La Société des Missions Etrangères de Paris

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

gxvnparis

 

 

 

THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS
350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam

 

(Bài 7)

 

Công tŕnh mục vụ
của hai Đức cha Lambert và Pallu

Sau khi đă họp Công Đồng Ayuthia 1664, không kể công việc truyền giáo phải làm ở hai địa phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, nhiều vấn đề khác cần phải được đề cập trực tiếp với Ṭa Thánh :

• Tŕnh báo về t́nh h́nh đạo Kitô trong các vùng thừa sai

• Xin phê chuẩn bản « Chỉ dẫn các thừa sai »

• Xin những công bố rơ rệt hơn về :
a- quyền lợi của các thừa sai và về sự tự lập của họ đối với Bồ Đào Nha,
b- những luật lệ và cư xử về một vài điểm kỷ luật,
c- quyền tài phán trên lănh thổ nước Xiêm

• Hiến pháp cho Hội ḍng những người Mến Thánh Giá (ngoài ba lời hứa cổ truyền là khó nghèo, khiết trinh, vâng lời,…c̣n thêm : sự từ bỏ hết sự đời, sự tuân phục hoàn toàn với Giáo Hoàng, không t́m kiếm bất cứ một lợi nhuận nào, cầu kinh 3 giờ mỗi ngày, chay tịnh suốt đời, cữ rượu…) ;

• Kêu gọi cho có những tông đồ thừa sai mới

Một trong hai Đức cha phải đích thân tiếp xúc với Ṭa Thánh. Sau nhiều trao đổi và phân tích, Đức cha Pallu chấp nhận làm việc này. Mọi người đều đồng ư. Ngài khởi hành ngày 17.01.1665, rời Ayuthia, đi Âu Châu, về La Mă.

Ở lại Xiêm, Đc Lambert một ḿnh trên « đồng lúa » phải lo rất nhiều chuyện, đặc biệt ngài đă khôn khéo thực hiện được nhiều việc, trong đó những việc chính sau đây :

• 1665, Lập chủng viện ở Xiêm
• 1665, Gởi các thừa sai Chevreuil, Hainques, Brindeau đi truyền đạo ở Đàng Trong
• 1666, Gửi thừa sai Deydier đi truyền đạo ở Đàng Ngoài
• 1668, Truyền chức linh mục cho các thầy giảng Việt Nam
• 1669, Đi kinh lư Đàng Ngoài và họp Công Đồng Phố Hiến 1670
• 1669-70, Lập Ḍng Nữ Mến Thánh Giá
• 1671, 1676, Đi kinh lư Đàng trong và họp Công Đồng Hội An 1672

Đó là những công tŕnh mục vụ của hai Đức Cha Pierre Lambert de la Motte và François Pallu cho cành đồng truyền giáo Việt Nam. Chúng ta sẽ lần lượt t́m hiểu. Nhưng trước đó, chúng ta thử xem qua t́nh h́nh công giáo ở Việt Nam vào khoảng năm 1665.

Theo tài liệu lịch sử, Đạo công giáo du nhập vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1533 với một người Âu châu tên là Inêkhu. Cũng từ ngày ấy, « dưới thời Lê Trang Tông tức là vào khoảng 1533 lúc mà giáo sĩ Inêkhu đến truyền giáo, đă có lệnh cấm đạo » [1]

Sau đó, từ ngày các cha Ḍng Tên vào Cửa Hàn vào năm 1615, khi ít, khi nhiều, khi nhẹ nhàng, khi gắt gao, các lệnh trục xuất giáo sĩ, cấm đạo, bách đạo, …đă hầu như liên tục được quyết định, phổ biến và thi hành [2].

 

Ở Đàng Trong,

Thời Chúa Săi Nguyễn Phúc Nguyên (1615-1635), ba lệnh trục xuất đă được ban hành : 1617, lệnh trục xuất 2 cha Ḍng Tên là cha Buzomi và cha Pina ; lệnh cấm đạo vào năm 1625 ; lệnh trục xuất các cha Ḍng Tên năm 1629.

