LƯỢC SỬ TỘC VIỆT từ Năm 5000 ttl

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Holy

 

TỘC VIỆT THỜI HÙNG 2, 2070-1600 TTL

 

1105. TỘC VIỆT THỜI HÙNG 2, 2070-1600 TTL

             - NHÀ HẠ ĐẤT HẠ là của TỘC VIỆT -

1. DẪN NHẬP

2. TỔNG QUAN

3. ĐẠI VŨ : ÔNG TỔ NHÀ HẠ

4. NHÀ HẠ Ở VIỆT HẠ

5. HẬU HẠ VƯỢT RANH SÔNG HOÀI, 1800 TTL

6. CÁC VÙNG ĐẤT VIỆT KHÁC CÙNG VỚI NHÀ HẠ, 2070-1600 TTL

1. DẪN NHẬP

Suốt mấy ngàn năm qua, Trung Hoa luôn coi Đại Vũ, người sáng lập Nhà Hạ, là một trong ba Thánh Vương của Trung Hoa, ở vùng Hoàng Hà, và là người được khắp ‘thiên hạ’ thần phục...

Hiện nay, Trung Hoa cũng đang cố gắng dựa vào khảo cổ để giải thích vùng đất Nhà Hạ nằm trong lưu vực Hoàng Hà, nơi phát sinh tộc Hoa. [Dầu trái ngược với nhận định của các nhà khảo cổ Âu Mỹ].

Tuy nhiên, sách vở Trung Hoa thời Chu, cách đây 3000 năm, đă ghi nhận con cháu Nhà Hạ không phải người Hoa, và cũng không ở vùng Hoàng Hà. Họ là những dân nước hùng mạnh ở hai bên bờ sông Dương Tử, nơi có Hồ Đồng Đ́nh, và là người Tộc Việt. 

V́ vậy, trước khi so sánh tiểu sử Đại Vũ, cũng do sách vở Trung Hoa ghi chép, để t́m ra quê hương đích thực của Đại Vũ, và của vùng Đất Hạ, cần phân biệt 2 vùng đất, với những đặc tính khác biệt nhau, ở 2 bên Bắc và Nam đường ranh thiên nhiên Sông Hoài Tần Lĩnh.

Vùng phía Bắc, nơi phát xuất tộc Hoa, là vùng khô cằn giá lạnh, thuận tiện cho việc chăn nuôi và trồng lúa ḿ, miến, bắp, kê. Do đó phát sinh nền văn hóa gốc du mục. Phía Nam ranh Sông Hoài Tần Lĩnh là vùng nhiều nước và nắng ấm, thuận tiện cho việc trồng lúa nước, gạo, và phát sinh nền văn hóa nông nghiệp Lúa nước. Tộc Việt ở phương Nam.*1

      *1 - Về Đường Ranh, đọc bài 1102. Vài Minh định về Lịch sử Văn hóa Địa lư, mục 5.2b, và Bản đồ. - Về đặc tính Văn hóa gốc trồng Lúa nước và văn hóa gốc Du mục, đọc bài trên, đoạn 4.4.

*     *     *     *

2. TỔNG QUAN

2.1 Tài liệu về Nhà Hạ.

Theo sách vở Trung Hoa, Nhà Hạ ở vào thời 2070-1600 ttl.

Theo sử học, hiện nay Nhà Hạ vẫn được coi là truyền thuyết, chưa đủ dữ kiện để xác định tính cách lịch sử.

Không có tài liệu và di tích đương thời về các vị vua Nhà Hạ, trừ một số cốt lơi của truyền thuyết. Thời Nhà Hạ, chữ viết chưa thịnh hành. Tất cả mọi sách vở về Nhà Hạ đều được sáng tác sau Nhà Hạ cả ngàn năm.

Sách vở Trung Hoa, kể cả khảo cổ hiện nay, không ghi nhận rơ rệt biên cương của vùng đất được coi là thuộc Nhà Hạ.

Dầu vậy, Trung Hoa luôn quả quyết vùng đất Nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà gần sông Vị, và tất cả mọi sắc dân xa gần đều là chư hầu của Nhà Hạ.*2

      *2 - Niên biểu ghi theo Hạ Thương Chu niên biểu, do hạ Thương Chu đoạn Đại Công Tŕnh, 2000.

