LƯỢC SỬ TỘC VIỆT từ Năm 5000 ttl

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Holy

 

VIỆT và HOA THỜI HÙNG 4A, 1046-771 TTL

 

1. VẤN ĐỀ TỘC HOA

2. THỜI HÙNG 4A VÀ TÂY CHU, 1046-771 TTL

3. VIỆT HẠ THỜI HÙNG 4A, 1046-771 TTL

4. VIỆT THƯỢNG THỜI HÙNG 4A, 1046-771 TTL

5. VẤN ĐỀ CHU DỊCH VÀ CHU LỄ

1. VẤN ĐỀ TỘC HOA

1.1 Tộc Hoa.

a. Du mục Thiểm Tây.

Bộ tộc Chu khởi phát ở vùng đồng cỏ khô cằn giá lạnh Thiểm Tây, lưu vực Hoàng Hà ở phía Tây.

Qua nhiều đời và nhiều thay đổi chỗ ở, bộ tộc Chu phát triển thành một bộ lạc lớn. Họ liên minh với các bộ lạc khác thành một tiểu quốc và dời đô về phía đông, vùng thung lũng Sông Vị. Phía nam Sông Vị là dăy Tần Lĩnh. Chung quanh Sông Vị là vùng đồng cỏ khô cằn rộng lớn.

Năm 1046 ttl, Chu Vũ Vương thành lập Nhà Chu. Nhóm người nầy trở thành tộc Hoa.

Như thế, Tộc Hoa được thành h́nh do bộ tộc Chu tụ tập nhiều nhóm dân du mục, rồi nhờ Nhà Chu mà trở thành một tộc dân.*1

    *1 - Kinh nghiệm nầy lưu truyền thành quan niệm truyền thống của tộc Hoa là mọi sắc dân đều h́nh thành do giới quí tộc.

b. Nhà Chu.

Nhà Chu được chia thành 2 thời kỳ :

Thời đóng đô tại đất Cao, phía tây bắc Tây An tỉnh Thiểm Tây ngày nay, nên được gọi là Tây Chu, từ năm 1046 tới 771 ttl.

Thời kỳ chạy về Lạc Dương, 771-256 ttl, được gọi là Đông Chu.*2

    *2 - Niên biểu đều theo Hạ Thương Chu niên biểu, do Hạ Thương Chu Đoạn Đại Công Tŕnh, 2000.

c. Nhà Tần.

Năm 771 ttl, vùng Sông Vị của Nhà Chu bị nhóm du mục Khuyển Nhung xâm chiếm, thành lập Nhà Tần. Nhà Chu dời đô về phía đông, gần Lạc Dương.

Năm 256 ttl Tần diệt Chu. Năm 221 ttl Doanh Chính thành lập nước Trung Hoa, và tự xưng là Tần Thủy Hoàng, vua đầu tiên. Năm 206 Tần bị Hán diệt.

d. Chủ thuyết Thiên Tử Thế Thiên.

Với việc khai thác và áp đặt của thời Hán, ‘thiên tử Nhà Chu’ đă trở thành vị Hoàng đế Trung Hoa thống trị và ban phát quyền lực cho mọi sắc tộc, mọi dân nước, mọi chư hầu ở Trung Nguyên và khắp vùng Á Đông.

Cũng vậy, trong hơn 2000 năm qua, tộc Hoa luôn tự tuyên dương là tộc dân văn minh, tiền tiến, tinh tuyền, thần thánh, và là tầng lớp thống trị cao cả đầy ơn ích cho toàn thể mọi dân tộc trong vùng.*3

    *3 - Về chủ thuyết Thiên Từ Thế Thiên, đọc bài 1413. Nguy cơ Đại họa và Tử huyệt của Trung Hoa.

*     *

1.2 Những Sự Thực Lịch Sử.

1. Theo khảo cứu hiện nay, sự thực lịch sử là một nhóm dân du mục lạc hậu ở vùng lạnh giá khô cằn Thiểm Tây đă được tộc Chu gom góp. Năm 1046 ttl họ thành lập Nhà Chu ở thung lũng Sông Vị. Sau nầy họ được gọi là tộc Hoa.