Thời Thượng Vương Nguyễn Phúc Lan (1635-1648), hai lệnh trục xuất đă được ban hành vào năm 1635 và 1639 ; Nhiều vụ xử án tử đạo đă xẩy ra : Thầy Anrê Phú Yên bị xử chết v́ đạo ngày 26.07.1644 ; mấy ngày sau, 35 trên 36 người công giáo bị bắt v́ đạo tại Qui Nhơn, đă can cường xưng đạo ; Ngày 15.07.1645, hai Thầy giảng Inhaxiô và Vinxensô bị tử đạo v́ đă xưng đạo ; Ngày 04.07.1646, cuộc tử đạo của ông Trùm Augustinô và ông Alexi và cuộc xưng đạo của 6 giáo dân Quảng B́nh.

Thời Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), Phêrô Nết bị tử đạo v́ xưng đạo 1657 ; Những cuộc bách hại dữ dội từ năm 1661-1665 và cuộc xưng đạo của bốn anh hùng xứ Quảng Nam 11-5-1663 ; Cuộc bách đạo tháng 12-1664 và lệnh trục xuất vào tháng 02 năm 1665 ba cha ḍng Tên cuối cùng : cha Dominico Fuciti, Pedro Marques và F. Ignace Baudet. Chấm dứt thời kỳ khai phá của các cha ḍng Tên ở Đàng Trong [3]; Cuộc xưng đạo và tử đạo của 12 vị anh hùng giáo dân tại Quảng Nam (ngày 31-1-1665) ; Cuộc xưng đạo và tử đạo của các anh hùng giáo dân tại Quảng Nghĩa (6-2-1665) ;

 

Ở Đàng Ngoài.

Thời Trịnh Tráng (1627-1658), lệnh cấm đạo đầu tiên và trục xuất hai cha Đắc Lộ và Marques năm 1629 ; Đức tin sắt đá của các tân ṭng: Ông Phanxicô bị tử đạo, Cô Daria, Cậu Phanxicô ; Vào cuối năm 1632 có cuộc cấm đạo và bắt hai cha Amaral và Reggio ở Thanh Hóa do một Vương Phi sùng Phật, ghét đạo Công Giáo ; Hai năm 1635 và 1636 xứ Bắc gặp nhiều tai ương. Trịnh Tráng lại ra lệnh cấm đạo ; Năm 1638 tại Nghệ An và Thanh Hóa, Cha Majorica và làng Kẻ Rùm bị bách hại ; Năm 1643 bất th́nh ĺnh Trịnh Tráng ra lệnh cấm đạo. Ông cấm dân chúng không được giao tiếp với các vị thừa sai, "những người đă cả gan dậy dân chúng tà đạo và những điều mê tín dối trá", lại truyền thiêu hủy tất cả các ảnh tượng, sách vở và đồ đạo.

Dưới Thời Trịnh Tạc (1658-1682), Đầu năm 1658, các quan cố vấn thỉnh cầu Chúa Trịnh chấn chỉnh quốc gia và nghiêm cấm đạo Công Giáo, Tháng 4 năm đó, Trịnh Tạc ra lệnh trục xuất 6 cha Ḍng Tên, giam lỏng 2 cha mới tới ; Lệnh trục xuất những cha ḍng Tên cuối cùng vào ngày 12.11.1663, chm dứt thời kỳ khai phá của ḍng Tên tại Đàng Ngoài [4]; lệnh cấm đạo Công Giáo và các đạo khác ; Ba sắc lệnh năm 1669 : Ngày 13-5, Chúa Trịnh ra lệnh cấm đạo Công Giáo. Lệnh được quan Tiêu Bút giao cho viên trấn thủ Nam Định là ông Gia Thước để thi hành. Lệnh viết: "Đối với những người giữ đạo Hoa Lang từ lâu đă có lệnh cấm, phải canh giữ nghiêm ngặt để không ai trong thần dân theo đạo này. Xét kỹ các tầu buôn của Bồ Đào Nha để tịch thu các đồ dùng và các sách đạo. Đối với những ai c̣n tiếp tục đi lại với họ th́ phải giáo dục họ, đưa về đàng chánh, nếu không th́ phải trừng trị họ theo luật lệ."