*     *

2.2 Việt Hạ và Nhà Hạ.

Căn cứ vào truyền thuyết cổ xưa, căn cứ vào chiều hướng phát triển của các tộc dân, căn cứ vào tài liệu khảo cổ hiện đại, nhất là căn cứ vào khí hậu, phong thổ thời xưa, vào sông nước, thổ sản, vào các thành tố văn minh, văn hóa, chủng tộc, ngôn ngữ, văn tự... th́ đất Nhà Hạ ở vùng Việt Hạ của Tộc Việt, và ở hai bên bờ Hạ lưu sông Dương Tử.

Cũng vào thời kỳ nầy, ngoài vùng Đất Hạ của Nhà Hạ, Tộc Việt c̣n những trung tâm rộng lớn Đồng Đ́nh, Việt Thượng và các vùng liên hệ.

*     *     *     *

3. ĐẠI VŨ : ÔNG TỔ NHÀ HẠ

3.1 Đại Vũ trị thủy.

a. Mười Ba Năm.

Theo truyền thuyết, thời đó, vùng Đất Hạ là vùng úng nước, chưa thích hợp với việc phát triển lớn. Cha của Đại Vũ đă thất bại trong việc đào kinh thoát nước, trị thủy. Đại Vũ cũng chỉ thành công sau 13 năm bỏ ăn bỏ ngủ, đi ngang nhà 3 lần mà không kịp ghé thăm.*3

      *3 - Thời Đại Vũ chưa có chữ viết hoàn chỉnh để có thể ghi chép và lưu truyền những kỳ công của Đại Vũ, như sách vở Trung Hoa đă bịa đặt sau nầy.

Nhờ đó, Đế Thuấn cho Đại Vũ cai trị đất Hạ.

Năm 2070 ttl, khi Đế Thuấn chết, Đại Vũ lập Nhà Hạ. V́ Đại Vũ kế nghiệp Đế Thuấn, nên vùng Đồng Đ́nh cũng thuộc quyền của Đại Vũ.

b. Đất Hạ śnh lầy.

Công cuộc trị thủy khó khăn và lâu dài chứng tỏ vùng đất nầy c̣n nhiều śnh lầy, lụt lội. Như vậy, đây không thể là vùng đồng cỏ khô cằn ở phía Bắc đường ranh thiên nhiên Sông Hoài Tần Lĩnh.

Việc Đại Vũ trị thủy và thành lập Nhà Hạ cũng chứng tỏ vùng Đất Hạ, ở hạ lưu Dương Tử, bắt đầu trở thành một trung tâm phát triển mới của Tộc Việt.

Như vậy, từ đầu Thời Hùng 2, với Nhà Hạ, năm 2070 ttl, ngoài 2 Trung Tâm Phát triển lớn là Đồng Đ́nh, Việt Thượng, Tộc Việt c̣n có thêm vùng Việt Hạ.*4

 

      *4 - Về 3 Trung tâm phát triển của Tộc Việt, đọc bài 1103. Tộc Việt thời Khởi Nguyên, phần 5.

*     *

3.2 Đại Vũ không ở vùng Hoàng Hà.

Dựa vào định kiến Trung Hoa về Nhà Hạ, khảo cổ hiện nay coi cương vực Nhà Hạ là vùng đất ở góc sông Hoàng Hà gần sông Vị.

Thực ra, đây chỉ là phần đất phía Bắc Sông Hoài thời Hậu Hạ, sau Đại Vũ hơn 200 năm.

Cho tới hiện nay, trí thức Trung Hoa vẫn cố khẳng định di chỉ khảo cổ Nhị Lư Đầu ở nam Uyển Sư, Hà Nam, là nơi phát xuất Nhà Hạ.

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ khách quan, Âu Mỹ, không đồng ư. Lư do là nghiên cứu cho thấy vào thời Đại Vũ, năm 2070 ttl, thủy vận không phát triển ở vùng Hoàng Hà, phía Bắc ranh giới thiên nhiên Sông Hoài Tần Lĩnh. Thời Hạ, 2070-1600 ttl, cũng chưa có dụng cụ bằng đồng thau như ở Nhị Lư Đầu, và một số vấn đề khác.*5

      *5 - Đọc thêm Allan, Sarah, "Erlitou and the Formation of Chinese Civilization : Toward a New Paradigm". The Journal of Asian Studies, Cambridge Univ. Press 66 (2), 2007,  tt 461–496.