2. Sự thực là trước tộc Hoa hơn 4000 năm, Tộc Việt đă khởi nguyên ở vùng Lúa Nước ph́ nhiêu trong lành quanh Hồ Đồng Đ́nh.

3. Trước tộc Hoa 2000 năm, Tộc Việt đă sinh sống trên khắp vùng Á Đông, từ Sông Hoài Tần Lĩnh tới Hải Vân. Tộc Việt đă phát triển nền Văn minh và Văn hóa Lúa Nước trổi vượt.

4. Trước tộc Hoa hơn 300 năm, Tộc Việt đă kiện toàn nền Văn hóa nhân bản cao, đă có hệ thống chữ viết với hơn 5000 chữ, trong số có 3000 chữ chuẩn xác, và đă có những tuyệt tác đồ đồng.

5. Trước tộc Hoa gần 100 năm, Tộc Việt vùng Sông Hồng đă ghi lại toàn bộ hệ thống tư tưởng Á Đông trên Thạp và Trống đồng Đông Sơn.

6. Sự thực lịch sử là vào thời Chu, 1046-256 ttl,  chưa có nước Trung Hoa. Nhà Chu đă chỉ là một nước nhỏ trong một vùng có nhiều nước rộng lớn, đông đúc, và cường thịnh hơn.

7. Sự thực lịch sử là thời Tây Chu, 1046-771 ttl, nước hùng mạnh nhất trong vùng là Nước Sở, dân Việt, ở vùng đất giữa Sông Dương Tử và Sông Hoài.

8. Sự thực lịch sử là năm 771 ttl triều Chu bị nhóm du mục Khuyển Nhung đuổi khỏi vùng thung lũng Sông Vị, và trở thành Đông Chu. Vùng Sông Vị bị Khuyển Nhung chiếm cứ và trở thành Tần. Tần dần dần trở thành hùng mạnh nhất, rồi năm 256 ttl Tần diệt Chu.

9. Sự thực là năm 221 ttl mới bắt đầu có nước Trung Hoa, khi Tần Doanh Chính thôn tính toàn vùng Trung Nguyên. Doanh Chính cũng đă ư thức rơ ràng sự thực nầy, nên tự xưng là Thủy Hoàng, Vua Đầu Tiên của Trung Hoa.

10. Sự thực là năm 207 ttl, phần đất Quảng Tây Quảng Đông của Việt Lạc bị Triệu Đà chiếm đóng. Đây là việc tiếp xúc đầu tiên của Việt Lạc với Trung Hoa. Nhưng Triệu Đà lại tự sửa đổi theo phong hóa Việt.*4

    *4 - Đọc bài 1109. Việt Lạc cuối Thời Hùng và thời Nhà Trưng, mục 1.2a. - Dầu Triệu Đà là người Hoa, việc Triệu Đà cai trị không có nghĩa là toàn dân trong vùng đột nhiên bị đồng hóa thành Hoa.

11. Năm 180 ttl, Cổ Loa, trị sở của Việt Lạc, rơi vào tay Triệu Đà, kết thúc Thời Hùng.

Khảo cứu hiện nay xác nhận những thực tế lịch sử đó.

12. Như thế, sự thực là những oai phong và quyền thế của ‘thiên tử Nhà Chu’ chỉ có trong sách vở tuyên truyền của giới thống trị Trung Hoa.

13. Sự thực là cắt bỏ những thêm thắt vô vị và gượng ép về vai tṛ của thiên tử Nhà Chu, và của tộc Hoa, lịch sử sẽ rơ nét và trung thực hơn.

*     *     *     *

2. THỜI HÙNG 4A VÀ TÂY CHU, 1046-771 TTL

2.1 Thời Hùng 4 và Nhà Chu.

Thời Hùng 4 khởi đầu cùng với năm thành lập Nhà Chu, 1046 ttl.

Tuy nhiên, trái ngược với tuyên truyền xảo trá của Trung Hoa, đối với Tộc Việt, Chu chỉ là một nước nhỏ bé mới thành lập ở thung lũng Sông Vị xa xôi trên phương Bắc.

Toàn thể Tộc Việt, đặc biệt vùng rộng lớn từ phía Nam Sông Dương Tử tới Hải Vân, đă có nếp sống phát triển, và đă không hề chịu ảnh hưởng ǵ của Nhà Chu.

