La Société des Missions Etrangères de Paris
THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS
350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam
(Bài 5)
Đức Cha Lambert lên đường đi Việt Nam [1]
Được bổ nhiệm làm Đại Diện Tông Ṭa ngày 29.07.0658, hai Giám Mục Giám Quản Địa Phận Đàng Trong và Địa Phận Đàng Ngoài có gần hai năm để chuẩn bị hành trang. Mùa hè 1660 cuộc hành tŕnh lên đường đă có thể nghĩ tới. Trong thực tế, Đức cha Lambert đă tiên phong đi trước (1960) ; Đức Cha Pallu đi sau (1662) ; Cả hai Đức cha Lambert (1662) và Pallu (1664) đều đừng chân ở Ayuthia, Thái Lan, địa chỉ đầu tiên của Ṭa Giám Mục Đàng Trong.
1. Có hai đường đi Viễn Đông, đường thủy do Bồ Đào Nha kiểm soát và đường bộ qua lồi Syrie và Ba Tư. Thánh bộ Truyền Giáo rơ rệt muốn các phái đoàn thừa sai đi đường bộ. Đức cha Pierre Lambert de la Motte là người đầu tiên lên đường.
Được bổ nhiệm làm giám mục hiệu ṭa cùng một lúc với Đức Cha Pallu, Đc Lambert de la Motte, giám mục hiệu ṭa Bérythe muốn tỏ ra vâng phục những chỉ dẫn về tính kín đáo của Thánh Bộ Truyền Giáo, đă rút về miền Normandie, và chỉ đă được tấn phong giám mục vào ngày 11.06.1660 tại nhà thờ Sainte-Marie, đường Saint-Antoine, Paris, do Đức Cha Victor de Bouthillier, Tổng Giám Mục Tours, chủ phong.
2. Vài ngày sau khi được tấn phong, Đc Lambert đă tĩnh tâm gần một tuần lễ, rồi không kèn trống, không loan báo cho bạn bè, không từ giă bà con, kín đáo bỏ Paris, ngày 18.06.1660, mang theo cha Jacques de Bourges (Gia), tiến si- thần học, và một giáo dân giúp việc là ông Nicolas Legras, lên đường.
Mười ngày sau, 28.06.1660, ba người lữ hành đến Lyon. Bất chợt Đc Lambert bị sốt nặng. May thay, hai ngày sau, cơn sốt thuyên giảm, và vài ngày sau, ngài đă b́nh phục. Các ngài tới Marseille vào ngày 09.09.1660. Trong thời gian chờ đợi tầu, phái đoàn thừa sai sống trong cầu nguyện và tĩnh tâm, và được tăng cường thêm một linh mục mới. Đó là cha François Deydier (Phan).
Hai tháng sau, ngày 27.11.1660, rời Marseille, Đc Lambert, 36 tuổi, cùng với cha Jacques de Bourges, 30 tuổi, cha François Deydier, 26 tuổi và giáo dân giúp việc Nicolas Legras, tạo thành phái đoàn thừa sai đầu tiên xuống tầu. Bỏ Marseille, cũng như bỏ lại cả một thời tâm linh phát khởi, đang từ từ lui vào hậu trường. Nghị định 1960 cấm không được hoạt động, những hội đoàn không được ngự chỉ cho phép, trong đó có Hội Thánh Thể. Cha thánh Vincent de Paul, một trong những hội viên lừng danh, qua đời năm 1660 ; Mẫu hậu Anne d’Autriche, người bảo trợ quan trọng của hội, lui về Val de Grâce, rồi từ trần năm 1666 ; Blaise Pascal mất vào năm 1662,.. ; Một thời rực sáng mới đang mọc lên : Vua Mặt Trời, Vua Louis XIV, Vua Louis Cả,… trong đó, các loại đối lập đều bị thủ tiêu ; tôn giáo trở thành một dụng cụ của quyền hành chính trị ; công việc của các đại diện tông ṭa không c̣n có những tâm hồn mộ đạo ủng hộ như lúc đầu nữa, mà bị các cạnh tranh quyền hành chen lấn,… sứ mệnh rao giảng tin mừng cho lương dân, tự nó đă khó, nay càng khó hơn.