*     *

3.3 Đại Vũ học Sách Lạc.

a. Chín Nhóm Đốm.

Theo truyền thuyết, trong khi trị thủy ở đất Hạ, Đại Vũ được Rùa Thần cho Sách Lạc. Sách Lạc, Lạc Thư, là 9 nhóm đốm trên lưng Rùa Thần, từ 1 tới 9.

 

Nhờ Sách Lạc, Đại Vũ thông suốt việc đất trời, biết cách trị thủy, trị dân. Nhờ đó, Đại Vũ phân chia mọi thứ trong vũ trụ thành 9 loại, 9 nhóm... Đại Vũ cũng đă đào 9 con sông, khai thông 9 đường núi, chia nước làm 9 châu...

b. Rùa thần Sông Hồng.

Cũng theo truyền thuyết, trước Đại Vũ, Đế Nghiêu cũng đă được Rùa ngàn năm do Sứ giả Việt Thượng đem tặng.*6

      *6 - Đọc bài 1104. Tộc Việt Thời Hùng 1, mục 4.3e.

Cho tới hiện nay, ở khắp vùng Việt Thượng, chỉ có một loại ba ba khổng lồ đặc biệt ở vùng Sông Hồng. Hiện nay ba ba khổng lồ vẫn c̣n sinh sống ở nhiều nơi trong lưu vực Sông Hồng và Sông Mạ. Hồ Hoàn Kiếm và Tháp Rùa đă nổi tiếng nhờ loại ba ba nầy. Con ba ba hiện chưng ở đền Ngọc Sơn dài 2,1m, ngang 1,2m, nặng 250 kg.

Ngoài lưu vực Sông Hồng, hiện chỉ c̣n 2 con ba ba loại nầy được phát hiện ở sông Dương Tử, ở sở thú Tô Châu, gần Thượng Hải. Tên khoa học của loại ba ba khổng lồ nầy là Rafetus Swinhoei.*7


      *7 - Đọc thêm www Rafetus Swinhoei, wikipedia.

Như vậy, Rùa ngàn năm, Rùa thần mang Sách Lạc, chỉ có thể tới từ vùng Việt Thượng Sông Hồng. 'Rùa thần mang Sách Lạc' biểu trưng cho nền văn minh và văn hóa của Việt Lạc Sông Hồng.

c. Chữ Việt  Sách Lạc.

Ngoài ra, Tổ Tiên Việt Lạc đă dùng h́nh ‘Rùa Thần mang Sách Lạc’ để ghi tên Việt của ḿnh. H́nh đó trở thành chữ Việt thứ hai. [Thời trước, có 3 chữ để viết tên Việt : , ].

Các nét ở chữ Việt  gồm : h́nh Rùa  trở thành khuôn ngoài , với đầu, thân, chân và đuôi Rùa. 9 nhóm chấm  thành các nét  trên lưng Rùa của chữ Việt .

V́ Rùa Thần từ Sông Hồng ở Việt Thượng mang Sách Lạc, nên đây là dấu chỉ xác chứng Sách Lạc là của Dân Việt Sông Hồng.

Do đó, Sách Lạc cũng chứng tỏ Dân Việt Sông Hồng đă tự xưng là Lạc, Việt Lạc.

[Cho tới hiện nay, những vùng đất thuộc Việt Lạc vừa bị sáp nhập vào đất Trung Hoa, như Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, và Hải Nam, vẫn c̣n dùng chữ Việt Sách Lạc nầy  cho tên Việt của ḿnh. [Hiện nay, sách vở Trung Hoa vẫn gọi các tỉnh nầy là vùng Việt, Việt Tây, Việt Đông...

[Riêng phần Việt Nam, từ sau 906 dl, Đại Việt chỉ học chữ nho trong sách vở, nên dùng chữ Việt cổ điển ].