*     *

2.2 Thực lực Tây Chu.

a. Tây Chu sông Vị.

Theo khảo cứu hiện nay, từ năm 1046 tới năm 771 ttl, Nhà Chu vẫn ở tại Cảo Kinh, Tây An, vùng Thiểm Tây, và đă không mở rộng thêm lănh thổ.

Trong suốt 275 năm đó, Nhà Chu chỉ là một sắc dân vừa đủ sức mạnh hùng cứ vùng thung lũng Sông Vị. Sau đó, bị đuổi chạy.

Chung quanh Nhà Chu, chỉ riêng ở phía Bắc Sông Hoài, là những thành phần của Nhà Thương, là nhiều sắc dân đông đảo và cường thịnh hơn Nhà Chu. 

Những nước được coi là phụ dung của Nhà Chu, nếu có, cũng chỉ là những liên minh lỏng lẻo.

b. Tuyên truyền xảo trá.

Do đó, những đặc ân, những khai hóa, những tiên tiến của ‘thiên triều Chu’ du mục lạc hậu, của tộc Hoa... đă chỉ là những bịa đặt bất lương của bọn phục vụ chủ nghĩa Nô hóa Thiên hạ, để trấn áp tinh thần của người dân trong vùng.*5

    *5 - Về chủ nghĩa Nô hóa Thiên hạ, đọc bài 1413. Nguy cơ Đại Họa và Tử Huyệt của Trung Hoa, phần 2.

Do đó, những uy thế của Chu Vũ Vương tụ tập 800 chư hầu, những quyền lực thành lập các chư hầu vĩ đại, như nước Sở ở Nam Sông Hoài... đều là những hoang tưởng, những gán ghép của thời sau.

Do đó, những nhà bác học thần thánh như Chu Văn Vương học Sách Lạc, viết Kinh Dịch, những vị thánh đức như Chu Công Đán viết Chu Lễ... cũng chỉ là những soán đoạt tác phẩm, những gán ghép của giới thống trị Trung Hoa, để thần thánh hóa vua chúa Trung Hoa.

*     *

2.3 Hoa và Việt thời Tây Chu.

a. Hoa và vùng Bắc Sông Hoài.

Sinh sống ở vùng du mục khô cằn giá lạnh Thiểm Tây, người Tộc Hoa đă phát triển cuộc sống dựa vào vũ lực, phát triển những đặc tính của du mục là coi trọng sức mạnh, trọng vơ nghệ, trọng phái nam, hiếu thắng, tàn bạo, áp bức.

Đang khi đó, từ thời Hậu Hạ, qua thời Thương, dân vùng Bắc Sông Hoài và hạ lưu Hoàng Hà đă có thêm yếu tố văn hóa lúa nước của người Tộc Việt. Nhờ đó, cuộc sống con người đă tốt đẹp hơn, thêm ḥa hợp với thiên nhiên, thêm hiếu ḥa.*6

    *6 - Về Văn hóa Du mục và Lúa nước, đọc bài 1102. Vài Minh định về Lịch sử Văn hóa Địa lư, đoạn 4.4.

b. Lănh thổ và Dân số.

Nơi phát xuất Nhà Chu là vùng thung lũng Sông Vị ở Thiểm Tây, phía Bắc Tần Lĩnh. V́ vậy, vùng đất Chu Vũ Vương ảnh hưởng, nếu có, cũng chỉ là vùng đất tiếp giáp với thung lũng Sông Vị.

Như thế, trong thời gian đầu, lănh thổ Nhà Chu tối đa cũng không bằng 5% toàn thể Đất Tộc Việt.

Ngoài ra, v́ mới tụ tập từ các bộ lạc du mục, dân số Tộc Hoa cũng không thể hơn 5% toàn thể dân Tộc Việt đă có hơn 4000 năm phát triển ở khắp vùng Á Đông.

c. Văn minh và Văn hóa.

Việt và Hoa lại càng xa cách nhau về văn minh và văn hóa.

