của ḿnh hơn th́ cũng chỉ có Đức Tin Ki-tô giáo mới cống hiến cho con người một cái nh́n chính xác và một đánh giá toàn diện về sự cao cả và linh thánh của con người cũng như những giới hạn cơ bản của con người. Theo giáo lư Công giáo th́ con người là tạo vật siêu đẳng v́ được Thiên Chúa dựng nên từ bùn đất, có hồn có xác (hồn ở trong xác), theo h́nh ảnh và giống như Thiên Chúa. Con người c̣n được Thiên Chúa giao phó sứ mạng cai quản vũ trụ vạn vật theo thánh ư Thiên Chúa. Từ chỗ được đặt làm bạn với Đấng Tạo Hóa, con người đă dùng tự do mà Thiên Chúa ban cho để đi ngược lại Thánh Ư của Người. Nhưng Thiên Chúa không bỏ rơi con người sa ngă mà đă ra tay cứu vớt bằng chương tŕnh Nhập Thể của Con Một Thiên Chúa làm người là Chúa Giê-su Ki-tô. Trong Chúa Giê-su Ki-tô con người chẳng những được ḥa giải với Thiên Chúa mà c̣n được nhận làm nghĩa tử, làm người thừa kế gia sản mà Chúa Giê-su đă tạo lập bằng hy lễ thập giá.

V́ con người là như thế, nên có những quyền bất khả xâm phạm, do tự bản chất mà có, chứ không do xă hội hay chế độ chính trị ban cho, như quyền được kính trọng, được tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, quyền được có công ăn việc làm, được học hành, được cư trú và có đời sống tương xứng với phẩm giá của ḿnh.

Trách nhiệm của xă hội và của chính quyền là bảo đảm cho con người, cho mọi người, được hưởng những quyền căn bản ấy.

Nh́n vào xă hội Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy c̣n rất nhiều người không đủ cơm ăn áo mặc, không được học hành, không có nhà ở, không có việc làm, không được tôn trọng mà lại c̣n bị đàn áp, bóc lột, lừa gạt, lạm dụng…. Một phần nguyên nhân cũng v́ nhiều người không hiểu và không sống đúng theo phẩm giá cao quí mà Thiên Chúa đă ban cho con người.

(2) Đào tạo một lương tâm ngay chính:

Đối với mọi người - bất kể lương giáo – th́ lương tâm là tiếng nói - thiêng liêng, âm thầm nhưng mạnh mẽ- của Thiên Chúa. Đối với người Công giáo th́ lương tâm c̣n được hướng dẫn và hỗ trợ bởi giáo lư Phúc Âm và giáo huấn của Mẹ Giáo Hội.

Sống trong xă hội tràn ngập các phương tiện truyền thông xă hội, các kỷ xảo quảng cáo tinh vi.., người Ki-tô hữu, nhất là giới trẻ, khó tránh khỏi những tác động tiêu cực của các phương tiện tối tân ấy. Người ra dễ ngộ nhận là điều ǵ được nhiều người chấp nhận là đúng, c̣n điều ǵ được ít người tuân giữ là sai. Quan niệm sai lạc ấy vô cùng nguy hiểm! Tiêu chuẩn của đúng/sai không phải là số đông mà là chân lư đức tin. Do đó cần phải rèn luyện lương tâm v́ “một lương tâm được rèn luyện tốt sẽ phán đoán ngay thẳng va chân thật. Lương tâm này sẽ đưa ra những phán quyết theo lư trí, phù hợp với điều kiện đích thực như Đấng Sáng Tạo đầy khô ngoan muốn… Giáo dục lương tâm là nhiệm vụ phải theo đuổi suốt đời” (7).

(3) Lấy Chúa Giêsu là điểm qui chiếu và chuẩn mực đời sống Ki-tô hữu:

Chúa Giê-su Ki-tô Ngôi Lời Thiên Chúa xuống thế làm người không chỉ để cứu chúng ta khỏi tội mà c̣n để trở thành “mẫu mực” cho mọi người noi theo trên hành tŕnh về Nhà Cha. Sau khi nhận lănh Bí Tích Phép Rửa th́ mọi Ki-tô hữu đă trở thành chi thể của Chúa Ki-tô. Mọi hoạt động của người ấy phải gắn liền với Chúa Ki-tô là nguồn mạch sự sống và hoa trái thiêng liêng, như chính Chúa Giê-su đă khẳng định: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, th́ người ấy sinh nhiều hoa trái, v́ không có Thầy, anh em chẳng làm ǵ được.” (8).

Do đó cần phải rèn luyện lương tâm v́ “một lương tâm được rèn luyện tốt sẽ phán đoán ngay thẳng va chân thật. Lương tâm này sẽ đưa ra những phán quyết theo lư trí, phù hợp với điều kiện đích thực như Đấng Sáng Tạo đầy khô ngoan muốn… Giáo dục lương tâm là nhiệm vụ phải theo đuổi suốt đời”

 

III. PHƯƠNG THẾ GIÚP CANH TÂN BẢN THÂN

Trong lời mở đầu phấn định hướng, Thư Mục Vụ đă nhắc đến các phương thế truyền thống của Giáo Hội:
(a) huấn luyện đức tin,
(b) thực hành các nhân đức,
(c) chuyên chăm cầu nguyện và
(d) siêng năng lănh nhận các bí tích.