3. Hai tháng sau, ngày 11.01.1661, đoàn thừa sai tới Alexandrette, sau khi đă ghé Malte và Chypre. Họ đi tiếp đến Alep, một thành phố Syrie. Ở đây họ được Lănh Sự Pháp tiếp đón, nghỉ lại ít hôm, rồi, ngày 25.01.1661, lên đường, băng qua sa mạc, và ngày 04.03.1661 đến Bagdad. Cuộc hành tŕnh thực là gian khổ. Cha Jacques Bourges, trong tập « Kư sự hành tŕnh », kể rằng « Từ sáng sớm, cỡi ngựa hay lạc đà cho đến tối, dừng lại dùng bữa. Đăy là bữa ăn duy nhất trong ngày. Mỗi người thủ sẵn ít biscuit và mấy trái cây khô, ḥng nhấm nhút lúc mệt trong ngày. Chỉ đến tối, mới được dừng chân, đốt lửa, làm bếp, làm bếp theo nghĩa là nấu cơm với bơ ». Đc Lambert th́ ghi « mệt nhọc hầu như cả ngày, chỉ uống nước, ngủ ngoài trời, hầu như chẳng ăn thịt cá ǵ,.. » và nhớ đến việc Chúa ăn chay 40 ngày đêm trong sa mạc.
Từ đó, họ lấy thuyền dọc sông Tigre, đến Bassora, lên tới Ispahan, thủ đô nước Ba Tư, ngày 11.06.1661. Phái đoàn thừa sai nhớ đến cha thừa sai Đắc Lộ đă từ trần ở đây, cách nay 7 tháng, ngày 05.11.1960, và cuốn sách của ngài nói về việc truyền giáo tràn đầy hy vọng ở Ba Tư. Thực tế, trước mắt, họ khám phá ra cộng đoàn công giáo ở đây, vỏn vẹn chỉ có mấy gia đ́nh tiểu công nghệ hay buôn bán ; và các thừa sai ngoại quốc ở đây, gồm ḍng chiêm niệm, ḍng augustinô, ḍng capucinô và ḍng Tên chỉ lo việc khảo cứu ngôn ngữ và khoa học, chứ không lo ǵ đến việc truyền giáo. Nói chuyện và nghe các thừa sai ở đây, một vấn nạn nghi nan xâm lấn tâm tư Đc Lambert : chả nhẽ những điều các cha ḍng Tên tường thuật chỉ là hoang đường, đựng lên để làm đẹp ḷng những tâm hồn mộ đạo người Pháp ? Vậy th́ những kư sự khác viết về Nam Việt và Bắc Việt có hoang đường giống như vậy không ? Nếu giống như vậy, th́ có nên đặt lại vấn đề về sứ mệng của Đại Diện Tông Ṭa Đàng Trong và Đàng Ngoài không ? Thất vọng v́ những khám phá sự thật này, nhưng không nản chí, v́ như lời Đc viết cho Thánh Bộ Truyền giáo « Chúng tôi quyết theo ư Chúa và sẵn sàng hy sinh mạng sống ḿnh để thực hiện lệnh truyền của Ṭa Thánh và của Thánh Bộ » ; nhưng Đc Lambert hiểu rơ hơn lời dặn ḍ của Thánh Bộ phải cẩn thận với các cha ḍng Tên và rơ rệt ư thức được những nguy hiểm mà những người Bồ Đào Nha muốn bảo vệ Chế Độ Bảo Trợ có thể gây nên.
Ngày 26.09.1661, rời Ispahan, nhập bọn với người Anh và theo hướng dẫn của họ, Đc Lambert và các thừa sai đồng hành đi về Surate. Tới đây, họ được hai cha capucinô người Pháp, Ambroise de Preuilly và Gilles de Bourges, tiếp đón. Họ cũng được hai cha này cho hay rằng vào tháng sáu 1661 vừa qua, một lệnh từ thủ đô Lisbonne truyền đến Goa đ̣i bắt các giám mục Pháp và giải về Âu Châu. Việc cẩn trọng tránh đụng độ với các nhân viên Chế dộ Bảo trợ, dân sự hay giáo sĩ, thành ra càng khẩn thiết hơn. Để tránh người Bồ Đào Nha, tốt nhất là đi với người Ḥa Lan hay người Anh. Đi với người Ḥa lan, th́ người Bồ đào nha tránh xa, v́ là địch thủ đáng gờm, nhưng họ quá tham lam thương mại, và hay mở thơ xem lén. Người Anh coi bộ lương thiện hơn và rầt lịch thiệp.