Dù cùng là du mục, giữa các bộ tộc Hoa cũng có nhiều điểm khác biệt. Việc tụ tập càng chứng tỏ họ chưa có thời gian để phát triển những ưu điểm của một nền văn minh và văn hóa lớn. Họ c̣n là những bộ tộc du mục với nền văn hóa du mục sơ khai.

Đang khi đó, Tộc Việt đă có mấy ngàn năm phát triển nền văn minh và văn hóa Lúa Nước, với nhiều tấn phát mọi mặt, như được ghi nhận trong truyền thuyết suốt mấy ngàn năm trước tộc Hoa.

d. Qua Thời gian.

Qua thời gian dài chung sống, không chỉ 5% máu Hoa bị ḥa loăng dần trong 95% ḍng máu Việt, mà càng xuống miền Nam, càng tiếp xúc với đông đảo người Tộc Việt thuần chủng, ḍng máu Hoa đă thực sự tan biến.

Ḍng máu Hoa pha loăng, văn hóa Hoa cũng tàn phai. Nhưng chủ nghĩa Nô hóa Thiên hạ cực đoan của tộc Hoa ngày càng được giới thống trị Trung Hoa khai thác và tận dụng.

Được che kín dưới xảo thuật ‘Ngoại nho Nội pháp’, chủ nghĩa quái đản nầy ngày càng tạo ảo tưởng rằng tộc Hoa chính là tầng lớp thống trị toàn quyền, cao cả, đang ngự trị toàn thể ‘thiên hạ’.*7

    *7 - Đọc bài 1413. Nguy Cơ Đại Họa và Tử Huyệt của Trung Hoa, phần 3.

*     *     *     *

3. VIỆT HẠ THỜI HÙNG 4A, 1046-771 TTL

3.1 Nước Sở vùng Bắc Dương Tử.

a. Trung Hoa Xuyên tạc.

Theo sách vở Trung Hoa, năm 1030 ttl Chu Thành Vương phong cho Hùng Dịch thành lập Nước Sở ở vùng giữa Sông Hoài và Sông Dương Tử. Vua Nước Sở c̣n được Chu Thành Vương cho thờ cúng Tổ tiên của họ là Nhà Hạ.*8

    *8 - Theo cưỡng định Trung Hoa, các sắc dân đều do các quí tộc Trung Hoa thành lập, cũng như bộ tộc Chu đă tụ tập các nhóm du mục để thành h́nh tộc Hoa.

Thực ra, việc Chu Thành Vương ‘phong cho’ Hùng Dịch ‘thành lập’ Nước Sở, chỉ là kiểu nói xuyên tạc của chủ nghĩa Nô hóa Thiên hạ, khi phải đề cập tới một Nước khác trong vùng.

Trên bản đồ thời Chu, lănh thổ nước Sở rộng gấp mấy lần đất Nhà Chu. Nền văn minh và văn hóa Nước Sở cũng phát triển vượt xa Nhà Chu.

b. Văn minh Nước Sở.

Sách vở Trung Hoa cũng ghi dân Sở là người Tộc Việt, dân Sở có tiếng nói, phục sức, nhạc khí, âm nhạc, và tính khí, h́nh dạng... đều khác với dân Hoa ở Bắc Sông Hoài.

Khảo cổ hiện nay ghi nhận Nước Sở có nhiều nét văn hóa ‘thời Thương’. Di vật Sở gồm nhiều đồ đồng, đồ sắt, sơn mài, tơ lụa... với nhiều nét đặc thù, nhiều h́nh rắn, long, chim Việt... Dân Nước Sở cũng đă truyền đời thờ cúng Tổ Tiên.*9

    *9 - Đọc thêm Wikipedia, Chu State (Sở) / Culture. -- Từ thời Hán, Trung Hoa gán cho Sở là sơ khai man rợ... văn hóa Sở, Việt, không thích hợp với Hán nho.

Tất cả đều là dấu chỉ Nước Sở nối tiếp thời Hạ, vào Thời Hùng 2, từ 2070 – 1046 ttl, ở vùng giữa Sông Hoài và Sông Dương Tử.

c. Thực lực Nước Sở.