3.1 Huấn luyện đức tin:

Huấn luyện đức tin là bước đầu để canh tân bản thân. Nội dung của Đức Tin không là một mớ lư thuyết mà người giáo dân phải biết, phải theo, mà là một Con Người, một Đấng Thiên Chúa mà chúng ta phải t́m kiếm, gặp gỡ, khám phá, yêu mến, tôn thờ và sống theo chỉ thị của Người. Việc học hỏi Giáo lư, Thánh Kinh nâng cao tŕnh độ về Đạo, về Chúa là đương nhiên. Nhất là đối với đại đa số giáo dân Việt Nam, v́ hoàn cảnh cá nhân (nghèo túng) hay xă hội (chính sách tôn giáo) trong nhiều thập niên vừa qua đă không có điều kiện để có một nền giáo dục đức Tin Ki-tô giáo tương đối đầy đủ, th́ việc bồi dưỡng và bổ túc càng cần thiết trong lúc này.

 

3.2 Rèn luyện và thực hành các nhân đức:

Đức tin phải được biểu lộ ra ngoài bằng “cách sống” với Thiên Chúa, với chính ḿnh, với tha nhân và xă hội. Đó là các nhân đức tin, cậy, mến, yêu thương, bác ái, khiêm nhường, trong sạch, ngay thẳng, liêm chính, từ bỏ, hy sinh, phục vụ v.v…

Các nhân đức tự nhiên hay siêu nhiên trên không tự nhiên mà có. Trái lại phải rèn luyện, tập tành, thường xuyên thực hành và không ngừng cầu xin Thiên Chúa trợ giúp hay ban cho th́ mới có.

3.3 Cầu nguyện:

Cầu nguyện vẫn được xem là hơi thở của người Ki-tô hữu. Cầu nguyện không chỉ là Đọc Kinh Lần Chuỗi mà c̣n là Đọc, Suy Niệm Lời Chúa và Cầu Nguyện; là hát Thánh Vịnh; là nói những lời tâm t́nh, riêng tư với Chúa; và nhất là tham dự các Cử Hành Phụng Vụ, một cách ư thức và dấn thân. V́ thế cầu nguyện được thực hiện trong phạm vi cá nhân, gia đ́nh và cộng đoàn.

 

3.4 Lănh nhận các Bí Tích:

Các Bí Tích là các máng ban ơn. Thật tuyệt vời khi chúng ta suy nghĩ về việc Chúa Giê-su Ki-tô đă lập ra bẩy Bí Tích bao trùm cả đời sống của người Ki-tô hữu, từ lúc mới sinh ra vào đời cho đến khi nhắm mắt ĺa đời, trong đời sống cá nhân cũng như cộng đoàn. Bẩy Bí tích ấy được sắp xếp thành 3 loại: (a) ba Bí Tích Khai Tâm Ki-tô giáo (Rửa tội, Thêm Sức, Thánh Thể) (b) hai Bí Tích Chữa Lành (Giải Tội và Xức Dầu Bệnh Nhân) và (c) hai Bí Tích Phục Vụ Cộng Đoàn (Hôn Phối và Truyền Chúc).

Các Bí Tích là máng ban ơn th́ muốn được ơn, chúng ta phải siêng năng t́m đến với các máng ban ơn ấy. Không chỉ đến một cách máy móc, h́nh thức, chiếu lệ hay miễn cưỡng mà phải đến với ư thức và ḷng khát khao, với tâm hồn và cuộc sống rộng mở để Ơn Chúa tràn vào và biến đổi chúng ta.

 

THAY LỜI KẾT

Trong phần THAY LỜI KẾT của bài trước, tôi đă nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc CANH TÂN ĐỜI SỐNG TÂM LINH của mọi thành phần Dân Chúa ở Việt Nam, nhất là của hàng giáo dân, như ch́a khóa giải quyết nhiều vấn đề liên quan tới trách nhiệm và sứ mạng Ki-tô hữu trong thời đại ngày nay.

Canh tân giả thiết từ bỏ cái cũ và tiếp nhận cái mới, trong cả ba lănh vực: mộ đạo, hiểu đạo và sống đạo. V́ thế mà việc học hỏi Giáo Lư, Thánh Kinh; việc trau dồi các nhân đức; việc đón nhận các Bí tích; việc cầu nguyện, hy sinh và dấn thân sống theo lư tưởng Phúc Âm đều là những việc “khẩn cấp” và không thể tách rời nhau. Gia đ́nh, hội đoàn và giáo xứ có trách nhiệm hỗ trợ cho việc canh tân của mọi cá nhân và tập thể thuộc quyền và trách nhiệm của ḿnh.

 


Giêrônimô Nguyễn Văn Nội
Sài g̣n ngày 07.01.2007



Ghi chú:

(1) Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, lời dẫn nhập vào phần định hướng của việc sống đạo.

(2) Thư Mục Vụ 2006 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, số 5.

(3) như trên, số 6.

(4) như trên, số 7.

(5) như trên, số 5.

(6) Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay (là Vui Mừng và Hy Vọng) đă dành các số 13,14 và 15 để tŕnh bày về phẩm giá và thiên chức con người. Sách Giáo lư Hội Thánh Công giáo tŕnh bày về phẩm giá con người trong chương một của đoạn thứ nhất (Ơn gọi làm người: sống trong Thánh Thần) trong phần thứ ba (Đời sống đức Tin trong Đức Ki-tô).

(7) Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay (là Vui Mừng và Hy Vọng) đă dành số 16 để tŕnh bày về phẩm giá của lương tâm con người theo cái nh́n của Ki-tô giáo. Sách Giáo lư Hội Thánh Công giáo tŕnh bày về lương tâm trong mục 6 của đoạn thứ nhất (Ơn gọi làm người: sống trong Thánh Thần) trong phần thứ ba (Đời sống đức Tin trong Đức Kitô).

(8) Ga 15,5.



Mời đọc tiếp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Xem các bài viết khác trong Nguyễn Văn Nội, Khoá 6, GHHV Đà Lạt Việt Nam.