*     *

3.4 Chư hầu của Đại Vũ.

Theo sách vở Trung Hoa, sáng tác sau Đại Vũ hơn 1000 năm, Đại Vũ có hàng vạn chư hầu, và nhiều lần hội họp. 

Vào thời đó, tuy là có nhiều bộ tộc nhỏ trong vùng, nhưng cũng không quá con số hàng trăm.

Hơn nữa, dầu Đại Vũ có nổi tiếng, cũng không thể có uy danh và phương tiện lôi cuốn sự thần phục và tụ tập của hàng vạn thủ lănh từ các vùng xa xôi hẻo lánh.

Đó là chưa kể cách đây hơn 4000 năm, giao thông trong vùng chưa phát triển, cũng không hề có phương tiện truyền thông.

Đây chỉ là hoang tưởng tuyên truyền của chủ thuyết Thiên Tử Thế Thiên, chủ trương thiên hạ đều phải tùng phục vua chúa Trung Hoa. Chủ thuyết nầy thịnh hành từ thời Nhà Hán, sau năm 206 ttl.*8

      *8 - Đọc bài 1413. Nguy Cơ Đại họa và Tử huyệt của Trung Hoa.

Họ dụng tâm tŕnh diễn Đại Vũ, mà họ đánh tráo thành người Hoa, như một vị Thần Linh cao cả xuất hiện giữa không trung, và mọi lănh tụ dưới bầu trời, đều phải thần phục, tôn sùng.

*     *

3.5 Đại Vũ cai trị vùng Nam Sông Hoài.

Thiên Vũ Cống của Kinh Thư có danh sách các phẩm vật của 9 châu triều cống cho Đại Vũ. 

Cống phẩm có ngà voi, đồ bằng tre, thẻ tre để viết sách, tơ tằm dệt lụa, đá làm khánh, đá làm mũi tên...

Tất cả cống phẩm dâng Đại Vũ đều là sản phẩm miền nắng ấm sông hồ, đều từ vùng nông nghiệp lúa nước, ở phía Nam Sông Hoài. Khánh và mũi tên bằng đá cũng là di vật cổ xưa của miền Nam.

*     *

3.6 Đại Vũ sống và chết ở vùng Dương Tử.

Đại Vũ chết và được chôn tại Cối Kê, nay là Tô Châu, gần Thượng Hải, cửa biển của sông Dương Tử.

Như vậy, Đại Vũ đă theo Sách Lạc của Việt Thượng phương Nam mà trị thủy, mà khai phá ruộng đất, mà hệ thống hóa vạn vật, mà thi hành chính sách cai trị. Khi làm quan, Đại Vũ trị thủy vùng ngập nước, làm việc tại Việt Hạ, vùng hạ lưu Dương Tử. Khi làm vua, Đại Vũ cai trị vùng đất của dân trồng lúa nước Đồng Đ́nh Dương Tử. Khi chết, Đại Vũ được chôn tại phía Nam sông Dương Tử.

Trọn cuộc đời của Đại Vũ chỉ ở vùng Dương Tử và phương Nam. Đại Vũ không hề ở vùng Hoàng Hà.

Hơn nữa, Đại Vũ, 2070 ttl, đă sống ở vùng sông nước lầy lội từ hơn 1000 năm trước khi dân du mục tây Hoàng Hà tụ tập và thành h́nh Tộc Hoa, 1046 ttl. V́ vậy, Đại Vũ cũng không thể là Tổ của Tộc Hoa.*9

      *9 - Cũng như Đế Thuấn, Đại Vũ đă bị giới thống trị Trung Hoa chuyển lên vùng Hoàng Hà. V́ vậy, việc Đế Thuấn và Đại Vũ được chôn tại phía Nam Dương Tử đều bị Trung Hoa ghi là do Đế Thuấn tuần du, do Đại Vũ đi họp chư hầu.

*     *     *     *

4. NHÀ HẠ Ở VIỆT HẠ

4.1 Đất Hạ trong sách vở Trung Hoa.

a. Nước Sở, Nước Việt.