Theo sách vở Trung Hoa, ngay khi vừa thành lập, nước Sở đă hùng mạnh, mở rộng lănh thổ, nhiều nước khác trở thành liên minh với Sở. Từ địa bàn Hồ Bắc, Sở đă mở rộng lănh thổ lên phía Bắc Sông Hoài, khiến nhiều nước trong vùng phải liên minh chống Sở.

Sở hùng mạnh hơn 800 năm, từ 1030 tới 223 ttl, với nhiều thời kỳ làm bá chủ toàn vùng, cho tới khi nước Tần lớn mạnh.*10

    *10 - Nước Sở được sách vở Trung Hoa ghi là cường thịnh nhất vào thời Sở Trang Vương, v. 613-591 ttl. Ông là một trong Ngũ Bá thời Xuân Thu (722-403 ttl).

Thực ra, sự kiện Sở hùng mạnh ngay khi vừa được ‘thiên tử Nhà Chu’ cho thành lập, chứng tỏ sức mạnh của Sở đă có trước khi Nhà Chu thành h́nh.

Sức mạnh nầy phát sinh do việc liên tục phát triển từ thời Hạ, qua thời Thương, kéo dài tới thời Đông Chu.

d. Thời Sở.

Dầu với luận điệu đè bẹp mọi dân nước dưới uy quyền ‘thiên tử Nhà Chu’, sách vở Trung Hoa cũng không thể giấu được sự thực là dân nước rộng lớn và hùng cường nhất trong thời Tây Chu là Sở.

T́m hiểu một cách khách quan về t́nh h́nh đương thời trong vùng, thời kỳ nầy phải được gọi là Thời Sở.

*     *

3.2 Vùng Nam Dương Tử.

Trong khi Nước Sở nối tiếp Thời Hùng 2, qua Thời Hùng 3, liên tục phát triển ở vùng Bắc Dương Tử, và mở rộng lănh thổ lên đồng bằng Hoàng Hà, dân Việt Hạ ở Nam Dương Tử cũng lớn mạnh và thành lập Nước Việt vùng Chiết Giang. Sở và Việt cũng có liên lạc thường xuyên.

Tuy nhiên, đối với Trung Hoa, vùng Nam Dương Tử quá xa xôi, và chỉ được nói tới khi Nước Việt vượt Sông Hoài, ở thời kỳ sau.

*     *     *     *

4. VIỆT THƯỢNG THỜI HÙNG 4A, 1046-771 TTL

4.1 Liên tục phát triển.

a. Chim trĩ.

Đối với Trung Hoa, vùng Việt Thượng càng xa lạ hơn Nam Dương Tử. Tuy vậy, có vài sự kiện được ghi nhận trong sách vở Trung Hoa về thời Chu.

Theo sách vở Trung Hoa, đời Chu Thành Vương, v. 1042-1021 ttl, có sứ của Việt Thượng tới dâng chim trĩ trắng. Nhiếp chính Chu công Đán nói : ‘Chính lệnh không ban đến th́ người quân tử không coi người ta là bề tôi của ḿnh.’ Rồi sai làm xe chỉ nam đưa sứ giả về nước.*11

    *11 - Thượng thư, phần Đại truyện; và Hậu Hán Thư, Nam Man truyện.

Đây là kiểu nói trịch thượng của chủ nghĩa Nô hóa Thiên hạ, xuyên tạc một truyền thuyết, để tuyên truyền uy thế tưởng tượng của ‘thiên triều Chu’.

Tuy nhiên, dầu áp đặt chủ thuyết Thiên tử thế Thiên, dầu thiên tử Nhà Chu thống trị ‘thiên hạ’, sách vở Trung Hoa cũng phải ghi nhận Việt Thượng ‘không phải là bề tôi’ của thiên tử Chu.

b. Việt Thượng Sông Hồng tiến bộ.

Theo Kinh Lễ, chim trĩ gáy theo đúng thời tiết. V́ vậy, truyền thuyết nầy có thể sao lặp truyền thuyết Đế Nghiêu nhận lịch chỉ dẫn thời tiết của Sứ giả Việt Thượng.