4. Ngày 25.01.1662, rời Surate, lên đường, đi vượt qua Ấn độ, từ Tây qua Đông, qua Oletabal, Noringabal, Beder, Golconde, đến Massulipatam, ngày 06.03.1662. Bốn mươi ngày hành tŕnh này cũng là dịp để các thừa sai gặp gỡ, khám phá và hiểu biết về tôn giáo Á châu. Trước hết, họ thán phục trí lư luận sắc bén của một số người, họ gặp được « đồng thanh, đồng khí » về những tâm t́nh tôn giáo, họ thấy được ḷng đạo đức và việc cầu nguyện chân thành của người hồi giáo, họ chứng kiến cuộc sống khó nghèo, đơn sơ và chân thành của các sư săi ấn giáo. Từ đó, họ thấy có nhiều thiện cảm với đời sống tôn giáo của dân chúng và các nhà sư Ấn độ. Họ bắt đầu khám phá ra tâm t́nh tôn giáo của người Á Đông. Và họ phàn nàn cho cách sống đạo ngược ngạo của người công giáo âu châu ở đây : « Được lănh nhận Chân lư mạc khải, người kitô hữu Âu Châu không sống đúng đức tin mà họ rao truyền ; tác phong đạo đức thua kén người Á châu và như vậy chẳng những không truyền đạo, mà lại là chứng tá phản đạo ». Ở Ba Tư, họ đă thấy sự nói dối và lạm dụng ḷng tin của các cha ḍng Tên, ở Án Độ, họ chứng kiến sự buông thả luân lư và sự đầu cơ tài phiệt của các tu sĩ truyền giáo, nhất là các tu sĩ ḍng Tên, v́ họ chiếm số đông. Đức cha Lambert cảm thấy thất vọng vô ngần về cuộc sống mà ngài gọi là « phản bội không thể tha thứ được » này của các cha ḍng Tên.
Ngày 26.03.1662, xuống tầu qua vịnh Bengale, tới Mergui ngày 28.04.1662, rồi thẳng đường, đi vào Thái Lan
5. Ngày 19.05.1662, họ tới Tenasserim, đất Thái Lan. Ở đây họ ở trọ nhà cha Cardoso, ḍng Tên, người Bồ Đào Nha. Cha Cordoso lợi dụng dịp may, xin Đc Lambert làm phép thêm sức cho bổn đạo của ngài. Đc Lambert và hai cha thừa sai lợi dụng dịp này, quan sát dân t́nh. Về phía giáo dân, các cộng đoàn công giáo chính yếu gồm người Bồ Đào Nha, Nhật và Việt Nam. Có khoảng 100 người ở Tamasserim và Mergui ; trên dăm ba chục ở Nakon Sri Thammarat và ở Phuket. Số c̣n lại ở Ayuthia. Tự do tôn giáo hầu như hoàn toàn. Nhà thờ mở cửa to rộng, hát xường kinh nguyện tự do, giảng thuyết tha hồ. Về phía dân bản địa, họ gặp gỡ các nhà sư phật giáo. Tất cả các nhà sư đều thuộc quyền vương quốc. Không có trường học. Nhưng các chùa đích thực là những trung tâm giáo dục và luân lư. Đích thân vua Phra Narai đặt để các chủ tŕ điều hành chùa. Trong mỗi chùa, có rất đông sư săi, chú tiểu,.. và người giúp việc. Cha mẹ thường hay gởi con vào học trong chùa, đặc biệt học tiếng pali và phật đạo. Số sư săi trên nước Thái Lan vào hậu bán thế kỷ XVII kể có đến cả mấy trăm ngàn.
Dừng lại đây một tháng, hơn, ngày 30.06.1662, phái đoàn thừa sai tiếp tục hành tŕnh, lấy thuyền đi đến Tha Phrik, Kuiburi, Pranburi, Petchaburi,..
6. Ngày 22.08.1662, họ đến Ayuthia. Từ ngày rời Paris, 18.06.1660, hai năm, hai tháng, bốn ngày sau, họ đă tới Ayuthia b́nh an. Tạ ơn Chúa !
Ayuthia, thủ đô Thái Lan hồi ấy là một trung tâm giao thông thương mại Á châu quan trọng. Nhiều người Âu Châu không có phép vào Trung hoa hay Nhật bản, đến đây mua bán những hàng hoá đến từ hoặc gửi cho Nhật và Tầu. Cả vài chục thứ tiếng được nói, nghe ở đây. Người ngoại quốc được tiếp đón tử tế và cư ngụ trong những khu trại chung quanh thành phố. Người Tầu, người Nhật, Người Việt, người Mă lai,… ở kế cận bên người Bồ đào Nha, đến đây từ thế kỷ XVI, hay người Ḥa Lan hoặc người Anh, mới đến từ năm 1610. Có cả 4, 5 người Pháp, làm thuê cho hăng « Compagnie de Hollande ».