Theo sách vở Trung Hoa, năm 1030 ttl ‘Thiên tử Nhà Chu’ thành lập nước Sở ở vùng đất giữa Sông Hoài và Dương Tử (nay là Hồ Bắc, An Huy), và cho vua Sở được thờ kính tổ tiên là Nhà Hạ.*10

      *10 - Đọc bài 1107. Việt và Hoa Thời Hùng 4A, đoạn 3.1.

Cũng theo sách vở Trung Hoa về thời Chu, vùng Nam Dương Tử có Nước Việt ở Chiết Giang, Giang Tô, từ 496 ttl. Cũng như vua nước Sở, vua Nước Việt cũng được thờ kính tổ tiên là Nhà Hạ.*11

      *11 - Đọc bài 1108. Việt và Hoa Thời Hùng 4B-C, mục 2.2a.

Nước Sở và Nước Việt đă là những nước rộng lớn, đông đúc, và có thời đă cường thịnh nhất trong vùng. [Sở Trang Vương và Việt Câu Tiển là 2 trong Ngũ Bá thời Xuân Thu, 770-403 ttl].

b. Dân Hạ Việt Hạ.

Thực ra, ‘cho phép vua nước Sở và vua nước Việt được thờ kính Tổ tiên là Nhà Hạ’ chỉ là cách nói trịch thượng của Trung Hoa khi phải ghi nhận dân Nước Sở và dân Nước Việt đều là dân Nhà Hạ, đất Nước Sở và đất Nước Việt cũng đều là đất Nhà Hạ.

Đây là sơ suất tận mạng của việc tộc Hoa gian manh soán đoạt và chuyển dời Đại Vũ và Nhà Hạ lên vùng Hoàng Hà.

Tộc Hoa luôn cưỡng định, và hiện nay đang cố gắng giải thích xuyên tạc các di chỉ khảo cổ, để chứng minh Đại Vũ, người sáng lập Nhà Hạ, và Nhà Hạ, Đất Hạ, đều ở vùng Hoàng Hà, và là thủy tổ tộc Hoa.

Đang khi đó, mọi sách vở Trung Hoa đều xác nhận Dân Nước Sở và Dân Nước Việt đều là con cháu Nhà Hạ.

Sách vở Trung Hoa cũng nhấn mạnh rằng Con Cháu Nhà Hạ ở Nước Sở và Nước Việt đều có những phong tục quái dị, có tiếng nói, phục sức, nhạc khí, và tính khí, h́nh dạng khác hẳn dân Hoa.*12

      *12 - Đọc thêm www Shu State (Sở) widipedia, phần tiếng Anh.

Hơn nữa, Đất Nước Sở và Đất Nước Việt đều ở hai bên sông Dương Tử, ở phía nam đường ranh Sông Hoài Tần Lĩnh, chứ họ không ở vùng phát xuất tộc Hoa ở phía bắc. [Ở vùng bắc Sông Hoài, không có dân nước nào được ghi nhận là con cháu Nhà Hạ].

Như vậy, con cháu Nhà Hạ, Dân Nước Sở và Dân Nước Việt, chắc chắn không phải là dân Hoa, đất nước Nhà Hạ chắc chắn không ở vùng Hoàng Hà. Nhà Hạ, dân Nhà Hạ, đất Nhà Hạ, và Đại Vũ, đều là dân Việt, tự xưng là Việt, và đều ở vùng Việt Hạ của Tộc Việt, hai bên bờ hạ lưu sông Dương Tử ph́ nhiêu nắng ấm. Ngày nay là các tỉnh Hồ Bắc, An Huy, Chiết Giang, và Giang Tô.

Và họ đă đông đúc cường thịnh từ hơn 1000 năm trước khi bộ tộc Chu tụ tập các bộ lạc du mục vùng Thiểm Tây khô cằn giá lạnh, để thành h́nh tộc Hoa, năm 1046 ttl.

c. Thủ đô Cối Kê.

Cối Kê ở Chiết Giang, nay là Tô Châu, đă được sách vở Trung Hoa coi là nơi Đại Vũ, vị sáng lập Nhà Hạ, tụ họp chư hầu.

Cối Kê c̣n có ngôi mộ của Đại Vũ. [Nhiều vua chúa thời sau, đặc biệt Tần Thủy Hoàng, đều tới Cối Kê để cúng tế trọng thể nơi mộ của Đại Vũ].