Tuy vậy, việc sách vở Trung Hoa ghi nhận và sửa đổi truyền thuyết trên, đă chứng tỏ thời đó Trung Hoa phải công nhận Việt Thượng Sông Hồng là một nước có quy củ, có văn hiến, và đă có thể gởi sứ ngoại giao đến các vùng xa xôi... và không thuộc ‘bề tôi’ của Nhà Chu.*12

    *12 - Sau những thay đổi danh xưng thời Tiền Hán, sách vở Trung Hoa đă lẫn lộn vùng Việt Thượng (đổi tên thành Lĩnh Nam, và chia ra thành 15 bộ) với ‘bộ Việt Thượng’ vùng Quảng Trị, Thừa Thiên ngày nay.

Thực vậy, 200 năm trước khi Nhà Chu thành h́nh, dân Việt Lạc đă đánh bại Ân Cao Tôn.*13

    *13 - Đọc bài 1106. Tộc Việt Thời Hùng 3, đoạn 4.2.

*     *

4.2 Sông Hồng phồn thịnh.

a. Đông đúc trù phú.

Từ năm 1000 ttl, đồng thời với Nhà Chu lập nghiệp, vùng Đông Sơn trên bờ Sông Mạ, Thanh Hóa, đă để lại nhiều Thạp và Trống đồng, lưu lại dấu tích của nền kỹ nghệ phồn thịnh, với những tuyệt tác vượt thời gian.

Những tài liệu về thời cách đây 2000 năm cũng đă chứng tỏ sự phát triển trổi vượt, đông đúc và trù phú của Sông Hồng.

Theo Từ Tùng Thạch trong Việt Giang Lưu Vực Nhân Dân Sử, so sánh dân số thời đó đă cho thấy Giao Chỉ có đông người nhất, số người trong mỗi gia đ́nh cũng đông nhất.*14

    *14 - Nxb Thượng Hải, 1947.

Theo Quảng Đông Tân Ngữ của Khuất đại Quân : ‘Giao Chỉ mỗi năm nộp thóc hơn 1360 vạn hộc. Tính ra tất cả thuế các châu Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quí Châu gộp lại cũng không bằng’.*15

    *15 - Đọc Vân Đài Loại Ngữ, do Lê Quí Đôn, 1772, bản dịch Phạm Vũ, nxb Tự Lực, Sàig̣n 1974, tr 149.

b. Thanh b́nh thịnh vượng.

Một đặc điểm quan trọng khác là trong hơn 800 năm thời Chu, trong khi phương Bắc luôn chiến tranh hỗn loạn xâu xé, Việt Lạc lại phát triển trong thanh b́nh thịnh vượng.

 Chính cuộc sống thịnh vượng và thanh b́nh nầy đă là dấu chứng cho những phát triển về mọi mặt, không chỉ kỹ thuật trồng cấy, kim loại, đồ gốm... mà nhất là về văn hóa, văn học, về sách vở, về tư tưởng, học thuyết...

Tất cả đều trổi vượt hơn dân Việt ở vùng Dương Tử, vượt xa dân vùng Bắc Sông Hoài chậm tiến, nói chi tới dân du mục Hoa Nhà Chu lạc hậu sơ khai.*16

    *16 - Nhưng về sau, Trung Hoa đă soán đoạt, tiếm nhận, hủy hoại, chuyển đổi, xuyên tạc.

*     *     *     *

5. VẤN ĐỀ CHU DỊCH VÀ CHU LỄ

5.1  Vấn đề Chu Dịch.

a. Theo sách vở Trung Hoa.

Theo sách vở Trung Hoa, Chu Vũ Vương sáng lập Nhà Chu. Nhưng cha của ông, Chu Văn Vương, là người đặt nền móng cho mọi sự. V́ khởi tạo biến động lật đổ Nhà Thương, Văn Vương bị giam. Trong thời gian ngồi tù, Ông đă nghiên cứu Sách Lạc mà viết quyển Kinh Dịch.*17

    *17 - Sách Lạc, Lạc Thư, là đồ biểu trên lưng Rùa Thần, từ đó tính ra Dịch. Kinh Dịch là sách bàn luận về Âm Dương. - Quyển Kinh Dịch được cho là do Chu Văn Vương viết, nên gọi là Chu Dịch.

Cũng theo sách vở Trung Hoa, trước Chu Văn Vương hơn 1800 năm, Phục Hy đă từ ư niệm và kư hiệu Âm Dương lập ra Bát quái Tiên thiên.