Về phần Giáo Hội Công Giáo ở đây, th́ theo lời kể của Đc Lambert : « Chúng tôi thấy có ở đây 11 linh mục. Ba linh mục triều rất thô bạo và say đắm trong nết xấu, bốn linh mục ḍng Chúa Giêsu, trong đó một vị ở riêng để dễ bề làm việc buôn bán cho cửa hiệu riêng của ông,…. nhưng ngay trong nhà ḍng người ta cũng công khai làm thương mại ; ngoài ra có hai cha ḍng Đa Minh, mỗi người ở mỗi nhà và lo làm những việc trần tục và những việc xáu hơn và đáng cấm. Sau cùng, có hai cha Phanxicô cũng sống ngoài cộng đoàn của họ ». C̣n về phần giáo dân, th́ « Họ đă hư hỏng đến độ đời sống tồi tệ của họ trở thành nguy hiểm ngăn cản lương dân trở lại đạo ». Dẫu được người thủ lănh trại Bồ Đào Nha tiếp đón tử tế và t́m cho nhà ở cạnh nhà ông, Đc Lambert và các thừa sai đồng hành cũng muốn tỏ ra không bằng ḷng với những thói quen này của các giáo sĩ sở tại. Ngài quyết định cấm pḥng 40 ngày và như vậy không liên lạc với họ trong thời gian này. T́nh h́nh coi bộ căng thẳng với Người Bồ Đào Nha.
7. Ngày 10.10.1662, vừa ra pḥng, Đc Lambert vội vă viết một loạt thơ để nhờ thuyền trưởng Ḥa Lan mang về Âu Châu. Đc thực tế cắt đứt liên lạc với người Bồ Đào Nha, nhưng lại rất thân t́nh với người trưởng nhóm Ḥa Lan. Một bữa nọ, ông mời các giáo sĩ Pháp dùng cơm và giới thiệu với họ hai người Nam Việt để dậy tiếng việt cho họ. Qua liên lạc với hai người nam việt này, các ngài bắt đầu học tiếng việt và lo làm việc tông đồ cho cộng đoàn việt nam vừa mới được thành lập trên đất Thái này.
Từ tháng giêng 1663, Một số lễ rửa tội đă được thực hiện một cách công khai, trước mắt các tu sĩ Bồ Đào Nha, lại càng làm cho căng thẳng giữa hai nhóm thừa sai căng thêm. Từ tháng 12 1662, khi nhóm Bồ Đào Nha nhận được lệnh từ Goa gởi tới đ̣i họ phải t́m đủ cách ngăn cản các giám mục Pháp. Từ đó Người Bồ Đào Nha lại càng có lư do để t́m cách loại trừ những người tiếm vị này. Họ phao tin thất thiệt về quyền hành và về thân thế Đức cha. Họ hạch hỏi đức cha phải tŕnh giấy tờ chứng minh. Thậm chí họ mang lính đến bắt đức cha. May thay nhóm giáo hữu Việt Nam đă kịp đến giải vây và đưa ngài về trại của họ. Từ đó, Đc Lambert lập địa sở thường trực ở đây và đặt tên là trại Thánh Giuse. Ta có thể bảo rằng đây là địa chỉ đầu tiên của Ṭa Giám Mục Địa phận Đàng Trong.
Vào tháng 10.1663, cộng đoàn công giáo (đầu tiên) sinh hoạt với các thừa sai hải ngoại Paris đếm được khoảng 150 người, mà đa số là Việt Nam và Nhật Bản.
Paris, ngày 02 tháng 02 năm 2008
TRẦN VĂN CẢNH
Chú Thích
1- Toàn bài này đă được dựa vào 3 tài liệu chính yếu sau dây :
• VAN GRASDORFF Gilles : La belle histoire des Missions Etrangères 1658-2008, Edition PERRIN ; 2007, 492 trang, tr. 60-74, 86-98.
• FAUCONNET-BUZELIN, Françoise : Aux sources des Missions Étrangères : Pierre Lambert de la Motte ; Editions PERRIN, 2006, 360 trang, tr. 76-104
• ĐÀO QUANG TOẢN, Đức cha Lambert với chế độ bảo trợ truyền giáo Bồ Đào Nha. trong
http://fr.blog.360.yahoo.com/blog-SQMu_Aw1eqlqM9wPBUMWZMI-?cq=1&bid=41&yy=2007&mm=11
Mời đọc tiếp các bài :
Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.