Sau đó, dầu sách vở Trung Hoa đă chuyển dời tất cả truyền thuyết Việt lên vùng Hoàng Hà, vào thời Câu Tiển, v.496-465 ttl, Cối Kê lại được sách vở Trung Hoa ghi nhận là thủ đô của Nước Việt hùng mạnh nhất đương thời.

Như vậy, từ Đại Vũ, 2070 ttl, tới 465 ttl, và về sau, Cối Kê đă liên tục là thủ phủ của Nhà Hạ và Việt Hạ.

*     *

4.2 Chữ Hạ .

Theo khảo cứu hiện nay, đặc điểm và cũng là niềm hănh diện của Tộc Việt là phát minh chiếc cày cho trâu kéo. Nhờ đó, nền văn minh và văn hóa Lúa Nước Đông Á đă vươn lên tuyệt đỉnh. Phát minh nầy được ghi nhớ với truyền thuyết Đế Thuấn thời hàn vi đă được voi rừng ra giúp cày ruộng.

Nhờ phát minh nầy, vùng Việt Thượng Sông Hồng và vùng Việt Hạ đă phát triển mạnh về kinh tế, về cuộc sống, cũng như về nhân số. Nhờ đó, hơn 200 năm sau, từ 1800 ttl, người Việt Hạ đă có thể vượt lên phía Bắc của đường ranh thiên nhiên Sông Hoài Tần Lĩnh.

V́ vậy, biểu hiệu đương thời của Việt Hạ là h́nh vẽ con trâu kéo cày. Thời gian sau, h́nh vẽ trở thành chữ Hạ .

Chữ Hạ gồm : h́nh con trâu  trở thành , và cái cày  thành .

*     *     *     *

5. HẬU HẠ VƯỢT RANH SÔNG HOÀI, 1800 TTL

Theo sách vở Trung Hoa, Nhà Hạ kéo dài 470 năm, có 17 đời vua (!)

Những di chỉ thuộc thời Hạ ở góc Sông Vị và Hoàng Hà chứng tỏ vào thời cực thịnh, khoảng từ 1800 ttl, dân Việt Nhà Hạ đă vượt lên khỏi ranh giới thiên nhiên Sông Hoài Tần Lĩnh.

Đây cũng là vùng mà các nhà khảo cứu hiện nay cho là đất Nhà Hạ, nhưng không định rơ ở thời kỳ nào.

Có thể gọi đây là thời Hậu Hạ, cũng là Thời Hùng 2B, 1800-1600 ttl.

*     *     *     *

6. CÁC VÙNG ĐẤT VIỆT KHÁC CÙNG VỚI NHÀ HẠ, 2070-1600 TTL

6.1 Tiếp tục phát triển.

Ngoài Nhà Hạ ở Đất Hạ, Tộc Việt c̣n có những vùng đất khác, đặc biệt với 2 Trung tâm phát triển lớn, là Trung tâm Đồng Đ́nh, gồm vùng Hồ Đồng Đ́nh Sông Tương, và Trung tâm Việt Thượng ở Sông Hồng Sông Mạ.

Tất cả các vùng Đất Tộc Việt vẫn tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, v́ đă chuyển đổi tất cả quá khứ của Tộc Việt thành của tộc Hoa, và di dời tất cả tài liệu và truyền thuyết của phương Nam lên vùng Hoàng Hà, sách vở Trung Hoa không c̣n ǵ để nói về các vùng đất phương Nam.

*     *

6.2 Lạc Hồng trổi vượt.

a. Sách Lạc phát triển.

Truyền thuyết Rùa Thần Việt Thượng thời Đế Nghiêu, 2191 ttl, chứng tỏ Việt Lạc ở Sông Hồng đă phát triển mạnh hơn vùng Đồng Đ́nh.

Truyền thuyết Rùa Thần Sách Lạc thời Đại Vũ 2070 ttl, lại chứng tỏ Việt Lạc đă phồn thịnh trước Việt Hạ.

Hơn nữa, kỹ thuật và tri thức của Việt Lạc Sông Hồng cũng tiến mau trong 100 năm giữa Đế Nghiêu và Đại Vũ.