Trước Chu Văn Vương 1000 năm, Đại Vũ cũng đă được Sách Lạc và biết phân loại vũ trụ.

Điều trắc tréo là trong ṿng hơn 800 năm giữa Phục Hy và Đại Vũ, rồi trong hơn 1000 năm giữa Đại Vũ và Chu Văn Vương, không có dấu vết của việc khai triển thuyết Âm Dương.

b. Khảo cổ hiện nay.

Khảo cổ hiện nay cho thấy trong hơn 5000 chữ t́m thấy ở thủ đô An Dương của thời Ân, 1300 – 1046 ttl, không hề có dấu vết của Âm Dương Tám Què. An Dương ở vùng Hoàng Hà, Bắc Sông Hoài.

Theo các học giả Trung Hoa hiện đại, thuyết Âm Dương chỉ xuất hiện vào cuối thời Thương hoặc đầu thời Chu, (1100-1000 ttl).*18

    *18 - Trung Quốc Triết Học Sử, do Phùng Hữu Lan, xb Hồng Kông 1950, tr 457.

Đang khi đó, cũng vào thời cuối Thương đầu Chu, qua hoa văn, trang trí, và h́nh dạng của Thạp và Trống Đông Sơn, dân Việt Lạc Sông Hồng đă để lại chứng cứ không chỉ nguồn gốc của chữ Âm chữ Dương, và nội hàm của ư niệm Âm Dương, mà c̣n cả đồ biểu và hàm ư của Tám Quẻ.*19

    *19 - Đọc bài 1304. Nguồn gốc Việt Nam của Học thuyết Âm Dương Tám Quẻ, đb phần 1 và 2.

c. Sách Lạc Kinh Dịch.

Với nhiều truyền thuyết Kinh Dịch thoát thai từ Sách Lạc Việt Thượng, với nội dung hàm chứa văn hóa gốc Lúa Nước, với h́nh thức và chứng cứ trên Thạp và Trống Đông Sơn, Âm Dương, Tám Quẻ, và Kinh Dịch là Sách Lạc của Việt Lạc Sông Hồng.

Ở những thời sau, sau khi cướp phá, soán đoạt và hủy hoại chứng tích của phương Nam, ‘thiên triều’ Trung Hoa đă ‘dâng’ Kinh Dịch cho ông tổ của tộc Hoa là Chu Văn Vương, để thần thánh hóa ông.

*     *

5.2 Vấn đề Chu Lễ.

a. Học Sách Lạc viết Chu Lễ.

Cũng theo sách vở Trung Hoa, sự nghiệp quân sự của Chu Văn Vương được Chu Vũ Vương nối tiếp. Người con khác của Chu Văn Vương là Cơ Đán, tức Chu công Đán, tiếp tục công tŕnh văn hóa.

Chu công Đán học Sách Lạc và viết quyển Chu Lễ, đặt nền móng chính sách ‘Nhân trị’ cho thời Chu. Khổng tử và nho sĩ mọi thời đều tôn Chu công Đán là Ông Tổ của văn hóa Trung Hoa.*20

    *20 - Gọi là Chu Lễ v́ Chu công Đán được cho là tác giả.

b. Soán đoạt trơ trẻn.

Cũng như Chu Văn Vương, Chu công Đán phát xuất từ tộc dân du mục kém lễ nghĩa thừa tàn bạo. Đột nhiên ông trở thành vị ‘Đại thánh’ phát khởi việc dạy lễ nghĩa và chính sách ‘Nhân trị’ cho người dân trong vùng. Dân trong vùng lại là những người vốn đă có truyền thống mấy ngàn năm sống trong lễ nghĩa và ḥa hiếu của nền văn hóa Nông nghiệp Lúa nước.

Việc trái khoáy nầy, lại một lần nữa, là dấu chỉ việc soán đoạt trơ trẻn, để tôn vinh thiên triều và các vị Tổ của tộc Hoa.

_____________________

Nguyễn Thanh Đức 2013.

Trở về Đầu Bài

 


Mời đọc tiếp các bài :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Xem các bài viết khác trong Paul Nguyễn Đức Sách , Khoá 7 GHHV Đà Lạt Việt Nam.