Tại Thanh Hoá ngày 13-5 ; Ngày 14-6 sắc lệnh cấm đạo có tên là Phương Truyền được công bố. Sắc lệnh viết: "Hội đồng cố vấn theo lệnh của Hoàng Thượng truyền cho các quan thuộc mọi trấn phải ngăn cấm đạo Hoa Lang, là thứ đạo đồi tệ lừa dối dân chúng. Những người ngu dốt không biết ǵ nên đă tin theo. Năm Canh Dần đă có lệnh vua cấm các người Bồ Đào Nha lừa dối dân chúng, làm nhà thờ và hội họp nam nữ vô luân. Vậy các nhà thờ này phải triệt hạ trong toàn lănh thổ và từ đây về sau nếu bắt gặp bất cứ ai hội họp theo thói cũ, hoặc mang những đồ đạo Hoa Lang th́ phải tịch thu các ảnh đạo, đánh đ̣n 50 trượng rồi tha về. Lệnh truyền cho quan nha hiến tại các trấn phải sai lính đi các làng, huyện xem xét. Nếu bắt gặp người nào th́ phải bắt họ từ bỏ hẳn thói xấu ấy và tuân giữ các tục lệ của quốc gia. Nếu các lính này không thi hành, hoặc xách nhiễu nhân dân để đ̣i tiền th́ phải trừng phạt. Ban hành năm vua Cảnh Trị thứ 7, ngày 16-5-1669 (14-6 Dương Lịch)" ; Ngày 29-6 một lệnh mới nội dung cũng như trên nhưng được ủy thác cho quan Tiết Chế thi hành để nhổ tận gốc đạo mới này.

Ngày 11.12.1663, các cha ḍng Tên cuối cùng bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài. Tháng 02 năm 1665, ba cha ḍng Tên cuói cùng bị trục xuất khỏi Đàng Trong.

Dẫu gặp nhiều khó khăn, do sự chê bai và ganh ghét của các nhà sư hay quan lại, do sự ngăn cản, cấm kỵ và bách hại của triều đ́nh hay quan quyền, hoàng thân,… đạo công giáo, như đáp lại một nhu cầu tự nhiên hay thiêng liêng nào đó, vẫn thu hút nhiều người việt nam trở lại, trong đó có nhiều người không ngại xưng đạo, dẫu có bị tử h́nh.

Đó là lư do khiến việc truyền đạo của các cha Ḍng Tên đă đem lại một kết quả tốt đẹp, kể từ lúc các ngài bắt đầu vào Cửa Hàn năm 1615. « Sau 37 năm truyền giáo ở Đàng Ngoài (25 linh mục và 5 trợ sĩ) và 50 năm truyền giáo ở Đàng Trong (39 linh mục và 1 trợ sĩ), các thừa sai Ḍng Tên đă rửa tội khoảng 100.000 tín hữu (20.000 ở Đàng Trong và 80.000 ở Đàng Ngoài) ».

Ư Chúa nhiệm mầu, chính vào những lúc khó khăn này, lúc mà tất cả các cha ḍng Tên cuối cùng bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài vào năm 1663 và Đàng Trong vào năm 1665, th́ những linh mục thừa sai hải ngoại Paris đầu tiên đă được Đức Cha Lambert de la Motte gởi đến Đàng Trong : Và cũng chính vào giai đoạn ngặt ngèo này mà cha chính François Deydier Phan đă được gởi đến Đàng Ngoài vào năm 1666.

Đến tiếp nối và tăng cường công việc truyền giáo của các cha ḍng Tên ở Việt Nam, Các thừa sai hải ngoại Paris sẽ làm được ǵ cho giáo hội ở đây ?

 

Paris, ngày 06 thang 03 năm 2008
TRẦN VĂN CẢNH

 


Chú Thích

1- Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo sử, In lần thứ 5, 1997, tr. 55

2- Vũ Thành, Ḍng máu anh hùng, tập I : Thời kỳ Trịnh Nguyễn và Tây Sơn, http://www.dunglac.net/vuthanh/

3- Văn Pḥng Tổng Thơ Kư HĐGMVN, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, niên giám 2004, tr. 208

4- Ibidem, tr. 2008

5- Ibidem, tr. 189


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Xem các bài viết khác trong Trần Văn Cảnh , Khoá 6 GHHV Đà Lạt Việt Nam.