Kinh nghiệm lịch cày cấy của 100 năm trước, trở thành kỹ thuật trị thủy, đào kinh, đắp đê, khai thông đường núi.

Chữ viết ghi chuyện trời đất trên mu Rùa thời Đế Nghiêu, đă trở thành Sách Lạc với phương thức hệ thống hóa trời đất và vạn vật thành 9 loại, với chính sách cai trị, hành chánh, phân chia lănh thổ...

b. Về Kỹ thuật Trâu Kéo Cày.

Kỹ thuật dùng Trâu Kéo Cày là phát minh quan trọng đáng nhớ của Tộc Việt nông nghiệp lúa nước. Theo truyền thuyết voi rừng giúp Đế Thuấn cày ruộng, trước năm 2117 ttl, th́ kỹ thuật nầy được phát minh trước khi vùng Việt Hạ được khai thác.

Đang khi đó, dân Việt Thượng Sông Hồng cũng đă dùng phát minh nầy làm biểu hiệu của ḿnh.

Tuy nhiên, thay v́ dùng h́nh vẽ trâu kéo cày, người Việt Lạc Sông Hồng viết chữ Hồng  bằng các chữ Thuỷ , Ngưu , và h́nh cái cày . Ngưu là Ḅ, thủy ngưu là Trâu.*13

  HỒNG

      *13 - Theo thông lệ ‘dùng chữ đồng âm’, âm Hồng gồm ư nghĩa : nước lũ, rộng lớn, màu đỏ, đẹp tươi, chim hồng... - Về ‘dùng chữ đồng âm’, đọc bài 1102. Vài Minh định về Lịch sử Văn hóa Địa lư, mục 3.2c.

c. Phát minh của Dân Việt Sông Hồng.

Cùng nhau ghi nhớ phát minh kỹ thuật Trâu Kéo Cày, mà dân Sông Hồng dùng chữ ‘Thủy ngưu’, c̣n dân Việt Hạ lại dùng h́nh vẽ trâu cày.

Theo b́nh thường, dùng h́nh vẽ chứng tỏ sự phát triển sơ khai hơn là dùng chữ viết. Như vậy, với cùng một phát minh, người Việt Hạ dùng h́nh vẽ  đă chứng tỏ họ đang ở thời kỳ kém phát triển hơn dân Sông Hồng , đă có chữ, dùng chữ Thuỷ , Ngưu .

Ngoài ra, đối với vùng Đồng Đ́nh, truyền thuyết Đế Nghiêu chép lại lịch cày cấy từ lưng Rùa Việt Thượng, (và gọi là Quy Lịch), chứng tỏ vùng Sông Hồng đă phát triển nông nghiệp lúa nước vượt xa vùng Đồng Đ́nh. Hơn nữa, dầu với truyền thuyết voi cày ruộng giúp Đế Thuấn, vùng Đồng Đ́nh cũng không có dấu vết ghi nhận phát minh nầy.

Đây cũng là những dấu chứng sáng kiến Trâu Kéo Cày là của Việt Thượng Sông Hồng.

*     *

6.3 Văn minh và Văn hóa toàn vùng do Việt Thượng Sông Hồng.

Việc sách vở Trung Hoa nhiều lần xưng tụng Rùa Thần và Sách Lạc đến từ Việt Thượng, đă chứng tỏ ít nhất cách đây hai ba ngàn năm, thời các sách vở Trung Hoa được sáng tác, mọi người đều công nhận Sách Lạc, biểu tượng của văn minh và văn hóa toàn vùng, là những tuyệt tác của dân Việt Thượng Sông Hồng.

Tuy nhiên, cũng chính sự khâm phục nầy đă khiến giới thống trị Trung Hoa tiếm nhận tất cả tiền sử của Tộc Việt thành tiền sử của tộc Hoa, và di dời tất cả lên vùng Hoàng Hà.

Hơn nữa, trong thời Bắc thuộc, giới thống trị Trung Hoa đă tận lực cướp phá và hủy hoại mọi di tích văn minh, văn hóa của Lạc Hồng.

_____________________

Nguyễn Thanh Đức 2013.

Trở về Đầu Bài

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Xem các bài viết khác trong Paul Nguyễn Đức Sách , Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.